1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

29 506 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 42,61 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế NHTM giữ một vai trò rất quan trọng: Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh n

Trang 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN

HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ huy động vốn

1.1.1 Khái niệm và vai trò của NHTM

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính ra đời dựa trên cơ sở của

sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa và dựa trên sự khác biệt về tiền tệ giữacác vùng, các khu vực Ngân hàng dược coi là một sản phẩm độc đáo của nền sảnxuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, một động lực cho sự phát triển của nền sảnxuất xã hội Với vai trò như trên, Ngân hàng không thể đứng ngoài hoạt động củabất cứ quốc gia nào Vì vậy mỗi nước đều xây dựng những khung pháp lý quy địnhgiới hạn hoạt động của mỗi Ngân hàng Mỗi nước khác nhau sẽ có quan niệm và

mô hình tổ chức Ngân hàng khác nhau Thông thường người ta dựa vào tính chất,mục đích đối tượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính

Ở Việt Nam NHTM được hiểu là: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ màhoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả

và sử dụng số tiền đó để cho vay, đầu tư, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làmphương tiện thanh toán”

Trong nền kinh tế NHTM giữ một vai trò rất quan trọng:

Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, vốn được tạo ra

từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước trongnền kinh tế Vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân, giảm nhịp độtiêu dùng Để tăng thu nhập quốc dân, tức là mở rộng quy mô chiều rộng lẫn chiềusâu của sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của các ngànhtrong nền kinh tế cần thiết phải có vốn Ngân hàng thương mại là chủ thế đáp ứngnhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh Ngân hàng thương mại đứng ra huy độngcác nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời được giải pháp ra từ quá trình sản xuất và lưuthông, vốn từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội Bằng nguồn vốn huyđộng được, các Ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế

Trang 2

đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất Như vậy nhờ cóhoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp mới có điều kiện

mở rộng phạm vi sản xuất, công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệuquả kinh tế

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tácđộng mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quyluật cạnh tranh Để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệpkhông ngừng nâng cao chất lượng lao động, mở rộng quy mô sản xuất một cáchthích hợp Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đáp ứng vốn cho doanhnghiệp trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh,tạo cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh

Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian thanh toán cho các tổ chứckinh tế, cá nhân trong xã hội Tổ chức công tác thanh toán trong nền kinh tế quốcdân, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng nhanhtốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế

Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh củamình sưc thực sự là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Bằng hoạtđộng tín dụng và thanh toán, các Ngân hàng thương mại đã góp phần mở rộng khốilượng tiền cung ứng trong lưu thông, thông qua việc cấp các khoản tín dụng cho cácngành trong nền kinh tế Ngân hàng thương mại thực hiện việc điều hoà các luồngtiền, tích tụ và phân phối cho các ngành Với những nội dung hoạt động như vậy,Nhà nước đã sử dụng Ngân hàng thương mại như là một công cụ hữu hiệu để điềutiết nền kinh tế

Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với hệ thống tàichính quốc tế Trong nền kinh tế thị trường khi các mối quan hệ hàng hoá tiền tệngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trênthế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh tế của mỗi

Trang 3

quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấuthành nên sự phát triển đó Vì vậy, nền tài chính mỗi nước phải hoà nhập với nềntài chính quốc tế Ngân hàng thương mại cùng các hoạt động kinh doanh của mìnhđóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này Với các nghiệp vụ kinhdoanh như nhận tiền gửi cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và cácnghiệp vụ ngân hàng khác Ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoạithương không ngừng mở rộng thông qua các hoạt động thanh toán kinh doanhngoại hối, quan hệ tín dụng với các Ngân hàng nước ngoài Hệ thống Ngân hàngthương mại đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sựvận động của hệ thống tài chính thế giới

1.1.2 Khái niệm về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.

Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàngthương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư, hoặc để thựchiện các dịch vụ kinh doanh khác

Về thực chất, thì nguồn vốn của Ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốcdân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất phân phối và tiêu dùng, mà ngườichủ sở hữu để thực hiện các mục đích khác nhau gửi vào ngân hàng Như vậy,Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền

tệ, tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ kích thích mọi hoạt động kinh tếphát triền

