DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng thống kê tổng hợp hiện vật di tích Hòn Ngò và Núi Hứa Bảng 2.2: Bảng thống kê chất liệu hiện vật đá Bảng 2.3: Bảng thống kê tổng hợp hiện vật đá di tíc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Mã số: 60 22 03 17
Người hướng dẫn khoa học
TS Nguyễn Gia Đối
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS Nguyễn Gia Đối – Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học , tôi đã hoàn thành
luận văn thạc sĩ với đề tài “Nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa (Quảng Ninh) trong bối cảnh thời đại đá mới duyên hải Đông Bắc Việt Nam” Tôi cam
đoan đây là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc và khoa học của bản thân tôi Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận văn là chân thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Hà nội, tháng 12 năm 2016
Học viên
Lưu Văn Phú
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp công tác ở Viện Khảo cổ học, các thầy cô Khoa Lịch sử, Bộ môn Khảo cổ học Những người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của mình, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho tôi về không gian chỉnh lý lý hiện vật!
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Quảng Ninh, Bảo tàng Quảng Ninh, Phòng văn hóa huyện Tiên Yên và Đầm Hà, Ủy ban nhân dân các xã Đông Hải, Đông Ngũ, Tiên Lãng và Hải Lạng cùng bà con nhân dân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khai quật và chỉnh
lý tư liệu!
Cuối cùng, để hoàn thiện bản luận văn này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, người thầy đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu thực hành cũng như hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Danh mục bảng chữ cái viết tắt 3
Danh mục bảng biểu 4
Mở đầu 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Đóng góp của luận văn 8
6 Kết cấu của luận văn 9
Nội dung 10
Chương 1: Điều kiện tự nhiên và quá trình phát hiện nghiên cứu 10
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 10
1.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu 13
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu 13
1.2.2 Những vấn đề nghiên cứu đặt ra 17
1.3 Tiểu kết chương 1 18
Chương 2: Cấu tạo địa tầng và đặc trưng di vật 19
2.1 Cấu tạo địa tầng 19
2.1.1 Địa tầng di tích Hòn Ngò 19
2.1.2 Địa tầng di tích Núi Hứa 20
2.2 Đặc trưng di vật 20
2.2.1 Đồ đá 21
2.2.1.1 Nguyên liệu và chất liệu 21
a Nguyên liệu 21
b Chất liệu 22
2.2.1.2 Loại hình 26
a Nhóm công cụ ghè đẽo 26
a.1 Công cụ mũi nhọn 27
Công cụ mũi nhọn một đầu 28
Công cụ mũi nhọn hai đầu 35
a.2 Công cụ chặt đập 37
a.3 Cuội có vết gia công khác 38
b Nhóm công cụ mài và có vết mài 39
b.1 Rìu 40
Trang 6b.2 Bôn 46
b.3 Đục 47
b.4 Mảnh vỡ công cụ có vết mài 47
c Phác vật 48
c.1 Phác vật rìu,bôn 48
c.2 Phác vật đục 50
d Mảnh tước 50
e Nhóm công cụ chỉ có vết sử dụng 51
e.1 Hòn ghè 51
e.2 Chày nghiền 52
f Cuội nguyên liệu 52
2.2.1.3 Kỹ thuật chế tác 52
2.2.2 Đồ gốm 54
2.2.2.1 Đồ gốm còn dáng 54
2.2.2.2 Mảnh vỡ 55
a Chất liệu 55
b Loại hình 56
c Hoa văn 57
c.1 Văn đan 58
c.2 Văn ấn lưng vỏ sò 58
d Kỹ thuật chế tạo 58
2.3 Tiểu kết chương 2 60
Chương 3: Niên đại, chủ nhân, phương thức kinh tế và mối quan hệ văn hóa 62
3.1 Đặc trưng văn hóa 62
3.2 Niên đại và quá trình phát triển 62
3.3 Chủ nhân nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa 65
3.4 Phương thức kinh tế 67
3.5 Mối quan hệ văn hóa 74
3.6 Tiểu kết chương 3 84
Kết luận 85
Tài liệu tham khảo 89
Phụ lục minh họa 94
Trang 7DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng thống kê tổng hợp hiện vật di tích Hòn Ngò và Núi Hứa
Bảng 2.2: Bảng thống kê chất liệu hiện vật đá
Bảng 2.3: Bảng thống kê tổng hợp hiện vật đá di tích Hòn Ngò và Núi Hứa Bảng 2.4: Bảng thống kê công cụ mũi nhọn
Bảng 2.5: Bảng thống kê chất liệu đá công cụ mũi nhọn
Bảng 2.6: Bảng thống kê công cụ mũi nhọn 1 đầu
Bảng 2.7:Bảng thống kê công cụ mài và có vết mài
Bảng 2.8: Bảng thống kê đồ gốm di tích Hòn Ngò
Bảng 2.9: Bảng thống kê kiểu miệng gốm di tích Hòn Ngò
Bảng 2.10: Bảng thống kê hoa văn đồ gốm di tích Hòn Ngò
Bảng 3.1: Bảng thống kê loại hình rìu tứ giác di chỉ Thoi Giếng năm 1973
Bảng 3.2: Bảng thống kê phân loại bôn Thoi Giếng năm 1973
Bảng 3.3: Bảng thống kê di vật đá ở cụm di chỉ cồn sò huyện Phòng Thành Bản đồ1: Bản đồ hành chính huyện Tiên Yên và Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) Không ảnh 1: Vị trí của di tích Hòn Ngò và Núi Nứa (Quảng Ninh)
Không ảnh 2: Di tích Hòn Ngò
Không ảnh 3: Di tích Núi Hứa
Không ảnh 4: Nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa và nhóm các di tích ở huyện Tiên Yên
Không ảnh 5: Khu vực phân bố các di tích cồn sò ven biển vùng đông bắc Việt Nam và đông nam Trung Quốc
Trang 9Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Cho tới nay những phát hiện và nghiên cứu về khảo cổ học ở khu vực Đông Bắc Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu lớn, tuy nhiên nhiều di tích đã bị phá hủy nặng nề, có những di tích nghiên cứu còn còn mỏng và còn nhiều câu hỏi cần có câu trả lời về thời tiền sử ở đây
Những nghiên cứu về nhóm di tích Hòn Ngò, Núi Hứa mới chỉ dừng lại ở cuộc khảo sát bước đầu, cùng với đó là những bài viết nghiên cứu, trong số 2 di tích này đến nay chỉ có di tích Hòn Ngò được khai quật 1 lần duy nhất vào năm
2014 bởi Viện Khảo cổ học Những phát hiện và nghiên cứu về khu vực này chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1998 và 1999, với các cuộc điều tra và khảo sát
ở khu vực này
Ngoài ra còn có một số bài viết và khảo luận trong các cuốn sách, tạp chí chuyên ngành Đặc biệt trong phần khảo của mình về di chỉ này, Hoàng Xuân Chinh sau khi xem xét về đợt khảo sát và đặt trong mối liên hệ, so sánh với các
di chỉ Thoi Giếng và Cái Bèo đã cho rằng, bộ công cụ cuội ghè đẽo ở Hòn Ngò, Núi Hứa không giống với công cụ văn hóa Hòa Bình và cũng khác với công cụ cuội Thoi Giếng, Cái Bèo Qua đó tác giả khẳng định rằng niên đại di chỉ không những sớm hơn văn hóa Hạ Long mà còn có thể còn sớm hơn một chút ít lớp công cụ cuội ở Thoi Giếng, Cái Bèo [2, tr.141-143] Công trình mang tính nghiên cứu chuyên khảo sâu hơn một chút về nhóm di tích này còn được tác giả Đào Quý Cảnh nhắc đến trong tạp chí Khảo cổ học
Do những đợt nghiên cứu điều tra và khai quật tiến hành ở các giai đoạn khác nhau, cho nên những tư liệu qua các cuộc điều tra phân tán, việc hệ thống hóa tư liệu còn rời rạc Vì lẽ đó, cần có nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể về nhóm hai di tích này để có cái nhìn tổng quan hơn qua các cuộc điều tra và khai quật từ trước đến nay
