QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG

11 346 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG: 1. Quá trình thành lập NHCTVN chi nhánh TP Đà Nẵng: Quá trình thành lập: NHCTVN chi nhánh TP Đà Nẵng được tách ra từ chi nhánh NHCT tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, chính thức hoạt động từ 01/01/1997 5 theo Quyết định số 14/ NHCT- QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, trên cơ sở chia tách địa giới hành chính của Nhà nước thành hai đơn vị là tỉnh Quảng Nam TP Đà Nẵng. Chi nhánh NHCT Đà Nẵng là đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam. Tiền thân của NHCT Đà Nẵng sau 1975 là NHNN TP Đà Nẵng. Từ tháng 07/1988 đến nay, sau khi hệ thống NHVN chuyển từ một cấp quản lý sang hai cấp (Hệ thống NHNN Hệ thống NHTM) thì đổi thành NHCT tỉnh QNĐN (nay là NHCT Đà Nẵng). Quá trình hoạt động kinh doanh cho đến nay đã phát triển lớn mạnh về nhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, doanh số huy động vốn, cho vay ngày càng lớn, chất lượng hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng lên đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế hoạt động kinh doanh. Từ những thành quả nổi bật đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba. Hiện nay cùng với sự phát triển chung, chi nhánh NHCT Đà Nẵng từng bước đổi mới, xây dựng phong cách giao dịch của người cán bộ NHCT, đổi mới hiện đại hoá công nghệ ngân hàng chuẩn bị các điều kiện để hội nhập. 2. Về cơ cấu tổ chức: Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG 3. Nhiệm vụ của Ban Giám đốc các phòng ban: - Ban Giám đốc Chi nhánh do NHCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo Quy chế bổ nhiệm bổ nhiệm lại của Nhà nước. * Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ Hội sở chính đến các chi nhánh trực thuộc Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn. Trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng Cân đối tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Kiểm tra nội bộ, Phòng giao dịch Hải Châu, Phòng thông tin điện toán. * Các Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc, chỉ đạo điều hành hoạt động về mặt kinh doanh (Phòng Tín dụng), các phòng chuyên đề Tiền tệ Kho quỹ, Quản lý tiền gửi dân cư, Hành chính, Kế toán tài chính. Chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc Pháp luật về những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánh khi được Giám đốc uỷ quyền. - Các phòng chức năng: 1> Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện chức năng kinh doanh trên các lĩnh vực Ngoại hối như mở L/C, cho vay, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh các dịch vụ khác . 2> Phòng quản lý tiền gửi dân cư: Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn trong dân cư như Tiết kiệm, Trái phiếu, các dịch vụ khác . 3> Phòng Tín dụng: Thực hiện chức năng kinh doanh như cho vay cá thể, các tổ chức kinh tế Quốc doanh, ngoài Quốc doanh. 4> Phòng cân đối tổng hợp: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụ ngân hàng. 5> Phòng kế toán tài chính: Thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ quy định các dịch vụ khác . 6> Phòng tổ chức cán bộ: Thực hiện các chính sách chế độ các quyền lợi cho người lao động, tham mưu cho ban Giám đốc về quy hoạch, đề bạt bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng, điều động cán bộ, tổ chức bộ máy mạng lưới của Chi nhánh. 