1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGUOI THAY CUA 3 THE HE

2 336 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 52 KB

Nội dung

NGƯƠI THẦY CỦA BA THẾ HỆ Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ven sông Trà Khúc , tuy có nhiều hoài bão lớn cho tương lai, nhưng vì bị bệnh trong dịp thi đại học nên chưa thực hiện được ước mơ của mình và rồi sau đó tôi đã trở thành một anh bộ đội Cụ Hồ . Được học tập và rèn luyện trong một trường đại học lớn đóng tại miền đất đỏ cao nguyên tôi đã trưởng thành hơn . Hoàn thành nghĩa vụ quân sự về ,tôi tiếp tục ước mơ khoác lên mình chiếc áo của anh sinh viên sư phạm Tôi học chuyên ngành Âm nhạc và Mĩ thuật đúng với sở trường và niềm đam mê của tôi. Ba năm sư phạm cũng qua nhanh ,tôi được phân công về công tác tại một trường miền núi (một huyện nghèo đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ngãi) vào tháng 11 năm 2004 .Một ngôi trường được thành lập vào tháng 10 năm 2003, lúc này chỉ có 4 phòng học cấp 4 với 10 lớp.Do không đủ phòng nên phải mượn phòng học của trường tiều học để dạy.Nơi đây tôi đã gặp một người thầy, một người quản lí tài năng nhiệt tình với công việc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến ngày 05 tháng 08 năm 1975 người thanh niên tên Trần Cao Vàng tạm biệt gia đình, người thân tình nguyện đến với miền núi Sơn Hà để công tác. Hành trang của chàng thanh niên này là một chiếc balô với vài bộ trang phục, một cái ca US và 5 phân vàng mà mẹ anh cho để sử dụng trong lúc cần thiết. Thế là chàng thanh niên này đã ra đi làm một nhiệm vụ cao cả; đem đến những con chữ cho đồng bào dân tộc ở đây.Một miền núi rừng trùng điệp với những cô cậu học trò phần lớn là người dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn phần do hậu quả của chiến tranh, phần do sự thiếu hiểu biết và còn nhiều tập tục lạc hậu vẫn tồn tại. Thế rồi “Cái chữ” đã đem đến cho những người dân nơi đây như một ngọn đuốc soi sang khi đêm về, như mở ra một trang mới cho đồng bào Hre. Vậy là thầy đã quyết định bám trụ nơi này. Ngày ấy những người làm nghề giáo lương có được chỉ là ba cọc ba đồng, ai có long yêu nghề thật sự thì mới trụ bám được. Người ta nói “Đất lành chim đậu” nhưng thật sự nơi đây đất đâu có lành ( khó khăn chồng chất những khó khăn, đường sá bị chia cắt, không có xe cộ phải đi bộ nhiều ngày liền mới đến miền xuôi…).Nhưng thầy đã tự cho nơi đây là mảnh đất yên bình để thầy yên tâm công tác. Và một gia đình hạnh phúc đã mọc lên nơi đây. Sự yêu nghề và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, sau một thời gian công tác, thầy đã được đứng vào hang ngũ của Đảng và trở thành người quản lí cho đến bây giờ. Sau một thời gian thầy tiếp tục học tập và đã tốt nghiệp trường ĐHTổng hợp Huế ngành Ngữ Văn năm 1986, là một người quản lí nhiệt tình, năng nổ, hết mình vì công việc, thầy luôn coi trọng công việc, đưa công việc của tập thể lên trên hết. Nhiều khi thầy lặng lẽ làm việc quên cả thời gian. Bao lớp giáo viên chúng tôi được công tác cùng thầy cũng đã tự hào vì được ở với thầy, được thầy chia sẻ nhiều kinh nghiệm, hướng dẫn tận tình những gì chúng tôi chưa biết. Thầy là một người để cho chúng tôi và cả chúng ta học hỏi ở lòng can đảm, vượt khó qua nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc đời thầy(Con đau, vợ ốm, nhà cửa bị lũ lut cuôn trôi…). Tôi viết bài viết này là một sự tìm hiều, sự tò mò sao một người sinh ra và lớn lên tại thành phố( thành phó Quảng Ngãi ngày nay) mà lại đến nơi này để công tác. Thầy đã công tác đến hôm nay gần 35 năm , 35 năm hơn nữa một đời người, thầy đã có 3 thế hệ học trò đã qua: Ông- cha- cháu.Tôi đã giật mình vì biết được điều này trong một sự tình cờ . Ông nội đi làm thủ tục nhập học cho cháu và hiển nhiên là ông đã gọi thầy bằng thầy vì ngày xưa thầy đã dạy ông và con của ông cũng đã là học trò của thầy, giờ đây đến cháu ông. Thế mới biét thời gian trôi qua nhanh thật . Thầy bây giờ mái tóc đã “Điểm màu sương gió” nhưng thầy vẫn luôn mang trong mình những tinh thần của công việc. Hiện nay chúng tôi đươc dạy trong một ngôi trường khang trang-đep, được xép vào hạng nhất của huyện nhà mà chúng tôi thường đùa với nhau nhưng sự thật là vậy.Thầy có một tầm nhìn sâu rộng để đến ngày nay mới có một cơ ngơi như thế. Tôi, chúng ta và cả ngành giáo dục đào tạo Sơn Hà luôn tôn trọng và kính nể thầy, luôn xem thầy là một lão thành trong ngành, là một kho tư liiêụ mà chúng tôi tìm hiểu. Thầy mãi mãi là một tấm gương cho lớp lớp học sinh và giáo viên chúng tôi noi theo. Nhân kỉ niệm 27 năm ngày nhà giáo Việt Nam đến tôi xin giử bài viết này đến toà soạn báo Giáo dục thời đại và mong rèn bài viết này được đăng để tôi giở đến thầy và những ngươpì làm thầy làm cô, những người làm nghề giáo lời chúc sức khoẻ và những lời chúc tốt đẹp nhất. Người viết Trần Thanh Thế Giáo viên- Bí thư chi đoàn Địa chỉ :Trường THCS Sơn Linh, Sơn Hà, Quảng Ngãi . này để công tác. Thầy đã công tác đến hôm nay gần 35 năm , 35 năm hơn nữa một đời người, thầy đã có 3 thế hệ học trò đã qua: Ông- cha- cháu.Tôi đã giật. Thầy mãi mãi là một tấm gương cho lớp lớp học sinh và giáo viên chúng tôi noi theo. Nhân kỉ niệm 27 năm ngày nhà giáo Việt Nam đến tôi xin giử bài viết này

Ngày đăng: 19/10/2013, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w