Trang 10Hơn nữa, những nhận định về nhóm di tích này cũng có sự khác nhau ở các nhà nghiên cứu Việc tập hợp những quan điểm, nhận định của các nhà nghiên cứu để từ đó đưa ra được cách nhìn tổng quan và cụ thể về tính chất, đặc điểm
và niên đại của nhóm di tích này là rất cần thiết Từ đó thấy được vị trí của nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa trong bối cảnh chung của thời đại đá ở vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, chỉnh lý, phân loại di tích và di vật, phân tích mẫu vật, hệ thống hóa và lập hồ sơ tư liệu, tạo thêm một nguồn tư liệu phong phú, chân xác cho việc nghiên cứu sâu hơn diện mạo và đặc trưng các di tích thời tiền sử ở ven biển tỉnh Quảng Ninh nói riêng và khu vực Đông Bắc nói chung
Tìm hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của nhóm di tích này và vị trí của nhóm di tích trong diễn trình phát triển thời đại Đá mới vùng Đông Bắc Việt Nam
Sự khác biệt và tương đồng giữa nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa với các
di tích khác trong vùng, từ đó đưa ra con đường phát triển của nhóm di tích này Góp phần tìm hiểu về các mối quan hệ văn hóa tiền sử giữa vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam và ven biển Đông Nam Trung Quốc
Góp phần nghiên cứu văn hoá lịch sử; nhằm phát huy giá trị của di sản văn hoá dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các di tích và di vật ở 2 di tích Hòn Ngò và Núi Hứa, ngoài ra mở rộng nghiên cứu các di tích có cùng đặc trưng tính chất và niên đại với nhóm di chỉ này
- Phạm vi không gian: Luận văn mở rộng nghiên cứu trong khoảng không gian chính là di tích Hòn Ngò (huyện Tiên Yên) và di tích Núi Hứa (huyện Đầm Hà), mở rộng tìm hiểu mối quan hệ khu vực vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam
Trang 11và một phần vùng ven biển Đông Nam Trung Quốc, thuộc các tỉnh Quảng Tây, Phúc Kiến
- Phạm vi thời gian: Phạm vi không gian nghiên cứu thuộc giai đoạn trung
kỳ thời đại đá mới đến hậu kỳ đá mới
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học: thống kê, phân loại hình học, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học Nghiên cứu các phương pháp khai quật, địa tầng học
Sử dụng các phương pháp đa ngành, liên ngành : dân tộc học, địa lý học,
cổ sinh học, phương pháp định niên đại C14, phương pháp phân tích thành phần thạch học
Ứng dụng những nghiên cứu trong khảo cổ học môi trường, đặc biệt là môi trường biển cổ để tìm hiểu quá trình phát triễn, con đường phát triển cũng như ảnh hưởng của môi trưởng biển cổ đã tác động đến những cư dân cổ Hòn Ngò và Núi Hứa như thế nào
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh các loại hình di tích và di vật để thấy được tính đồng đại và lịch đại của các di tích khảo cổ học trong khu vực hay rộng hơn
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc tìm hiểu quá trình lịch sử nội tại và mối quan hệ của nhóm di tích này với các di tích khác
5 Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu, chỉnh lý, phân tích di vật, phân tích mẫu vật, lập hồ sơ tư liệu khảo sát và xây dựng báo cáo khoa học tổng thể về nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa; qua đó thấy được đặc trưng, tính chất và diện mạo của nhóm di tích này, những điểm tương đồng và khác biệt với các di tích cùng thời trong khu vực
Trang 12Tạo thêm một nguồn tư liệu phong phú, chân xác cho việc nghiên cứu sâu hơn diện mạo và đặc trưng các di tích thời tiền sử khu vực ven biển đông bắc
Hệ thống hóa các quan điểm nghiên cứu trước đây cùng với những nhận thức mới để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng về nhóm di tích này Thấy được con đường phát triển riêng của nhóm di tích trong thời đại đá mới vùng đông bắc Những phát hiện mới sẽ góp phần quan trọng trong việc củng cố thêm nguồn tư liệu trong nghiên cứu văn hóa Hạ Long và các giai đoạn trước văn hóa Hạ Long Góp phần tìm hiểu và củng cố thêm về nguồn tư liệu trong mối quan hệ văn hóa tiền sử giữa vùng ven biển đông bắc Việt Nam và ven biển Nam Trung Quốc
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu cho việc biên soạn địa chí, lịch sử văn hóa địa phương, phổ biến kiến thức văn hóa lịch
sử, đặc biệt về thời kỳ tiền sơ sử ở vùng biển đông bắc Việt Nam
6 Kết cấu luận văn
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục các chữ viết tắt và danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo Luận văn gồm 89 trang, gồm các phần:
Ở phần mở đầu gồm các mục:
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Đóng góp của luận văn
6 Kết cấu của luận văn
Ở nội dung chính, luận văn được bố cục thành 3 chương chính:
Chương 1 Điều kiện tự nhiên và quá trình phát hiện nghiên cứu
Chương 2 Cấu tạo địa tầng và đặc trưng di vật
Chương 3 Đặc trưng và mối quan hệ văn hóa
Trang 13Ngoài 3 chương trên, trong luận văn còn có 3 phần phụ lục Phụ lục I gồm
17 bảng thống kê; Phụ lục II gồm 258 bản ảnh; Phụ lục III gồm 113 bản vẽ minh họa Danh mục 57 tài liệu tham khảo
Trang 14Nội dung
Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN
NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Trên bản đồ địa lý Việt Nam, Tiên Yên ở vào vị trí trung tâm của miền đông tỉnh Quảng Ninh., có toạ độ địa lý từ 21012’ đến 21033’ vĩ độ bắc và từ
1070 13’ đến 1070 35’ kinh độ đông Phía bắc giáp huyện Đình Lập và Bình Liêu thuộc tỉnh Lạng Sơn, phía đông giáp huyện Đầm Hà, phía tây giáp huyện Ba Chẽ và thành phố Cẩm Phả, phía nam giáp huyện Vân Đồn Vùng đất Tiên Yên
có lịch sử hình thành rất lâu đời: thời Minh thuộc phủ Tân Yên, đến thời Lê là châu Tĩnh Yên thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên, thời Hậu Lê vì kỵ huý của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Yên, đến thời Nguyễn thuộc phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên; nay là huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên [55]
Bản đồ1: Bản đồ hành chính huyện Tiên Yên và Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) [58]
Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng
Trang 15qua đây rồi ra cảng Mũi Chùa Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới cửa khẩu Hoành Mô 47km Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm yếu nên Tiên Yên luôn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng
Đầm Hà là một huyện ở miền đông của tỉnh, phía tây bắc giáp huyện Bình Liêu, phía đông bắc giáp huyện Hải Hà, phía tây nam giáp huyện Tiên Yên và phía đông nam giáp biển, ngoài biển là quần đảo Vạn Mặc
1.1.1 Địa hình
Địa hình Tiên Yên trập trùng đồi núi Xã Đại Dực nằm lọt ở chân dẫy Pạc Sủi và dẫy Thung Châu có nhiều đỉnh cao trên 700m Các xã Phong Dụ, Hà Lâu, Hải Lạng, Điền Xá, Yên Than cũng liên tiếp các quả núi cao 300-400m Sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi cao Bình Liêu và sông Phố Cũ bắt nguồn từ Đình Lập là hai sông có lưu vực rộng, mùa mưa hay gây lũ lớn
