Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
30,81 KB
Nội dung
MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMHOÀNTHIỆNCÔNGTÁCTHẨMĐỊNHDỰÁNĐẦUTƯTẠINGÂNHÀNG 2.1. Định hướng cho côngtácthẩmđịnh của ngânhàng trong thời gian tới 2.1.1. Nhu cầu thẩmđịnhdựántạingânhàng Với tư cách là một thành viên trong hệ thống ngânhàng Việt Nam, ngânhàng VPBank luôn coi việc xác định chiến lược phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng, một mặt nhằm thực thi các chiến lược phát triển chung của đất nước, mặt khác đảm bảo cho ngânhàng luôn phát triển đúng hướng, tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả Mục tiêu của ngânhàng trong tương lai là không ngừng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, phấn đấu trở thành một "ngân hàng bán lẻ hàngđầu của miền Bắc và của cả nước". Để thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua ngânhàng đã nỗ lực thực thi nhiều biện pháp, cải tổ bộ máy tổ chức, cơ cấu lại các phòng ban chi nhánh, mở rộng mạng lưới hoạt động và các loại hình cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thu hút và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ cao… Cũng chính nhờ việc kiên định chiến lược phát triển trên mà trong thời gian qua, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh găy gắt giữa các ngânhàng ( các ngânhàng đua nhau tăng lãi suất huy động, áp dụng các chương trình khuyến mãi có giá trị lên tới hàng tỷ đồng, mở rộng mạng lưới hoạt động…). Tuy vậy ngânhàng vẫn đứng vững và đạt được nhiều thành công ngoài dự kiến. Kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng khá cao, tổng nguồn vốn huy động đạt 5.228 tỷ đồng tăng trên 35% so với thực hiện năm 2004, doanh số cho vay của toàn hệ thống đạt trên 2.761tỷ tăng 28.1% so với năm 2004, tỉ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể. Chất lượng dịch vụ được cải thiện, các sản phẩm mới được đưa vào ứng dụng đã phát huy hiệu quả, mạng lưới hoạt động mở rộng trên toàn quốc, côngtác đào tạo cán bộ được quan tâm đặc biệt Qua hoạt động của VPBank cho thấy, ngânhàng đã không ngừng đổi mới thích ứng với nền kinh tế thị trường để đạt được thành công như ngày hôm nay. Từ những thành công đã có cũng như những khó khăn đã trải qua, trên cơ sở tổng kết các bài học kinh nghiệm và đánh giá tình hình kinh tế- xã hội của đất nước trong thời gian tới, ngânhàng đã đề ra định hướng hoạt động cho năm 2006 như sau: - Đa dạng hoá loại hình cho vay, mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từng bước tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài. Việc mở rộng cho vay phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trên từng khách hàng, giảm thiểu hệ số rủi ro, quá hạn vốn vay - Phấn đấu đạt mức huy động vốn tiết kiệm tăng 35%, dư nợ tín dụng tăng 30% so với năm 2005, nợ quá hạn phát sinh mới không quá 2% trong tổng dư nợ tăng thêm. Đảm bảo tốc độ cho vay trung dài hạn bình quân đạt 15% trong giai đoạn 2006-2010 - Chủ động tìm kiếm khách hàng để lựa chọn được khách hàng tốt, dựánđầutư có hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn tốt. Lấy hiệu quả, an toàn làm tiêu chí hàngđầu để xét duyệt vốn vay. Đồng thời việc chủ động tìm kiếm khách hàng, dựánđầutưnhằm làm giảmviệc khách hàng đưa thông tin không đúng sự thật - Thực hiện nghiêm túc luật các tổ chức tín dụng và quy trình cho vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Để thực hiện được những định hướng đã đề ra thì việc hoànthiệncôngtácthẩmđịnhdựán cho vay vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngânhàng và các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ đầutư như hiện nay. Vì vậy trước hết ngânhàng cần tập trung đề ra các giảiphápnhằm khắc phục những tồn tại trong côngtácthẩm định, nâng cao chất lượng thẩmđịnhdựán là cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động của ngânhàng trong giai đoạn tiếp theo 2.1.2.