7> Phòng Tiền tệ Kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ ngân hàng, thu chi tiền cho khách hàng. 8> Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát các hoạt động của nội bộ NHCT. 9> Phòng thông tin Điện toán: Cập nhật lưu trữ số liệu của chi nhánh, triển khai các chương trình điện tử quản lý trên mạng của hệ thống các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng. 10> Phòng hành chính: Thực hiện chức năng hổ trợ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp, tổ chức hội họp, hội nghị, tiếp khách, quan hệ đối nội, đối ngoại, quản lý, bảo vệ tài sản của ngân hàng . 11> Phòng giao dich Hải Châu: Là đơn vị phụ thuộc, thực hiện chức năng kinh doanh của ngân hàng như cho vay, thu tiền gửi, các dịch vụ khác . trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh. 12> Các chi nhánh trực thuộc: Thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng, hạch toán phụ thuộc. II. MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG: gồm có: - Hội sở chính tại 172 Nguyễn Văn Linh Quận Thanh Khê Đà Nẵng - Hai Chi nhánh trực thuộc là NHCT Liên Chiểu tại Quận Liên Chiểu Đà Nẵng, NHCT Ngũ Hành Sơn đóng tại Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng. - Một phòng giao dịch là Phòng giao dịch Hải Châu tại 36 Trần Quốc Toản Đà Nẵng. Ngoài ra còn có Các Tổ công tác làm nghiệp vụ cho vay huy động vốn, tiết kiệm, chuyển tiền nằm rải rác trên địa bàn TP. III. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ: - Số lượng nhân viên : 300 + Trình độ chuyên môn: . Sau đại học : 07 . Đại học : 200 . Cao đẳng, cao cấp NH : 03 . Trung học : 50 IV. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH TRONG HAI NĂM (2002-2003) Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của hệ thống NHCT Việt Nam, chi nhánh NHCT Đà Nẵng đã có một quá trình phấn đấu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 1. Tình hình nguồn vốn, huy động vốn. a) Tình hình nguồn vốn. Như chúng ta đã biết, trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nguồn vốn luôn là yếu tố quyết định quy mô hoạt động, doanh thu hiệu quả sử dụng vốn. Đối với ngân hàng cũng vậy, nguồn vốn là yếu tố quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng, quyết định đầu ra của mọi lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể, từng ngân hàng mà nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn có khác nhau. Nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh NHCT Đà Nẵng được thể hiện qua bảng sau : Bảng 1 : BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đvt: triệu đồng Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch ST TT% ST TT% ST TL% 1. Vốn huy động 2. Thanh toán vốn 3. Tài sản nợ khác 994.377 497.039 190.059 59,14 29,56 11,30 1.273.011 452.305 260.506 64,11 22,77 13,12 278.634 -44.734 70.447 28,02 -9,00 37,07 Tổng 1.681.475 100 1.985.822 100 304.347 18,10 Qua bảng trên, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng đã có sự biến động lớn về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nếu năm 2002, nguồn vốn của ngân hàng là 1.681.475 triệu đồng, thì đến cuối năm 2003 nguồn vốn đã đạt 1.985.822 triệu đồng. Về tuyệt đối, nguồn vốn ngân hàng đã tăng lên một lượng là 304.347 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,10% so với năm 2002. Điều này đã chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, dấu hiệu của sự phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai . Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ 3 nguồn, đó là vốn huy động, thanh toán vốn tài sản nợ khác. Với 994.377 triệu đồng năm 2002, chiếm 59,14% trong tổng nguồn vốn, vốn huy động là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh - đây là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của mỗi ngân hàng. Năm 2003, Nguồn này tăng lên đến 1.273.011 triệu đồng chiếm 64,11% trong tổng nguồn. Với tỉ trọng cao ngày càng tăng như vậy chứng tỏ ngân hàng ngày càng trở nên độc lập hơn, tự chủ hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ Trung Ương. Vốn huy động qua hai năm về tuyệt đối đã tăng một giá trị là 278.634 triệu đồng tức tăng 28,02% so với năm 2002. Đây là một điều kiện để mở rộng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của các đơn vị, cá nhân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tài sản nợ khác là nguồn chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng lại có tốc độ tăng cao nhất: Năm 2002 tài sản nợ khác đạt 190.059 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,30% tổng nguồn; Năm 2003 nguồn này đạt 260.506 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,12% so với tổng nguồn. Như vậy, so với năm 2002 nguồn này đã tăng với tốc độ 37,07%. Năm 2002, thanh toán vốn có giá trị 497.039 triệu đồng chiếm 29,56% tổng nguồn; đến cuối năm 2003, thanh toán vốn còn lại 452.305 triệu đồng tương ứng 22,77% so với tổng nguồn. Như vậy, thanh toán vốn đã giảm 44.734 triệu đồng tức đã giảm 9,00%. Thanh toán vốn bao gồm hai bộ phận: thanh toán với TCTD khác tài khoản điều chuyển vốn. Tóm lại, nguồn vốn ngân hàng ngày càng tăng là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện được sự lớn mạnh của ngân hàng cả về thế lực. Do đó cần tiếp tục phát huy hơn nữa. b) Tình hình huy động vốn. Việc thu hút vốn đầu vào đối với các ngân hàng là rất quan trọng. Các ngân hàng đã tích cực phát huy những nguồn tiền gửi có lãi suất thấp để giảm nhẹ chi phí trả lãi một cách hợp lý để giữ thu hút được khách hàng. Trong năm qua, nguồn vốn huy động tăng chiếm 64,11% trên tổng nguồn, đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô đầu tư tín dụng. Để thấy rõ nguồn vốn huy động trong năm qua, chúng ta xem xét nguồn vốn này qua bảng sau: Bảng 2 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Đvt: Triệu đồng Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch ST TT% ST TT% ST TL% 1. Tiền gửi doanh nghiệp 485.790 48,85 592.664 46,56 106.874 22,00 2. Tiền gửi dân cư 481.615 48,43 649.949 51,06 168.334 34,95 - Tiền gửi tiết kiệm 463.178 46,58 631.696 49,62 168.518 36,38 - Phát hành công cụ nợ 18.437 1,85 18.253 1,44 -184 -0,10 3.Tiền gửi của các TCTD 18.313 1,84 21.921 1,72 3.608 19,70 4. Vay TCTD 8.659 0,88 8.477 0,66 -182 -2,1 Tổng 994.377 100 1.273.011 100 278.634 28,02 Qua hai năm, doanh số huy động vốn tăng cao từ 994.377 triệu đồng lên 1.273.011 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 278.634 triệu đồng, tức tăng 28,02%. Sự gia tăng này có sự đóng góp đáng kể của những bộ phận sau: Tiền gởi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gởi không kỳ hạn dùng để thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua ngân hàng. Thông qua đó ngân hàng thực hiện việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn vốn cho vay. Trong năm 2002 tiền gởi doanh nghiệp là 485.790 triệu đồng, chiếm 48,85% tổng nguồn. Năm 2003 nguồn này đạt 592.664 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,56%. Như vậy, so với 2002 thì nguồn này tăng 106.874 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 22,00% góp phần "hạ giá thành" sản phẩm tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh về mặt lãi suất. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng đã xác định đây là nguồn vốn quan trọng với lãi suất huy động thấp nhất, do đó ngân hàng ngày càng có những chính sách thu hút giữ khách hàng- ưu tiên khuyến khích khách hàng tham gia thanh toán qua ngân hàng, thực hiện chính sách ưu tiên thanh toán tín dụng đối với các đơn vị có tiền gởi thường xuyên tại ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, mặc dù trong năm vừa qua nguồn này đã có tốc độ tăng rất cao (22,00%) nhưng tỷ trọng so với tổng nguồn huy động thì lại giảm 2,29%. Do vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt, đưa các sản phẩm thanh toán mới vào phục vụ. Tiền gởi dân cư tăng cả về tổng số tiền gửi lẫn tỷ trọng so với tổng nguồn huy động. Nếu năm 2002, tiền gởi dân cư đạt 481.615 triệu đồng chiếm 48,43% so với tổng nguồn huy động thì đến năm 2003 đã lên đến 649.949 triệu đồng, chiếm 51,06% tổng nguồn huy động, tăng 34,95% tương ứng với mức tăng 168.334 triệu đồng so với năm 2002. Việc tiền gởi dân cư tăng là do tiền gởi tiết kiệm (chiếm trên 96,00% tiền gửi dân cư) tăng lên. Cụ thể: Năm 2002 tiền gửi tiết kiệm là 463.178 triệu đồng, chiếm 46,58% tổng nguồn huy động; Năm 2003 nguồn này đạt 631.696 triệu đồng chiếm 49,62% tổng nguồn huy động, tăng 168.518 triệu đồng, tương ứng với tốc độ 36,38% so với năm 2002. Chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn huy động là nguồn tiền gửi của các TCTD vay của các TCTD. Với nguồn tiền gửi của các TCTD thì tỷ trọng so với tổng nguồn không tăng nhưng về lượng tuyệt đối thì lại tăng 3.608 triệu đồng. Còn đối với nguồn vay của các TCTD xét cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối đều giảm. Đây là nguồn không tốt bởi nó thể hiện sự phụ thuộc của ngân hàng vào các ngân hàng TCTD khác. Do đó, mặc dù mức giảm không cao nhưng nó cũng đã thể hiện được sự tự lực, sự độc lập của ngân hàng. Như vậy, bằng nhiều hình thức huy động vốn với kỳ hạn lãi suất linh hoạt, ngân hàng đã đưa nguồn vốn huy động các loại tăng trưởng. Nhờ chủ động trong công tác huy động vốn, Chi nhánh NHCT thành phố Đà Nẵng đã đáp ứng một khối lượng lớn vốn cho các thành phần kinh te, phục vụ cho nhu cầu tổ chức sản xuất kinh doanh, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn thành phố. 2. Tình hình sử dụng nguồn vốn Với tình hình nguồn vốn như thế, Chi nhánh NHCT Đà Nẵng đã sử dụng như sau: Bảng 3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN Đvt : triệu đồng Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch ST TT% ST TT% ST TL% 1. Dự trữ thanh toán 2. Cho vay 3. Các khoản đầu tư khác 4. Thanh toán vốn 5. Tài sản có khác 61.344 1.320.500 102.396 57.793 139.442 3,65 78,53 6,09 3,44 8,29 56.437 1.450.700 134.139 72.230 272.316 2,84 73,05 6,76 3,64 13,71 -4.907 130.200 31.743 14.437 132.874 -8,00 9,86 31,00 24,98 95,29 Tổng 1.681.475 100 1.985.822 100 304.347 18,10 Ngân hàng cần phải luôn có đủ tiền mặt để thanh toán cho người gửi tiền rút ra bất cứ lúc nào nên phải quản lý tiền mặt ở trạng thái lỏng. Thực hiện vấn đề này, năm 2002, dự trữ thanh toán đạt 61.344 triệu đồng chiếm 3,65% vốn được sử dụng, năm 2003 là 56.437 triệu đồng, giảm 8,00% tức là 4.907 triệu đồng so với năm 2002. Ngân quỹ tăng đảm bảo khả năng thanh toán chi trả, đáp ứng kịp thời về tiền mặt cho khách hàng, an toàn kho quỹ, góp phần cân đối thu chi tiền mặt trên địa bàn. Ngoài ra, ngân quỹ tăng phần nào cũng khẳng định quy mô hoạt động của ngân hàng được mở rộng. Tuy nhiên, nếu ngân quỹ tồn quá nhiều là không tốt, gây ứ đọng vốn dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, có thể làm lợi nhuận giảm. Về điểm này, Chi nhánh đã thực hiện tốt khi đã