Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
23,82 KB
Nội dung
KHÁI QUÁTVỀNGÂNHÀNGCÔNGTHƯƠNGCHINHÁNHKIÊNGIANG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Ngày 10/07/1988, Tổng Giám Đốc Ngânhàng Nhà nước (nay là Thống đốc) ký quyết định số 61/ NH-TCCB về việc thành lập Chinhánh NHCT tỉnh Kiên Giang, nhưng đến 19/08/1988 Chinhánh mới bắt đầu khai trương hoạt động tại 63 Lê Lợi, Vĩnh Thanh Vân, điện thoại: 863418. Lúc mới thành lập mạng lưới hoạt động của chinhánh NHCT KiênGiangchỉ có một hội sở chính và hai quỹ tiết kiệm, nhân sự gồm 62 người, trong đó: trình độ đại học 13 người, chiếm 21% tổng số lao động; trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo 49 người, chiếm 79% tổng số lao động. Nguồn vốn huy động lúc nhận bàn giao từ Ngânhàng Nhà nước chỉ có 2.989 triệu đồng, với dư nợ cho vay là 6.522 triệu đồng. Có thể nói xuất phát điểm của Chinhánh NHCT KiênGiang là hết sức khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, phương tiện làm việc thô sơ, trình độ quản lý còn mang nặng tính bao cấp, nhiều người chưa thích ứng và theo kịp với yêu cầu đổi mới hoạt động Ngânhàng theo cơ chế mới. Nhưng với sự nỗ lực của Ban Giám Đốc cũng như tập thể cán bộ công nhân viên, Chinhánh NHCT KiênGiang đã không ngừng phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn, ổn định và phát triển. Bảng 03: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ Chỉ tiêu Số người % Đại học 13 21 Trung cấp và chưa qua đào tạo 49 79 Tổng 62 100 Đến nay, mạng lưới hoạt động của Chinhánh đã mở rộng, ngoài hội sở chính đặt tại Thành phố Rạch Giá còn có 6 phòng giao dịch trực thuộc nằm ở các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Hiện nay, NHCT đã và đang triển khai chương trình “Hiện đại hóa Ngân hàng” trong phạm vi cả nước. Đây là chương trình hiện đại, tiên tiến nhất, mang lại nhiều tiện ích và sản phẩm ngânhàng mới như: gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi, chuyển tiền nhanh tức thời; giao dịch trực tuyến trên toàn quốc, Internet Banking (Vấn tin tài khoản, giao dịch chuyển khoản trên Internet). Đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ giỏi, phương tiện, kỹ thuật và công nghệ hiện đại phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng. II. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG: 1. Vai trò: + Góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh đồng thời cũng thực hiện tốt chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước. + Đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các ngành nghề như: nông, lâm, ngư nghiệp; thương mại; dịch vụ; xây dựng và công nghiệp. 2. Chức năng: NgânhàngCôngthương có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngânhàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp và dịch vụ (điều 2 Quyết định 402-CT ngày 14 - 11 - 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - nay là Thủ tướng Chính phủ - về thành lập NgânhàngCôngthương Việt Nam). Là một Ngânhàng quốc doanh, nguồn vốn chủ yếu là lấy từ ngân sách Nhà nước nhưng để phát huy vai trò chủ động trong nền kinh tế thị trường, NHCT vẫn có tính chất của một NHTM. Chẳng hạn trong hoạt động của mình NHCT được thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngân quỹ . III. CƠ CẤU TỔ CHỨC: Giám đốc P. Giám đốc Các phòng giao dịch P. Giám đốc Phòng kế toán Phòng tiền tệ, kho quỹ Phòng khách hàng Phòng tổ chức hành chính 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 2. Nhiệm vụ các phòng ban: 2.1. Ban Giám đốc: 1/Điều hành hoạt động của chinhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có Phó giám đốc, trưởng các phòng ban và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ khác. 2/ Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của ChinhánhNgân hàng. 3/ Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngânhàng theo sự phân công của Giám đốc. 4/ Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động chung của Ngân hàng, về những nghiệp vụ cụ thể. 2.2. Phòng kế toán: 1/ Thực hiện mở, đóng giao dịch chinhánhhàng ngày; Nhận các dữ liệu, tham số mới nhất từ NHCT VN; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch 2/ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng 3/ Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngânhàng 4/ Quản lý thông tin và khai thác thông tin 5/ Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo, đóng nhật ký theo quy định 6/ Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyết định của ngânhàng 7/Tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực mọi nghiệp vụ phát sinh vào các tài khoản thích hợp, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán, đúng với quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. 8/ Lập kế hoạch chi thu tài chính, kế hoạch mua sắm tài sản, vốn xây dựng cơ bản… hàng quý, năm phù hợp với yêu cầu kinh doanh của Chi nhánh, trình Ban Giám đốc xét duyệt. 9/ Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. 10/ Thực hiện tốt công tác thanh toán liên hàng nội bộ giữa các chinhánh NHCT và tham gia thanh toán bù trừ. Tổ chức quản lý và sử dụng ký hiệu mật thanh toán liên hàng đảm bảo cho việc thanh toán an toàn, đúng chế độ, không để sai sót, cơ sở và bị lợi dụng. 11/ Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chinhánh để trình Ban lãnh đạo chinhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT VN 12/ Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính, xây dựng nội qui quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chinhánh 13/ Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng 14/ Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao 2.3. Phòng tiền tệ, kho quỹ: 1/ Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND & ngoại tệ , thẻ trắng thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo đúng quy định của Ngânhàng Nhà nước và Ngânhàngcông thương. 