Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới làm đối tượng nghiên cứu, với mong muốn qua một số tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của ô
Lịch sử vấn đề
Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà văn, nhà phê bình văn học khi nghiên cứu về Lê Lựu cũng như các tác phẩm của ông Họ tìm đến những tác phẩm ấy và nhận thấy ở đó những khía cạnh khác nhau của cuộc sống Qua những tác phẩm của Lê Lựu, người đọc không chỉ hình dung được bộ mặt xã hội Việt Nam thời bấy giờ mà còn cảm nhận sâu sắc những biến chuyển tinh tế nhất của đời sống tư tưởng con người thời đại Vì vậy, tác phẩm của ông không rơi vào khoảng không im lặng, không dễ bị lãng quên đi trong xã hội bộn bề, mà có thể nhận thấy, cùng với các cây bút văn xuôi lúc bấy giờ như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… Lê Lựu đã làm cho đời sống văn học nước ta thêm phần sôi động
Lịch sử văn học cho thấy, những nhà văn nào càng được giới phê bình nghiên cứu quan tâm, càng được bạn đọc chú ý Và dù khen hay chê cũng đều khiến cho tác phẩm nổi tiếng hơn, mọi người tìm đọc nó nhiều hơn Lê Lựu cũng là một trường hợp như vậy Ngay từ những sáng tác đầu tay của Lê Lựu, giới phê bình đã ghi nhận: Lê Lựu là một người đang tìm tòi Truyện nào của anh cũng tìm được những nét tính cách mới, những hướng khai thác vấn đề mới Anh có năng lực quan sát khá nhạy bén, sắc sảo và một bút lực đủ sức cắt rời được những mảnh đời bề bộn tươi nguyên vào trang sách, cái khả năng rất đáng quý ở một cây bút trẻ
Nhưng phải từ Thời xa vắng, sáng tác của Lê Lựu mới thực sự có sức lôi cuốn đối với độc giả cũng như giới nghiên cứu phê bình văn học Và cũng từ Thời xa vắng trở đi, mỗi tiểu thuyết của Lê Lựu đều tạo được sự quan tâm rộng rãi trong dư luận Có cuốn nổi tiếng bởi Tự thân nội dung đặc sắc của nó đi vào trong mạch ngầm tư tưởng tình cảm của nhân vật như Thời xa vắng Có cuốn nổi tiếng bởi những ý kiến khen chê trái ngược như hu n àng u i Có cuốn lại mãi vài năm sau mới nổi đình nổi đám bởi được chuyển thành phim truyền hình và gắn với nó là sự kiện nhân vật đi kiện nhà văn như ng đá sông [11-tr.708] Chúng tôi sơ bộ điểm lại những nghiên cứu về tiểu thuyết Lê Lựu như sau:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu, bài viết, đánh giá chung về Lê Lựu và tiểu thuyết Lê Lựu như: Tiểu thu ết đầu tiên của m t câ bút tru n ngắn” của Phong Vũ, Hỏi chu n tác giả, tìm hiểu tác phẩm trong báo Văn nghệ tháng 12-
1986, M t đ ng g p vào vi c nhận di n con người hôm nay của Vương Trí Nhàn,
Lê Lựu và ranh giới của Lê Tất Cứ, Khu nh hướng triết ý trong tiểu thu ết-
Những tìm tòi và thể nghi m cả Nguyễn Ngọc Thiện, M t giờ với nhà văn Lê Lựu của Nguyễn Hữu Sơn Thông qua những bài viết dành cho Lê Lựu, ta thấy các nhà nghiên cứu rất trân trọng những thành công và phát hiện những đóng góp không nh của ông trong việc đổi mới nền văn học đương đại Bên cạnh đó, họ cũng thẳng thắn đưa ra những nhận xét về nghệ thuật viết văn của tác giả Dư luận khen cũng nhiều và chê cũng có Nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn từng nhận xét: Văn Lê Lựu có giọng riêng, có duyên riêng, không rành r , không mạch lạc nhưng có một chất nhựa gì đấy ở bên trong Ông khẳng định: Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu, thì Lê Lựu là một trong tổng số sáu mươi nhà văn ấy [11-tr.663]
Trong bài Nhà văn Lê Lựu: Đi đến tận cùng tính cách nhân vật , tác giả Lê Hồng Lâm chỉ rõ: Quyết liệt- có thể gọi tên cái tính cách đó của nhà văn Lê Lựu trong cuộc sống đời thường cũng như khi ông thể hiện nó trên trang viết (…) Ông luôn viết hết mình như Ông sống, yêu ghét rạch ròi và đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách của nhân vật [10-tr.703]
Tác giả Trần Bảo Hưng ghi nhận Thô mộc hồn nhiên và đầy chất sống- ngay cả khi nghĩ ngợi triết lý cũng rất hồn nhiên, cũng triết lý bật lên trực tiếp từ đời sống Tất cả dường như đã trở thành phong cách, thành cá tính của Lê Lựu [33]
Nhưng người theo dõi sát sao và có những ý kiến độc đáo về Lê Lựu nhiều nhất có l phải kể đến nhà thơ Trần Đăng Khoa Nhận xét chung về những sáng tác của Lê Lựu, anh viết: Lê Lựu biết cuốn hút người đời bằng một thứ văn đọc không nhạt Ngay cả ở những truyện xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đó (…) Nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng Cũng bởi Lê Lựu là nhà văn không chấp nhận sự nhạt nh o tầm thường Ở bất cứ tác phẩm nào dù lớn hay nh Lê Lựu cũng có một vấn đề gì đấy gửi gắm Có thể nói tắt từ Nam Cao qua một chút Kim Lân, Nguyễn Khắc Trường đến Lê Lựu, chúng ta mới lại có được một nhà văn nông thôn thứ thiệt [10-tr.667]
Qua ý kiến đánh giá của các tác giả nói trên, có thể thấy Lê Lựu là nhà văn giàu tâm huyết với nghề Ông luôn viết hết mình như ông sống Đọc Lê Lựu, người đọc bao giờ cũng thu lượm được một cái gì đó Trong văn học Việt nam thời kỳ đổi mới, Lê Lựu đã có một vị trí đáng nể
Thứ hai, là những công trình, những bài viết về từng tiểu thuyết thời kỳ đổi mới Ngay khi Thời xa vắng ra đời, các nhà nghiên cứu văn học đã nhận thấy trong tác phẩm này có cách nhìn hiện thực mới Giáo sư Phong Lê cho rằng: Thời xa vắng là sự đón nhận trước cái yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật và nhận thức lại lịch sử được đề ra với Đại hội V , cuối năm 1986 [12] Tác giả Nguyễn Văn Lưu khẳng định: tác phẩm phản ánh sinh động và chân thực quá trình chuyển biến trong cách nhìn nhận đánh giá lại thực tại"[53-tr.586] Tác giả Nguyễn Hòa nhận thấy Thời xa vắng là sự đi tìm lại những chân giá trị từng bị đánh mất, từng bị lãng quên
Viên đại bác khoan thủng các tấm màn vô hình che giấu nhiều điều lâu nay chúng ta không rõ tới Quá khứ đâu chỉ là chiếc bánh ngọt ngào mà có cả vị đắng cay
[47] Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận được Thời xa vắng là sự khái quát lịch sử bằng số phận bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài [10-tr.674] Tác giả Hoàng Ngọc Hiến khám phá ra rằng Thời xa vắng đã động đến một vấn đề lớn của mọi thời đại: trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, sự ra đời của cá nhân là một quá trình đau khổ kéo dài Trong thơ văn Việt nam, có thể kể từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương rồi đến Hoàng Ngọc Phách, Xuân Diệu, đến lượt Lê Lựu cố nắn nót ghi thêm một trang trần tình về cái lịch sử đau khổ này [8-tr.602-603]
Nói chung những bài viết về tiểu thuyết của Lê Lựu khá nhiều và nhiều nhất vẫn là Thời xa vắng Đó cũng là điều dễ hiểu bởi đây là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông Tiếp nối Thời xa vắng, Lê Lựu cho ra đời Đại tá không biết đùa, cuốn tiểu thuyết mang khuynh hướng triết lý Tác phẩm được Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá là một thể nghiệm của Lê Lựu, không còn là mới khi so sánh với các nước khác nhưng đã làm phong phú thêm cách viết tiểu thuyết ở nước ta, rất đáng hoan nghênh Vấn đề đặt ra trong tác phẩm cũng là vấn đề muôn thuở: tình yêu lứa đôi trong những người trẻ tuổi và xung đột về nhận thức, ứng xử giữa hai thế hệ cha- con, già-trẻ xung quanh vấn đề này, kèm theo đó là những hậu quả mang tính xã hội của nó [30-tr.632-640]
Năm 1993 hu n àng u i trình làng cũng tạo được sự chú ý của dư luận, có điều hầu hết độc giả giới phê bình đều không tìm được tiếng nói chung với nhà văn Tác giả Trần Bảo Hưng trong bài hu n àng u i- cách nghĩ và tầm nhìn của một nhà văn đã nhận xét hu n àng cu i chứng t một cách nhìn bối rối đến định kiến, đôi chỗ u uất và cay nghiết Một sự chao đảo trong bối cảnh xã hội đầy những mặt đen tối, u uất của đời sống xã hội hôm qua và hôm nay của không ít tác giả? Một sự quá đà cố ý để câu khách? [48] Dương Trọng Dật cho rằng tác phẩm này thể hiện sự kém bản lĩnh của một phù thủy non tay ấn trước những âm binh mà mình dựng lên [44] Còn tác giả Nguyễn Thị Bình tuy có cảm nhận được trong tác phẩm có tiếng kêu của nhân tính bị chà đạp nhưng hu n àng u i là một bước lùi so với Thời xa vắng [42-tr.70]
Tiếp tục khơi sâu vào đề tài gia đình, Lê Lựu viết ng đá sông (1994), Hai nhà (2000) Có nhiều nghiên cứu khen Hai nhà là ngòi bút phân tích tâm lý của Lê Lựu đạt tới trình độ lão luyện Lê Lựu không còn dự báo mà đi thẳng vào phân tích nguyên nhân tan rã của gia đình được coi là tế bào của xã hội, là pháo đài cuối cùng trong cuộc bắn phá của thói vô cảm, thói đạo đức giả
Giới hạn, phạm vi nghiên cứu …
Luận văn tiến hành khảo sát và nghiên cứu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới nhằm thấy được những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới như: bức tranh về đời sống con người cũng như thế giới nhân vật Đồng thời trong xu hướng vận động chung của nền văn học sau 1975 tìm ra được một vài nét đặc sắc có tính chất riêng biệt của ngòi bút Lê Lựu trong cách thể hiện đời sống và con người Để làm rõ yêu cầu mà luận văn đặt ra là nghiên cứu tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới, luận văn s tiến hành khảo sát các tiểu thuyết từ sau 1975 Cụ thể như sau:
- Đại tá không biết đùa (1989)
Tuy nhiên để đánh giá một cách toàn diện về văn phong của Lê Lựu, luận văn còn khảo sát thêm các sáng tác trước năm 1975 để so sánh và đối chiếu.
Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học
4.2 Phương pháp phân tích tác phẩm
4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, ở đề tài này, luận văn được triển khai với ba chương:
Chương 1: Lê Lựu và quan niệm nghệ thuật về cu c s ng và con ngư i
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu th i kỳ đổi mới
Chương 3: M t s phương diện nghệ thuật
LÊ LỰU VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI
Cuộc đời và quá trình sáng tác của Lê Lựu
Tuy nhiên để đánh giá một cách toàn diện về văn phong của Lê Lựu, luận văn còn khảo sát thêm các sáng tác trước năm 1975 để so sánh và đối chiếu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học
4.2 Phương pháp phân tích tác phẩm
4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, ở đề tài này, luận văn được triển khai với ba chương:
Chương 1: Lê Lựu và quan niệm nghệ thuật về cu c s ng và con ngư i
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu th i kỳ đổi mới
Chương 3: M t s phương diện nghệ thuật
CHƯƠNG 1: LÊ LỰU VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI
1.1 M t vài hái niệm về thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là một thuật ngữ có tính chất mở với nội hàm khá rộng Gọi là thế giới vì nó cũng có nét giống với thế giới nói chung như: có sự thống nhất giữa các mặt, có quy luật vận động nội tại Nhưng nếu thế giới nói chung được hiểu là vũ trụ, hoàn cầu, là toàn bộ những gì thuộc về tự nhiên và xã hội đang tồn tại thì thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người
Thế giới nghệ thuật thống nhất trong nó tất cả các thành tố cấu trúc nên tác phẩm và các quy luật cấu trúc làm nên phong cách tác giả Nó vừa phản ánh kinh nghiệm cá nhân, vừa phản ánh trình độ tư duy nghệ thuật của một thời đại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật bao gồm nhiều cấp độ:
- Cấp độ một tác phẩm
- Cấp độ một loại hình tác phẩm
- Cấp độ sáng tác của một tác giả
- Cấp độ một trào lưu
Mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới Một thế giới nghệ thuật như thế bao gồm một quan niệm nghệ thuật về con người, một không gian nghệ thuật riêng, một thời gian nghệ thuật riêng, và một hình thức ngôn ngữ tương ứng Có người quan niệm thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể bao gồm quan niệm thẩm mỹ, hệ thống đề tài theo một khuynh hướng nghệ thuật nhất định
Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng Thế giới nghệ thuật chỉ xuất hiện một cách có ước lệ trong sáng tác nghệ thuật Chẳng hạn, trong thế giới truyện cổ tích, con người và loài vật, cây cối, thần phật đều có thể nói chung một thứ tiếng người; đôi hài có thể đi một bước bảy dặm, nồi cơm vô tận ăn mãi không hết, con người chết đi có thể hoá kiếp Trong văn học lãng mạn, quan hệ nhân vật thường xây dựng trên cơ sở cảm hoá, trong văn học cách mạng, nhân vật thường chia thành hai tuyến địch-ta, người chiến sĩ cách mạng và quần chúng Như thế mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá và lý giải tác phẩm văn học theo lối đối chiếu giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực đời sống riêng lẻ, xem có giống hay không, thật hay không, mà phải đánh giá trong chỉnh thể của tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực Các yếu tố của hình tượng chỉ có ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của nó
Với mỗi ngành nghệ thuật thì có những thế giới nghệ thuật đặc thù, nhưng tựu chung lại đều là tổng thể của sự ước lệ nghệ thuật về cả nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp chúng ta hình dung được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ Trong văn học, thế giới nghệ thuật của tác phẩm là thành quả sáng tạo của nhà văn, phản ánh quan niệm về thế giới , một cách cắt nghĩa về thế giới nghệ thuật của nhà văn cũng như tác phẩm Theo Chu Văn Sơn thì Thế giới nghệ thuật của nhà văn chính là một thế giới hình tượng sống động (với tất cả tính phong phú đa dạng và tính hệ thống tinh vi của nó) sinh thành và châu tuần quanh một trục tư tưởng nghệ thuật (xuyên suốt và bao trùm cả một đời văn) được xây cất bằng vật liệu ngôn từ Thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ vừa là hiện thân của tư tưởng và thi pháp nhà văn Nó vận động, biến đổi và mang bản sắc riêng của từng nhà văn, từng tác phẩm Tìm hiểu về một nhà văn và tác phẩm của nhà văn cũng có nghĩa là phải tiếp cận thế giới nghệ thuật của anh ta trên tính thống nhất toàn vẹn đó Thế giới nghệ thuật của nhà văn bao giờ cũng là một chỉnh thể, có cấu trúc nội tại riêng, được kiến tạo theo một nguyên tắc thống nhất, theo những quy luật riêng Một thế giới nghệ thuật chân chính bao giờ cũng được tạo dựng trên hệ thống quan niệm riêng của người nghệ sĩ, dù nó có được phát triển tự giác hay không
Với mỗi một giai đoạn, trào lưu, khuynh hướng văn học thì có một thế giới nghệ thuật riêng: thế giới nghệ thuật của thần thoại với quan niệm về các sự vật có thể biến hoá lẫn nhau còn thế giới nghệ thuật của sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa gắn với quan niệm tác động tương hỗ giữa tính cách và môi trường Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học là rất rộng lớn với nhiều phần khác nhau về nội dung cũng như hình thức xây dựng tác phẩm Đặc biệt, đối với các tiểu thuyết của Lê Lựu thì thế giới nghệ thuật là một tổng thể bao trùm, việc nghiên cứu tất cả là rất khó khăn Chúng tôi chỉ chọn lựa để nghiên cứu một số yếu tố chủ chốt mà thôi
1.2 Cu c đ i và quá trình sáng tác của Lê Lựu
Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại một làng ngoại đê sông Hồng, xã Tân Châu, huyện Khoái (nay là Châu Giang, Hưng Yên) Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ Quê ông là một vùng đất nghèo, những vụ lúa thường không đủ nuôi người, người nông dân phải trồng thêm củ đót chống đói ba tháng Câu ngạn ngữ xưa oai oái như phủ Khoái xin tương đủ để hình dung về cái nghèo của cả vùng quê ấy Có l vì thế mà ông có những trang văn chân thực về cảnh nghèo, cảnh đi làm thuê của người nông dân làng Hạ Vị trong