Sông Hà Thanh từ dãy Pạc Sủi đổ xuống ở phía Đông cũng gây lũ dữ dội Các sông đều có độ dốc lớn, chỉ ở vùng cửa sông thuyền bè mới ra vào được, nhưng chính các con sông này đã không ngừng mở rộng các bãi phù sa cổ cửa sông, tạo nên những cánh đồng ven biển ở các xã Đông Ngũ, Đông Hải, Tiên Lãng, Hải Lạng Ngoài cửa biển, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ còn bồi đắp tạo nên bãi triều ngập mặn rộng lớn của đảo Đồng Rui
1.1.2 Khí hậu
Tiên Yên có nhiệt độ trung bình năm 22,40c, mùa đông ở rẻo cao khá lạnh, nhiều ngày có sương muối, nhiệt độ có khi dưới 4oc, lượng mưa lớn, trung bình năm tới 2427mm, mưa phùn nhiều và mùa đông hay có sương mù
Khí hậu ở Đầm Hà vừa chịu ảnh hưởng của núi cao vừa mang tính chất biển Độ ẩm trên 80%, lượng mưa trung bình năm lớn, trên 2000mm/năm Gió mùa đông bắc thổi mạnh, vùng núi hay có sương muối, nhiệt độ có khi dưới 40c
1.1.3 Diện tích
Trang 16Với diện tích rộng 64.789 ha (năm 2011), đứng thứ hai trong tỉnh sau Hoành Bồ, tài nguyên lớn nhất của Tiên Yên là đất rừng (29.330ha), trong đó 2 phần 3 là rừng tự nhiên, xưa có nhiều lim, táu Đất rừng tự nhiên thích hợp nhiều loại cây trồng lâu năm, hiện đã có vài ngàn ha trồng quế, sở, thông, bạch đàn Đất nông nghiệp của Tiên Yên rất hẹp, chỉ hơn 3000ha, trong đó gần 2000ha là đất ruộng lúa nước (hiện nay có 2 hồ nước: Hồ Khe Táu 8 triệu m3 và
hồ Tiên Lãng 0,6 triệu m3) Vùng cửa sông và ven biển rộng 1.163ha đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản [55]
Đầm Hà có diện tích tự nhiên rộng 41.436 ha, trong đó trên 80% diện tích
là đồi núi Núi Đại Hoàng Mô cao 1106m, núi Tế Hoàng Mô cao 1025m Địa hình thấp dần về phía mam Vùng phía nam huyện là một cánh đồng trung du đông dân cư và là một vùng trọng điểm nông nghiệp Sông Đầm Hà dài 25km bắt nguồn từ nhiều dòng suối trên các triền núi phía bắc đổ về, mùa mưa hay có
lũ lớn Phù sa của sông Đầm Hà và sông Đồng Cái Xương đã bồi tụ nên một dải bãi triều ven biển, tạo nên một tiềm năng nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản
1.1.4 Dân cư
Về dân cư, huyện Tiên Yên (2009) có 44.352 người Người Kinh chiếm 50,2%, Dao 22,6%, Tày 14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6% Xưa người Hoa nhiều thứ hai, sau năm 1978 còn lại vài chục người Người các tỉnh đồng bằng đông nhất là nông dân ngoại thành Hải Phòng ra các xã Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải làm cho cơ cấu dân tộc và sức sản xuất có những thay đổi cơ bản Nay Tiên Yên có 12 đơn vị hành chính cơ sở gồm thị trấn Tiên Yên và 11 xã: Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Phong Dụ, Hải Lạng, Đại Dực, Đại Thành, Yên Than, Hà Lâu, Điền Xá và Đồng Rui [55]
Về dân cư, huyện Đầm Hà là huyện đa dân tộc Dân số hiện nay là 29.938 người Người Kinh chiếm đa số, phần lớn tập trung ở các xã vùng thấp Các xã vùng cao là nơi nhiều dân tộc, đông nhất là người Dao
Trang 171.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu
Hòn Ngò và Núi Hứa là 2 di tích khảo cổ học thời đại Đá ở 2 huyện Tiên Yên và Đầm Hà của tỉnh Quảng Ninh Được phát hiện và nghiên cứu từ những năm cuối của thế kỷ 20 Phân bố ở khu vực cửa sông ven biển Tuy là 2 di tích khác nhau nhưng chúng có đặc điểm tương đồng về địa hình, địa mạo và tính chất của di tích Ngăn cách nhau khoảng 1,5km theo đường chim bay và bởi con sông Làng Ruộng
Không ảnh 1: Vị trí của di tích Hòn Ngò và Núi Nứa
(Nguồn: Google Earth)
Di tích Hòn Ngò là một di tích khảo cổ học thời đại Đá phân bố trong khu vực bãi triều cạnh cửa sông Hà Thanh, thuộc địa phận đội 5, thôn Hà Tràng Đông, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Di chỉ Hòn Ngò phân bố
ở tọa độ địa lý 210 19’ 5.13” vĩ Bắc, 1070 32’ 10.44” kinh Đông (Không ảnh),
cách thị trấn Tiên Yên khoảng 9km theo đường chim bay Đây là một bãi bồi thấp, bị ngập nước khi thủy triều lên, do đó trên bãi mọc đầy các loại cây như bần, sứ, vẹt, mắm là những loại cây bãi triều nước mặn Về mặt địa lý, Hòn
Trang 18Ngò là một trong
những hòn đồi nhỏ nằm quần
tụ thành từng nhóm bên hai bờ
sông Hà Thanh Về khoảng
cách tính theo đường chim bay
Hòn Ngò cách di chỉ Soi Nhụ
khoảng 25km và cách di chỉ
Thoi Giếng trên 45km
Đợt khảo sát lần đầu tiên là ở di tích Hòn Ngò vào đầu tháng 8 năm 1998 bởi cán bộ Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Qua đợt khảo sát đã sưu tầm được gần
100 hiện vật đá và gốm, gồm các loại hình: hòn kê, bàn nạo, mũi nhọn đá, rìu mài lưỡi, rìu có vai, rìu có vai có nấc với chất liệu chủ yếu là rhyolit và silic Các loại công cụ chủ yếu được ghè đẽo thô sơ và mang phong cách của văn hóa Hòa Bình (công cụ hình đĩa, rìu ngắn, công cụ mũi nhọn) Qua đó các tác giả cho rằng niên đại của nhóm di tích Hòn Ngò có nhiều yếu tố sớm hơn Soi Nhụ (cách đây khoảng 7000 năm) và kéo dài tới lớp sớm thuộc văn hóa Hạ Long, cách đây khoảng 5000 năm [18, tr.149-150]
Đợt khảo sát thứ hai di tích Hòn Ngò vào tháng 10 năm 1998 dưới sự phối hợp giữa Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh và Viện khảo cổ học Kết quả của các đợt khảo sát nghiên cứu đã cho thấy Hòn Ngò và Núi Hứa nguyên là những đồi gò
to nhỏ khác nhau có cấu tạo bằng những vật liệu bở rời nằm nổi cao giữa bãi triều phủ đầy sú vẹt Hiện tại khi nước thủy triều dâng cao, cả 2 di tích trở thành những hòn đảo nằm chơ vơ giữa sóng nước Nhưng khi thủy triều hạ thấp, người
ta có thể đi bộ từ đất liền ra đảo Hòn Ngò Các kết quả khảo sát cho thấy, nhóm
di tích này đã bị sóng triều xâm thực phá hủy mạnh mẽ, không có tầng văn hóa
Đó chính là nguyên nhân khiến cho các di tích văn hóa tiền sử đã tích tụ trong các gò đống bị rửa trôi hoặc bị lộ ra hàng loạt giữa các bãi triều ngập nước Nói cách khác, những hiện vật đá gốm mà hiện nay chỉ phát hiện được giữa các bãi
Không ảnh 2: Di tích Hòn Ngò (Nguồn: Google Earth)
Trang 19triều sú vẹt chỉ là những chứng tích còn lại của một khu di chỉ có địa tầng văn hóa đã bị phá hủy hoàn toàn do các quá trình rửa trôi, cắt phá và xâm thực sóng biển vào các đồi gò – nơi chứa đựng các di tích khảo cổ Qua đó các tác giả cho rằng ở Hòn Ngò gần gũi với Thoi Giếng (Móng Cái – Quảng Ninh), với Cái Bèo (Cát Bà, Hải Phòng) nhất là tính nhiều giai đoạn trong tổng thể hiện vật Đồng thời Hòn Ngò cũng có những nét riêng biệt khá giống với di chỉ Hải Tân, phân
bố ở ven biển Phòng Thành của Trung Quốc Ở cả hai di chỉ này đều tồn tại các loại hình đồ đá ghè đẽo khá giống nhau, đặc biệt loại công cụ gần bầu dục ghè đẽo 2 mặt có rìa nhọn ở cả 2 đầu [42, tr 137-138]
Di tích Núi Hứa nằm trên
núi Hứa, thôn Làng Ruộng, xã
Đại Bình, huyện Đầm Hà Toàn
bộ diện tích được khoanh vùng
của di tích rộng khoảng 5 ha, có
