1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH

11 607 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 86,18 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘHUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG 3.1.GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1Vị trí địa lý Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, nằm cuối sông Hậu, tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển; diện tích tự nhiên 3.223,3 km 2 gồm 1 thị xã, 8 huyện và 105 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh, dân số toàn tỉnh là 1.243.982 người theo thống năm 2003, trong đó thành thị chiếm 18,44%, nông thôn 81,56%, nữ chiếm 51,29%. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 386 người/km 2 , thấp hơn mức trung bình ĐBSCL (401 người/km 2 ). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa chiếm 5,86%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm .nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú. Sóc Trăng giáp tỉnh Cần Thơ phía Bắc và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu phía Tây Nam, giáp Trà Vinh phía Đông Bắc và giáp biển Đông phía Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang. Vùng cung cấp 50% sản lượng thóc của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho cả nước. Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi mới của Đảng; nhân dân tỉnh Sóc Trăng với tinh thần vượt khó vươn lên, năng động; sáng tạo, kinh tế Sóc Trăng có bước phát triển khá, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản xuất khẩu và đây lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh hiện nay và trong thời gian tới. Hiện nay toàn tỉnh có 6 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu năm 2002 đạt trên 230 triệu USD thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và đang từng bước được mở rộng cả về kết cấu hạ tầng lẫn công nghệ; bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh từng bước được thay đổi. 3.1.1.2Đặc điểm - địa hình Điều kiện tự nhiên hình thành 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn, đất đai màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu, địa chất phù hợp, khí hậu ôn hoà; có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp và chế biến hàng nông, hải sản xuất khẩu; có nền văn hoá đặc thù với nếp sinh hoạt của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ bao đời nay vẫn sống hoà thuận và hội nhập đã tạo nên bản sắc độc đáo qua các lễ hội; giao thông thủy, bộ đều thuận lợi nhờ địa tỉnh nằm trên trục quốc lộ 1A và quốc lộ 60 nối các tỉnh phía Nam và phía Bắc trong đó có cả thành phố Hồ Chí Minh; bên cạnh đó thông qua sông Hậu có thể tới các tỉnh ĐBSCL và các nước Camphuchia, Lào; Bờ biển dài là một lợi thế so sánh của Sóc Trăng so với các tỉnh ĐBSCL các cảng Trần đề, và sắp tới là cảng biển nước sâu sẽ rất thuận lợi cho việc giao thương từ Sóc Trăng đến mọi miền của đất nước và quốc tế, Những nhân tố “thiên thời, địa lợi” đó đã và đang được chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện để phát triển kinh tế, nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối . Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách và Long Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Cù lao Dung là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Hệ thống kinh rạch của tỉnh chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 mét đến 1 mét. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. 3.1.1.3 Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 0 C, độ ẩm trung bình là 83%. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam Bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp. 3.1.2Tài nguyên thiên nhiên 3.1.2.1 Tài nguyên đất Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như: hành, tỏi và các loại cây ăn trái như: nhãn, xoài, sầu riêng . Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 77,28%, đất lâm nghiệp 4,36%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 18,36%. Trong tổng số 249.088 ha đất nông nghiệp có 188.067 ha sử dụng cho canh tác lúa, 20.815 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.206 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Với cấu tạo địa chất trẻ hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sông Cửu Long, tính chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu. Toàn tỉnh Sóc Trăng có 40 đơn vị đất tập trung vào 3 nhóm chính: • Nhóm đất phù sa: 184.184 ha, chiếm 37%. Đây là vùng đất có địa hình trung bình và cao, gần nguồn nước ngọt, điều kiện thoát nước dễ dàng. • Nhóm đất phèn: 47.892 ha, trong đó đất phèn mặn chiếm 78,16%. • Nhóm đất giồng: 9.914 ha, chiếm 4%, tập trung 2 huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và thị xã Sóc Trăng. Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 16.015 ha với các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm khu vực đất nhiễm phèn. 3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản Trong những năm gần đây kết quả thăm dò bước đầu cho thấy Sóc Trăng có triển vọng về khai thác dầu và khí đốt tại vùng thềm lục địa ngoài khơi gần Sóc Trăng. 3.1.3 Vị trí địa lý kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kế Sách Kế sách là một huyện vùng sâu cách thị xã Sóc Trăng khoảng 21 Km về phía Tây Nam, giao thông đi lại tương đối khó khăn nhất là vào mùa mưa. Kế Sách với diện tích tự nhiên 34.161 ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.250 ha, diện tích lúa 2 vụ là 16.792 ha, diện tích cây màu 459 ha, diện tích cây ăn trái 6.125 ha, diện tích vườn tạp 4.026 ha (theo niên giám thống của tỉnh Sóc Trăng năm 2006). Việc sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên do hệ thống thuỷ lợi ngày càng được cải thiện. Hiện nay, huyện Kế Sách có tổng dân số là 158.745 người với 33.282 hộ. Dân cư trên địa bàn huyện bao gồm 3 dân tộc: Kinh, Hoa và Khmer, trong đó 26.764 hộ là sản xuất nông nghiệp chiếm 80% dân số toàn huyện, còn lại là sản xuất kinh doanh và sản xuất ngành nghề khác. Kế Sách có 1 thị trấn và 12 xã, 85 ấp. Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống còn mang nặng tập quán cũ, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó hộ nghèo chiếm khoảng 30%, hộ trung bình chiếm khoảng 56% và hộ khá giàu chiếm khoảng 14% (theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2001). 3.2.TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐBSCL VÀ HUYỆN KẾ SÁCH Trước năm 1988, tổ chức tài chính chính thức thì vượt trội bởi sự độc quyền của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Vào năm 1990, sự độc quyền của ngân hàng nhà nước được định hướng để tách ra hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm chức năng nhà nước như một ngân hàng trung ương truyền thống, và những ngân hàng thương mại chuyên về cung cấp những dịch vụ ngân hàng. Từ đó, ngân hàng trung ương đã chịu trách nhiệm về chính sách lưu thông tiền tệ và tư vấn về hệ thống tài chính cho nhà nước và không còn tham gia vào việc cấp vốn khu vực Nhà nước như trước đây. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng mới đã được thiết lập cho khu vực tư nhân. Hiện nay, hệ thống tài chính chính thức Việt Nam gồm có những ngân hàng thương mại, những tổ chức tài chính phi ngân hàng và các chương trình tín dụng khác của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Hiện tại nông thôn Việt Nam có bốn tổ chức tài chính chính đang hoạt động những vùng nông thôn Việt nam cũng như ĐBSCL. Đó là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (trước đây là ngân hàng Việt Nam cho người nghèo), các ngân hàng cổ phần nông thôn, các Quỹ tín dụng nhân dân và một số ngân hàng khác. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình đặc biệt của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ khác cũng cung cấp tín dụng cho những hộ gia đình nông thôn. Các tổ chức tín dụng chính thức huyện Kế Sách gồm có ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Kế Sách, phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội. 3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD) Được thành lập vào năm 1988 từ ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, hiện nay VBARD được xem như một bộ phận của ngân hàng nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ chính là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp và nông hộ khu vực nông thôn. Với một mạng lưới rộng khắp cả nước với số lượng lớn các chi nhánh nằm rải rác Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, ngân hàng đã trở thành một trong những tổ chức tài chính chính thức lớn nhất Việt Nam. Nó có khoảng 1300 chi nhánh khắp ba miền, 61 chi nhánh tỉnh, 527 chi nhánh huyện, và hơn 600 chi nhánh xã, và khoảng 75 phòng giao dịch (VBARD, 2002). Đến cuối năm 2006, ngân hàng nông nghiệp đã đầu tư cho hơn 9 triệu hộ với số vốn xấp xỉ 105 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57% tổng dư nợ của ngân hàng (theo báo cáo của VBARD năm 2006). ĐBSCL, VBARD cũng có một mạng lưới rộng khắp các huyện của các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy VBARD có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho người nghèo và gia đình nông thôn ĐBSCL để cải thiện mức sống cũng như góp phần xoá đói giảm nghèo. Năm 2004, có khoảng 56,22% số lượng người đi vay nhận khoản tiền vay từ ngân hàng. Ngoài ra, VBARD có thể được xem như nhà cung cấp tín dụng chính cho các chương trình xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, chi nhánh NHN o & PTNT tỉnh Sóc Trăng có 10 chi nhánh Ngân hàng cơ sở trực thuộc: 7 chi nhánh tại trung tâm huyện thị, 3 chi nhánh tại vùng kinh tế có đông dân cư. huyện Kế Sách có một chi nhánh NHN o & PTNT. Trước đây, chi nhánh NHN o & PTNT huyện Kế Sách là chi nhánh ngân hàng nông nghiệp trực thuộc tỉnh Hậu Giang với tên ban đầu là ngân hàng Nông Nghiệp huyện Kế Sách, sau khi tách tỉnh Hậu Giang năm 1992 thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thì ngân hàng Nông nghiệp huyện Kế Sách chính thức trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng và đổi tên thành NHN o & PTNT huyện Kế Sách. Hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tập trung mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn địa bàn trong huyện. Khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp, đây là đối tượng có nhu cầu vốn không lớn những thường xuyên và vô hạn. Thị phần của NHN o & PTNT huyện Kế Sách chiếm khoảng 59 % theo kết quả điều tra. 3.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) VBSP được thiết lập vào 1995 như một cộng sự của VBARD. Tên ban đầu của nó là Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo (VBP). Mục tiêu chính của ngân hàng này là góp phần vào công tác xóa đói nghèo nàn Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó, ngân hàng chủ yếu cung cấp tín dụng và những khoản tiền vay với lãi suất thấp cho nông dân nghèo, những người không đủ điều kiện cho những khoản vay thương mại vì thiếu tài sản thế chấp. Việc xác định những hộ gia đình nghèo thì vô cùng khó cho nhân viên ngân hàng. Bởi vậy, việc tiếp xúc với những chính quyền địa phương đặc biệt cần thiết để ngân hàng có thể biết chính xác những hộ thực sự nghèo để cho vay. Các ủy ban nhân dân địa phương thường giúp đỡ VBP trong việc xác định những hộ nghèo. Ngoài ra, ngân hàng còn được giúp đỡ bởi những tổ chức như hội Phụ nữ và Hiệp hội nông dân để quản lý tiền vay. Để được vay vốn từ VBP, những người đi vay được yêu cầu gom lại thành những nhóm vay nợ. Những tổ chức nêu trên bảo đảm thế chấp và giúp bảo đảm trả lại tiền thay mặt cho những hộ gia đình nghèo (theo Putzeys, 2002). Vào năm 2003, VBP đã được đổi tên thành ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) và còn được quản lý bởi VBARD. ĐBSCL, VBSP cung cấp tín dụng cho khoảng 8% trong tổng số lượng những người đi vay (VLSS, 2004). Hầu hết khách hàng của VBSP là những hộ gia đình nghèo mà có hay không có bằng khoán đỏ quyền sử dụng đất. huyện Kế Sách hiện nay có một phòng giao dịch VBSB được thành lập theo QĐ 566/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003. Đối tượng cho vay của VBSP là cho vay theo diện ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thị phần của nó chiếm khoảng 41 % theo kết quả điều tra. 3.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (RSBs) Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được thành lập sớm như VBARD. Cho đến 2004, ước tính rằng có khoảng 60 RSBs. Trong số đó có 25 RSBs nằm trong những vùng nông thôn, đặc biệt phía Nam của Việt nam (ADB, 2005). Mỗi ngân hàng thông thường gồm có năm mươi tới sáu mươi cổ đông nào đó. Bình thường, những cổ đông này được yêu cầu là những người sống trong những vùng nông thôn hay có một mối quan hệ gia đình gần gũi với những vùng này. Thông thường một vài cổ đông nắm giữ một tỉ lệ lớn cổ phần ngân hàng. Đây thường là những người giàu (theo Trần Thơ Đạt, 1998). Những hộ gia đình nông thôn dễ dàng vay tiền từ RSBs bởi vì thủ tục đơn giản và không phải thế chấp tài sản. Vì vậy RSBs trả cho một cổ phiếu một cách tương đối lớn từ những tiền vay. Tuy nhiên, vì mạng lưới và khả năng tài chính hạn chế, cổ phiếu của RSBs trong thị trường tín dụng nông thôn thì vẫn tương đối không đáng kể so với VBARD. Bởi 2002, 5% trong số những hộ gia đình nông thôn hay khoảng mười nghìn người đi vay là khách hàng vay từ RSBs (Putzeys, 2002). 3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân (PCFs) Quỹ tín dụng nhân dân là một phần của thị trường tín dụng nông thôn. Sau sự sụp đổ của những hợp tác xã tín dụng nông thôn trong cuối những năm 1980, hệ thống này được tổ chức lại bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau này, nó được phát triển vào trong một mạng lưới của Quỹ tín dụng nhân dân (Trần Thơ Đạt, 1998). Sự hoạt động của thể chế này đươ ̣ c tô ̉ chư ́ c ̣ p ly ́ và được đơn giản hóa để đáp ứng nhu cầu của những hộ gia đình nông thôn. PCFs thường được bố trí những nơi gần gũi với khách hàng và có thủ tục tiền vay một cách tương đối nhanh. Bởi vậy, nó có thể được xem như là một đối thủ cạnh tranh của những tổ chức tài chính khác trong thị trường nông thôn. Bởi từ năm 2000, hệ thống của PCFs có khoảng 1.000 quỹ khắp những nơi công cộng, khu vực và trung tâm với hơn 630.000 thành viên (Putzeys, 2002). Sự phát triển của loại tín dụng này ĐBSCL của Việt Nam được dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa những thành viên trong quỹ. 3.2.5 Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc biệt Những ngân hàng thương mại khác Việt Nam gồm có Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu. Nó hoạt động như một phần của những tổ chức tài chính trong vùng nông thôn. Mới đây, những Ngân hàng khác đã được thành lập dưới sự cho phép của Chính phủ Việt Nam như Ngân hàng thương mại Á Châu, Ngân hàng phát triển Nhà, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông, . Mặc dù những ngân hàng này thường được đặt những khu đô thị nhưng do mạng lưới hoạt động đa dạng nên vùng nông thôn vẫn được coi là một thị trường tiềm năng để cung cấp tín dụng. Chính vì vậy, những ngân hàng này có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng để bù đắp lại sự thiếu hụt vốn của những hộ gia đình nông thôn. ĐBSCL, những ngân hàng thương mại hầu như có mặt khắp các tỉnh và vì vậy những hộ gia đình có một cơ hội tốt để nhận được trợ giúp từ các chương trình xóa đói giảm nghèo. Những ngân hàng này đã cung cấp một phần nhỏ lượng tín dụng nông thôn cho những hộ gia đình. Con số này khoảng 6,72% lượng cung cấp tín dụng được đưa ra bởi ngân hàng VBSP. Những chương trình tín dụng được hỗ trợ bởi chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã được coi là yếu tố cần thiết trong việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tất cả các chương trình tín dụng được xem như những phương tiện để đẩy mạnh những hoạt động như hoạt động xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và y tế. Trong đa số các chương trình, tín dụng được cung cấp với lãi suất ưu đãi tới những nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, những chương trình chính phủ và phi chính phủ gồm có “Chương trình tạo công ăn việc làm”, “Chương trình trồng rừng năm triệu hecta”, “Chương trình xóa đói giảm nghèo số 135”. Mục đích tất cả các chương trình này cung cấp khoản tín dụng để cải tạo môi trường, cải thiện mức sống của hộ gia đình cũng như những mục đích từ thiện khác. Dựa vào mục tiêu này, những hộ gia đình nông thôn