Từ những năm 60, Lê Lựu rời ghế nhà trường bước vào quân đội Tại thời điểm lúc đó phong trào ba nhất (nhất về huấn luyện quân sự, rèn luyện kỹ thuật; nhất về mặt gương mẫu, kỷ luật; nhất về lao động và sản xuất) đang hừng hực khí thế, Lê Lựu từ một cậu bé ở làng xa phủ, xa huyện cũng hoà mình vào không khí thi đua công- nông- binh toàn miền Bắc, làm lính thông tin rồi chuyển sang làm báo, từ những năm 1963-1972 Lê Lựu về làm phóng viên báo Quân khu Ba Sau chiến tranh một vài năm, Lê Lựu về làm việc ở toà soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội trong nhiều năm Trong đời thường Lê Lựu chân thật, hồn nhiên, có phần lôi thôi lếch thếch luộm thuộm , song về tình cảm thì gần gũi, chân thật, cởi mở Những năm gần đây ông rời toà soạn để về đường Nguyễn Tam Trinh làm giám đốc Trung tâm văn hoá doanh nhân Vị giám đốc vẫn giữ tác phong cởi mở và giản dị đến thân quen
Từ những trang viết đầu tiên, ông luôn thể hiện sự cần mẫn nghiêm túc Để có vị trí trên văn đàn, Lê Lưụ đã trải qua một quá trình khổ luyện Nhà văn không chấp nhận sự nhạt nh o tầm thường Ở bất cứ tác phẩm nào dù lớn hay nh , ông cũng muốn gửi gắm vào một cái gì đó Ông viết một cách vất vả chật vật không phải vì thiếu cảm xúc, thiếu tài năng mà quan trọng hơn với ông là phải viết "như thế nào?" Chính vì vậy, ông viết chậm, mỗi ngày chỉ v n vẹn vài trang, có khi chỉ mấy mươi dòng
Có những nhà văn đôi khi chỉ cần một tác phẩm thôi cũng đủ lưu giữ tên tuổi với đời Hoàng Ngọc Phách với tác phẩm Tố Tâm chẳng hạn Với Lê Lựu, sáng tác của ông có bề dày hơn Ông cầm bút ngay từ khi còn là một chàng lính trẻ trong hàng ngũ chiến đấu Trước khi trở thành nhà tiểu thuyết, ông đã là một cây bút truyện ngắn Là một nhà văn – chiến sỹ, trực tiếp đứng trong hàng ngũ của những anh lính cụ Hồ, nếm trải bao nhiêu đắng cay của cuộc chiến tranh, cho nên sáng tác của Lê Lựu thường in đậm dấu ấn chiến tranh và chất chứa bao suy tư trăn trở về tình người, tình đời Lê Lựu sử dụng khá nhiều vốn liếng thực tế trong những năm làm người lính lăn lộn ở Trường Sơn cũng như vốn hiểu biết về sinh hoạt và phong cảnh làng quê yêu dấu Nhiều tình huống trong truyện dường như là kỷ niệm của bản thân người viết Do vậy, tác phẩm của ông để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc bởi nội dung thấm đẫm tính nhân văn cao đẹp và hiện thực cuộc sống gai góc, tươi mới ngồn ngộn chảy trên trang viết
Cuộc sống riêng tư của ông cũng không được bình lặng như mọi người vẫn tưởng và phần nhiều là do hoàn cảnh chi phối Ông lấy vợ lần đầu tiên ở quê, có một đứa con chung, sau nhiều năm thì li dị Người vợ thứ hai là một cô gái thành phố nhưng cuộc sống cũng không yên ổn hơn Phải chăng như người xưa thường nói: được cái này mất cái kia không ai có thể trọn vẹn được tất cả Ông không may mắn trong hạnh phúc gia đình nhưng lại thành công trong sự nghiệp viết văn của mình Điều này chưa thể khẳng định được nhưng có l chính những éo le trong cuộc sống riêng tư đã cho nhà văn những trang viết có giá trị, đó là một nguồn nội lực mạnh m để có nhà văn Lê Lựu
Quá trình sáng tác của Lê Lựu
Bước vào làng văn Việt Nam, người đọc biết đến Lê Lựu qua những sáng tác truyện ngắn Tết àng Mụa (Văn nghệ quân đội 2/1964), Những người ại hậu phương (Văn nghệ quân đội 5/1964), Gan g c Bạch Long Vĩ (Văn nghệ quân đội
7/1965), Những người đi nối mạch cầu (Văn nghệ- 10/1966), ác chiến sĩ tí hon
(Văn nghệ- 1967)… đặc biệt Người cầm súng đã đạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn do báo Văn nghệ tổ chức năm 1967- 1968 Người đọc lúc này mới thực sự chú ý đến ông Tiếp nối các mạch đã được khởi đầu này, Lê Lựu tiếp tục cho ra Phía trước mặt trời, Tru n kể từ đêm hôm trước và đến Người về đồng c i thì đã là cây bút viết văn kì cựu Trần Đăng Khoa đã nhận xét rằng: đến truyện ngắn Người về đồng c i Lê Lựu đã có mùi tiểu thuyết , người đọc biết đây s là nhà tiểu thuyết có tài
Quá trình sáng tác của Lê Lựu còn được tiếp nối bởi một loạt các tác phẩm, tuy chưa phải là các tác phẩm thuộc loại xuất sắc nhưng cũng được xếp vào loại khá của văn học Việt Nam những năm 70 Ngay nhan đề M rừng đã cho người đọc thấy được phần nào nội dung mà tác phẩm muốn đề cập đến Là một tiểu thuyết chiến tranh, với cái nhìn không đơn giản, Lê Lựu đề cao số phận của lớp người trong chiến tranh giàu nghị lực, ý chí, mỗi người một số phận riêng, bằng những con đường riêng họ đã đến với cuộc chiến tranh bi tráng, gắn bó với nhau keo sơn Tiếp sau M rừng là tiểu thuyết Ranh giới Hai cuốn tiểu thuyết này đều đã viết về những con người trong chiến tranh vừa oai hùng vừa bi thảm , vừa giản đơn lại vừa phức tạp
CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới
2.1.1 Đặc điểm nhân vật trong giai đoạn văn học trước và sau 1975
Có nhận xét cho rằng: "Truyện ngắn cũng như tiểu thuyết sống bằng nhân vật Nói cách khác văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực bằng hình tượng