2/ Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. 3/ Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. 4/ Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền quỹ nghiệp vụ của Chinhánh với NHNN, các NHCT trên địa bàn, cãc Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại Chi nhánh. 5/ Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 6/ Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm các báo cáo theo quy định của Ngânhàng Nhà nước và NHCT. 7/ Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về Trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu. 8/ Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. 9/ Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. 2.4. Phòng khách hàng: 1/ Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp lớn 2/ Tổ chức huy động vốn của dân cư (Bằng VND và ngoại tệ) theo quy định của NHNN và NHCT 3/ Tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngânhàng đến các khách hàng 4/ Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng (bao gồm: cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi) cho 1 khách hàng trong phạm vi được ủy quyền của chi nhánh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng 5/ Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch 6/ Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định 7/ Quản lý các khoản vay, cho vay, bảo lãnh; Quản lý tài sản đảm bảo 8/ Theo dõi phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả 9/ Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch 10/Thực hiện nghiệp vụ về Bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam 11/ Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm khách hàng theo sản phẩm dịch vụ, đề xuất định hướng đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ 12/ Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định 13/ Làm các báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của phòng, lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định 14/ Làm công tác khác khi được Giám đốc giao 2.5. Phòng tổ chức hành chính: 1/ Thực hiện quy chế của Nhà nước và của NgânhàngCôngthương có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…. 2/ Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. 3/ Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Chi nhánh. 4/ Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên Chi nhánh. 5/ Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo ủy quyền. 6/ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, QTK, Điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCT Việt Nam. 7/ Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của Chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. 8/ Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được Ban giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. 9/ Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết…và Ban giám đốc tiếp khách. 10/ Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan; Phối hợp với các phong kế toán giao dịch, TTKQ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt; Phòng cháy nổ; Chống bão lụt theo quy định của ngành và các cơ quan chức năng. 2.6. Các phòng giao dịch: 1/ Huy động tiền gửi và cho vay các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn theo đúng chế độ, thể lệ và quy định hiện hành. 2/ Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền tệ, tín dụng, thanh toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành và hướng dẫn của Ngânhàng cấp trên. Có bảng cân đối kế toán riêng, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Giám đốc NHCT tỉnh. 3/ Thực hiện công tác tiền tệ-kho quỹ, đảm bảo an toàn thu chi tiền mặt và quản lý các loại chứng từ ấn chỉ có giá theo quy định của Ngânhàng cấp trên. 4/ Quản lý an toàn tài sản, tranh thiết bị, phương tiện làm việc theo chế độ hiện hành. 5/ Trước quý kế toán ít nhất 20 ngày phải lập cân đối vốn kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chánh, mua sắm tài sản gửi các phòng nghiệp vụ tại chinhánh để tổng hợp. 6/ Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế và chủ trương phát triển kinh tế của cấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư đúng hướng, phù hợp chế độ thể lệ tín dụng hiện hành. Nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc những vấn đề thuộc về chiến lược khách hàng nhằm thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền và vay tiền. Từng bước thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đa dạng khác: ngoại hối, vàng bạc, cầm đồ, thuê mua… tiến tới hoạt động kinh doanh có lãi. 7/ Phối hợp với phòng kiểm soát tổ chức tự kiểm tra nghiệp vụ huy động vốn sử dụng vốn. Đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực. 8/ Tổ chức bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của Phòng giao dịch. Bảo quản sử dụng an toàn vũ khí được trang bị cho công tác bảo vệ cơ quan. Tổ chức công tác phòng chống cháy nổ, chống đột nhập. IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cả các mặt hàng đều leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng là mối quan tâm của ban lãnh đạo NgânhàngCôngThươngKiên Giang. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của NHCT KG vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng qua ba năm: 2003, 2004, 2005 có được thể hiện qua bảng sau: Bảng 04: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG QUA BA NĂM Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Số tiền % Sốtiền % Tổng thu nhập 24,973 39,221 68,449 14,248 57,0 29,228 74,5 Tổng chi phí 19,848 29,486 55,311 9,638 48,6 25,825 87,6 Thu nhập thuần 5,125 9,735 13,138 4,610 89,9 3,403 35,0 Thu nhập ròng 3,485 6,620 8,934 3,135 90,0 2,314 34,9 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng trong thời gian qua là có hiệu quả và ngày càng phát triển. Doanh thu, lợi nhuận đều tăng qua các năm. Với mức thu nhập năm 2004 là 39 tỉ, tăng 14 tỉ so với năm 2003 đồng thời với sự gia tăng của thu nhập là sự gia tăng vềchi phí, nhưng sự gia tăng vềchi phí nhỏ hơn sự gia tăng của thu nhập. Điều này làm cho thu nhập ròng của Ngânhàng tăng. Sang năm 2005, Tổng thu nhập của Ngânhàng tiếp tục gia tăng với tỉ lệ là 74,5% so với năm 2004 tạo điều kiện cho Ngânhàng tăng lợi nhuận ròng đạt 8,9 tỉ đồng; tăng 34,9% so với năm 2004 với số tuyệt đối là 2,314 tỉ đồng. Đây là điều đáng mừng cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí là cao hơn tốc độ tăng thu nhập. Tỉ lệ tăng thu nhập của năm 2005 so với năm 2004 là 74,5% trong khi đó tỉ lệ tăng chi phí là 87,6%. Chính điều này đã làm cho tốc độ tăng thu nhập ròng của năm 2005 không mạnh. Nguyên nhân của sự tăng chi phí là do ngânhàng tăng chi phí cho hoạt động huy động vốn nhằm thu hút khách hàng như tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng Đồng thời cũng do ngânhàng tăng cường cơ sở vật chất cho các hoạt động dịch vụ và công tác thanh toán như hệ thống máy tính, máy rút tiền tự động ., gia tăng lãi suất tiền gửi để phù hợp với tình hình chung. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng không những đem lại lợi nhuận cho ngânhàng mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và góp phần vào hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngânhàng trong cả nước. Như vậy, NHCT KiênGiang luôn đạt được các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động đồng thời đảm bảo an toàn vốn theo quy định của Ngânhàng Nhà nước. V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN : 1. Thuận lợi: + Nền kinh tế tỉnh nhà trong những năm qua phát triển ổn định và phát triển khá, nhiều dự án trọng điểm của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả. + Được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban ngành các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngânhàng phát triển vững chắc trong khuôn khổ pháp luật. + Được sự chỉ đạo, điều hành vốn trực tiếp của NHCT Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chinhánh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời với chính sách khách hàng phù hợp linh hoạt đã góp phần làm cho Chinhánh phát huy được lợi thế về uy tín trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay của các Ngânhàngthương mại trên địa bàn. + Sự hình thành và phát triển nhiều Khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu du lịch…, chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên một số lượng khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng. + Nhiều dự án đầu tư lớn như: dự án đầu tư xây dựng khu lấn biển Thành phố Rạch Giá, trung tâm thương mại Đông Hồ tại thị xã Hà Tiên và dự án chuyển nguyên liệu từ dầu sang than của nhà máy xi măng Hà Tiên II… sẽ thu hút vốn đầu tư của Ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra nhiều triển vọng cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Đa số cán bộ tín dụng, kế toán còn rất trẻ có năng lực, tháo vát, không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, nhanh nhạy trong thương trường. Ngoài ra Ban lãnh đạo của Chinhánh có trình độ, nhiều kinh nghiệm luôn gần gủi, động viên, san sẽ là một thuận lợi cho quá trình hoạt động của Chi nhánh. + Cán bộ tín dụng tạo được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩm định, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng. 2. Khó khăn: [...]... chính sách lãi suất linh hoạt hơn (NHCT Việt Nam không cho phép Chinhánh huy động lãi suất cao hơn mức quy định), hình thức huy động đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn, nên đã thu hút đi một lượng lớn khách hàng gửi tiền, nên việc thu hút vốn từ dân cư của Chi nhánhchỉchi m một tỷ trọng thấp trên tổng vốn huy động + Có nhiều TCTD thu hút khách hàng vay vốn bằng cạnh tranh chưa được lành mạnh như hạ thấp... nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm + Sản phẩm, dịch vụ của Chinhánh chưa đa dạng, thiếu sự hấp dẫn đối với khách hàng, hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ của NHCT Việt Nam còn nhiều bất cập, từ đó ảnh hưởng đến việc huy động vốn và tăng trưởng dư nợ + Dư nợ không sinh lời vẫn còn ở mức cao như nợ của công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu, nợ cho vay khắc phục hậu . KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH KIÊN GIANG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Ngày 10/07/1988, Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước. là Thủ tướng Chính phủ - về thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam). Là một Ngân hàng quốc doanh, nguồn vốn chủ yếu là lấy từ ngân sách Nhà nước nhưng