3 khu vực chứa đựng những
loại hình di tích khác nhau núi
Hứa là một quả đồi chạy theo
hướng tây bắc – đông nam, cao hơn mực nước biển khoảng 60m và một phần bờ đông của vịnh triều ngập mặn Núi Hứa có nhiều mỏm đỉnh và là nguồn của nhiều khe suối đổ nước ra biển hay vào sông Làng Ruộng và bãi triều, tuy nhiên khi triều xuống việc đi lại giữa hai nơi này khá thuận lợi
Đây là một xã nằm ở phía đông nam huyện Đầm Hà, diện tích 94,49km2,
có 3.332 nhân khẩu gồm các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Sán Chỉ
Di tích được phát hiện vào tháng 5 năm 1999 giữa sự phối hợp Bảo tàng Quảng Ninh với Viện Khảo cổ học, di tích có tọa độ 107034’37” kinh đông,
21019’44” vĩ bắc, là chân của núi Hứa (một núi đất có chiều dài 2500, cao 56m) dọc theo bờ phía đông kéo dài cho tới cửa sông Hà Thanh đổ ra vịnh Tiên Yên
Không ảnh 3: Di tích Núi Hứa (Nguồn: Google Earth)
Trang 20Đây là nơi có cả rừng, bãi bồi, một bình nguyên nhỏ (khoảng 30 – 40km2), có cửa sông và một cửa biển dài hàng chục km, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cư trú cũng như kiếm sống của người nguyên thủy
Trên chiều dài 1500m ở chân núi – bờ sông, Bảo tàng Quảng Ninh đã phát hiện và thu được một sưu tập bao gồm: 29 công cụ ghè đẽo dạng mũi nhọn, 4 công cụ ghè đẽo hình đĩa theo kiểu Hòa Bình, 3 công cụ ghè đẽo dạng hình tam giác, 1 công cụ ghè đẽo dạng rìu ngắn, 6 rìu mài lan (chỉ mài sơ phần lưỡi và một phần nhỏ của thân rìu), 1 rìu có vai, trên 20 hiện vật khác là những phác vật hoặc mảnh tách trong quá trình chế tác công cụ Hiện tại trên khu vực di chỉ còn rất nhiều hiện vật khác mà do tính chất của đợt khảo sát nên chúng tôi chưa sưu tầm
Những hiện vật này chưa phân bố thành 3 khu vực có sự thay đổi về tính chất một cách rõ rệt Khu vực 1 đầu phía nam của chân núi Hứa chỉ phát hiện các công cụ ghè đẽo Khu vực 2 ở giữa chân núi phát hiện công cụ ghè đẽo và mài sơ (mài lan) Khu vực 3 ở đầu phía đông của chân núi phát hiện rìu có vai Nếu chúng ta tạo ra một lát cắt ngang di chỉ sẽ thấy sự phân bố loại hình hiện vật thấp dần theo độ cao, từ chân núi Hứa là nơi phân bố những công cụ ghè đẽo, tiếp theo đó thấp hơn, trên bãi triều tới sát mép nước là nơi tập trung chủ yếu là công cụ mài sơ (mài lan), sang bên kia sông Hà Thanh phía di chỉ Hòn Ngò thì
có đủ các công cụ ghè đẽo, mài sơ và mài toàn bộ Phân bố hiện vật trên chứng
tỏ có một quá trình cư trú liên tục và dịch chuyển địa lý qua nhiều nghìn năm của cư dân núi Hứa Năm 2013 di tích được công nhận xếp hạng di tích Khảo cổ
- lịch sử cấp tỉnh
Như vậy, với việc phát hiện di chỉ Hòn Ngò và Núi Hứa cho thấy tiềm năng nghiên cứu các di tích thời tiền sử ở khu vực rất lớn, đặc biệt khu vực ven cửa sông, cửa biển, các đồi gò Nơi mà có những vị trí thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi của các cư dân tiền sử ở khu vực này Cùng với những phát hiện ban
Trang 21đầu cho thấy tính phức tạp của di chỉ, đặc biệt trong vấn đề niên đại và tính chất văn hóa
Với những nghiên cứu khảo sát trước đây đều là những nghiên cứu đơn lẻ, dựa trên những kết quả khảo sát bước đầu Từ những nghiên cứu đó các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là nhóm di tích có cùng tính chất, phân bố ở dọc ven biển trên bề mặt bãi triều Những hiện vật đá tìm thấy chỉ ra rằng chúng có mối liên hệ nhất định với cư dân ven biển Đông Nam Trung Quốc
1.2.2 Những vấn đề nghiên cứu đặt ra
Những nghiên cứu trước đây chủ yếu chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của nhóm di tích này Vẫn chưa có sự nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về nhóm di tích mà chỉ nhìn nhận chủ yếu trên phương diện địa lý và công
cụ đá thu được trên bề mặt
Cần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề về đặc trưng của nhóm di tích, sự phát triển của các loại hình hiện vật đá, để từ đó thấy được con đường phát triển, diễn tiến văn hóa qua các thời kỳ trong thời đại đá mới vùng duyên hải đông bắc Việt Nam
Nghiên cứu nguồn nguyên liệu đá, kỹ thuật chế tác các loại hình công cụ để thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa các khu vực và các loại hình hiện vật đá khác nhau
Xem xét rõ hơn các đặc điểm về loại hình, chất liệu và hoa văn trang trí trên đồ gốm để thấy được nghề thủ công làm gốm của cư dân ven biển, cũng như tính thẩm mỹ của cư dân cổ ven biển
Tìm hiểu đặc trưng di tích, phương thức kinh tế cơ bản cũng như các mối quan hệ giao lưu văn hóa với các cộng đồng cư dân ven biển khác trong thời đại
đá mới ở trong và ngoài khu vực Nhận thấy được con đường giao lưu, trao đổi của các cộng đồng cư dân cổ nơi đây
Trang 22Từ những phát hiện và nghiên cứu mới để xem xét và nhìn nhận rõ ràng hơn về vị trí nhóm di tích này trong sự phát triển của thời đại đá mới Vai trò của nhóm/loại hình di tích này trong sự phát triển lịch sử Sự ảnh hưởng của các cư dân cổ ở miền núi, ven biển tác động như thế nào đến đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng cư dân ven biển sống men theo đồi gò và trong đất liền Tìm hiểu sự dao động của mực nước biển trong thế Holocene đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm cư dân này như thế nào Sự tác động của môi trường biển đối với môi trường cư trú cũng như đời sống vật chất của cư dân cổ ven biển Đông Bắc Việt Nam
1.3 Tiểu kết chương 1
Như vậy, qua những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở huyện Tiên Yên nói chung và huyện Đầm Hà nói riêng chúng ta có thể thấy những điều kiện rất thuận lợi cho sự cư trú của các cư dân cổ, đặc biệt là ảnh hưởng đến phương thức kinh tế khai thác ven biển trong đời sống vật chất của cư dân cổ Hòn Ngò và Núi Hứa
Những nghiên cứu khảo sát và khai quật đã cho thấy một phần nào về bức tranh cổ về cộng đồng cư dân cổ nơi đây Sử dụng các loại công cụ đá khác nhau
để khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên, những đặc điểm chính về nhóm di tích này
đã chỉ ra cho chúng ta thấy từ xa xưa đã có những cộng đồng cư dân cổ sống trên các đượng, đồi đất khác nhau trong đất liền để từ đó tiến hành các hoạt động khai thác ven biển và giao lưu, trao đổi văn hóa với các cộng đồng dân cư khác Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đã đặt được còn nhiều vấn đề khác xoay quanh nhóm di tích này cần được làm sáng tỏ trên phương diện nghiên cứu
kỹ thuật, loại hình học ở công cụ đá, cần thấy được những đặc trưng về kinh tế khai thác biển trong thời đại đá mới vùng duyên hải qua sự phát triển của nhóm
di tích này
Trang 23Chương 2: CẤU TẠO ĐỊA TẦNG VÀ ĐẶC TRƯNG DI VẬT
2.1 Cấu tạo địa tầng
Qua kết quả nghiên cứu điều tra, khai quật nhóm di tích này cho thấy: địa tầng của nhóm di tích có đặc điểm tương đồng nhau Các đặc điểm về hình thái địa hình, địa mạo giống nhau, trong cùng môi trường bãi triều ven biển Đặc biệt qua kết quả khai quật di tích Hòn Ngò năm 2014 cho thấy địa tầng ở khu vực bãi triều và sườn đồi như sau:
2.1.1 Địa tầng di tích Hòn Ngò
Qua khảo sát và kết quả khai quật ở di tích Hòn Ngò năm 2014 cho thấy
địa tầng khu vực di tích này như sau:
2.1.1.1 Địa tầng khu vực bãi triều
Lớp mặt: là lớp phù sa lắng đọng của biển, được hình thành do hiện tượng
thủy triều lên xuống đều đặn, là các lớp cát mỏng, pha lẫn ít sét phù sa màu nâu vàng và nâu xám Ngay trên bề mặt này xuất lộ nhiều di vật gồm cả đồ đá và đồ gốm
Lớp 1 (từ 0cm đến 10cm): là lớp đất mùn phù sa lắng đọng lại, chủ yếu là
thành phần cát và ít bùn sét màu nâu nhạt, có nhiều rễ cây sú, mắm, vẹt ăn sâu xuống Các loại hình di vật chủ yếu phát hiện trên bề mặt và trong lớp này
Lớp 2 (từ 10cm đến 30cm): lớp này tính chất và màu sắc đất như lớp mặt, tuy
nhiên tỷ lệ đất sét lẫn mùn khá cao nên đất có hiện tượng bùn nhão, màu nâu xám, lẫn nhiều cát mịn nhỏ và mùn cỏ cây lắng đọng lại Trong lớp này số lượng di vật xuất lộ ít, chủ yếu số di vật còn lại xuất lộ ở độ sâu 10 - 20cm
Từ 30cm đến 80cm: là lớp sét lắng đọng, ít cát hơn, gây nên hiện tượng bùn
nhão, có lẫn rễ cây sú, mắm Không có di vật và các dấu tích văn hóa
2.1.1.2 Địa tầng khu vực sườn đồi
Trang 24Chúng tôi tiến hành mở 2 hố với diện tích 32m2 Hai hố được mở ở độ cao
so với bề mặt bãi triều trung bình 4,0 - 5,0m Do địa hình sườn đồi nên hố khai quật có chiều dốc từ bắc xuống nam, nên độ cao chênh lệch của hố trung bình 0,5 - 1,0m Trong hố khai quật không xuất lộ dấu tích của tầng văn hóa và dấu vết cư trú của con người nơi đây, phủ lớp trên cùng là lớp mùn từ cỏ cây và lá rụng xuống, dày khoảng 10cm, tiếp đến vẫn là lớp đất mùn màu nâu nhạt, đất tơi, dày khoảng 10cm Dưới lớp đất mùn này là nền đất đồi màu vàng nhạt, lẫn hạt laterite nhỏ Không có dấu vết tầng văn hóa
2.1.2 Địa tầng di tích Núi Hứa: Đây cũng là một bãi triều gần cửa sông
Làng Ruộng đổ ra biển, khu vực phát hiện các dấu tích di vật đều nằm trên bề mặt bãi triều dưới chân núi, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng lên xuống của thủy triều Bề mặt bãi triều cũng là lớp đất sét bùn và cát, xung quanh khu vực chân đồi có nhiều cây sú, vẹt Khi khảo sát ở khu vực sườn đồi chúng tôi cũng không thấy có dấu tích di vật mà chỉ thấy ở khu vực bãi triều dọc theo chân đồi
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu cho thấy địa tầng khu vực nghiên cứu nhóm di tích này có đặc điểm tương đồng nhau Các loại hình di vật đều phát hiện trên bề mặt và một phần lớp mặt bên trên của bãi triều, lớp có cấu tạo chủ yếu là cát và bùn sét biển Chính đợt biển tiến cực đại ở giai đoạn Holocene trung đã làm mất đi môi trường sống và khai thác của cư dân Hòn Ngò và Núi Hứa, tầng văn hóa có thể đã bị rửa trôi và vùi lấp Giai đoạn này khi nước biển chưa đạt tới cực đại đã có một bộ phận cư dân ven biển có thể đã cư trú ở đây, tuy nhiên thời gian cư trú không dài cho nên đến khi biển tiến tràn vào đã xoá đi lớp cư trú trong thời gian ngắn đó, cùng với hoạt động của thuỷ triều mà các loại di vật bị trôi dạt và rải rác ở bề mặt bãi triều dưới chân đồi
2.2 Đặc trưng di vật
Tổng số hiện vật thu được ở di tích Hòn Ngò và Núi Hứa qua các đợt
nghiên cứu khảo sát và khai quật là 1337 hiện vật Các loại hình đồ đá có sự
phong phú về loại hình và chất liệu, gồm cả công cụ ghè đẽo và công cụ mài,
Trang 25ngoài ra còn có các loại hình hiện vật như hòn ghè, chày nghiền, phác vật, mảnh tước Đồ gốm thời kỳ tiền sơ sử đa số là mảnh vỡ
Bảng 2.1: Bảng thống kê tổng hợp hiện vật di tích Hòn Ngò và Núi Hứa
Những cư dân khai thác ở di chỉ Hòn Ngò và Núi Hứa sử dụng nhiều loại
đá khác nhau để chế tác công cụ Đều sử dụng đá cuội để chế tác công cụ Nguồn cuội này phân bố xunh quanh phạm vi khu di tích Đây là nguồn đá cuội phân bố có trữ lượng lớn ở khu vực ven biển huyện Tiên Yên, đặc biệt nơi các cửa sông suối đổ ra biển Qua kết quả khảo sát cho thấy chúng có mặt trên bề mặt ở khu vực cửa sông và trong địa tầng ở đất liền, gần khu vực phân bố của di tích, những vỉa cuội rhyolit biến đổi dày đặc, đặc biệt ở khu vực cửa sông Hà Thanh Trên đất liền, dọc theo hai sông Hà Thanh và Làng Ruộng có những bãi cuội lớn với mọi kích cỡ và hình dáng khác nhau Chúng là loại vật liệu xây dựng rất được nhân dân địa phương sử dụng để xây dựng Hiện vẫn còn nhiều nhà cửa, chuồng trại và công trình phụ khác của nhân dân được xây bằng loại đá cuội này Thời tiền sử những bãi cuội ấy là nguồn nguyên liệu vô tận cho con người khai thác để chế tác công cụ
Qua thống kê về kích thước của 270 hiện vật công cụ mũi nhọn, với loại chất liệu chủ yếu là đá cuội rhyolit biến đổi cho thấy: cuội có kích thước dài từ 10cm đến 15cm chiếm số lượng lớn nhất với 193 hiện vật, tiếp đến là công cụ dài từ 6 đến dưới 10cm với 59 hiện vật, còn lại những công cụ có kích thước lớn
Trang 26với chiều dài từ 15cm đến 21cm có 16 hiện vật Độ dày của viên cuội và công cụ thường nhỏ, chủ yếu dao động từ 3cm đến 6cm với 157 hiện vật, còn lại độ dày dưới 3cm có 113 hiện vật
Về trọng lượng của công cụ đá: Tuy chưa có con số thống kê toàn bộ về trọng lượng của số di vật, tuy nhiên trong đợt điều tra năm 2016 với 36 hiện vật công cụ mũi nhọn có chất liệu chủ yếu là cuội rhyolit thì có 25 hiện vật có trọng lượng từ 300gram đến dưới 600gram, 14 hiện vật có trọng lượng dưới 300gram, chỉ duy nhất 1 hiện vật có trọng lượng 850gram
Vì lẽ đó cho chúng ta thấy các công cụ mũi nhọn có kích thước và trọng lượng khá tương đồng nhau, kích thước và trọng lượng vừa phải, phù hợp với tay cầm Cuội nguyên liệu ở Hòn Ngò – Núi Hứa được tuyển lựa khá cẩn thận,
tỷ mỷ, phù hợp với chức năng của từng loại công cụ được chế tác Điều này cho thấy chủ nhân của những công cụ ghè đẽo ở đây đã có những nhận thức rõ ràng trong việc lựa chọn viên cuội để chế tác công cụ, cũng như có trình độ chế tác đá cao
b Chất liệu
Qua phân tích thạch học cho thấy công cụ sử dụng chủ yếu để chế tác công cụ là đá Rhyolit biến đổi, loại này được sử dụng để chế tác công cụ ghè đẽo Bên cạnh đó còn có các loại đá sét bột kết biến đổi, đá silic, chủ yếu được
Trang 27- Đá Rhyolit: Là chất liệu đá chủ yếu với trong tổng số 222 hiện vật,
chiếm 51,7% chất liệu đá, chủ yếu là các viên cuội dáng mỏng, hơi dẹt, hạt thô, cứng, trong có tinh thể thạch anh, bề mặt vỏ cuội lỗ trỗ không nhẵn mịn Loại đá này được sử dụng để chế tác công cụ chặt, mũi nhọn, nạo ngoài ra cũng là loại
đá chất liệu chủ yếu sử dụng làm hòn ghè Qua kết quả phân tích thạch học cho thấy đây là loại đá rhyolit bị biến đổi Cấu tạo và thành phần khoáng vật như sau:
Thành phần khoáng vật trong đá rhyolit bị biến đổi
~1%
Ít
Ít Mẫu là rhyolit bị biến đổi, tuy nhiên mẫu vẫn bảo tồn tốt cấu trúc ban đầu của đá Thành phần gồm:
*Ban tinh: Phân bố rải rác khá đều khắp mẫu
Felspat chiếm hàm lượng nhiều nhất, chủ yếu là plagioclas dạng tấm tự hình – nửa tự hình có kích thước thay đổi từ (0,2x0,4)mm đến (2x2,2)mm, plagioclas đa phần bị sericit hóa, có tấm còn tàn dư song tinh đa hợp Felspat kali dạng tấm nhỏ nửa tự hình có bề mặt mờ đục
Trang 28Thạch anh dạng hạt méo mó, gặm mòn vũng vịnh có kích thước đạt (0,1x0,4) đến (0,9x1,5)mm Thạch anh mặt sạch, giao thoa xám trắng
Khoáng vật màu dạng tấm tự hình – nửa tự hình có kích thước thay đổi từ (0,2x0,25) đến (0,6x0,8)mm, khoáng vật màu bị chlorit hóa hoặc chlorit – epidot hóa hoàn toàn
*Nền: là tập hợp felspat – thạch anh dạng hạt nhỏ không rõ ràng phân bố
xen kẽ nhau tạo kiến trúc felsit, felspat bị sét – sericit hóa tạo bề mặt nhám bẩn Phân bố rải rác trong nền là chlorit dạng vài vảy màu lục, đây có lẽ là sản phẩm biến đổi của thủy tinh hoăc của khoáng vật màu
Rải rác gặp ít hạt nhỏ epidot dạng méo mó
Quặng màu đen dạng hạt nhỏ méo mó phân bố rải rác, phản chiếu ánh kim
- Đá silic: Là loại đá có số lượng thứ 2 chất liệu hiện vật đá với 188 hiện
vật, chiếm 43,8% chất liệu đá Đây là loại đá có độ cứng cao, mịn, có vân đẹp, màu xám nhạt hoặc nâu sẫm, được sử dụng chủ yếu làm công cụ rìu, đục hoặc các công cụ có vết mài khác Tỷ lệ công cụ ghè đẽo có chất liệu đá silic rất ít
- Đá Sét bột kết biến đổi: Là loại chất liệu có số lượng lớn thứ ba tổng số
17 hiện vật, chiếm 4% chất liệu đá Qua mẫu phân tích thạch học cho thấy thành phần khoáng vật như sau:
~ 1%
Trang 29Sét là khoáng vật tạo đá chủ
yếu trong mẫu dạng ẩn tinh vài vảy
nhưng đa phần bị thay thế biến đổi
thành tập hợp sericit và chlorit giữa
- Đá cát kết (sa thạch): Loại này chỉ có duy nhất 1 tiêu bản, chiếm tổng số
chất liệu đá Đây là đá trầm tích vụn cơ học với thành phần gồm các hạt cát chủ yếu là fenspatvà thạch anh được gắn kết bởi xi măng silic, canxi, oxit sắt Loại công cụ sử dụng loại đá này chỉ có duy nhất 1 tiêu bản chày nghiền Chày được làm từ sa thạch mịn, hạt nhỏ và khá đều nhau
- Đá phiến: Loại đá này chỉ có duy nhất 1 hiện vật, được sử dụng làm
phác vật rìu, tuy độ cứng không cao nhưng đã được ghè đẽo tạo hình để chế tác rìu đá
Nhìn chung có thể nói rằng, cư dân tiền sử Hòn Ngò và Núi Hứa sử dụng nguồn nguyên liệu cuội Rhyolit là dồi dào nhất Chúng có mặt với số lượng dày đặc ở quanh khu vực di chỉ Qua khảo sát khu vực xung quanh hố khai quật cho thấy khu vực xung quanh di chỉ có khối lượng rất lớn loại đá Rhyolit, điều này cũng phù hợp với số lượng công cụ ghè đẽo được chế tác từ đá Rhyolit Tuy nhiên, trái ngược lại các loại hình công cụ mài lại có số lượng ít và chủ yếu được làm từ đá Sericit – clorit hoặc silic, mà cả hai loại đá này đều có mặt rất ít và
Thành phần khoáng vật trong sét bột kết
bị biến đổi
Trang 30hiếm thấy trong phạm vi di chỉ Có thể những cư dân Hòn Ngò đã chế tác loại công cụ này ở một nơi nào đó rồi mới di cư tới đây, hoặc qua giao lưu trao đổi
mà mới có loại đá chất liệu Sericit – clorit và silic ở đây
2.2.1.2 Loại hình
Sưu tập hiện vật đá của di tích Hòn Ngò và Núi Hứa qua các cuộc điều tra
và khai quật có tổng số 429 hiện vật, chiếm 32,1% tổng số hiện vật đá và gốm
Trong đó di tích Hòn Ngò có 223 hiện vật, Núi Hứa có 206 hiện vật Các loại hình hiện vật đá khá đa dạng về loại hình, gồm: công cụ ghè đẽo, công cụ mài, công cụ mảnh, phác vật, hòn ghè, mảnh tước, chày nghiền và cuội nguyên liệu Đặc biệt là loại hình công cụ ghè mũi nhọn chiếm số lượng lớn hơn cả, là loại hình di vật đại diện và đặc trưng cho nhóm di tích này
Núi Hứa
Trang 31Nhóm công cụ ghè đẽo là loại hình di vật chủ yếu ở nhóm di tích này với tổng số 338 hiện vật, chiếm 78,8% hiện vật đá Loại hình công cụ thuộc nhóm công cụ ghè đẽo gồm có 3 loại: Công cụ mũi nhọn, công cụ chặt đập và cuội có vết gia công khác Trong đó công cụ mũi nhọn chiếm 62,9% tổng số hiện vật Gồm 2 loại: Công cụ mũi nhọn 1 đầu và công cụ mũi nhọn 2 đầu
a.1 Công cụ mũi nhọn
Loại hình công cụ mũi nhọn là loại hình di vật có số lượng lớn nhất trong tổng số công cụ ghè đẽo với 270 hiện vật, chiếm 62,9% hiện vật đá và 83,6% công cụ ghè đẽo Loại hình công cụ mũi nhọn được chia thành 2 loại: công cụ mũi nhọn một đầu và công cụ mũi nhọn hai đầu Trong đó công cụ mũi nhọn một đầu chiếm số lượng chủ yếu với 250 hiện vật, chiếm 92,6% tổng số công cụ mũi nhọn
Bảng 2.4: Bảng thống kê công cụ mũi nhọn
TT Loại hình
Số lượng
Tổng %
Hòn Ngò Núi Hứa
1 Công cụ mũi nhọn 1 đầu 133 117 250 92,6
2 Công cụ mũi nhọn 2 đầu 13 7 20 7,4
di tích, chúng thường phân bố ở khu vực các con sông đổ ra biển, và ở các sườn đồi ven biển, nơi có mật độ phân bố dày đặc của nguồn cuội này Một phần đây
là loại cuội sẵn có, một phần do cuội có hình dáng và kích thước phù hợp cho việc chế tác công cụ cũng như nhu cầu khai thác Trong tổng số 270 hiện vật
Trang 32công cụ mũi nhọn thì đá rhyolit biến đổi đã chiếm 173 hiện vật với 64,1% tổng
số chất liệu đá sử dụng làm công cụ mũi nhọn
Bảng 2.5: Bảng thống kê chất liệu đá công cụ mũi nhọn
Di tích Chất liệu đá
Tổng % rhyolit silic sét bột kết
(Nguồn: Lưu Văn Phú)
- Công cụ mũi nhọn một đầu
Loại này có 250 hiện vật, chiếm 92,6% tổng số hiện vât công cụ mũi nhọn trong đó di tích Hòn Ngò có 133 hiện vật, di tích Núi Hứa có 117 hiện vật Đặc điểm của loại công cụ này là được chế tác từ các hòn cuội khá thon, dài, hơi dẹt, ghè 2 rìa cạnh tạo mũi nhọn cân và hơi lệch về một bên ở một đầu viên cuội Căn cứ vào hình dáng công cụ chúng tôi chia ra làm 2 loại công cụ mũi nhọn 1 đầu: công cụ mũi nhọn cân và công cụ mũi nhọn lệch
Bảng 2.6: Bảng thống kê công cụ mũi nhọn 1 đầu
(Nguồn: Lưu Văn Phú)
+ Công cụ mũi nhọn cân
Trang 33Công cụ mũi nhọn cân có 209 hiện vật, chiếm 83,6% công cụ mũi nhọn trong đó di tích Hòn Ngò có 113 hiện vật, di tích Núi Hứa có 96 hiện vật Đặc điểm của loại công cụ này là được chế tác từ các hòn cuội khá thon, dài, hơi dẹt, ghè ở 1 rìa và 2 rìa cạnh tạo mũi nhọn cân ở một đầu viên cuội
B.a 1 – 4: Công cụ mũi nhọn cân
(Nguồn: Lưu Văn Phú) Dưới đây là một số hiện vật tiêu biểu của loại công cụ này:
Công cụ ký hiệu 98.HN.BTQN.386/1/Đ37 Công cụ làm từ viên cuội kích
thước lớn, chất liệu đá rhyolit biến đổi, màu nâu xám, bề mặt khá nhẵn, mặt cắt ngang thân viên cuội gần hình bầu dục Công cụ ghè 2 mặt, ở một phần cạnh trên một đầu công cụ tạo mũi nhọn, vết ghè thô sơ, ít tu chỉnh Đốc hơi xiên, giữ lại tối đa vỏ cuội trên bề mặt Kích thước công cụ: dài 18cm, rộng 9,5cm, dày 5,7cm.(B.a.107; B.v.35)
Công cụ ký hiệu 98.HN.BTQN.386/2/Đ37 Công cụ làm từ viên cuội dáng