được coi là như một phần trong những mục tiêu của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp hay những khoản tín dụng miễn phí để cải thiện những mức sống của những hộ gia đình nông thôn. Sơ đồ sau sẽ mô tả một cách tổng quát về thị trường tín dụng chính thức hiện nay huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng Hình : Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách 3.3.TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘHUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NĂM 2007 3.3.1 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Kế Sách Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Bảng : DIỆN TÍCH ĐẤT TRUNG BÌNH/ HỘ Diện tích đất trung bình/hộ ĐVT (m 2 ) Tỉ lệ đất có bằng đỏ (%) Đất ruộng 2.952 32 Đất vườn 4.220 72 Đất thổ cư 459 60 Diện tích ao nuôi cá 4 60 Tổng diện tích đất 7.631 74 Nguồn: Theo tính toán từ kết quả điều tra nông hộ huyện Kế Sách Nhìn vào kết quả thống ta thấy nông hộ của huyện có diện tích đất vườn trung bình nhiều nhất khoảng 4.220 m 2 điều đó cho thấy nông hộ của huyện chủ yếu làm vườn là chính, trong đó đa số đất vườn là đã có bằng đỏ chiếm khoảng 72% chủ yếu là trồng cây ăn trái. Kế đến là diện tích đất ruộng trung bình khoảng 3.000 m 2 chứng tỏ bên cạnh nghề làm vườn nông dân của huyện còn sản xuất lúa là chính, trong đó diện tích đất ruộng có bằng đỏ chiếm khoảng 32%, còn lại đa số vẫn chưa có bằng khoán đỏ. Điều này cho thấy diện tích đất ruộng có bằng đỏ chiếm tỷ lệ còn thấp chính điều này đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộhọ không thể dùng nó vào việc thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Diện tích đất thổ cư cũng tương đối lớn trong đó khoảng 60% là đã có bằng đỏ. Cuối cùng là diện tích ao nuôi cá chiếm diện tích rất thấp là do người dân đây đa số nuôi cá trên ruộng hoặc nuôi bè. Nhìn chung, đa số diện tích đất là đã có bằng đỏ chiếm khoảng 74% diện tích đất theo kết quả điều tra. 3.3.2 Tình hình chung Để nắm được thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kế Sách cũng như tìm hiểu về đời sống của nông hộ. Sau đây là một số chỉ tiêu thống theo tính toán từ kết quả điều tra nông hộ của huyện Kế Sách [...]... TỪ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Chỉ tiêu Tuổi trung bình của chủ hộ 54 tuổi Tỉ lệ chủ hộ là nam 70 % Học vấn trung bình của chủ hộ Lớp 6 Tỉ lệ chủ hộ có vị trí trong làng xã 10 % Tỉ lệ chủ hộ có tham gia tổ chức kinh tế-xã hội 36 % Số thành viên trung bình /hộ 5 người Nguồn: theo thống từ số liệu điều tra Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 54 tuổi mà chủ yếu là nam chiếm... Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiêm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của gia đình mình Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ cũng tương đối cao, trung bình các chủ hộ có trình độ học vấn đến lớp 6 trong đó tỉ lệ chủ hộ có địa vị trong làng xã chỉ chiếm 10% trong tổng số hộ điều tra Có thể nói... dân, hội cựu chiến binh,…Trung bình mổi hộ có khoảng 5 thành viên Đây là nguồn cung cấp lao động tương đối lớn vì vậy nông hộ của huyện chủ yếu tự sản xuất chứ ít khi thuê mướn lao động Sau đây là thống về trình độ học vấn của chủ hộ theo kết quả điều tra 50 hộ gia đình huyện Kế Sách: ... thì nông hộ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin cũng như có đủ kiến thức để tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng nó vào trong sản xuất nhằm gia tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất Khoảng 36% chủ hộ đã tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh,…Trung bình mổi hộ có khoảng 5 thành viên Đây là nguồn cung cấp lao động tương đối lớn vì vậy nông . tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách 3.3.TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG 3.1.GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN TỈNH SÓC

Ngày đăng: 19/10/2013, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.3.2 Tình hình chung - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH
3.3.2 Tình hình chung (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w