1.1.3 Tính chất và vai trò của công tác huy động vốn

1.1.3.1 Tính chất của nguồn vốn huy động.

Vốn huy động là khoản tiền tệ được hình thành trong quá trình hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền kýthác và vay của các tổ chức tín dụng khác Các khoản tiền này không thuộc quyền

sở hữu của Ngân hàng, nhưng Ngân hàng được quyền sử dụng và phải hoàn trả chochủ sở hữu trong một thời gian nhất định Như vậy trong quá trình hoạt động kinh

Trang 4

doanh Ngân hàng luôn phải dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả chokhách hàng.

Vốn huy động có vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vìtrong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn thường từ 70%-80%,vốn huy động có quyết định đến chi phí đầu vào của Ngân hàng vì vốn này chiếm

tỷ trọng cao và có nhiều kỳ hạn với lãi suất khác nhau, muốn làm kinh doanh phảichú ý đến huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng và chi phí đầu vào đó cũng chính lànguyên tắc quản lý vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Vốn huy độngcòn quyết định hoàn toàn đến vị thế khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thịtrường

1.1.3.2 Vai trò của công tác huy đông vốn.

* Góp phần tiết kiệm chi phí xã hội, tạo những điều kiện thuận lợi cho cá nhân và

tổ chức xã hội

Quá trình huy động vốn của Ngân hàng chính là quá trình tích tụ và tậptrung các nguồn vốn trong xã hội, sau đó cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho sảnxuất, đầu tư và phát triển kinh tế Như vậy, huy động vốn kịp thời đã tiết kiệm thờigian, chi phí nguồn lực, đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, tănghiệu quả sử dụng vốn Mặt khác, những người tiết kiệm thu thêm được một phầnlãi từ tiền gửi của mình, tức đồng tiền của họ từ chổ dư thừa đã có khả năng sinhlời Ngược lại, những người thiếu vốn thì có vốn kịp thời cho sản xuất, tăng lợinhuận

* Huy động vốn làm gia tăng vốn trong nước, kích thích huy động vốn nước ngoài

Nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại, ngoài nguồn vốn huyđộng trong nước còn nguồn vốn huy động từ nước ngoài Trong đó vốn trong nước

là yếu tố quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng

Vai trò quyết định của nguồn vốn trong nước thể hiện:

- Thứ nhất, tạo tính chủ động trong quá trình huy động vốn, chi phí huyđộng vốn thấp, hiệu quả kinh tế đối với xã hội cao

Trang 5

- Thứ hai, tạo các điều kiện thuận lợi để hấp thụ và khai thác có hiệu quảnguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Thứ ba, hình thành và tạo lập sức mạnh hồi sinh cho nền kinh tế, hạn chếcác tiêu cực phát sinh về kinh tế -xã hội do đầu tư nước ngoài mang lại Nhờ vậytính độc lập tự chủ của đất nước được bảo đảm, tránh lệ thuộc nước ngoài do quan

hệ vay mượn

Xét về bản chất, huy động vốn của các Ngân hàng thương mại là trực tiếplàm cho qui mô tích luỹ trong nước ngày càng tăng, chuyển tối đa nguồn vốn đangnhàn rỗi thành nguồn vốn hữu ích có khả năng sinh lời Còn huy động vốn nướcngoài có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt trong điềukiện kinh tế của nước ta còn nghèo, thiếu vốn mà nhu cầu đầu tư phát triển lại cao

Đặc biệt các NHTM còn có khả năng tính toán các điều kiện và lợi ích chovay trả, khả năng quản lý có hiệu quả vốn vay và vai trò quản lý ngoại tệ để thựchiện chính sách ngoại hối của một quốc gia

* Huy động vốn góp phần thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ quốcgia

Hoạt động huy động vốn qua Ngân hàng góp phần kiềm chế và kiểm soátmức lạm phát thông qua việc điều chỉnh lượng tiền tham gia vào quá trình lưuthông, ổn định giá trị đồng tiền Chẳng hạn: Ngân hàng luôn là nơi cung cấp mộtlượng vốn tín dụng lớn, tạm ứng các khoản chi tiêu và đầu tư của chính phủ chocác dự án về sản xuất kinh doanh và những dự án thực hiện chính sách xã hội, bùđắp những sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách thông qua hình thức vay nợ giữangân sách với Ngân hàng

* Huy động vốn quyết định sự tồn tại của các Ngân hàng thương mại

Ở nước ta hiện nay, thị phần hoạt động của tín dụng chiếm khoảng 80%.Con số này khá cao chứng tỏ hoạt động tín dụng là chủ yếu, quyết định sự tồn tại

và phát triển của mỗi Ngân hàng thương mại Mà muốn có hoạt động tín dụng

Trang 6

phải có vốn, muốn có vốn phải huy động vốn và chủ yếu từ nền kinh tế Như vậyhuy động vốn phải là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được bước khởi độngtiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng Qua quá trình huy động vốn,Ngân hàng sẽ có vốn để cho vay và thu lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sự tồn tại vàphát triển của Ngân hàng.

1.1.4 Các hình thức huy động vốn.

Ngân hàng thương mại muốn có tiền để đem đầu tư hoặc cho vay, thì trướctiên Ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định và ổn định Trong khi đó lượngvốn tự có là rất ít, muốn có một lượng vốn lớn hơn thì hầu hết các Ngân hàng phải

đi huy động vốn Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng được thực hịên dướihình thức sau :

1.1.4.1 Căn cứ theo thời gian huy động vốn.

- Huy động ngắn hạn: đặc điểm của hình thức này là chíêm tỷ trọng khá cao

trong tổng nguồn huy động, được sử dụng chủ yếu để cho vay ngắn hạn (từ 12tháng trở xuống), lãi suất thường thấp

- Huy động trung hạn: loại vốn này có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60

tháng, ngân hàng chủ yếu sử dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng trunghạn

- Huy động dài hạn: hình thức huy động này chiếm tỷ trọng nhỏ, đây là

khoản vay mà Ngân hàng huy động lớn trên 60 tháng, chi phí cho việc huy độngnày là cao hơn so với 2 hình thức trước, nguồn này Ngân hàng thường dùng để chovay dài hạn như đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất kinh doanh

1.1.4.2 Căn cứ vào đối tượng huy động vốn.

- Huy động vốn từ dân cư: Vốn này có nguồn gốc từ những khoản dự phòng

cho tiêu dùng và rủi ro trong tương lai Khi xã hội ngày càng phát triển thì cáckhoản dự phòng cũng tăng lên Nắm bắt được quy luật này, Ngân hàng thương mại

Trang 7

đã sử dụng nghiệp vụ huy động để tăng thêm nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh tế

và thu được lợi nhuận

- Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp: Các doanh

nghịêp do nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các đơn vị này thườnggửi một khối lượng tiền lớn vào Ngân hàng để hưởng tiện ích thanh toán Ngânhàng thương mại là một trung gian tài chính, quan hệ với các đối tượng này thôngqua việc mở tài khoản, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp ứng yêu cầuthanh toán của họ Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản thanhtóan nên luôn tồn tại một số dư nhất định trên tài khoản của Ngân hàng Nguồnnày được Ngân hàng huy động, có chi phí thấp và sử dụng cho vay không chỉ ngắnhạn mà còn cả trung dài hạn Tuy nhiên nguồn này có hạn chế là tính ổn định và độlớn phụ thuộc vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp

- Huy động từ các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Vốn này nhằm

để giải quyết tình trạng thiếu vốn của Ngân hàng Vốn vay này bao gồm : vayNgân hàng Trung Ương và các tổ chức tín dụng

Theo quy định, ở Việt Nam vốn vay giữa hai Ngân hàng được thoả thuậnbằng hợp đồng tín dụng, vốn cho vay phải được đảm bảo bằng hình thức thế chấphoặc cầm cố bằng tài sản đi vay; tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng TrungƯơng, các chứng từ có giá khác Trong trường hợp, các Ngân hàng thương mại đãvay mượn lẫn nhau nhưng vẫn thiếu vốn, mất khả năng thanh toán thì Ngân hàngthương mại có thể vay Ngân hàng Trung Ương thông qua việc chiết khấu, tái chiếtkhấu các giấy tờ có giá Ngân hàng Trung Ương bằng việc cho vay để bổ sungnguồn vốn tín dụng ngắn hạn theo kế hoạch đã phân phối cho các Ngân hàngthương mại quốc doanh; tái chíêt khấu các thương phiếu, trái phiếu kho bạc mà các

tổ chức tín dụng đã cho khách hàng vay chưa đáo hạn.

1.1.4.3 Căn cứ vào công cụ huy động vốn.

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi có thể phát séc).

Trang 8

Đây là loại tiền gửi mà chủ nhân có thể rút tiền hoặc trả cho bên thứ ba bằngcách phát hành séc Đặc điểm quan trọng đối với người gửi là: chuyển nhượng dễdàng, mục đích giao dịch là chính, thường được mệnh danh là tiền gửi theo yêucầu, không vì mục đích kiếm lãi Đối với Ngân hàng chỉ cần bỏ ra một chút chi phícho việc quản lý tài khoản hoặc trả lãi (nếu có thì cũng rất nhỏ ) Số dư của loạitiền này phụ thuộc vào từng thời kỳ trong năm và khả năng của Ngân hàng trongviệc dự đoán về biến động của thị trường tiền tệ Ngân hàng thường sử dụng hailoại tài khoản: tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai.

+ Tài khoản thanh toán là loại tài khoản mà chủ sở hưũ của nó có toàn quyền

sử dụng số tiền trong phạm vi số dư tiền gửi

+ Tài khoản vãng lai là tài khoản thường được sử dụng cho các tổ chức kinh

tế, nó có thể có số dư bên có hoặc bên nợ Dư bên có phản ánh số tìên hiện cótrong tài khoản của khách hàng, ngược lại với số dư bên nợ phản ánh số tín dụngNgân hàng cấp cho khách hàng vay Lãi suất hai bên đều do hai bên thoả thuận Tìên gửi không kỳ hạn có chi phí huy động thấp, song có tính ổn định thấp.Nếu thu hút được lượng khách hàng lớn, đảm bảo luôn có một số dư ổn định, Ngânhàng có thể dễ dàng trong việc đa dạng hoá nghiệp vụ của mình thông qua việcmua bán các chứng khoán có tính linh hoạt cao như kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc

- Huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm:

Nếu tiền gửi không kỳ hạn số dư tăng giảm phụ thuộc vào tình hình sản xuấtkinh doanh của khách hàng gửi tiền, thì tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm lại phụthuộc vào lãi suất trả lãi

- Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền mà chủ sở hữu có quỳên rút ra theo thời hạn đã thoả

thuận với Ngân hàng, mục đích chính của loại tiền gửi này là hưởng lãi chứ khôngphải vì hưởng các tiện ích trong thanh toán Đặc trưng của loại tiền gửi này làkhông dùng thanh toán, hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này đối với Ngân hàng rất

Trang 9

cao vì nó có kỳ hạn rõ ràng Chi phí về nguồn vốn cho loại tiền gửi này đối vớiNgân hàng cao hơn tiền gửi không kỳ hạn.

- Tiền gửi tiết kiệm: Đối với Ngân hàng thương mại, tiền gửi tiết kiệm là công cụ

huy động vốn có từ lâu Vốn huy động từ các khoản tiền tiết kiệm thường chiếmmột tỷ trọng đáng kể trong tìên gửi của Ngân hàng Loại tiền gửi này thường chiathành :

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đối với loại này, chủ sở hữu có thể rút ra

bất kỳ lúc nào mà không phải báo trước, số dư tài khoản này thường không lớn, ưuđiểm hơn tiền gửi giao dịch là số dư này ít biến động, Ngân hàng thường phải trảlãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Nguyên tắc của loại tiền này là một khi khách

hàng gửi tiền vào loại tài khoản này, họ sẽ không được rút ra (cả gốc lẫn lãi ) trừkhi đã đến hạn rút tiền Tuy nhiên yếu tố cạnh tranh thu hút tiền gửi, một số Ngânhàng thương mại vẫn cho phép Ngân hàng rút tiền trước thời hạn nhưng một phầntiền lãi đã được khấu trừ

- Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ:

Đây là nguồn vốn Ngân hàng huy động một cách chủ động trên thị trườngtài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn Trong nhiều trường hợp thiếuvốn, Ngân hàng sử dụng phương pháp này để huy động vốn trên thị trường tàichính: phát hành các giấy tờ có giá trị như các giấy tờ vay nợ ngắn hạn, trung hạn

và dài hạn Việc chuyển nhượng các giấy tờ có giá trên từ chủ sở hữu này sang chủ

sở hữu khác phụ thuộc vào thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng Ngân hàng

có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu

- Trái phiếu là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ khách hàng của nhà Ngânhàng với cam kết sẽ thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trongtương lai.Việc phát hành trái phiếu của Ngân hàng được tiến hành trong toàn hệ

Trang 10

thống, mục đích chủ yếu để huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho những kếhoạch kinh doanh có quy mô lớn và dài hạn

- Kỳ phiếu Ngân hàng là một giấy nhận nợ ngắn hạn do Ngân hàng phát hành nhằmhuy động vốn trong dân cư, chủ yếu phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xácđịnh của một Ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế Kỳ phiếu Ngânhàng được phát hành theo từng đợt hay còn gọi là kỳ phiếu có mục đích, phát hànhdựa trên tình hình nguồn vốn và nhu cầu sử dụng vốn trong thời kỳ trước mắt củaNgân hàng Loại này có ưu điểm vốn huy động được khá linh hoạt, có tính lỏngcao, dễ dàng chuyển đổi sang tiền hoặc các hình thức khác; mệnh giá, loại tiền sửdụng, phương thức trả lãi đa dạng đáp ứng nhu cầu của người mua Lãi suất của kỳphiếu thường ổn định và hấp dẫn

1.1.4.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn.

Chất lượng huy động vốn của Ngân hàng chỉ có thể được cải thiện khi phântích ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan theo cả hai chiều hướng tích cực vàtiêu cực Nhóm nhân tố ảnh hưởng có thể chia ra làm hai loại:

Những nhân tố khách quan.

Nền kinh tế là một hệ thống gồm nhiều hoạt động kinh tế có liên quan biệnchứng và tác động lẫn nhau Sự biến động của một hoạt động kinh tế đều ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực còn lại Hoạt động kinh doanh củaNgân hàng thương mại được coi như một chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực kinh tếkhác nhau trong nền kinh tế Do vậy, sự tác động ổn định hay bất ổn định, tăngnhanh hay chậm chạp của nền kinh tế đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động củaNgân hàng Rõ ràng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốnnói riêng của Ngân hàng luôn gắn với môi trừơng kinh doanh Môi trường nàygồm

* Pháp luật, chính sách của Nhà nước

Trang 11

Việc huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng đều tác động trực tiếpđến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chuchuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát Chính vì vậy mà hoạt động củaNgân hàng cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, đôi khi còn chặt chẽ hơn cả đốivới doanh nghịêp Trên thực tế Ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều chínhsách, các quy định của chính phủ, Ngân hàng Trung Ương ; đó là Luật các tổ chứctín dụng, Luật kinh tế, Luật dân sự … Do sự ràng buộc về pháp luật, nghiệp vụ huyđộng vốn chắc chắn sẽ thay đổi và quy mô, hiệu quả của công tác huy động vốncũng bị tác động Cụ thể chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, tín dụng thay đổi

sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổnđịnh Sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽđến quan hệ vốn của Ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thếgiới Nếu một nước có nền an ninh ổn định thì kinh tế sẽ phát triển dẫn đến thunhập của người dân cao, họ sẽ đem gửi nhiều tiền vào Ngân hàng không những đốivới người trong nước mà còn cả người nước ngoài

Đây là yếu tố khách quan đối với Ngân hàng, yếu tố này ảnh hưởng chungviệc mở rộng và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế Trong đó nguồn huyđộng của Ngân hàng thương mại, cụ thể trong nền kinh tế nếu kinh tế tăng trưởngcao thì mới có tích luỹ trong các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế và dân cư, do đónguồn tiền gửi, nguồn tiết kiệm tăng nhanh trong thời kỳ này Ngược lại, nếu nềnkinh tế bị suy thoái thì lượng tiền gửi, tiền tiết kiệm sẽ giảm xuống,

Mặt khác khi nền kinh tế phát triển và ổn định kiến thức của người dân nânglên, việc nắm giữ tiền trong dân cư giảm xuống, mọi hoạt động giao dịch củakhách hàng đều thông qua Ngân hàng Đây cũng là yếu tố làm cho nguồn huy độngđược tăng lên

Lạm phát là yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến Ngân hàng rất lớn đến công táchuy động vốn Ngân hàng, người dân gửi tiền vào Ngân hàng hy vọng họ sẽ thuđược khoản lãi nhất định Lạm phát cao hoặc biến động mạnh có thể làm trượt giá

Trang 12

đồng tiền thì họ sẽ chuyển các tài sản của họ dưới dạng tiền gửi thành các hình tháikhác do đó nó có tác động mạnh đến việc huy động vốn của Ngân hàng.

Những nhân tố chủ quan

* Chính sách lãi suất cạnh tranh

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền có được so với số tiền gốc mà ngườigửi tiền nhận được từ Ngân hàng, hay là phần vay phải trả cho Ngân hàng vềkhoản vốn vay Lãi suất là giá cả của khoản tiền mà người mua phải trả cho ngườibán Do vậy người bán luôn muốn bán với giá cao, còn người mua cũng luôn muốnmua với giá thấp Như vậy người dân có có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng thì cáiđầu tiên phải là lãi suất của Ngân hàng đó so với Ngân hàng khác.Tuy lãi suất huyđộng không đóng vai trò quyết định nhưng với một lãi suất huy động cao thì baogiờ cũng tạo được sự quan tâm đối với khách hàng Đặc biệt trong giai đoạn khanhiếm tiền tệ dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩyngười gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sangtiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức tín dụng này sang một Công ty hoặc một

tổ chức tín dụng khác

Tuy vậy cạnh tranh bằng lãi suất là cạnh tranh có giới hạn Một Ngân hàngnếu không bị khống chế bởi lãi suất huy động “trần” và lãi suất cho vay “sàn” củaNHTW, thì cũng bị khống chế bởi chính lợi nhuận và sự tồn tại của Ngân hàng

* Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng.

Để phát huy được hết khả năng của các khoản tiền gửi, Ngân hàng đã ra mộtphạm vi dịch vụ cho vay rộng lớn cùng với sự phát triển không ngừng mạng lướicung cấp các dịch vụ và nới rộng các chức năng khác của mình để đáp ứng các nhucầu dịch vụ phụ trợ của khách hàng chẳng hạn dịch vụ cho hoạt động xuất nhậpkhẩu của khách hàng, ký phát thư bảo lãnh, chuyển đổi tiền tệ từ loại này sang loạikhác, bố trí thời gian tiếp khác phù hợp Hoạt động Ngân hàng là kinh doanhkiếm lời và cạnh tranh ngày càng tăng giữa các Ngân hàng với nhau Bởi cạnhtranh tăng lên, nên hoạt động Ngân hàng vấp phải khó khăn ngày càng nhiều trongviệc tìm kiếm lợi nhuận Nguyên nhân đó khiến các Ngân hàng không ngừng tìm

Trang 13

tòi những hình thức dịch vụ mới nhằm mở rộng kinh doanh Một Ngân hàng códịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn các Ngân hàng có các dịch vụhạn chế Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ Ngân hàng là cạnhtranh không có giới hạn Trong nền kinh tế hiện đại, các Ngân hàng cạnh tranh vớinhau chủ yếu bằng con đường này

Hình thức huy động vốn cũng là một yếu tố ảnh hưởng : Do mục tiêu củangười gửi tiền của những người gửi tiền là khác nhau, nên việc thoả mãn nhu cầu

đa dạng của họ đòi hỏi Ngân hàng phải có hình thức huy động vốn thích hợp tuỳvào từng thời điểm, địa điểm, từng nhóm khách hàng … Một Ngân hàng sẽ có lợithế hơn so với Ngân hàng khác khi nó có các hình thức huy động vốn phong phú,linh hoạt

* Chính sách khách hàng

Trong công tác khách hàng, Ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiềuloại để có cách thức đối xử phù hợp Với những khách hàng lâu năm giao dịch thư-ờng xuyên, có số dư tiền gửi lớn, được Ngân hàng tín nhiệm, thì Ngân hàng sẽ cómột chính sách ưu đãi về lãi suất, kỳ hạn của món vay, cũng như thực hiện việc xétthưởng đối tác, có như vậy Ngân hàng mới có khả năng thu hút khách hàng và tăngnhanh khả năng hoạt động vốn của mình Để xây dựng được chiến lược kháchhàng đúng đắn thì Ngân hàng cần tìm hiểu động cơ thói quen mong muốn củangười gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng thông qua phân tích lợi ích củakhách hàng Trên cơ sở thông tin của khách hàng Ngân hàng có thể đưa ra một hệthống chính sách và biện pháp để có được quy mô và chất lượng nguồn vốn mongmuốn Hệ thống chính sách có thể gồm:

- Chính sách về giá cả lãi suất tiền gửi: tỷ lệ hoa hồng, chi phí dịch vụ hay còn gọi làchính sách giá cả các sản phẩm và dịch vụ tài chính

- Chính sách trong phục vụ giao tiếp

* Công nghệ Ngân hàng

Trong cạnh tranh, các Ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, bởi lẽ,các dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ về chuyên môn Ngân hàng sẽ được đa dạng, chất

Trang 14

lượng ngày càng tốt hơn, đảm bảo các loại dịch vụ được cung ứng nhanh chóng, antoàn và hiệu quả Tất nhiên với công nghệ Ngân hàng tiên tiến sẽ giúp Ngân hàngphục vụ được khách hàng một cách tốt hơn, chỗ đứng của Ngân hàng đó trên thịtrường sẽ vững vàng hơn thì sẽ có nhiều khách hàng biến đến Ngân hàng đó (côngnghệ cao có khả năng giúp cho Ngân hàng đó có khả năng thanh toán nhanh, thủtục ít rườm rà) Điều này cũng làm cho khả năng huy động vốn của Ngân hàngcũng dễ dàng hơn.

* Chính sách cán bộ

Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, ược bố trí công việc phù hợp với năng lực, đoàn kết thân thiện, luôn luôn là nềntảng của sự thành công Nói chung, người ta đều mong muốn giao dịch kinh doanhvới một hãng bề thế với các nhân viên dễ mến lịch sự và có kiến thức

đ-* Chính sách tiếp thị

Là sản phẩm của cạnh tranh và hệ quả của sự nghiên cứu tìm tòi các dịch vụmới - các Ngân hàng trở nên quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực tiếp thị (Marketing).Tiếp thị không đơn giản chỉ là vấn đề bán ra một sản phẩm nào đó, mà đây là cảmột quá trình phát hiện, tìm kiếm khách hàng để tạo ra những sản phẩm thích hợpcho họ, thuyết phục họ “mua” chúng thay vào việc “mua” những sản phẩm có chứcnăng tương tự do ngời khác cung cấp Một trong những biện pháp thuyết phục màcác Ngân hàng hiện đang làm đó là quảng cáo Trong hoạt động Ngân hàng hiệnđại, quảng cáo được chú ý và có một chi phí nhất định dành cho công tác này

* Uy tín của Ngân hàng

Trong quá trình hoạt động mỗi Ngân hàng sẽ tạo cho mình một hình ảnh riêngtrong lòng khách hàng Một Ngân hàng lớn có uy tín trong nhiều năm sẽ có lợi thếtrong huy động vốn so với Ngân hàng khác Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúpNgân hàng có được sự ổn định khối lượng huy động vốn và tiết kiệm chi phí huyđộng Thậm chí trong điều kiện lãi suất huy động vốn thấp hơn chút những người

Ngày đăng: 19/10/2013, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w