dài, chất liệu đá rhyolit biến đổi, màu nâu xám, bề mặt khá nhẵn, mặt cắt ngang thân viên cuội gần hình tam giác Công cụ được ghè tận dụng theo hình dáng ban đầu viên cuội, ghè 2 mặt ở 2 cạnh, tu sửa cạnh tạo mũi nhọn, vết ghè thô sơ,
Trang 34ít tu chỉnh Đốc thon tròn giữ lại tối đa vỏ cuội trên bề mặt Kích thước công cụ: dài 16,2cm, rộng 6,5cm, dày 3,4cm.(B.a.108; B.v.27)
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:19 Công cụ mũi nhọn cân xứng, đốc rộng,
còn giữ lại nhiều vỏ cuội, màu nâu đỏ Công cụ được làm từ đá Rhyolit, bề mặt
vỏ cuội lỗ trỗ, có nhiều hạt lấm tấm nhỏ, không kín đều Vết ghè đẽo được thể hiện trên cả hai mặt, chủ yếu ở hai rìa cạnh, vết ghè cân xứng đều ở cả 2 cạnh, vát nhọn dần về một đầu tạo mũi nhọn Bề mặt công cụ và đốc cầm giữ lại khá nhiều vỏ cuội Công cụ dáng thon dài, dẹt, các vết ghè không rõ tia ghè và sóng
ghè Kích thước công cụ: dài 14cm, rộng 7,8cm, dày 3,3cm (B.a:49; B.v:15) Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:20 Công cụ mũi nhọn cân, làm từ đá Rhyolit,
hạt thô, màu nâu đỏ Công cụ tận dụng nhiều theo hình dáng ban đầu của viên cuội để ghè đẽo tạo mũi nhọn ở một đầu Công cụ dáng mỏng, dẹt Công cụ ghè hai mặt trên hai rìa cạnh, thu nhỏ dần và tạo mũi nhọn ở một đầu, có vết ghè tu chỉnh nhỏ, diện ghè nhỏ Đốc gần bằng, hơi thu nhỏ, rộng dần về giữa và được ghè vát nhọn về một đầu viên cuội Kích thước công cụ: dài 11,2cm, rộng
8,3cm, dày 4,0cm (B.a:50; B.v:12)
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:55 Công cụ mũi nhọn cân, làm từ viên cuội
dẹt, màu xám xanh, độ cứng cao, hạt mịn Bề mặt viên cuội nhẵn mịn, toàn bộ đốc và hai mặt giữ lại nhiều vỏ cuội Hai rìa cạnh có vết ghè tạo hình mũi nhọn
và ghè tu chỉnh Các vết ghè thể hiện rõ nhật ở một rìa cạnh, kéo dài từ đốc đến phần mũi nhọn, phần mũi nhọn ghè vát đều từ hai cạnh, tạo mũi nhọn cân, diện
ghè nhỏ Kích thước công cụ: dài 9,5cm, rộng 6,4cm, dày 3,3cm (B.a:59;
B.v:19)
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:59 Công cụ làm từ hòn cuội Rhyolit kích
thước lớn, dáng gần hình bầu dục, bề mặt vỏ cuội lỗ trỗ, nhiều hạt thô, không nhẵn mịn, màu nâu sẫm lẫn xám trắng Ghè 2 rìa tạo mũi nhọn cân ở một đầu viên cuội, phần đốc giữ lại nhiều vỏ cuội Công cụ được ghè trên cả 2 mặt ở hai rìa cạnh, có nhiều vết ghè tu chỉnh nhỏ Một mặt viên cuội khá phẳng, giữ lại
Trang 35nhiều vỏ cuội, mặt còn lại hơi gồ cao, có nhiều vết ghè, diện ghè lớn, chỉ còn lại khoảng ¼ vỏ cuội Kích thước công cụ: dài 14,8cm, rộng 10,3cm, dày 5,5cm
(B.a:62; B.v:13)
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:67 Công cụ nhọn một đầu, ghè thô sơ ở một
đầu và một phần rìa cạnh viên cuội để tạo mũi nhọn Công cụ dáng hình bầu dục, được làm từ viên cuội thon dài, độ cứng cao, hạt mịn Công cụ được chế tác lợi dụng khá nhiều theo hình dáng ban đầu viên cuội để chế tác công cộng, ghè trên một mặt, vết ghè đơn giản, chỉ bóc bỏ 1 lớp mỏng vỏ ngoài viên cuội, không có vết ghè tu chỉnh, để lại tối đa vỏ cuội bên ngoài Kích thước: dài
11,9cm, rộng 5,3cm, dày 2,3cm (B.a:97; B.v:24)
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:83 Công cụ mũi nhọn cân, được làm từ hòn
cuội mỏng, dẹt, độ cứng cao, hạt mịn (silic) Công cụ ghè đẽo 2 rìa cạnh tạo một đầu nhọn cân xứng ở giữa viên cuội, vỏ cuội khá mịn, còn giữ lại được nhiều ở
cả hai mặt và một phần đốc Vết ghè được thể hiện ở 2/3 rìa viên cuội, diện ghè nhỏ, ít diện ghè lớn, có nhiều vết tu chỉnh Đầu đốc cầm nhỏ, có vết ghè nhỏ trên hai mặt, rộng dần ở giữa thân sau đó ghè tu chỉnh tạo hình đầu nhọn về một đầu viên cuội Các tia ghè và sóng ghè khá rõ trên các điểm ghè Kích thước công
cụ: dài 9,8cm, dài 7,1cm, dày 2,1cm (B.a:68; B.v:20)
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:87 Công cụ nhọn một đầu, ghè tạo hình ở rìa
cạnh xung quanh và vát đều nhỏ dần về một đầu tạo mũi nhọn, màu nâu xám Công cụ mỏng, dẹt, làm từ cuội Rhyolit thô ráp, có nhiều hạt nhỏ lấm tấm màu trắng xám Phần đốc rộng và nhỏ dần về đầu mũi nhọn Các vết ghè ở rìa cạnh xung quanh viên cuội, vết ghè thô, ít tu chỉnh, giữ lại khá nhiều vỏ cuội trên cả hai mặt Mặt cắt ngang thân hình bầu dục Kích thước công cụ: dài 11,9cm, rộng
Trang 36Công cụ ký hiệu 14.HN.H6.L2:03 Công cụ nhọn một đầu, chặt ngang
đốc, tạo hình dáng gần giống rìu ngắn, màu xám xanh và xám trắng Công cụ được làm từ cuội Rhyolit, bề mặt vỏ cuội lỗ trỗ, trong có lẫn lấm tấm nhiều hạt trắng đục Sử dụng thủ pháp ghè hai mặt, trong đó ghè một mặt là chủ yếu cùng với ghè 2 rìa cạnh tạo mũi nhọn cân xứng ở giữa Một mặt ghè bóc gần hết phần
vỏ cuội, mặt còn lại chỉ ghè một phần gần đầu mũi nhọn, phần vỏ cuội còn lại màu xám trắng và trắng đục Mặt cắt ngang thân dạng hình bầu dục Kích thước
công cụ: dài 8,5cm, rộng 5,6cm, dày 2,9cm (B.a:100; B.v:26)
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:109 Công cụ nhọn một đầu, mũi nhọn khá
cân, đốc chặt ngang gần phẳng, hình dáng gần tương tự rìu ngắn nhưng tạo mũi nhọn ở một đầu, màu nâu vàng lẫn xám nhạt Công cụ được làm từ viên cuội mỏng, dẹt, đốc rộng (5,7cm) và được ghè thu nhỏ về đầu còn lại khá đều tạo mũi nhọn khá cân xứng, mặt cắt ngang thân hình bầu dục Công cụ ghè xung quanh rìa cạnh trên cả hai mặt, tuy nhiên vẫn giữ lại phần vỏ cuội, một mặt được phủ lớp patin mỏng màu nâu vàng, mặt còn lại vỏ cuội phủ lớp patin màu xám trắng Diện ghè nhỏ, rìa cạnh có vết ghè tu chỉnh Kích thước công cụ: dài 11cm, rộng
7,1cm, dày 2,2cm (B.a:102; B.v:22)
Ngoài ra còn có công cụ có hình dáng gần giống những chiếc rìu tay, tuy nhiên chúng được làm từ các viên cuội dáng mỏng, dẹt, ghè rìa cạnh và tạo thành mũi nhọn ở một đầu Dưới đây là một số hiện vật tiêu biểu:
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:13 Công cụ kích thước lớn, có hình dáng gần
giống rìu tay trong thời kỳ đá cũ, làm từ viên cuội Rhyolit, mỏng, dẹt, màu nâu
đỏ và xám nhạt Bề mặt vỏ cuội lỗ trỗ, bên trong nhiều hạt sạn nhỏ Công cụ ghè hai rìa cạnh trên cả hai mặt ở một đầu và thân viên cuội tạo mũi nhọn Bề mặt công cụ giữ lại khá nhiều vỏ cuội Đốc thon tròn, rộng, hai cạnh ghè vát xiên nhọn dần về một đầu Vết ghè và diện ghè rộng, ghè tu chỉnh ở rìa cạnh nên khá
sắc Kích thước công cụ: dài 21cm, rộng 14,6cm, dày 3,3cm (B.a: 106; B.v:23)
Trang 37Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:38 Công cụ làm từ cuội Rhyolit mỏng, dẹt,
mặt cắt ngang thân gần hình bầu dục, công cụ dáng gần hình tam giác cân, màu xám trắng lẫn nâu đỏ Được ghè hai rìa cạnh trên cả hai mặt ở thân và một đầu viên cuội tạo mũi nhọn, một mặt ghè hết ½ vỏ cuội, mặt còn lại giữ lại khá nhiều
vỏ cuội Đốc gần bằng, không có vết ghè đẽo, rìa cạnh có nhiều vết ghè tu chỉnh nhỏ, tuy nhiên không rõ tia ghè và sóng ghè do công cụ bị phong hóa và chất
liệu đá kém, thô Kích thước công cụ: dài 11,3cm, rộng 9,3cm, dày 2,3cm (B.a
105)
Công cụ ký hiệu 99.NH.BTQN.3559/4/Đ94 Công cụ làm từ viên cuội
dáng gần hình tròn, mỏng dẹt, chất liệu đá rhyolit biến đổi, màu xám nhạt, mặt cắt ngang thân viên cuội gần hình bầu dục, bề mặt cuội khá phẳng Công cụ được ghè tận dụng theo hình dáng ban đầu viên cuội, ghè 2 mặt ở 2 cạnh trên một đầu tạo mũi nhọn Đốc cầm thon tròn Kích thước công cụ: dài 10,8cm,
rộng 8,6cm, dày 3cm (B.a.109; B.v.32)
Công cụ ký hiệu 99.NH.BTQN.3558/1/Đ93 Công cụ làm từ viên cuội
dáng dài, mỏng dẹt, chất liệu đá rhyolit biến đổi, màu nâu xám, mặt cắt ngang thân viên cuội gần hình bầu dục, bề mặt cuội khá phẳng Công cụ được ghè tận dụng theo hình dáng ban đầu viên cuội, ghè 2 mặt ở 2 cạnh, vết ghè thô sơ, ít tu chỉnh Đốc thon tròn giữ lại tối đa vỏ cuội trên bề mặt Kích thước công cụ: dài 14,3cm, rộng 6,7cm, dày 3,3cm(B.a.110; B.v.29)
Công cụ ký hiệu 16.NH.ĐT:01 Công cụ làm từ viên cuội dáng dài, mỏng
dẹt, chất liệu đá rhyolit biến đổi, màu nâu đỏ, mặt cắt ngang thân viên cuội gần hình bầu dục, bề mặt cuội khá phẳng Công cụ được ghè tận dụng theo hình dáng ban đầu viên cuội, ghè 2 mặt ở 2 cạnh, dọc theo chiều dài viên cuội Đốc thon tròn, giữ lại tối đa vỏ cuội trên bề mặt Kích thước công cụ: dài 15,7cm,
rộng 8,5cm, dày 2,5cm, nặng 500gram (B.a.111; B.v.31)
Công cụ ký hiệu 16.NH.ĐT:12 Công cụ làm từ viên cuội chất liệu đá
rhyolit biến đổi, màu nâu đỏ, bị gãy mất phần thân và đốc, mũi nhọn cân ở giữa
Trang 38Công cụ được ghè 2 mặt ở 2 cạnh Kích thước công cụ: dài 9,5cm, rộng 8,8cm,
dày 3,3cm, nặng 260gram (B.a.112; B.v.33)
Công cụ ký hiệu 16.NH.ĐT:31 Công cụ làm từ viên cuội chất liệu đá silic
hạt mịn, màu nâu xám, mặt cắt ngang thân hình bầu dục Công cụ được ghè 2 mặt ở xung quanh rìa cuội, vết ghè bóc gần hết vỏ cuội Kích thước công cụ: dài
12cm, rộng 6cm, dày 3,5cm, nặng 320gram (B.a.113; B.v.34)
+ Công cụ mũi nhọn lệch
Loại này có 41 hiện vật, chiếm 16,4% tổng số công cụ mũi nhọn một đầu Đặc điểm của loại công cụ này là các viên cuội dáng thon, hơi dẹt, ghè chủ yếu ở một rìa cạnh, tạo mũi nhọn vát lệch ở một đầu viên cuội Dưới đây là một số công cụ tiêu biểu:
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:39 Công cụ nhọn một đầu, mũi nhọn lệch về
một phía, dáng hình bầu dục, được làm từ cuội Rhyolit, hạt thô, bề mặt thô ráp, nhiều vết lỗ trỗ, màu nâu sẫm và nâu đỏ Cuội chế tác công cụ dáng hơi dẹt, đốc nhỏ và rộng dần về giữa thân Ghè tạo hình ở một rìa cạnh, ghè cả 2 mặt nhưng chủ yếu trên một mặt, mặt còn lại chỉ có một số vết ghè tu chỉnh nhỏ, tạo cho một phần rìa cạnh mỏng Vết ghè được thực hiện ở 2/3 rìa cạnh, ghè vát xiên về một đầu tạo mũi nhọn Công cụ ghè giữ lại nhiều vỏ cuội trên bề mặt và đốc
cầm Kích thước công cụ: dài 14cm, rộng 6,5cm, dày 3,7cm (B.a:124; B.v:39)
Công cụ ký hiệu 99.NH.BTQN.3558/19/Đ93 Công cụ làm từ viên cuội
dáng dài, mỏng dẹt, chất liệu đá rhyolit biến đổi, màu nâu xám, mặt cắt ngang thân viên cuội gần hình bầu dục, bề mặt cuội khá phẳng Công cụ được ghè tận dụng theo hình dáng ban đầu viên cuội, ghè 2 mặt ở 2 cạnh tạo mũi nhọn ở một đầu viên cuội, nhiều vết ghè dọc theo chiều dài cạnh viên cuội, ít tu chỉnh Đốc thon tròn, một mặt ghè gần hết vỏ cuội, mặt còn lại vẫn giữ lại nhiều vỏ cuội
trên bề mặt Kích thước công cụ: dài 14,7cm, rộng 7,7cm, dày 3,3cm (B.a.114;
B.v.37)
Trang 39Công cụ ký hiệu 16.NH.ĐT:09 Công cụ làm từ viên cuội có hình dáng
gần tương tự với công cụ ký hiệu số 04, chất liệu đá rhyolit biến đổi, màu nâu
đỏ, mặt cắt ngang thân viên cuội gần hình bầu dục, bề mặt cuội nổi cao ở giữa Công cụ được ghè tận dụng theo hình dáng ban đầu viên cuội, ghè 2 mặt ở 1 cạnh, tạo mũi nhọn lệch về một phía theo hình dáng cuội ban đầu, vết ghè nhỏ Đốc thon tròn, giữ lại tối đa vỏ cuội trên bề mặt Kích thước công cụ: dài
10,5cm, rộng 6,7cm, dày 3,3cm, nặng 280gram (B.a.116; B.v.44)
Công cụ ký hiệu 16.NH.ĐT:13 Công cụ làm từ viên cuội nhỏ, có hình
dáng hình bình hành, chất liệu đá silic hạt mịn, màu nâu đỏ, mặt cắt ngang thân viên cuội gần hình chữ nhật, bề mặt cuội khá phẳng Công cụ được ghè tận dụng theo hình dáng ban đầu ở một đầu viên cuội, ghè 2 mặt ở 1 cạnh, tạo mũi nhọn lệch về một phía theo hình dáng cuội ban đầu, vết ghè nhỏ Đốc nhọn, giữ lại tối
đa vỏ cuội trên bề mặt Kích thước công cụ: dài 11cm, rộng 4,2cm, dày 1,3cm, nặng 110gram(B.a.117; B.v.45)
- Công cụ mũi nhọn hai đầu
Loại công cụ mũi nhọn hai đầu có 20 hiện vật, chiếm 7,4% tổng số công
cụ mũi nhọn Trong đó di tích Hòn Ngò có 13 hiện vật và Núi Hứa có 7 hiện vật Đặc điểm của loại công cụ này là viên cuội dáng thon, dài, hơi dẹt, ghè ở 2 rìa cạnh và vát dần ở hai đầu viên cuội, tạo thành mũi nhọn ở hai đầu
B.a 5 – 6: Công cụ mũi nhọn 2 đầu
(Nguồn: Lưu Văn Phú)
Trang 40Dưới đây là một số hiện vật tiêu biểu:
Công cụ ký hiệu 98.HN.BTQN.391/6/Đ41 Công cụ dáng dài, hình bầu dục,
làm từ đá rhyolit biến đổi, màu xám vàng Công cụ ghè 2 mặt ở dọc 2 rìa cạnh tạo mũi nhọn ở hai đầu viên cuội, một mặt ghè gần hết vỏ cuội, vết ghè thô
Kích thước công cụ: dài 17cm, rộng 8,9cm, dày 3,6cm (B.a.138)
Công cụ ký hiệu 14.HN.H6.Lm:07 Công cụ nhọn hai đầu, dạng hình bầu
dục, được làm từ đá Rhyolit hạt thô, lấm tấm nhiều hạt xám vàng và xám trắng Công cụ ghè cả hai mặt, tuy nhiên ghè một mặt là chủ yếu, bóc hết phần vỏ cuội trên mặt ghè, mặt còn lại chỉ được ghè 2,3 nhát ở một đầu nhọn, còn lại để lại toàn bộ vỏ cuội sần sùi Các vết ghè ở rìa cạnh được tu chỉnh khá nhiều, đặc biệt
ở hai đầu viên cuội để tạo mũi nhọn Mặt cắt ngang thân gần hình lồng bàn
Kích thước công cụ: dài 11,4cm, rộng 5,9cm, dày 2,7cm (B.a:133; B.v:47) Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:103 Công cụ nhọn hai đầu, ghè tạo hình ở hai
rìa cạnh và thu nhỏ dần về hai đầu tạo cho công cụ có hai đầu nhọn, màu nâu vàng và nâu sẫm Được làm từ đá Rhyolit, mỏng dẹt, công cụ dáng hình bầu dục Vết ghè thể hiện chủ yếu ở một rìa cạnh xung quanh, vết ghè nhỏ, không rõ tia ghè và sóng ghè, có nhiều vết ghè tu chỉnh nhỏ Loại hình công cụ này tận dụng nhiều theo hình dáng ban đầu viên cuội Cả hai mặt đều lưu lại nhiều vỏ cuội Mặt cắt ngang thân công cụ hình bầu dục Kích thước công cụ: dài 17,5,
rộng 7,3cm, dày 2,9cm (B.a:142; B.v:46)
Công cụ ký hiệu 14.HN.ST:111 Công cụ nhọn hai đầu, làm từ viên cuội
thon dài, ghè xung quanh và tạo mũi nhọn ở hai đầu viên cuội, một đầu hơi cong tròn, đầu còn lại thon nhọn Công cụ làm từ cuội Rhyolit hạt thô, ghè tạo hình trên cả hai mặt và 2 rìa cạnh xung quanh, trong đó một mặt ghè gần hết vỏ cuội, màu nâu đen, mặt còn lại còn khá nhiều vỏ cuội màu xám trắng, ở mặt này có hai vết ghè lớn Rìa cạnh nhiều vết tu chỉnh nhỏ tạo cho công cụ dáng thon dài, khá vừa tay cầm Mặt cắt ngang thân gần hình tròn, các vết ghè không nhận diện