CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

9 460 2
CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN  NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN THU  BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN  ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC GIẢI PHÁP BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.1 DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI LÀM SỞ THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ NHÂN 4.1.1 Chiến lược phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt nam Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng của hệ thống chính sách xã hội, là yếu tố cấu thành nên chính sách bảo đảm xã hội. Bảo hiểm xã hội phải được phát triển trong tổng thể phát triển của cả hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước. Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội càng phát triển, khả năng thu và khả năng đầu tăng trưởng của quỹ BHXH càng lớn. Tác động của kinh tế - xã hội đối với quỹ BHXH rõ rệt hơn so với tác động quỹ BHXH lên kinh tế - xã hội, tuy nhiên quỹ BHXH phát triển sẽ góp phần làm ổn định xã hội, người lao động yên tâm công tác, tin tưởng vào tương lao để hăng hái sản xuất tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, mặt khác quỹ BHXH phát triển sẽ là một nguồn tài chính lớn đề đầu phát triển nền kinh tế, là một hình thức tập trung nguồn vốn từ các thành viên trong xã hội và Nhà nước. Thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH để quỹ ngày càng tăng trưởng là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nói chung và đối với hệ thống BHXH Việt Nam nói riêng. 4.1.2 Dự báo về tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian tới Nền kinh tế nước ta đã và đang những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc, xóa bỏ được trì trệ, thoát khỏi khủng hoảng, đang bước sang thế kỷ 21 với một triển vọng, tiềm năng về tốc độ tăng trưởng và ổn định xã hội, chuẩn bị cất cánh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Việt nam hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa. Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, năm 2010 nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020, nước ta bản sẽ phát triển thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2001-2005 theo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là 7,51% [20]. Cũng theo Văn kiện Đại hội X, tổng GDP được tạo ra trong năm 2005 đạt 838 nghìn tỷ đồng (tính theo thời giá năm 2000). Như vậy, đến năm 2005, GDP bình quân đầu người của nước ta đạt khoảng 640 USD. Cùng với các nhiệm vụ chủ yếu, Văn kiện Đại Hội X còn nêu lên các chỉ tiêu định hướng sau cho giai đoạn 2006- 2010, đó là: Tốc độ tăng GDP bình quân trong năm năm tăng từ 7,5% đến 8%/ năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 đến 1.100 USD[21]. GDP bình quân đầu người là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng đáp ứng về mặt tài chính của người lao động khi tham gia BHXH. 4.1.3 Dự báo về xã hội của nước ta trong thời gian tới Theo Văn kiện lần thứ X, tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%, đến năm 2010, dân số nước ta khoảng 90 triệu người, trong đó có 58,6 triệu người ở độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu người so với năm 2000 ; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%. Dự kiến có thể thu hút và tạo thêm việc cho khoảng 9 triệu lao động, đưa số lao động có việc làm ở nông thôn vào năm 2005 khoảng 28 triệu người, ở thành thị vào khoảng 13 triệu người. Tổng số lao động có việc làm năm 2010 dự báo trên 50 triệu người. Trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực chủ yếu điều chỉnh lực lượng lao động xã hội nên đối tượng tham gia BHXH chủ yếu thuộc khu vực này. Đến năm 2010, đối tượng tham gia BHXH khu vực KTTN sẽ tăng lên đáng kể, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lao động tham gia BHXH. Thu nhập của người lao động ngày càng cao, các nhu cầu về vật chất, tinh thần của người lao động cũng tăng lên đòi hỏi phải mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Do đó việc khai thác đối tượng tham gia BHXH thuộc khu vực này là tất yếu có tính lâu dài và đảm bảo tính cân đối quỹ BHXH. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý thu BHXH đối với BHXH Việt Nam nói chung và đối với BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. 4.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.2.1 Mở rộng khai thác đối tượng thu Bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế nhân Sự phát triển của sự nghiệp BHXH phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu BHXH. Theo kết quả nghiên cứu biến thu nhập lao động bình quân của doanh nghiệp (THUNHAPBQ) và biến số lao động của doanh nghiệp (TONNGLD) có hệ số α I dương. Do đó BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung nguồn lực khai thác và quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp KTTN làm ăn hiệu quả, thu nhập người lao động ổn định. Việc khai thác thu BHXH đối với doanh nghiệp khu vực KTTN trước hết cần tập trung tại địa bàn có số đơn vị, số lao động và số tiền phải thu BHXH hàng năm lớn như thành phố Huế, Hương thủy, Phú lộc, Phú vang, Hương trà. Hướng phấn đấu trong các năm tới sẽ đạt 90 – 95%. Bên cạnh việc khai thác tối đa tiềm năng thu BHXH khu vực KTTN, BHXH tỉnh cần các biện pháp quản lý số tiền phải đóng của những đối tượng đã tham gia BHXH một cách đầy đủ và kịp thời, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ tồn đọng chuyển sang năm sau thấp hơn 10% so với số phải thu cả năm. Ngoài ra BHXH tỉnh cần có biện pháp triển khai thu BHXH, BHYT bắt buộc đối với lực lượng lao động thuộc hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. Trước mắt cần tập trung mở rộng thu BHXH đối với những hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác có thu nhập ổn định. 4.2.2 Thực hiện tốt công tác thu bảo hiểm xã hội và giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quan BHXH cấp huyện thành phố cần thực hiện thu BHXH đảm bảo thu đúng, thu đủ và chính xác; làm tốt công tác thông báo kết quả đóng BHXH hàng tháng đối với các doanh nghiệp khu vực KTTN để có biện pháp đốc thu kịp thời. Lập mục tiêu, kế hoạch thu sát thực. Cử cán bộ thường xuyên theo dõi các doanh nghiệp tham gia để vừa đốc thu, vừa hướng dẫn đơn vị lập các biểu mẫu thu chính xác, kịp thời, đồng thời tuyên truyền chính sách BHXH cho chủ sử sử dụng lao động và người lao động, vận động doanh nghiệp đóng BHXH hàng tháng đúng theo quy định Luật BHXH. Hoàn chỉnh phương thức quản lý thu, nộp BHXH,BHYT đối với các doanh nghiệp khu vực KTTN, đặc biệt là hướng dẫn phương thức thu và ghi sổ BHXH đối với những lao động thuộc các tổ chức, cá nhân không có pháp nhân đầy đủ như hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. Thực hiện BHXH đối với người lao động khu vực KTTN cần đặt quyền lợi của người lao động lên hàng đầu. Do đó ngành BHXH cần cải tiến, hợp lý hóa quy trình cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và thực hiện tốt công tác chi đảm bảo sự công bằng hợp lý, củng cố lại công tác chi trả, thái độ phục vụ, điều đó sẽ tác động tích cực đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH khu vực này. 4.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện 4.2.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội - Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH đối với doanh nghiệp khu vực KTTN chưa tham gia BHXH. Theo kết quả nghiên cứu ở trên, ta thấy biến số THANHTRA dương, tác động ảnh hưởng lớn nhất trong việc tham gia BHXH. Do đó ngành bảo hiểm xã hội cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn thực hiện đóng BHXH đối với các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH. - Thực hiện nghiêm Luật BHXH đã được ban hành. Theo đó sẽ hạn chế tình trạng ký HĐLĐ ngắn hạn của các doanh nghiệp để trốn đóng BHXH bằng cách chỉ cho phép doanh nghiệp ký HĐLĐ xác định thời hạn lần thứ 2, sau đó phải chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn. Xử phạt nghiêm minh thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ sử dụng lao động cố tình trốn, nợ và chiếm dụng tiền BHXH của người lao động. Phối hợp với ngân hàng trích nộp BHXH và lãi của số tiền này từ tài khoản doanh nghiệp hoặc phong tỏa tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền. Để người sử dụng lao động không còn khe hở để trốn, nợ đóng BHXH, cần phải có hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH. 4.2.3.2 Tổ chức công tác tuyên truyền Công tác thông tin tuyên truyền có tác động rất lớn đến nhận thức của chủ sử dụng lao động trong việc tham BHXH, BHYT cho người lao động. Theo kết quả nghiên cứu trên ta thấy hệ số α i của biến số nguồn thông tin mà doanh nghiệp tiếp cận có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tham gia BHXH. Do vậy, khi triển khai công tác tuyên truyền cần phân biệt rõ đối tượng cần tuyên truyền để có các biện pháp, hình thức tuyên truyền đa dạng phù hợp cho từng đối tượng. Xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền, đặc biệt là phối hợp với các quan báo, đài phát thanh, truyền hình để thông tin tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người lao động và chủ sử dụng lao động về chính sách, chế độ BHXH, mở các chuyên mục hay thực hiện các phóng sự, tổ chức các diễn đàn, hội thảo về BHXH. - Đối tượng cần tuyên truyền là chủ sử dụng lao động: Cần phải quán triệt thực hiện chính sách BHXH, BHYT bắt buộc là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được điều chỉnh bằng Luật BHXH và các văn bản dưới Luật. Vì vậy, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT bắt buộc đối với người lao động mà mình ký kết HĐLĐ từ 03 tháng trở lên đúng theo quy định của Luật.Thứ nhất khi tham gia BHXH cho người lao động khi đó mới gắn bó với doanh nghiệp, tích cực lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và thứ hai đảm bảo khoản thu nhập người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu v.v… Đồng thời doanh nghiệp tránh được nguy giải thể, phá sản không may người lao động gặp phải những rủi ro trong sản xuất kinh doanh như tai nạn lao động, chết v.v…Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chính sách BHXH với những nội dung thiết thực và bằng nhiều hình thức đến chủ sử dụng lao động để nâng cao nhận thức, tạo niềm tin vào chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước để chủ sử dụng lao động tự giác chấp hành quy định chính sách BHXH, dần dần trở thành nhu cầu, đòi hỏi được tham gia BHXH. - Đối tượng cần tuyên truyền là người lao động : Đây là đối tưởng hưởng lợi trực tiếp từ chính sách BHXH. Cần phải nâng cao nhận thức cho người lao động hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong khi tham gia BHXH. Người lao động phải biết được các lợi ích mà mình được hưởng khi tham gia BHXH. Tích cực tuyên truyền chính sách sách BHXH bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt phù hợp với đối tượng là lao động phổ thông. Để thực hiện được nhiệm vụ này, quan BHXH phải có kế hoạch hàng năm, bằng các kênh thông tin khác nhau như tuyên truyền thông qua hệ thống công đoàn, phương tiện thông tin đại chúng, Pano, áp phích, phát tờ gấp, tập huấn hướng dẫn giải thích cho cán bộ làm công tác BHXH, BHYT tại các đơn vị, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH. 4.2.3.3 Nâng cao năng lực quản lý của hệ thống thực hiện thu bảo hiểm xã hội - Hoàn thiện hệ thống tổ chức, tạo môi tường pháp lý giúp cho việc chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc được dễ dàng, tạo điều kiện tốt nhất cho các cán bộ nghiệp vụ thu BHXH thực hiện nhiệm vụ vủa mình. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BHXH, đặc biệt là cán bộ làm nghiệp vụ thu BHXH và có chính sách khuyến khích các đơn vị thu nộp tiền đúng thời hạn. - Nhanh chóng hiện đại hóa công tác quản lý BHXH bằng công nghệ thông tin, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp phát triển BHXH. 4.2.3.4 Quản lý thông qua phối hợp với các quan chức năng trên địa bàn - Sở kế hoạch đầu cung cấp thông tin về những đơn vị mới đăng ký kinh doanh, Cục thuế tỉnh cung cấp thông tin về những đơn vị được cấp mã số thuế. Do vậy BHXH tỉnh tăng cường phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thuế trong việc khai thác số đơn vị và lao động mới đăng ký kinh doanh. - Sở lao động thương binh và xã hội là quan quản lý nhà nước về lao động. Do vậy Bảo hiểm xã tỉnh thường xuyên kết hợp với các quan này để tăng cường giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về lao động như đăng ký xây dựng thang lương, bảng lương người lao động, xây dựng thỏa ước lao động tập thể trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ đóng BHXH. - Kết hợp với Liên đoàn Lao động trong việc vận động tổ chức thành lập công đoàn ở các đơn vị khu vực KTTN, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp người lao động. - Phối hợp với UBND xã phường thị trấn tuyên truyền vận động, kiểm tra, rà soát tất cả các đối tượng là doanh nghiệp khu vực KTTN, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác có sử dụng lao động trên địa bàn. - Phối hợp với quan chức năng như Phòng LĐTBXH, Liên đoàn lao động và các tổ chức công đoàn sở tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành thường xuyên về việc thực hiện pháp luật lao động và Luật BHXH. 4.2.3.5 Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng Hàng năm khen thưởng, nêu gương điển hình những đơn vị và cá nhân làm tốt công tác thu nộp BHXH. Có chế độ thưởng phạt nhằm hổ trợ động viên kịp thời đối với những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt chính sách BHXH. Đưa công tác BHXH của các đơn vị KTTN vào chỉ tiêu xét thi đua khen thưởng của huyện và thành phố. Nêu những gương điển hình tiên tiến trong thực thi chính sách BHXH để làm mô hình nhân rộng toàn tỉnh. 4.2.4 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách - Chính phủ sớm xây dựng và ban hành Luật Bảo hiểm y tế, tạo hành lang pháp lý bản đồng bộ cho hoạt động của sự nghiệp bảo hiểm xã hội, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện thu BHXH, BHYT trong thời gian qua. - Chính phủ sớm ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng cho người lao động khu vực KTTN; phải đưa vào HĐLĐ các điều khoản về BHXH một cách rõ ràng để người lao động ý thức trách nhiệm của mình và doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH; cần phân tách cụ thể cấp, ngành quản lý các doanh nghiệp về nơi sản xuất kinh doanh và số lượng lao động sử dụng, HĐLĐ, thang lương, bảng lương. Đây chính là yếu tố bản để BHXH có sở khai thác, phát triển BHXH đến người lao động và kiểm tra việc thực hiện BHXH đối với người lao động. - Chính phủ cần nghiên cứu ban hành mức đóng BHXH cụ thể đối với lao động thuộc hộ sản xuất kinh doanh cá thể và tổ hợp tác. Bởi vì hầu hết lao động thuộc nhóm đối tượng này không ký hợp đồng lao động; tiền lương, tiền công chỉ thỏa thuận với nhau. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thuộc đối tượng này ngày càng tham gia BHXH một cách tích cực. . Mức xử phạt hiện hành còn thấp. Nhiều doanh nghiệp sẳn sàng nộp phạt để khỏi phải đóng BHXH. Do vậy Chính phủ sớm ban hành đồng bộ quy định về chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp khu vực KTTN không thực hiện tham gia BHXH, BHYT bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động khu vực KTTN. quan BHXH chưa có chức năng thanh tra, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm về BHXH; Thanh tra lao động có chức năng này lại không thường xuyên kiểm tra, thanh tra để kịp thời vi phạm, có những trường hợp phát hiện vi phạm thì chủ yếu nhắc nhở hoặc xử phạt ở mức thấp. . CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.1 DỰ BÁO. THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.2.1 Mở rộng khai thác đối tư ng thu Bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân

Ngày đăng: 19/10/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan