1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý trường học

10 4,2K 105
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 101,5 KB

Nội dung

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Lời giới thiệu: Trong xã hội, ngoài những mối quan hệ giữa con người với thế giới sự vật hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng, con người còn có mối quan hệ với nhau thông giao tiếp. Tâm lí học hiện đại đã chỉ ra rằng, giao tiếp như một dạng đặc biệt của hoạt động. Giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng, có quan hệ qua lại với nhau trong cuộc sống của con người. Hoạt động và giao tiếp, mối quan hệ giữa chúng là quy luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lí người. Tâm lí con người là kinh nghiệm xã hội - lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó phải kể đến vai trò chủ đạo của giáo dục. Khi xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa người và người thông qua giao tiếp càng phong phú, đa dạng. Giao tiếp có thể được coi như là một phương thức tồn tại của con người, một điều khiển tâm cơ bản có tác dụng làm phát triển được các phẩm chất nhân cách, một loại quan hệ giữa chủ thể với các chủ thể khác và là một loại hoạt động đặc biệt. Chính vì vậy mà hiệu quả giao tiếp có thể mang đến sự thành công cho người này nhưng cũng có thể làm cho người khác phải thất bại. Nâng cao hiệu quả giao tiếpmột trong nhiều cách giúp chúng ta có thể gặt hái được những thành công trong cuộc sống. Cùng với hoạt động, giao tiếpgiao tiếp quản luôn luôn giữ vai trò quan trọng có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm của nhân cách ở từng chủ thể và còn là một phương thức của sự tồn tại người. Hệ thống giao tiếp trong một tổ chức giống như hệ thống mạch máu của cơ thể con người. Không có hệ thống này thì tổ chức không tồn tại, vận hành và phát triển. Trong hoạt động quản cũng vậy, mỗi người cán bộ quản lý, nhà lãnh đạo cần xây dựng cho mình hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giao tiếp với người dưới quyền, là một việc làm rất cần thiết và là cơ sở để đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động quản của mình. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp, giao tiếp quản trong cuộc sống nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, và qua thực tế công tác tôi nhận thấy vấn đề giao tiếp trong quản trường học hiện nay rất cần thiết, do đó tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học ” 2. Mục đích của đề tài : Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học 3. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu luận. - Phương pháp quan sát ; tham khảo ý kiến. PHẦN II Trang 1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học NỘI DUNG Chương I : CƠ SỞ LUẬN VỀ GIAO TIẾPGIAO TIẾP QUẢN 1. GIAO TIẾP 1.1 Khái niệm về giao tiếp Giao tiếp là khái niệm được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, do những đặc trưng khác nhau của các ngành khoa học mà người ta hiểu về khái niệm giao tiếp cũng không giống nhau. Tuy nhiên, trên tương quan chung thì có thể hiểu như sau: – Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. – Giao tiếp là sự tiếp xúc, trao đổi thông tin giữa người với người, thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ . 1.2. Phân loại giao tiếp Dựa trên những tiêu chí khác nhau mà người ta có nhiều cách phân loại giao tiếp khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại thường gặp nhất: a) Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau: – Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động với vật thể. – Giao tiếp bằng tin hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt . – Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người - người trong xã hội. b) Theo khoảng cách giao tiếp, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản: – Giao tiếp trực tiếp: Giao tiếp đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau. – Giao tiếp gián tiếp: Qua thư từ, có khi qua ngoại cảm, thần giao cách cảm . c) Theo quy cách giao tiếp, có thể có hai loại giao tiếp sau: – Giao tiếp chính thức: Giao tiếp nhầm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế. – Giao tiếp không chính thức: Đây là loại giao tiếp giữa những người không hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ vào thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau. Những cách phân loại trên chỉ mang tính tương đối (theo những tiêu chí nhất định), chính vì vậy các loại giao tiếp như đã chỉ ra ở trên không hoàn toàn tách biệt hẳn nhau mà chúng luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người càng thêm đa dạng, phong phú. 1.3. Các yếu tố tham gia trong quá trình giao tiếp : Bao gồm: 1.3.1. Nhân vật giao tiếp: Là những người tham gia trực tiếp vào quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp có thể thực hiện bởi hai người hoặc nhiều người. Nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng, đó là nhân tố để lại dấu ấn đậm nét nhất trong việc lựa chọn nội dung và cách thức trình bày một văn Trang 2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học bản. Là một người giáo viên phải nắm rõ đặc điểm học sinh lớp mình để tổ chức ngôn ngữ giảng dạy theo quan điểm giao tiếp cho phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời phải tạo được vị thế cho bản thân để tăng sức thuyết phục cho lời nói khi truyền đạt đến học sinh. 1.3.2. Nội dung giao tiếp : Nội dung giao tiếp ở đây là hiện thực được nói đến trong cuộc giao tiếp. Để có thể thực hiện hoạt động giao tiếp thì những người tham gia giao tiếp phải nắm rõ về nội dung giao tiếp, cùng hướng về một nội dung giao tiếp nhất định. 1.3.3.Mục đích giao tiếp: Mục đích cơ bản của cuộc giao tiếp là nhằm truyền đạt thông tin, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình. Qua đó còn phải tác động đến người tiếp nhận một tình cảm nào đó. Mục đích giao tiếp là kết quả cuối cùng mà cuộc giao tiếp mong muốn đạt được. 1.3.4.Phương tiện giao tiếp : Phương tiện giao tiếp ở đây là ngôn ngữ. Đối với người Việt trong những hoạt động giao tiếp thông thường thì ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ thì trình độ ngôn ngữ cũng như vốn hiểu biết về tiếng Việt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao tiếp. Khi sử dụng tiếng Việt chúng ta còn cần phải chú ý đến các phong cách sử dụng vì mỗi phong cách sẽ quyết định việc lựa chọn những phương tiện giao tiếp cho phù hợp. 1.3.5.Hoàn cảnh giao tiếp : Hoàn cảnh giao tiếp là không gian, thời gian và những đặc điểm của nơi diễn ra cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp có thể chia làm hai loại: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp. 2.GIAO TIẾP QUẢN LÝ: 2.1. Khái niệm giao tiếp quản : Là sự thiết lập nên những mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lí giữa chủ thể quản lí với các chủ thể được quản lí nhằm giải quyết hợp lí được những nhiệm vụ giao tiếp quản lí, làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ quản lí xác định. 2.2. Đặc điểm của giao tiếp quản : Mang tính chính thức, công vụ. Nhân vật giao tiếp có vị thế khác nhau, cấp trên cấp dưới. 2.3. Các hình thức trong giao tiếp quản : Có ba hình thức giao tiếp quản cơ bản : - Giao tiếp giữa người lãnh đạo, quản với những người dưới quyền; - Giao tiếp giữa người lãnh đạo, quản với nhau; - Giao tiếp giữa lãnh đạo , quản với những người đồng sự gần gũi với mình. Trang 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học Chương II : THỰC TRẠNG CỦA GIAO TIẾPGIAO TIẾP QUẢN 1. Thực trạng của giao tiếp : Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, trong công tác, trong giảng dạy và học tập cũng còn tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể về tâm trạng vui, buồn trong quan hệ giao tiếp mà thể hiện giao tiếp nhẹ nhàng, lịch sự, văn minh và có văn hoá .hoặc ngược lại. Trong hoạt động giao tiếp con người vừa có thể tiếp nhận thông tin từ người khác đồng thời có thể phản hồi những ý kiến của bản thân. Chính sự phản hồi này là điều kiện để người giao tiếp điều chỉnh nội dung giaotiếp cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng. Giao tiếp với tự nhiên và giao tiếp trong xã hội. Giao tiếp với các hiện tượng tự nhiên con người nhận ra quy luật của nó giúp con người có ứng xử phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của mình. Giao tiếp trong xã hội mang tính chất đa dạng, phong phú, con người có thể giao tiếp trong mọi hoàn cảnh. Con người còn có khả năng giao tiếp với người xưa. Con người giao tiếp ở mọi nơi, học tập được nhiều điều nhưng quan trọng nhất là giao tiếp trong trường học, ở đó con người được mở rộng những hiểu biết mang tính lí luận, khoa học. 2. Thực trạng của giao tiếp quản : Thực tiễn cho thấy, có những giáo viên có trình độ chuyên môn cao nhưng việc giảng dạy vẫn không đạt hiệu quả (thiếu linh hoạt, thiếu hấp dẫn, không gây được hứng thú cho học sinh), đó chính là hệ quả tất yếu của việc không thường xuyên trau dồi vốn sống, vốn kiến thức về thực tiễn. Trong hoạt động giao tiếp học tập , giáo viên là người cung cấp kiến thức cho học sinh do đó giáo viên thực hiện hoạt động giao tiếp thông quaquan phát âm của mình cũng như các cơ quan khác để truyền tải những gì mình định nói, giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết cũng như các hình thức nghe nhìn hoặc các học cụ khác để truyền tải các kiến thức, ý tưởng .Còn người tiếp nhận, lĩnh hội là học sinh thực hiện hoạt động giao tiếp bằng cách nghe, suy diễn, đánh giá, tiếp thu và có thể ghi chép vào vở những điều giáo viên viết trên bảng, cũng có những động tác thể hiện sự kinh ngạc hay lúng túng hoặc thậm chí là không tán thành. Thực tế cũng cho thấy có không ít người giáo viên đã không thực hiện quá trình giao tiếp mà chỉ truyền tải kiến thức một cách áp đặt, vì vậy hiệu quả giao tiếp chưa cao. Đối với một số cán bộ lãnh đạo, quản trường học khi giao tiếp với cấp dưới còn chưa thực sự tôn trọng cấp dưới khi giao tiếp . Ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động giao tiếp chưa được chú trọng , thường sử dụng mệnh lệnh, áp đặt mang ý kiến chủ quan cá nhân, ít chú ý đến việc thu nhận thông tin ngược, ý kiến phản hồi góp ý từ cấp dưới tạo cho người thừa hành sự mặc cảm, tự ái và dẫn đến có những phản ứng tiêu cực, thái độ giao tiếp thiếu thiện cảm, thường vội vàng khi khen ngợi hay chỉ trích cấp dưới. Điều này dẫn đến hiệu quả giao tiếp thấp, uy tín người lãnh đạo bị giảm sút. Thậm chí, những người thừa hành hiểu sai nội dung của các quyết định quản và hậu quả là hoạt động của đơn vị không được thực hiện thống nhất, chất lượng lao động của tập thể không đáp ứng yêu cầu đề ra. Một số lãnh đạo, quản trong giao tiếp, ứng xử còn thiếu tính thiện chí; Thiếu sự tin tưởng cấp dưới, luôn nghi ngờ, định kiến , thậm chí chế diễu cấp dưới làm cho họ mất uy tín trong tập thể đơn vị. Điều này đã làm cho người thừa hành luôn có ý thức tạo ra khoảng cách nhất định đối với lãnh đạo, không gần gũi, hạn chế tiếp cận, ít hợp tác khi giao tiếp với lãnh đạo. Trang 4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học Bên cạnh đó có cán bộ lãnh đạo, khi đánh giá, phê bình cấp dưới chưa đúng so với kết quả thực tế của người dưới quyền. Có khi đánh giá quá cao so với kết quả đạt được, vì thế làm cho cấp dưới rơi vào trạng thái chủ quan, tự mãn, coi mình là người tài giỏi hơn người khác dẫn đến có những biểu hiện cực đoan, đòi hỏi thái quá về quyền lợi cho mình, ba hoa về tài năng bản thân, không khiêm tốn học hỏi người khác … Đánh giá quá thấp so với kết quả đạt được, điều này làm cho cấp dưới rơi vào trạng thái buồn phiền, bất mãn, thiếu tự tin, làm việc thụ động, không sáng tạo… và hiệu quả công việc ngày càng sa sút. Ngoài ra chính sự thiếu độ lượng và lòng vị tha của người lãnh đạo trong đánh giá, phê bình làm cho người mắc khuyết điểm có cảm nhận mình luôn bị lãnh đạo trù dập, đối xử không công bằng. Vì thế, họ luôn tỏ ra bi quan, không gắn bó, quan tâm đến công việc của tập thể, tạo nên bầu không khí trong tập thể căng thẳng, nội bộ đơn vị mất đoàn kết… Trang 5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học Chương III: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾPGIAO TIẾP QUẢN 1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp : 1.1. Không ngừng học tập nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ, làm giàu vốn kiến thức, vốn sống bằng nhiều hình thức khác nhau: Nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ, làm giàu vốn kiến thức, vốn sống là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả giao tiếp. Ta biết rằng, thông qua giao tiếp con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Đối với những người có trình độ cao, hiểu biết rộng, thường có khả năng giao tiếp tốt vì họ có đủ lượng thông tin cần thiết, đủ sự nhạy bén cần thiết trong hoạt động và giao tiếp. Hiệu quả của giao tiếp sẽ thế nào nếu người giao tiếpquá ít kiến thức về lĩnh vực liên quan đến nội dung giao tiếp? Chắc chắn rằng, cho dù đó là giao tiếp chính thức hay không chính thức, cho dù đó là giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp thì cũng sẽ không thể tránh được những “khoảng trống im lặng” trong thời gian giao tiếp, đây chính là nguy cơ thất bại trong giao tiếp, trong những trường hợp như thế, đối tượng giao tiếp (có trình độ và hiểu biết cao hơn) thường có tâm lí ngại tiếp xúc lần sau. Đối với một số người mặc dù trình độ chưa cao nhưng họ lại có vốn kiến thức (thực tiễn), vốn sống phong phú nên trong giao tiếp thông thường, họ vẫn có được những thành công nhất định. 1.2.Luôn có ý thức học tập, trau dồi ngôn ngữ, cách sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ : Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng của giao tiếp, hiệu quả giao tiếp của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực ngôn ngữ của mỗi người. Ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt . là những phương tiện của giao tiếp. Sự hạn chế về ngôn ngữ thể hiện ở sự ít ỏi của vốn từ, cách phát âm không chuẩn, cách biểu hiện tâm tư tình cảm bằng lời nói (hay bằng cách viết), cách sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt không phù hợp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hạn chế về hiệu quả giao tiếp. Có thể dẫn ra một số cách thức thường gặp để nâng cao hiệu quả giao tiếp thông thường trong cuộc sống hàng ngày: – Có người khuyên rằng: “Trong giao tiếp bạn đừng có tiết kiệm lời khen”. Xét ở một góc độ nhất định, lời khuyên trên bao hàm nguyên tắc giao tiếp quan trọng: “Khen là sự trợ giúp cho sự thành công của giao tiếp”. Nhưng phải khen thế nào cho có hiệu quả? Thực tế cho thấy, cần phải nắm bắt được chính xác chỗ cần khen của đối tượng giao tiếp, cũng cần chú ý rằng chỉ có sự khen ngợi chân thành mới có sức hấp dẫn, khen ngợi cũng cần xác đáng đến độ, đúng, đủ cho phép, không xu nịnh, nếu khen một cách thái quá sẽ phản tác dụng. – Trong giao tiếp không chính thức (xã giao) cũng có thể sử dụng chút ít “kĩ xảo” chẳng hạn như có thể hơi hài hước một chút, hơi lãn mạn lãn mạn một chút, biết tôn trọng ẩn ý riêng tư của người khác, khéo léo bộc lộ sở trường của mình để hấp dẫn người khác, nhưng không được tự vỗ ngực, khoa trương, không nói quá sự thực. Lúc nói đùa không được “chọc vào vết thương” của người khác, khi phê bình, cần phải quan tâm đến thể diện của họ và đặc biệt phải rộng lượng và hiến dâng cho nhau. – Trong những điều kiện nhất định, “tặng lời” trong giao tiếp cũng là một nghệ thuật. Trong xã hội hiện đại việc tặng hoa vào những ngày đặc biệt (chẳng hạn ngày 8-3, ngày lễ tình nhân .) trở thành một trào lưu phổ biến, một bó hoa và một lời chúc trên giấy đính kèm sẽ Trang 6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học làm cho người nhận tràn ngập niềm vui, tạo cho họ một cảm giác ấm áp mà bạn mang tới. Tương tự như thế, thiệp chúc mừng có lời đề tặng ngắn gọn thích hợp sẽ có những hiệu quả nhất định, những bức thư chúc mừng dù ngắn gọn cũng tạo ra sự ấm áp cho người ở xa khi họ có chuyện đáng được nghe những lời chúc mừng tốt đẹp. – Khi gặp những khó khăn nhất định trong giao tiếp trực tiếp (vì nhiều lí do khác nhau), nếu khéo léo chuyển hình thức giao tiếp trực tiếp thành giao tiếp gián tiếp thì cũng có thể thu được những kết quả tốt. Thực tế, không ít những người đã thành công trong việc tỏ tình, cầu hôn bạn gái của mình qua những dòng tin nhắn trên điện thoại di động . (khi gặp mặt trực tiếp chưa chắc đã thành công). 1.3. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp: Đó là khả năng định hướng, xác định mục đích, nội dung giao tiếpphù hợp, khả năng điều khiển điều chỉnh giao tiếp. Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải đối mặt với nhiều loại giao tiếp khác nhau: Giao tiếpgiao khi gặp người lạ, giao tiếp chính thức khi thực hiện công việc . chính vì thế, khả năng định hướng và khả năng điều chỉnh giao tiếpbiện pháp mang tính quyết định trong việc nâng cao hiệu quả giao tiếp. Một số cách thức thường gặp để nâng cao hiệu quả trong những giao tiếp đó: – Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta bị rơi vào những tình trạng không mong muốn, chẳng hạn như tình trạng bị cô lập khi tranh luận một vấn đề nào đó, tâm lí chung của rất nhiều người là tìm mọi cách để “chiến thắng” và “thoát ra” càng nhanh càng tốt tình trạng bị cô lập. Có người khuyên rằng, sự bình tĩnh, nín nhịn, cố gắng không nổi nóng, không luống cuống và phải thể hiện được cảm giác tự tin, có sức mạnh và nắm được chân lí, đồng thời định hướng và điều chỉnh tốt giao tiếp bằng cách áp dụng phương pháp “lùi để tiến”, phản chứng, giả dụ . là chìa khoá của thành công. Nếu tình trạng trên được thiết lập do bản thân mình sai lầm thì động tác lập tức thừa nhận quan điểm của mình là sai lầm, không úp mở, trốn tránh, là cách đơn giản nhất lấy sự thành thật, cởi mở để dành được sự khen ngợi từ phía bên kia. – Có nhiều trường hợp chúng ta phải đối mặt với sự thóc mách. Làm thế nào để đối phó với sự thóc mách như thế, biện pháp thường dùng là nên nhìn rõ đối tượng để có thái độ thích hợp (có người chỉ thích làm rõ trắng đen, có người nói năng tùy tiện, có người thích thêm mắm thêm muối, có người thích dò hỏi rồi vu cáo .) dò xem động cơ dò hỏi của đối phương là gì? Chúng ta cũng đừng vội vàng đáp ứng những dò hỏi của đối phương, phải đặt ra vấn đề: Tại sao họ dò la việc này? Việc này có liên quan gì đến họ? Cũng cần nhận định xem vấn đề là quan trọng hay không để có những cách ứng xử thích hợp. – Trong những giao tiếp chính thức mà kết quả của nó quyết định đến sự thành công của công việc, người ta khuyên rằng chúng ta phải biết chuẩn bị tốt trước khi thực hiện cuộc giao tiếp (tìm hiểu, sưu tập đầy đủ tài liệu, phân tích chẩn xác, toàn diện vấn đề), biết giành thế chủ động , sự khéo léo …, ngoài ra cũng phải biết lợi dụng yếu tố tình cảm để giành thắng lợi. Biết cứng rắn với việc và mềm mỏng với người; biết dùng tiêu chuẩn của cấp dưới đưa ra để thuyết phục cấp dưới ; luôn giữ trạng thái cởi mở khi giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp quản lý. 1.4. Tạo sự đồng cảm, thân thiện, cởi mở, biết tôn trọng đối tượng giao tiếp, hạn chế tối đa cách nói, cách diễn đạt cầu kì, phức tạp, lộng ngôn, khoa trương, kiểu cách .: : Trang 7 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học Để thực hiện điều này cần phải thực hiện được các nguyên tắc trong giao tiếp : Nguyên tác đồng cảm ; Nguyên tắc có thiện chí ; Nguyên tắc tôn trọng đối tượng . Chủ thể của giao tiếp hàng ngày chính là con người, nên không chỉ trong giao tiếptrong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, sự đồng cảm, sự thân thiện, cởi mở và biết tôn trọng lẫn nhau là những tiêu chí không thể thiếu nếu chúng ta muốn thành công trong cuộc sống. Trong giao tiếp hàng ngày điều đó tạo ra ấn tượng tích cực đầu tiên và là cơ sở vững chắc tạo nên sự thành công. Về một khía cạnh nào đó, tính tư duy, trực giác ban đầu của con người có ảnh hưởng không nhỏ đến sự định hướng của hoạt động giao tiếp. Xét cho cùng, trước mỗi hoạt động giao tiếp bao giờ cũng là cái “cảm nhận đầu tiên”, liệu giao tiếp có thể hiệu quả không nếu “cảm nhận đầu tiên” thiếu đi sự thân thiện, thiếu đi tính cởi mở . Trong dạy học, các yếu tố “đồng cảm”, “thân thiện”, “cởi mở” và “biết tôn trọng lẫn nhau” cũng là những tiêu chí tạo nên một không khí học tập tích cực. Người giáo viên nào biết tạo ra được không khí học tập như thế thì khả năng thành công bao giờ cũng rất lớn, hiệu quả giáo dục được nâng cao. Dựa trên những phân tích trên, có thể thấy rằng, để nâng cao hiệu quả giao tiếp có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, các biện pháp như đã phân tích không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này vừa là cơ sở, vừa là điều kiện để thực hiện các biện pháp khác. Muốn có những thành công trong cuộc sống, cần thiết phải biết coi trọng từ những “cái đơn giản nhất”, mà “cái đơn giản nhất” đó không gì khác, chính là những giao tiếp hàng ngày. Bốn hướng nêu trên không tồn tại một cách riêng rẽ mà chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, để hiệu quả giao tiếp được nâng cao thì cần phải thực hiện chúng một cách đồng thời, trong một chỉnh thể thống nhất, hướng này là cơ sở, là điều kiện để thực hiện hướng kia. 2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp quản : 2.1. Đối với người quản giáo viên : Người giáo viên có quá trình hoạt động ở trường (với đồng nghiệp), quá trình dạy học trên lớp (với học sinh) về một khía cạnh nào đó cũng được xem là một chuỗi các hoạt động giao tiếp. Giáo viên khi nắm vững kỹ năng giao tiếp và vận dụng chúng vào giảng dạy sẽ tạo ra hiệu quả bài học tốt hơn so với tiết học thông thường. Giáo viên có định hướng rõ ràng trong bài dạy, từ hệ thống câu hỏi đến hình thức tổ chức dạy học nên hiệu quả bài giảng thể hiện rõ ràng hơn. Khi đưa ra đề bài, giáo viên định hướng cho học sinh về đối tượng, mục đích, nội dung bài viết để giúp học sinh xác định đúng đắn các nhân tố giao tiếp và đặt mình vào tình huống, hoàn cảnh tự sự. Việc giáo viên đưa ra các câu hỏi, tình huống dạy học không chỉ nhằm mục đích giúp học sinh tự phát hiện, tiếp thu các kiến thức về làm văn mà còn nhằm rèn cho các em các kỹ năng làm văn nói riêng, các kỹ năng giao tiếp nói chung như: tìm kiếm thông tin, phân tích, lập luận để xử thông tin; đưa ra kết luận và trình bày kết luận đó trước tập thể… Trong trường học, thông thường các học sinh khác nhau có những biểu hiện tâm lí khác nhau, trình độ cũng không đồng đều, nếu người giáo viên chỉ có trình độ kiến thức mà thiếu đi những kinh nghiệm, vốn sống thực tiễn thì việc xử lí tình huống sẽ gặp nhiều khó khăn và sẽ bị hạn chế rất nhiều trong hiệu quả giáo dục. Đối với người giáo viên, việc trau dồi ngôn ngữ, đa dạng hóa các cách sử dụng các tín hiệumột việc cực kì quan trọng, đây cũng là một trong những điều kiệt tất yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dạy học. Một lời nói hay của Thầy cô giáo trên lớp có ảnh hưởng tích cực rất lớn đến nhận thức của học sinh, nhưng Trang 8 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học chỉ một động tác dư thừa không đúng lúc cũng có thể làm cho học sinh mất đi sự tập trung cần thiết. Có thể nói rằng, với người giáo viên, ngoài năng lực chuyên môn (trình độ, nhận thức .) thì năng lực sư phạm là điều tối cần thiết. 2.2. Đối với người quản là lãnh đạo : Để giao tiếp trong hoạt động quản của người lãnh đạo đạt hiệu quả : Trước hết, phải có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để giao tiếphiệu quả. Khi tiếp xúc với cấp dưới phải tạo ra được sự thiện cảm .Trong giao tiếp thể hiện được sự tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự có văn hoá và những cử chỉ vui vẻ hoà đồng tạo ra tâm gần gũi, thân mật với nhau trong sinh hoạt và trong công việc. Bên cạnh đó phải có môi trường hỗ trợ. Môi trường đó là lòng tin, sự cởi mở, việc chia sẻ trách nhiệm, không được có thái độ kẻ cả, trịch thượng trong cử chỉ, dáng điệu, ngôn ngữ với đối tượng giao tiếp và cũng không nên tỏ ra mệnh lệnh và khinh miệt lẫn nhau mà phải chân thành tạo cho họ niềm tin, thấy được viễn cảnh tươi sáng trong công việc để có sự cố gắng tiếp tục cống hiến hết sức lực, trí tuệ của mình cho công việc chung … Nếu thiếu môi trường này thì mọi kỹ năng đều trở nên vô nghĩa. Trong môi trường đó, người lãnh đạo cần đóng vai trò nòng cốt để làm sao tạo ra bầu không khí thoải mái và cởi mở. Ngoài ra để giao tiếphiệu quả còn đòi hỏi phải luôn tập trung chú ý vào giao tiếp; Phải thể hiện được sự công tâm dân chủ trong công việc, biết chăm chú lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới và tôn trọng những ý kiến đó dù đúng hay sai . Nếu người lãnh đạo, quản quan tâm và luôn nỗ lực cải thiện giao tiếp, biết tỏ ra sự can đảm sẵn sàng nhận những thiếu sót trong công việc trước tập thể, khôn khéo ứng xử, biết tỏ ra sự đồng cảm, cảm thông với những mong ước của cấp dưới thì cấp dưới sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của vấn đề được đề cập tới. Ngược lại, nếu người lãnh đạo xem nhẹ vấn đề, xem nhẹ giao tiếp thì nhân viên cũng sẽ có phản ứng tương tự. Trang 9 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản trường học PHẦN III KẾT LUẬN Giao tiếp có thể được coi như là một phương thức tồn tại của con người, một điều khiển tâm cơ bản có tác dụng làm phát triển được các phẩm chất nhân cách, một loại quan hệ giữa chủ thể với các chủ thể khác và là một loại hoạt động đặc biệt. Giao tiếpquá trình tác động qua lại giữa con người với con người nhằm mục tiêu trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp. Thực tiễn quản giáo dục nước ta, yêu cầu của Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) cũng như xu hướng chung của thời đại đang đòi hỏi một cách cấp bách việc đổi mới nhanh chóng, mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện phong cách quản trường học. Sự đổi mới phong cách quản luôn luôn được diễn ra trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới hoạt động tư duy quản lý. Hệ thống giao tiếp trong một tổ chức giống như hệ thống mạch máu của cơ thể con người. Không có hệ thống này thì tổ chức không tồn tại, vận hành và phát triển. Để hoạt động của đơn vị vận hành, phát triển theo đúng mục tiêu đề ra, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, nhà lãnh đạo cần xây dựng cho mình hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giao tiếp với người dưới quyền, là một việc làm rất cần thiết và là cơ sở để đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động quản của mình./. Trang 10 . giao tiếp quản lý : Thực tiễn cho thấy, có những giáo viên có trình độ chuyên môn cao nhưng việc giảng dạy vẫn không đạt hiệu quả (thiếu linh hoạt, thiếu. trung cần thiết. Có thể nói rằng, với người giáo viên, ngoài năng lực chuyên môn (trình độ, nhận thức .) thì năng lực sư phạm là điều tối cần thiết. 2.2.

Ngày đăng: 19/10/2013, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w