Định hướng cho côngtácthẩmđịnhdựánđầutư Hoạt động thẩmđịnhdựánđầutư phải xuất phát từ tình hình kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từ thực tiễn cho vay của chính ngân hàng. Côngtácthẩmđịnhdựán cần phải phù hợp với những chủ trương, chính sách chung của các Bộ ngành trong từng giai đoạn phát triển, đồng thời phát huy tối đa những thế mạnh của ngân hàng. Thẩmđịnhdựán phải tuân thủ theo đúng các quy định của ngânhàng với tất cả dựán xin vay, mặt khác quá trình này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không chỉ diễn ra trước mà cả trong và sau cho vay. Trong tương lai ngânhàng sẽ phấn đấuhoànthiện để thẩmđịnh trở thành một hoạt động dịch vụ của ngân hàng, ngânhàng không chỉ là nơi tư vấn cho khách hàng mà còn có thể thu phí từ hoạt động này 2.2. Các giảipháp 2.2.1. Nhận thức về côngtácthẩmđịnhThẩmđịnhdựán là công việc phức tạp và có vị trí vai trò rất quan trọng trong mỗi quyết định cho vay, do đó để thực hiện tốt côngtácthẩm định, trước hết cần có sự thống nhất về mặt nhận thức trong mỗi cán bộ nhân viên của ngân hàng. Cụ thể là: - Hoạt động thẩmđịnh không chỉ là công việc riêng của các cán bộ thẩmđịnh mà còn phải được phổ cập ở một mức độ nhất định tới các bộ phận nghiệp vụ khác để họ hiểu được vị trí và tầm quan trọng của côngtácthẩm định, từ đó hình thành sự phối hợp, trợ giúp cho cán bộ thẩmđịnh trong quá trình ra quyết định - Thẩmđịnhdựán không chỉ hướng tới phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cục bộ của ngânhàng mà còn phải góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế chung của ngành, của địa phương và của đất nước trong mỗi thời kỳ - Hoạt động thẩmđịnh phải đứng trên góc độ người cho vay vốn để xem xét, ra quyết định, nhằm tránh xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí, dẫn đến những tổn thất cho xã hội - Thẩmđịnhdựán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không chỉ diễn ra trước mà cả trong và sau cho vay, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho nguồn vốn vay - Thẩmđịnhdựán là mộtcông việc có liên quan đến nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi người thẩmđịnh phải có sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng phân tích, tổng hợp, đúc rút thực tiễn và thường xuyên trau dồi các kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức về đời sống kinh tế-xã hội 2.2.2. Các giảipháp Các giảipháp về nội dung và phương phápthẩmđịnh * Đối với nội dung thẩmđịnh khách hàng vay vốn Việc đánh giá các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc không đơn giản, bởi không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng được công khai. Do vậy trước mắt ngânhàng cần yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp lên phải được kiểm toán. Bên cạnh đó ngânhàng cũng nên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánh gía đầy đủ hơn về doanh nghiệp Để đưa ra những kết luận chính xác hơn về tình hình của doanh nghiệp, ngânhàng cũng nên áp dụng các phương pháp khác nhau trong phân tích tài chính doanh nghiệp như: phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp đối chiếu logic… vì thực tế hiện naysố lượng các chỉ tiêu dùng để đánh giá chưa nhiều * Đối với nội thẩmđịnh phương diện kỹ thuật Cán bộ thẩmđịnh cần quan tâm hơn đến phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án. Thực chất họ rất khó có thể làm tốt được điều này, bởi lẽ ngânhàng hiện nay chưa có nhiều cán bộ có chuyên môn cả về nghiệp vụ lẫn kỹ thuật, đa số họ đều tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế, trình độ nhận biết cũng như khả năng thu thập thông tin là có hạn. Các chỉ tiêu của Chính phủ, của Bộ ngành liên quan chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế, còn ngânhàng cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu về kinh tê- kỹ thuật chuẩn phục vụ cho côngtácthẩmđịnhdự án. Do đó để trợ giúp cho cán bộ thẩmđịnh đánh giá kỹ thuật, ngânhàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể (như các tiêu chuẩn về công nghệ, máy móc, thiết bị được sử dụng,…) làm cơ sở để cán bộ thẩmđịnhtham chiếu Trong trường hợp những dựán quá phức tạp, ngânhàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp thẩmđịnh nội dung kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thẩmđịnh * Đối với nội dung phân tích thị trường Cán bộ thẩmđịnh cần phân tích sâu hơn về phương diện thị trường của dự án, những đánh giá về tình hình cung- cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần được định tính toán, định lượng một cách cụ thể, chứ không nên đánh giá chung chung theo cảm tính. Ngânhàng cũng cần áp dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích và dự báo cung- cầu sản phẩm. Hiện có nhiều phương phápdự báo cung- cầu đã được nghiên cứu áp dụng trong thực tế, như phương pháp ngoại suy thống kê, phương phápđịnh mức, phương pháp hệ số co giãn… cán bộ thẩmđịnh có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương phápnhằm làm tăng tính chính xác cho các kết quả dự báo Ngoài ra trong quá trình thẩmđịnh cần lưu ý tới các yếu tố khác như: khả năng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, của nước xuất khẩu…vì chúng có thể ảnh hưởng đến đầu ra của dựán * Đối với nội dung thẩmđịnh phương diện tài chính Thứ nhất, khi thẩmđịnh tổng vốn đầu tư, ngânhàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầutư của mộtdựán như: vốn đầutư cố định, vốn đầutư lưu động, vốn đầutưdự phòng, vốn đầutư bù đắp các chi phí… bởi theo ý kiến của nhiều cán bộ thẩmđịnh có kinh nghiệm thì tổng vốn đầutư của dựán khi trình lên ngânhàng thường thấp hơn thực tế. Lý do là vì dựán khi đi vào thực hiện có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới hoặc do chủ đầutư cố tình làm giảm tổng vốn đầutư để dễ xin vay vốn hơn Mặt khác nếu dựánđầutư được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩmđịnh nên kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là các cam kết bỏ vốn của các cơ quan tài trợ cả về mặt số lượng và tiến độ, tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốn dẫn đến làm chậm tiến độ thi công của công trình Thứ hai, khi thẩmđịnh các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dựán như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia… ngânhàng cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầutư hoặc tuỳ ý. Nếu là dựán mở rộng hoặc dựán mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩmđịnh có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là các dựán mới hoàn toàn thì các chỉ tiêu của những dựán tương tự cũng là những tham khảo tốt. Đối với chi phí khấu hao, ngânhàng cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính, hợp pháp, chính xác trong tính toán. Ngânhàng cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của dự án, của từng loại hình doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Nếu doanh nghiệp tính sai quy định của Bộ tài chính thì VPBank cần tính toán lại và có ý kiến với doanh nghiệp. Đồng thời ngânhàng phải đặt chi phí này trong mối quan hệ với khả năng tiêu thụ của sản phẩm, với tính khả thi của dựán vì khấu hao là một nguồn trả nợ cho ngân hàng, nó không phải nguồn có sẵn hiển nhiên, do đó nó có thể là con số vô nghĩa nếu dựán không khả thi, sản phẩm của dựán không tiêu thụ được Thứ tư, cần chú ý đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dựán Khi xác định dòng tiền của dự án, cán bộ thẩmđịnh cần chú ý các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dựán chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dựán khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng thu từdự án, tuỳ theo quy định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không Ngoài ra khi dựán kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, do đó khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dựán Như trong dựán xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ trên, mặc dù các tài sản cố định của dựán được khấu hao trong vòng 14 năm và vòng đời của dựán chỉ là 10 năm, nhưng cán bộ thẩmđịnh đã không đưa phần giá trị thanh lý tài sản cố định cũng như khoản thu hồi vốn lưu động vào dòng thu cuối cùng của dự án. Mặc dùdựán có hiệu quả ngay cả khi không có các khoản thu hồi trên, nhưng việc tính toán các dòng thu thiếu cơ sở khoa học như vậy sẽ làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Thứ năm, các chỉ tiêu NPV, IRR, T là các chỉ tiêu thường gặp trong các dựánđầutư của ngân hàng, tuy nhiên khi sử dụng chúng phải quan tâm đến giá trị thời gian của tiền, nếu không chúng sẽ không phản ánh đầy đủ ý nghĩa. Mặt khác, cùng với các chỉ tiêu NPV, IRR, T, ngânhàng cũng nên đưa các chỉ tiêu khác vào tính toán như chỉ tiêu điểm hoà vốn, lợi ích- chi phí, năng lực hoà vốn… những chỉ tiêu này sẽ bổ xung cho nhau giúp cán bộ thẩmđịnh có một cái nhìn toàn diện hơn về dựán Thứ sáu, ngânhàng nên đưa ra một phương pháp tính tỷ suất chiết khấu thích hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của mỗi dựánđầutư và là căn cứ cho các quyết địnhtài trợ vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, để các chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ bản chất của chúng thì việc lựa chọn một tỷ suất chiết khấu thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mộtdựán có thể được tài trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và với mức lãi suất khác nhau. Do đó tỷ suất chiết khấu phải phản ánh được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó Hiện có nhiều phương pháp tính tỷ suất chiết khấu khác nhau, cán bộ thẩmđịnh nên lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp với từng loại dự án, chứ không nên chỉ sử dụng lãi suất ngânhàng làm lãi suất chiết khấu như hiện nay. Trong ví dụ trên, nếu tính theo phương pháp đơn giản nhất là phương pháp bình quân gia quyền, tỷ suất chiết khấu dùng để tính chuyển dòng tiền của dựán sẽ là : r = 2.600 * 12% + 8.600 * 9,5% ------------------------------------ 11.200 = 10,08% Tại thời điểm hiện tại lãi suất cho vay của ngânhàng là 12%/năm Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tối đa trên thị trường tiền gửi là 9,5%/năm ) Bên cạnh đó ngânhàng cũng nên áp dụng mức lãi suất chiết khấu được điều chỉnh theo các năm để phản ánh các tác động của môi trường tới dựán như lạm phát, trượt giá… Thứ bảy, phân tích độ nhạy chưa được quan tâm đúng mức khi xem xét các dựán (Bảng phân tích độ nhạy 1 chiều của dựán ) Các yếu tố thay đổi Mức thay đổi NPV % Thay đổi NPV Mức biến động của NPV khi yếu tố thay đổi 1% Sản lượng SP : +Đá +Gạch block Giảm 5% Giảm 5% Giảm 5% -1.625.726 574.572 -432.623 -192.1 -67.44 -124.5 -38.48 -13.58 -24.9 Chi phí nguyên vật liệu Tăng 5% -342.958,9 -119.43 -23.89 Giá bán sản phẩm : +Gạch block +Đá Giảm 5% Giảm 5% Giảm 5% -1.496.473 -303.370 571.572 -184.8 -117.19 -67.61 -36.96 -23.44 -13.52 Qua bảng phân tích độ nhạy trên ta thấy trong các yếu tố tác động nhiều đến chỉ tiêu NPV là yếu tố sản lượng và giá bán sản phẩm. Trong yếu tố sản lượng thì các sự biến động của gạch BLOCK có tác động mạnh nhất tới NPV (sản lượng thay đổi 1% thì NPV giảm tới 24,9%). Tiếp theo là yếu tố giá bán, trong đó sự thay đổi giá bán sản phẩm gạch BLOCK tác động nhiều nhất tới NPV (1% thay đổi giá gạch làm NPV giảm 23,44%). Do đó trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩmđịnh cần lưu ý tới sự thay đổi của các yếu tố sản lượng và giá bán sản phẩm trên thị trường, vì chúng có thể tác động mạnh tới hiệu quả tài chính của dựán * Về xác định thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ Cách xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ cả gốc và lãi phải phù hợp với năng lực sản xuất của khách hàng và tiến độ thực hiện của dự án. Hiện nay ngânhàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với mong muốn thu công nợ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên trong thời gian đầu các máy móc thiết bị chạy chưa hết công suất, sản phẩm sản xuất ra ở giai đoạn thăm dò thị trường… Do đó nếu ngânhàng yêu cầu mức trả nợ cao từđầu sẽ làm cho dựán chưa đủ khả năng trả, ảnh hưởng đến sản xuất Ngânhàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ luỹ thoái mà nên căn cứ vào dòng tiền của dựán đồng thời tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, như vậy sẽ phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư. Việc thu lãi cũng cần được tính toán sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để trả lãi ngânhàng * Đối với nội dung phân tích độ an toàn của dựán thông qua phân tích rủi ro Nội dung này cho đến nay hầu như vẫn chưa được cán bộ thẩmđịnh đề cập đến trong các báo cáo thẩmđịnh của ngân hàng, đây là một khiếm khuyết rất lớn mà ngânhàng cần sớm khắc phục. Bởi phân tích rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong côngtácthẩmđịnhdự án. Nó giúp cho cán bộ thẩmđịnh có cái nhìn tổng quan hơn, đầy đủ hơn và đặt dựán vào trong một sự vận động thực tế của nó, từ đó giúp ngânhàng giảm thiểu những tổn thất có thể dự báo trước Do vậy trong thời gian tới ngânhàng nên coi việc phân tích và quản lý rủi ro là điều kiện cần thiết khi xem xét thẩmđịnhdự án. Trước mắt ngânhàng có thể nghiên cứu áp dụng ngay phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích theo kịch bản. Còn trong tương lai, khi ngânhàng đã có hệ cơ sởdữ liệu phong phú, các máy tính và phần mềm hiện đại, có thể áp dụng thêm phương pháp phân tích theo kịch bản Giảipháp về mặt tổ chức điều hành [...]... thiết kế một chương trình hỗ trợ nghiệp vụ thẩmđịnhtừ các công ty trong và ngoài nước Các giảipháp khác Ngânhàng nên lập ra quỹ thẩm định, bởi thẩmđịnhdựán là mộtcông việc phức tạp, không phải một sớm một chiều mà giải quyết được Để côngtácthẩmđịnh đạt được hiệu quả cao, ngânhàng phải tổ chức gặp gỡ khách hàng, thường xuyên xuống cơ sở để kiểm tra Thẩmđịnh không chỉ khống chế ở mộtsố giai... và ổn định thì vai trò chủ đạo của ngânhàng nhà nước là rất cần thiết Do đó ngânhàng nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngânhàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩmđịnhdựánđầutư nói riêng Ngânhàng nhà nước cần ban hành nội dung quy trình thẩmđịnhdựán thống nhất trên cơ sởthẩmđịnhdựán của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ... chung và các ngânhàng nói riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng, chủ đầutư và toàn thể nền kinh tế Hoànthiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của ngânhàng nói chung và quy chế thẩmđịnhdựánđầutư nói riêng Nhà nước cần khẩn trương hoànthiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp chế nhằm có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện luật ngân hàng, đảm bảo cho các ngânhàng hoạt động... ngành từng vùng để ngânhàng không phải mất thời gian và chi phí để thẩmđịnh những dựán không được phép hoạt độn Khi xem xét để đi đến quyết địnhđầutư cần nghiên cứu kỹ về các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính… Các chủ đầutư cần nhận thức đúng vai trò của công tácthẩmđịnhdựán trước khi ra quyết địnhđầutư để có những dựán thực sự có hiệu quả, tránh coi việc lập dựán chỉ là hình thức... thuật có liên quan cho công tácthẩmđịnhCôngtác thanh tra giám sát cần được đẩy mạnh nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong côngtác tín dụng nhất là côngtácthẩmđịnh để hạn chế những rủi ro Ngoài ra các ngânhàng thương mại cũng cần tăng cường sự hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tácthẩmđịnhdựán Bởi vì mỗi ngânhàng đều có những thế... của doanh nghiệp, từ đó tư vấn cho doanh nghiệp có phương hướng đầutư có hiệu quả căn cứ vào định hướng của nhà nước và kế hoạch cho vay của ngânhàngNgânhàng cũng thẩmđịnh luôn tư cách pháp lý và tình hình tài chính doanh nghiệp Việc cải tiến như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngânhàng và doanh nghiệp trong việc thẩmđịnh KẾT LUẬN Công tácthẩmđịnhdựán đầu tư đóng vai trò rất quan... các cán bộ thẩmđịnh Bên cạnh đó ngânhàng cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩmđịnh giỏi nghiệp vụ toàn ngânhàngnhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Ngânhàng không nên ngồi một chỗ mà nên chủ động tìm kiếm các dựánđầutư có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận tìm hiểu nhu cầu đầutư của.. .Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tácthẩmđịnhdựán của ngânhàng thời gian qua là chưa có sự chuyên môn hoá trong khâu tổ chức thẩmđịnh Do đó trong thời gian tới ngânhàng cần có phòng thẩmđịnh riêng, có nhiệm vụ chuyên trách thẩmđịnh các dựán trung và dài hạn, có sự độc lập với phòng tín dụng và quản lý nợ vay Việc tổ chức bố trí như vậy sẽ giúp cho mỗi cán bộ thẩm định. .. vậy cả ngânhàng và doanh nghiệp đều có lợi 2.3.1 Với VPBank Thường xuyên điều các đoàn kiểm tra giám sát hỗ trợ hoạt động thẩmđịnhtạingân hàng, cử các cán bộ thẩmđịnh có kinh nghiệm và lâu năm, các chuyên gia thuộc trung tâm đào tạo của VPBank đến tham tán và đóng góp xây dựng ý kiến cho côngtácthẩmđịnhtạingânhàng Mặt khác ngânhàng cũng cần có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với... gửi lên ngânhàng cần đảm bảo tính trung thực, chính xác để kết quả thẩmđịnh được chính xác Muốn vậy các chủ đầutư cần có sự hợp tác cao với ngânhàng Các chủ doanh nghiệp cần biết rằng, khi côngtácthẩmđịnh được tiến hành tốt, ngânhàng ra được những quyết định đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đầutư của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngânhàng Như . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG 2.1. Định hướng cho công tác thẩm định của ngân hàng trong thời. vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí… bởi theo ý kiến của nhiều cán