hạn chế thấp nhất tình trạng ứ đọng vốn. Về khoản mục cho vay Cho vay là nghiệp vụ sinh lời nhất cũng là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng. Do đó, ngân hàng đã thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình cho vay, giao dịch “một cửa” nhanh gọn, năng động, hiệu quả, đẩy mạnh chính sách tiếp thị, tuyên truyền. Đẩy mạnh mở rộng phát triển nhanh các loại hình cho vay theo phương châm tăng trưởng dư nợ đi đôi với hiệu quả an toàn lành mạnh tài chính. Với hướng hoạt động như vậy, đến cuối năm 2003, ngân hàng đã đưa cho vay tăng 130.200 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 9,86%. Năm 2002, cho vay của NHCT Đà Nẵng là 1.320.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 78,53%. Cuối năm 2003, con số này tăng đến 1.450.700 triệu đồng tuy nhiên tỷ trọng lại giảm xuống còn 73,05% tổng nguồn sử dụng. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động tăng nhưng đầu tư cho vay không tăng tương xứng với nó nên trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay hơn nữa để nâng cao hiệu quả vốn huy động. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của các NHTM trên địa bàn thì đây là một kết quả không tồi. Mặt khác, nhận thức được vấn đề này, ngân hàng cũng đã có những chính sách định hướng phát triển cụ thể. Nếu trước đây, hầu hết các NHTM nói chung Chi nhánh nói riêng đều quan tâm nhiều đến các khách hàng là các DNNN thì trong tương lai đối tượng được ưu tiên của Chi nhánh sẽ là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, bởi vì đây là những đối tượng có tiềm năng rất lớn, cùng với những chính sách quan tâm của Nhà nước sẽ là điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển. Hơn nữa, khi nền kinh Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực thế giới thì quá trình tư nhân hoá sẽ diễn ra càng nhanh, những lĩnh vực trước đây của Nhà nước bây giờ sẽ do tư nhân quản lý. Lúc đó, nhu cầu vốn của khu vực này là rất lớn, sẽ là cơ hội cho Chi nhánh. Ngoài ra, còn đẩy mạnh cho vay các đối tượng có nguồn thu nhập ổn định như cán bộ công nhân viên chức (tăng mức dư nợ tối đa từ 10 triệu lên 20 triệu) vì đây là những đối tượng có rủi ro rất thấp. Cùng với sự tăng lên của tổng nguồn, tài sản có khác tăng lên với tốc độ 95,29% từ 139.442 triệu đồng (năm 2002) lên 272.316 triệu đồng (năm 2003), đồng thời tỉ trọng cũng tăng từ 8,29% năm 2002 lên 13,71% năm 2003. Tài sản có khác bao gồm tài sản cố định, lãi cộng dồn dự thu, các khoản phải thu, đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính . Các khoản đầu tư khác như đầu tư vào tín phiếu NHNN, đầu tư vào chứng khoán TCTD khác, tiền gửi tại các TCTD trong nước, cho vay các TCTD . cũng tăng từ 6,09% lên 6,76%, đạt tốc độ 31%. 3. Phân tích kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là chênh lệch giữa chi phí đã bỏ ra kết quả thu về sau một chu kỳ kinh doanh nhất định thường là một năm. Chi phí chủ yếu là số tiền lãi phải trả cho hoạt động huy động vốn từ các thành phần kinh tế, dân cư. Kết quả thu về chính là lãi thu từ cho vay là chính. Kết quả kinh doanh tín dụng của Chi nhánh NHCT Đà Nẵng qua hai năm thể hiện qua bảng sau: Bảng 4 BẢNG KẾT QUẢ TÀI CHÍNH Đvt: triệu đồng Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch ST TT% ST TT% ST TL% 1.Tổng thu nhập 75.825 100 82.913 100 7.088 9,35 - Thu lãi 69.605 91,80 75.688 91,29 6.083 8,74 + Thu lãi cho vay 68.582 90,45 74.068 89,33 5.486 8,00 + Thu lãi tiền gửi 1.023 1,35 1.620 1,96 597 58,36 - Thu dịch vụ ngân hàng 5.821 7,68 6.752 8,14 931 16,00 - Thu lãi ng.vụ KD khác 0 0 0 0 0 0 - Thu khác 399 0,52 473 0,57 74 18,55 2. Tổng chi phí 56.960 100 62.916 100 4.956 8,55 - Trả lãi 45.768 78,96 51.571 81,97 5.803 12,68 + Trả lãi tiền gởi 45.507 78,51 51.240 81,44 5.733 12,60 + Trả lãi tiền vay 261 0,45 331 0,53 71 27,20 - Chi dịch vụ ngân hàng 1.829 3,15 2.009 3,19 180 9,84 - Chi về TSCĐ, q.lý đ.tạo 3.937 6,80 4.500 7,15 563 14,30 - Chi nộp thuế, lệ phí 135 0,23 159 0,25 24 18,00 - Chi nghiệp vụ KD khác 1.540 2,66 1.722 2,74 182 11,82 - Chi khác 3.751 8,20 2.955 4,70 -1.796 37,80 3. Lợi nhuận 18.865 19.997 2.132 11,93 Nhìn vào bảng trên ta thấy, kết quả kinh doanh của ngân hàng đã đạt được những thành tựu rất lớn, So với năm 2002, năm 2003 đa số các khoản đều tăng trưởng, trong đó tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập cao hơn so với tốc đô tăng trưởng của tổng chi phí. Cụ thể: Tổng thu nhập năm 2003 là 82.913 triệu đồng tăng 7.088 triệu đồng tương ứng tốc độ 9,35% so với năm 2002. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập là thu lãi với 91,80 % tổng thu nhập năm 2002, 91,29% tổng thu nhập năm 2003, so với năm 2002 nguồn này tăng 6.083 triệu đồng tương ứng với tốc độ 8,74%. Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt của ngân hàng, đó là kết quả của việc tích cực mở rộng cho vay triệt để thu nợ của các cán bộ tín dụng. Tổng chi phí năm 2003 là 62.916 triệu đồng tăng 4.956 triệu đồng tương ứng tốc độ 8,55% so với năm 2002. Việc tổng chi phí tăng phần nào đã thể hiện được quy mô hoạt động của Chi nhánh đã được mở rộng. Cũng như thu nhập, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là chi phí trả lãi với 78,96 % tổng chi phí năm 2002, 81,97% tổng chi phí năm 2003, như vậy so với 2002, chi phí trả lãi đã tăng với tốc độ 12,68%. Việc tổng chi phí tăng lên phần nào cho thấy quy mô hoạt động đã được mở rộng, hơn nữa tốc độ tăng trưởng của thu nhập (9,35%) cao hơn so với tốc độ phát triển của chi phí ( 8,55%) cho thấy hiệu hoạt động của ngân hàng đã được cải thiện. Trong năm qua với tình hình tăng trưởng lành mạnh của nguồn thu nhập đã giúp cho lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng theo. Cụ thể là năm 2002 lợi nhuận của ngân hàng là17.865 triệu đồng thì năm 2003 là 19.997 triệu đồng, tăng 2.132 triệu đồng với tốc độ 11,93%. Lợi nhuận có thể nói là thước đo chính xác nhất cho hiệu quả hoạt động của một đơn vị kinh doanh nói chung kinh doanh ngân hàng nói riêng. Do vậy kết quả trên đây là một thành tựu rất đáng được khích lệ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng, thành tựu đó cần được duy trì phát huy hơn nữa trong thời gian tới. 4. Tình hình đảm bảo tiền vay: Bảng 5: TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH TRONG HAI NĂM 2002-2003: Đvt: triệu đồng Năm 2002 Năm 2003 2003/2002 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1.Dư nợ 1.231.189 100 1.385.600 100 154.411 12,54 - Đảm bảo bằng tài sản - Đảm bảo không bằng tài sản 243.283 987.906 19,76 80,24 291.253 1.094.347 21,02 78,98 47.970 106.441 19,72 10,77 2. Nợ quá hạn 19.774 100 11.901 100 -7.873 -39,82 - Đảm bảo bằng tài sản - Đảm bảo không bằng tài sản 3.658 16.116 18,50 81,50 2.799 9.102 23,52 76,48 -859 -7.014 -23,48 -43,52 3. Tỉ lệ nợ quá hạn 1,61 0,86 -0,75 -46,58 - Đảm bảo bằng tài sản - Đảm bảo không bằng tài sản 1,50 1,63 0,96 0,83 -0,54 -0,8 -36,00 -49,08 Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó ngân hàng chỉ có thể hạn chế, kiểm soát ở mức độ cho phép những rủi ro có thể xảy tra nhằm bảo vệ số tiền gửi của khách hàng. Một trong những biện pháp bảo