Nhân vật văn học có vai trò then chốt trong tác phẩm, nó giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định Bàn về khái niệm nhân vật, trong Từ điển thuật ngữ văn học có viết: "Nhân vật văn học và người thật khác nhau về nguyên tắc bởi nó là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống." Cùng với quan niệm như vậy, trong 150 thuật ngữ văn học định nghĩa: "Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người." Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu nhân vật trong văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính chất ước lệ, nó không hướng tới sao chép, sao chụp mọi biểu hiện của đối tượng, mà chỉ tập trung nêu bật những nét đặc trưng tiêu biểu, bản chất của đối tượng "Tuy thế, nó vẫn có thể khiến cho chúng ta có cảm tưởng rằng nó đang sống thật, đang tồn tại bởi chính nó, điều này không ngăn cản nó trở thành một điển hình, một huyền thoại, thậm chí một biểu tượng." Và "chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người." Mặt khác, nhân vật văn học là một hình tượng đa dạng nên các phương diện loại hình của nhân vật cũng hết sức đa dạng Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia thành các loại hình nhân vật khác nhau Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; căn cứ vào tư tưởng và quan hệ với lý tưởng của truyện có thể phân thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện; căn cứ vào cấu trúc nhân vật có thể phân thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng Tuy nhiên, đó không phải là những tiêu chí nhất thành, bất biến bởi nhân vật càng trở nên phức tạp thì càng khó phân loại Trong thực tế sáng tác, văn học thường có những trường hợp bất tuân theo quy luật Có những nhân vật vừa mang những nét đặc điểm của nhân vật loại này, vừa mang đặc điểm của nhân vật loại khác
Trước thời kỳ đổi mới, nhân vật văn học vẫn còn ảnh hưởng của kiểu xây dựng nhân vật trong văn học truyền thống Nghĩa là con người luôn luôn gắn với những vấn đề chính trị- xã hội lớn lao của đất nước, đó là con người chính trị, xã hội Văn học thời kỳ này lấy lịch sử làm điểm quy chiếu nên con người bao giờ cũng được "khoác chiếc áo trùng khít với chính bản thân mình", con người được xem như chủ nhân của lịch sử, của ý thức cộng đồng Trong văn học kháng chiến, nhân vật văn học luôn có tâm thế của những người mang trên vai trọng trách của lịch sử Họ được gọi tên bằng những danh từ chung như "Chúng ta", "Nhân dân",
"Đất nước" Sự quy chiếu này không có sự phân biệt giữa thơ ca và văn xuôi, dù là nhân vật trữ tình hay hiện thực đều nằm trong "biên độ" văn học được giới hạn bởi lịch sử Vì thế mà nhân vật văn học giai đoạn này bao giờ cũng là những hình tượng trọn vẹn mang tính tư tưởng
Văn học từ 1975 đến nay có sự chuyển biến từ một nền văn học chịu sự tác động của quy luật chiến tranh sang một nền văn học chịu sự chi phối của quy luật đời thường Đây chính là giai đoạn chuyển biến từ tư duy sử thi, từ phạm trù cao cả anh hùng sang tư duy phi sử thi, lối tư duy nghiêng về cuộc sống đời thường với sự mở rộng các phạm trù thẩm mỹ: cái xấu, cái kệch cỡm, nghịch dị Hơn lúc nào hết, tiểu thuyết đã khẳng định được vai trò của mình trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực bề bộn của giai đoạn mới với về con người, lấy con người làm tâm điểm quy chiếu lịch sử Nhà văn bắt đầu quan tâm đến sự tồn tại của con người cá nhân với tư cách là một "nhân vị" độc lập Con người được nhìn nhận như một thực thể riêng tư Có thể nói chưa bao giờ văn học đề cập đến giá trị và sự sống của con người cá nhân như giai đoạn này Trong văn học bắt đầu xuất hiện kiểu nhân vật
"không trùng khít với chính mình", kiểu con người lưỡng diện, phức tạp nhiều chiều mà Bức tranh- Nguyễn Minh Châu là bước khởi nguồn cho sự xuất hiện của kiểu con người như vậy Nhân vật văn học được miêu tả với đầy đủ mọi khía cạnh của cuộc sống hiện thực, con người không chỉ là "chủ nhân" của lịch sử mà còn là "nạn nhân" của hoàn cảnh sống
Bắt đầu từ những năm 1986, văn học chuyển tiếp sang một giai đoạn hoàn toàn mới Các cây bút dường như trầm tĩnh hơn để len l i vào các ngõ ngách của cuộc sống tinh thần con nguời Văn học bắt đầu khám phá về con người trên cơ sở hệ thống quan niệm mới mà chiều sâu của nó là "triết học nhân bản", giống như nhà văn Nguyễn Minh Châu từng viết: "khơi nguồn cho dòng sông văn học trở về với đời sống vốn có của nó, văn học đi sâu vào những giá trị nhân bản nhưng bằng nhiều chiều của đời sống tâm lý con người, trong đó có mặt tốt, mặt xấu, cái tiêu cực, tích cực, cái thiện, cái ác " Càng về giai đoạn sau văn học càng thể hiện khuynh hướng cụ thể Dưới cách nhìn nhận, đánh giá của một tầng lớp đông đảo các cây bút trẻ, con người trở thành "đối tượng nghiên cứu" của họ Họ khám phá góc độ đời tư của con người nhằm lý giải đời sống tâm lý phức tạp của mỗi cá nhân Trong văn học bắt đầu xuất hiện những kiểu nhân vật khác nhau: con người- hoàn cảnh, con người cô đơn, con người tự ý thức mà trước đây chưa xuất hiện cụ thể trong văn học truyền thống
Văn học sau năm 1975 là giai đoạn văn học chịu ảnh hưởng của những quy luật đời thường, do quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn trong giai đoạn nay bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều sự khác biệt so với văn học giai đoạn trước đây Họ quan tâm đến con người cá thể, đi sâu vào những chi tiết của đời sống tâm hồn, nghĩa là khám phá đời sống tinh thần của con người ở góc độ từng cá nhân riêng biệt Có thể nói chưa bao giờ văn học lại đề cập đến giá trị và sự sống của con người cá nhân như giai đoạn này Đặc biệt là tiểu thuyết Từng cá nhân, từng mảng đời thầm lặng hay sôi động đều góp phần làm nên thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, tiểu thuyết đã khắc hoạ chân dung con người cá nhân một cách sinh động, sâu sắc và đa chiều Mỗi nhà văn đều tìm cách đi sâu vào chiều sâu khôn cùng của tâm hồn con người thấy được ở mỗi cá nhân từng niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ, niềm khát khao, đam mê và cả những khát vọng Con người xuất hiện trong văn học thực sự là một sinh linh, một thực thể trần tục với tất cả "chất người" của nó: Có tốt lẫn xáu, phải và trái, cao cả lẫn thấp hèn, có lý lẫn vô lý, cái vô thức lẫn hữu thức Con người có dục vọng, có tha hoá, đồng thời cũng biết phản tỉnh, tự ý thức Qua hiện thực con người, qua từng số phận cá nhân, các nhà văn đã lật sới những vấn đề nhức nhối có ý nghĩa nhân sinh của thời đại Mỗi thời đại có một quan niệm nghệ thuật về con người Mỗi nhà văn lại có một quan niệm riêng xung quanh quan niệm chung nhất: con người tự ý thức của Nguyễn Minh Châu, con người phi cá tính trong truyện ngắn Phạm Thị Hoài, con người thực dụng trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, con người trần tục của Nguyễn Huy Thiệp Tất cả đều là dạng thức của con người cá nhân, cá thể
Trong các nhà văn đương đại, Nguyễn Minh Châu đóng vai trò như một
"viên gạch nối" giữa hai giai đoan văn học, trước và sau 1975 Hơn thế ông còn là
"người mở đường tinh anh" trong văn học Việt Nam hiện đại Những tác phẩm của ông thể hiện rõ nét những biến chuyển của văn học, đặc biệt là quan niệm nghệ thuật về con người Trước 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu chủ yếu tập trung vào việc xây dựng nhân vật lý tưởng Nhà văn "đi tìm những hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn con người" đó là những con người mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhân cách cao thượng: khám phá vẻ đẹp con người nơi hậu phương ( ửa sông); ca ngợi tình yêu thuỷ chung, sự gắn bó với cách mạng (Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng) Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu bắt đầu chuyển ngòi bút sang những vấn đề thế sự, nhân vật là những con người bình thường với những số phận cụ thể Lấy cuộc sống con người làm đối tượng miêu tả, nhà văn không b sót một chi tiết nào được xem là đặc trưng nhất để xây dựng hình tượng nhân vật: một lão nông có tính khí hơi bất thường nhưng trong lòng luôn ẩn chứa một tình yêu chung thuỷ với quê hương, làng xóm hay ngay cả với con bò của mình (Lão Khúng- Phiên chợ giát) đã bao quát đầy đủ và chi tiết đời sống, số phận của người nông dân trong giai đoạn đổi mới Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu cũng là quan niệm về con người của văn học giai đoạn tiếp theo
Sau năm 1986, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học ngày càng có nhiều đột phá Con người được nhìn nhận hoàn toàn ở góc độ đời tư Con người trở thành đối tượng quan trọng của văn học, "là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn không thể biết trước, không thể biết hết, họ đều có những đột biến tâm lý, tính cách và những hành động bất ngờ" Với quan niệm nghệ thuật về con người như vậy, văn học thời kỳ đổi mới (đặc biệt là sau năm 1986) đã đánh dấu những mốc quan trọng của quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam
2.1.2 Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu th i ỳ đổi mới
Văn học ba mươi năm chiến tranh mang quan niệm con người sử thi, con người vĩ đại, cao cả, bách chiến bách thắng thường chia rạch ròi nhân vật thành hai tuyến ta- địch, xấu- tốt, thiện- ác Văn xuôi từ sau 1975 dần dần đi đến xác lập quan niệm về con người phức tạp nhiều chiều, con người vừa vĩ đại lại vừa bình thường, trong con người có thể chứa cả "rồng phượng lẫn rắn rết" (Nguyễn Minh Châu), mỗi con người là một thế giới bí ẩn không thể thấu suốt con người luôn phải hoàn thiên, luôn phải đấu tranh giữa những mặt: cao thượng và thấp hèn, nhân đạo và độc
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
Không gian- thời gian nghệ thuật
3.2 Không gian- th i gian nghệ thuật
Không gian và thời gian nghệ thuật là những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình tượng nghệ thuật nào tồn tại có thể nằm ngoài không gian và không thuộc về một thời gian nhất định Tuy thế, không gian và thời gian nghệ thuật khác với không gian và thời gian mang tính khách quan Nó chỉ trở thành nghệ thuật khi cùng với nhân vật, cốt truyện thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và hiện thực cuộc sống Việc lựa chọn không gian, thời gian riêng cho mỗi tác phẩm của các nhà văn phụ thuộc vào sở trường cũng như cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ
Trong các thể loại của loại hình văn xuôi nghệ thuật, tiểu thuyết có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi , đồng nghĩa với khả năng phản ánh hiện thực ở mọi giới hạn không gian và thời gian Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong văn chương thời kỳ đổi mới đã làm thay đổi quan niệm của các nhà văn về con người và hiện thực, vì thế không gian và thời gian nghệ thuật cũng được khai thác theo tinh thần đổi mới đó
Tiểu thu ết Lê Lựu từ sau đổi mới 1986 đã khai thác tri t để, sinh đ ng m t không gian chung, r ng ớn: không gian àng quê Đó là sân khấu chính để các nhân vật diễn vai, nhân vật hành động, suy ngẫm và bộc lộ tâm tư tình cảm của mình Với nhu cầu nhận thức lại thực tại xã hội , tiểu thuyết Lê Lựu đã tái hiện đầy đủ các dạng thức không gian khác nhau, thể hiện một hiện thực chân thực nhất, gần gũi nhất với đời sống Đó là không gian bối cảnh xã hội, nơi sinh hoạt cộng đồng như đình làng Hạ Vị (Thời xa vắng), bờ đầm, miếu Cuội ( hu n àng u i) hay cánh đồng, dòng sông … không gian sinh tồn của mỗi người: ngôi nhà, con thuyền trên sông nước mênh mông Các nhà văn thời kỳ đổi mới nói chung và Lê Lựu nói riêng không đặt nhân vật của mình vào không gian rộng lớn, mà dồn nén nhân vật vào khoảng không gian chật hẹp Những mảnh không gian tưởng chừng rất đỗi quen thuộc và bình yên vốn có ấy lại là nơi chứa đựng đầy những mâu thuẫn, xung đột về hành động, về tư tưởng các nhân vật Người đọc có thể thấy bức tranh sinh động và đầy đủ màu sắc, cung bậc trong không gian chật hẹp ấy: ở đó có chuyện tình yêu, có ái ân, có ghen tuông và thù hận, có sai lầm và sửa sai, có sự thật và sự dối trá, cái thật có thể thành cái giả, sửa sai lầm này bằng sai lầm khác Nếu như các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945 đặt nhân vật của mình vào những không gian chật hẹp, tù túng như những căn nhà lụp xụp, những căn phòng cáu bẩn, như ngôi nhà của Chị Dậu (Tắt đèn), anh Pha (Bước đường cùng), mang lại cho người đọc cảm nhận về một thế giới tù đọng, bức bối, khốn khổ không lối thoát của con người thì các nhà văn thời kỳ đổi mới đã phần nào thoát ra kh i sự cùng quẫn không lối thoát đó, song lại rơi vào sự rối ren đầy phức tạp Bằng việc lựa chọn và xây dựng những mảnh không gian ấy, các nhà văn muốn nhấn mạnh về một thời kỳ hiện thực nông thôn đầy mâu thuẫn- mà đó lại là mẫu thuẫn tất yếu của xã hội khi đang bước vào thời kỳ quá độ
Phản ánh không gian hi n thực nông thôn m t thời, Lê Lựu không quên nhắc đến cu c sống đ i nghèo, ũ ụt với những phong tục tập quán, nếp sống, ý nghĩ … của con người Nhà văn cũng đề cập đến những sự kiện lịch sử quan trọng ở nông thôn: hợp tác hoá nông nghiệp, cải cách ruộng đất… Tuy nhiên những sự kiện lịch sử này được cảm nhận qua tâm hồn con người Từ những mốc lịch sử này, nhà văn bày t mong muốn phản ánh chân thực bức tranh thời đại với những mảng màu sáng tối đan xen để từ đó nói lên được những vấn đề sâu sắc về con người và cuộc đời
Bên cạnh những không gian bối cảnh xã h i ấ , Lê Lựu cũng chú trọng tới không gian thiên nhiên Đó là không gian thực có, vốn có, mang hồn cốt của làng quê Việt Nam Đọc tiểu thuyết của Lê Lựu, có thể thấy bên cạnh những trang viết về nông thôn đầy biến động mang tính chất đối kháng quyết liệt là những trang viết về thiên nhiên sinh động, tươi mới Nếu như không gian xã hội là bối cảnh chính về nhân vật sống, hoạt động, bộc lộ tính cách và số phận của mình thì không gian thiên nhiên đóng vai trò là nền cảnh Không gian thiên nhiên với đất trời cao rộng là nơi bao bọc, che chở, bênh vực cho những mầm sống tình yêu Tình yêu của Sài Hương
- một tình yêu cháy b ng cũng được nhen lên cùng trời nước mênh mông đó Không gian thiên nhiên ấy đối lập hoàn toàn với không gian xã hội, đối lập ở sự chật hẹp với cái rộng lớn, đối lập ở sự ngột ngạt với cái mênh mang, thoáng đãng và bình yên Thiên nhiên trong Thời xa vắng, hu n àng u i và phần nào trong ng đá sông là thiên nhiên đầy khắc nghiệt, trắc trở, thiên nhiên thử thách con người
Cái sự nghiệt ngã của đói nghèo không chỉ nhìn thấy trong đời sống của người dân mà còn bao trùm lên cả thiên nhiên cảnh vật Đồng thời chính sự khắc nghiệt và thất thường của thời tiết cũng góp phần gây nên sự khốn khó trong đời sống vật chất của người dân nông thôn Việt Nam Nhà văn Lê Lựu mở đầu tiểu thuyết Thời xa vắng bằng những hình ảnh về thiên nhiên cằn cỗi: Làng bập bềnh như trôi trong đêm sương muối Những cây cau thẳng đuột cao vóng chỉ chực lao thẳng tận trời chìm ngập giữa âm thầm giá lạnh Đã năm đêm sương làm táp đen những luống khoai lang và những cây đòn tay bằng tre ngâm nổ toang toác [70] Chính nỗi lo về thời tiết thất thường ấy đã hình thành thói quen và nếp nghĩ về cách duy trì cuộc sống bằng cày thuê cuốc mướn của người dân làng Hạ Vị Hiện thực làng quê nông thôn nghèo đói hiện lên sinh động và chân thực từ những không gian thiên nhiên như thế
Không chỉ đi sâu, khắc hoạ không gian nông thôn nghèo đ i, am ũ, tăm tối mà trong các tiểu thu ết, Lê Lựu còn tái hi n bức tranh không gian đô thị tù túng, ng t ngạt với nhiều mâu thuẫn và xung đ t Đó là không gian đô thị với những mảng màu phong phú, sinh động: cảnh chen chân xếp hàng thời tem phiếu, để đong gạo, mua mì, mua rau, mua đậu hay cảnh xếp hàng lấy nước ở khu phố đông dân hay ở các khu tập thể, có khi đánh nhau vỡ đầu, gãy tay, thậm chí cả đời không dám nhìn mặt nhau vì tranh nhau vài giọt nước Cũng có khi là không gian của một gia đình giàu có ở thành thị: gia đình ông Đại ( ng đá sông)… nhưng chỉ làm rõ nét hơn biên giới phân chia giữa no đủ và thiếu thốn, khinh bạc, vênh váo và nheo nhóc, nhát sợ mà thôi ự khác nhau về không gian sống giữa nông thôn và thành thị cũng kiến tạo nên nhiều kiểu sống khác nhau Có kiểu người thành thị sống văn minh , tiến bộ nên dù thành phố nghèo bằng cái bàn tay và nghèo kiết xác thì cũng biết khinh người Xây dựng không gian đô thị, nhà văn khắc sâu ranh giới giữa những người xuất thân ở nông thôn rồi lên thành thị lập nghiệp với những người có gốc gác và sống lâu năm ở thành thị: đó là cảnh Sài- Châu, Linh Anh- Tâm Nếu Sài- Tâm là những người đàn ông sinh ra ở nông thôn, có quan niệm sống coi trọng tình nghĩa xóm làng, xem thường tiền bạc thì Châu và Linh Anh lại là những người phụ nữ thành thị lọc lõi, họ đều tính toán chi li trong mọi mối quan hệ, họ không bao giơ biết yêu ai kể cả mẹ đẻ của mình
Tiếp tục xu hướng thu hẹp không gian, trong bối cảnh không gian đô thị đ ,
Lê Lựu đặt nhân vật của mình vào không gian nhỏ hơn để b c tính cách của mình Có sự chuyển hoá từ không gian đô thị đến không gian căn phòng (Thời xa vắng), không gian khu tập thể (Hai nhà), khu phố nước sôi ( ng đá sông)
Thậm chí cuộc đời nhân vật Núi từng gắn liền với những không gian rộng lớn từ Hải Phòng, Hà Nội đến Bắc Giang… cuối cùng cũng về với không gian nhà tù Tại đây cuộc sống của hắn mới có sự thay đổi và ít ra trong xã hội bộn bề, nhiều cám dỗ đó cũng vẫn còn những người tốt đẹp để cho hắn hi vọng và làm lại cuộc đời ùng với vi c khắc hoạ không gian bối cảnh xã h i, Lê Lựu còn xâ dựng m t không gian khác, đ à không gian tâm tư ng Đây là thế giới tâm hồn, diễn ra bên trong tâm trạng nhân vật, là không gian mà những suy nghĩ, tâm tư của con người có thể bộc lộ một cách tự do và con người có thể sống thật với chính mình Nếu không gian hiện thực là cách giúp tác giả phản ánh bộ mặt xã hội thì không gian tâm tưởng có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật Kiểu không gian này không nhằm tái hiện mà nhằm biểu hiện Nó là sự hiện hữu của ranh giới đôi bờ thực ảo, có lúc xuất hiện qua hồi tưởng, ký ức, giấc mơ; khi lại hiện lên trong nhật ký, thư từ Tạo dựng kiểu không gian này, Lê Lựu muốn đột nhập sâu vào thế giới tâm hồn con người để khám phá, tìm hiểu và lí giải hiện thực cuộc sống và bản chất nhân vật
Không gian tâm tưởng của nhân vật Sài được khắc hoạ qua nỗi nhớ quê thường trực hay những trang nhật ký mộng tưởng về tình yêu không thành với Hương Không gian tâm tưởng của bà Đất lại là nỗi đau đớn, nhục nhã khi chồng bị quy kết là địa chủ, là nỗi xót xa, buồn nhói khi chồng bị xử bắn, là sự nén lòng với đứa cháu nội phải quay mặt trốn chui trốn lủi để cháu không reo lên gọi bà …song lớn hơn là nỗi đau bị chính đứa con dứt ruột đẻ ra lừa dối, chà đạp Trong ng đá sông, không gian tâm tưởng được hiện lên qua ký ức đau buồn của Núi về mối tình dở dang, ngang trái với Hiền Thâm nhập vào không gian tâm tư ng của nhân vật, Lê Lựu đã phát hi n quá trình tự ý thức- chiêm nghi m của nhân vật để nhận ra chính mình Những xúc cảm của Sài đã khiến anh nhận ra sự khập khiễng với Châu, cuốn nhật ký của Linh Anh khiến Tâm nhận ra được bản chất cơ hội của vợ và khiến anh trở thành một ông chồng hờ đúng nghĩa Cuộc đời nhân vật Núi là sự tiếp nối của những lần ăn cắp vào tù ra tội song trên hành trình nhục nhã ấy, Núi luôn thức tỉnh, ăn năn, sám hối… Đặt nhân vật vào không gian tâm tưởng để tự ý thức lại chính mình, Lê Lựu đã phần nào khẳng định chất người trong mỗi con người không bao giờ mất đi, mà ngược lại dù trong hoàn cảnh nào cũng phải biết nâng niu và trân trọng
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu là hiện thân cho những hệ tư tưởng đối lập nhau, có l vì vậy mà số phận của nhân vật bị trói buộc trong một cái vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát hoặc nếu có cũng phải mất nhiều thời gian để trải nghiệm Và để làm nổi bật những xung đột, những bi kịch ấy, Lê Lựu đã rất chú trọng tổ chức không gian theo nguyên tắc tương phản Nếu như không gian của những tư tưởng phong kiến cổ hủ đầy nguyên tắc cứng nhắc, đầy thù hận là không gian u tối, chật chội trong những ngôi nhà cổ của ông đồ Khang (Thời xa vắng), không gian ngột ngạt trong gia đình ông Đại với những đứa con loại một của bà cả ( ng đá sông); thì không gian của những đôi trẻ với khao khát tự do, hoà nhập hoà bình với cộng đồng, khao khát tình yêu lại là không gian của trời đất, sông nước bao la rộng lớn Mỗi không gian ấy là tự nó đã thể hiện giới hạn cho tư tưởng Những ngôi nhà cổ đầy uy nghiêm luôn trĩu nặng không khí nặng nề trong lo lắng, trong toan tính, bao trùm bởi những tiếng thở dài mệt m i, những lời thì thâm to nh đầy mưu mô, thủ đoạn… Còn không gian bao la kia lại luôn tràn đầy sức sống, niềm tươi vui hạnh phúc Sài – Hương, Núi – Mai đều gặp nhau trong những không gian thiên nhiên ấy Việc nhà văn đặt các tuyến nhân vật của mình vào những không gian mang tính chất tương phản như thế bộc lộ những mâu thuẫn về mặt tư tưởng trong gia đình và xã hội thời ấy
Với quy mô và khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn, không gian trong tiểu thuyết Lê Lựu được tổ chức theo sự luân chuyển hết sức linh hoạt, kết nối nhiều mảng không gian khác nhau Không gian ấy thay đổi theo sự dịch chuyển của nhân vật, sự biến chuyển của những sự kiện trong cuộc đời và số phận nhân vật trong những khoảng thời gian khác nhau Cuộc đời Giang Minh Sài thuở nh gắn liền với không gian quê hương làng xóm (ở đó có không gian sinh hoạt gia đình: ngôi nhà, căn phòng), không gian sinh hoạt cộng đồng những ngày lụt lội và không gian sống là chiến trường với hầm, rừng núi, rồi lại chuyển lên Hà Nội (ngôi nhà vợ chồng Sài – Châu) và cuối cùng làng Hạ Vị (Sài trở thành chủ nhiệm hợp tác xã) Lê Lựu đã để cho nhân vật ra đi, mở rộng không gian sống và hoạt động, song cuối cũng lại trở về gần gũi với nơi bắt đầu Sự chuyển đổi từ mở rộng đến thu hẹp không gian cho thấy một cuộc đời cùng quẫn, bế tắc, không lối thoát của nhân vật
Không gian trong hu n àng u i có nét tương đồng với Thời xa vắng Lê Lựu thật sắc sảo khi để không gian khép lại cuộc đời bà là dòng sông quê hương – con sông đã chứng kiến thời thiếu nữ tươi đẹp, cả ngọt ngào và đắng cay của bà, giờ đây, dòng sông mềm mại bao dung ôm trọn vào nó tấm thân bất hạnh của người đàn bà, như muốn cuốn phăng bao nỗi đắng cay theo dòng trôi Trái với sự thu hẹp không gian, tiểu thuyết ng đá sông lại dần được mở rộng theo bước chân cuộc đời Núi: từ ngôi nhà hai tầng ở thành phố đến nông thôn khi hắn sơ tán sau đó dịch chuyển theo cuộc đời trộm cắp của hắn từ Hải Phòng đến Hà Nội, nơi nào cũng in vết chân tội lỗi Cuộc đời của hắn đi tù nhiều hơn đi học nên chỉ có nhà tù mở rộng bao dung chứa hắn Dù nhiều lần vào tù song hắn không rơi vào bế tắc như Sài, Tâm, Bà Đất bởi hắn đã may mắn gặp được những con người nhân ái, bao dung và có cơ hội làm lại cuộc đời Qua sự luân chuyển không gian nghệ thuật, Lê Lựu đã khẳng định tính ưu việt của nhà tù thời đại mới, ca ngợi tình cảm nhân ái và vượt lên số phận của con người
Sự luân chuyển không gian còn được Lê Lựu thể hiện qua một số chi tiết khác như: qua hồi ức của Châu (Thời xa vắng), qua nhật ký của Linh Anh (Hai nhà) về những mối tình vụng trộm… Có lúc không gian nghệ thuật lại được hiện lên qua những lời miêu tả trực tiếp của nhà văn khi viết về làng Hạ Vị… Nhưng có thể nói những trang viết về không gian nghệ thuật của Lê Lựu luôn đặt nhân vật vào bối cảnh hẹp, khép kín và có cảm tưởng cuộc đời, số phận của nhân vật bị trói buộc trong vòng tròn luẩn quẩn: Sài, Tâm đều bế tắc trong cuộc sống gia đình, bà Đất tự tử ngay trên dòng sông làng Cuội, cuộc đời Núi là một chuỗi các sự lặp lại: Ăn cắp rồi vào tù (tất nhiên kết thúc truyện Núi tìm được lối thoát) Từ bối cảnh không gian bên ngoài (không gian bối cảnh xã hội) cho đến không gian bên trong (không gian tâm tưởng của nhân vật) đều mang tính khep- hẹp khiến cho bức tranh hiện thực càng trở nên tăm tối, ngột ngạt Qua sự khắc hoạ không gian nghệ thuật, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới, vừa bộc lộ tài năng phân tích xã hội và miêu tả tâm lý nhân vật