đảm an toàn cho ngân hàng đó là cho vay dựa trên cơ sơ tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro. Đảm bảo không bằng tài sản là hình thức đảm bảo dựa vào uy tín, năng lực sử dụng vốn, năng lực tài chính của người vay vốn hay tính khả thi của dự án. Đối với hình thức đảm bảo bằng tài sản thì tài sản đảm bảo tiền vay có thể là tài sản của khách hàng vay, hoặc là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản của bên bảo lãnh. Tuỳ từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng có thể sử dụng loại hình đảm bảo nào ( thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh). Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ của năm 2003 cao hơn so với năm 2002, trong đó dư nợ của hình thức đảm bảo bằng tài sản có xu hướng tăng lên còn hình thức đảm bảo không bằng tài sản có xu hướng giảm xuống, cụ thể như sau: Dư nợ của hình thức đảm bảo bằng tài sản tăng từ 243.283 triệu đồng năm 2002 lên 291.253 triệu đồng năm 2003, đạt tốc độ tăng 19,72%. Trong khi đó, dư nợ của hình thức không đảm bảo bằng tài sản giảm từ 80,24% dư nợ (năm 2002) xuống còn 78,98% dư nợ (năm 2003). Như vậy có thể thấy ngân hàng rất chú trọng đến hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Với hình thức này, nó cho phép ngân hàng thiết lập cơ sở kinh tế pháp lý để ngân hàng có được một nguồn thu nợ hợp pháp thứ hai từ một tài sản cụ thể ngoài nguồn thu nợ chính thức. Có thể coi đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỉ lệ NQH rất khả quan, nếu năm 2002 tỉ lệ này là 1,61% thì đến cuối năm 2003 chỉ còn 0,86%, với tốc độ giảm là 46,58%. Trong đó hình thức đảm bảo bằng tài sản giảm với tốc độ 36,00% hình thức đảm bảo không bằng tài sản giảm với tốc độ 49,08%. Kết quả này có được là cả một sự nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng mới, giữ [...]...khách hàng cũ (khách hàng tốt), nâng cao chất lượng sản phẩm: cải tiến quy trình cho vay, giao dịch một cửa nhanh gọn, năng động, hiệu quả Đồng thời tích cực trong việc thu hồi nợ cũ hạn chế phát sinh nợ mới để làm sao dư nợ tăng mà NQH phải giảm Nhìn chung, tình hình dư nợ của ngân hàng là khả quan, cho vay có đảm bảo bằng tài sản không ngừng tăng, yếu tố rủi ro phần nào . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG: 1. Quá trình thành lập NHCTVN chi nhánh TP Đà Nẵng: Quá trình thành lập: NHCTVN chi nhánh. giám đốc NHCT Việt Nam, trên cơ sở chia tách địa giới hành chính của Nhà nước thành hai đơn vị là tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Chi nhánh NHCT Đà Nẵng là

Ngày đăng: 19/10/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

Nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh NHCT Đà Nẵng được thể hiện qua bảng sau: - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG

gu.

ồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh NHCT Đà Nẵng được thể hiện qua bảng sau: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG

Bảng 2.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Xem tại trang 5 của tài liệu.
Như vậy, bằng nhiều hình thức huy động vốn với kỳ hạn và lãi suất linh hoạt, ngân hàng đã đưa nguồn vốn huy động các loại tăng trưởng - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG

h.

ư vậy, bằng nhiều hình thức huy động vốn với kỳ hạn và lãi suất linh hoạt, ngân hàng đã đưa nguồn vốn huy động các loại tăng trưởng Xem tại trang 6 của tài liệu.
4. Tình hình đảm bảo tiền vay: - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG

4..

Tình hình đảm bảo tiền vay: Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan