NHẬNXÉTCHUNGVÀ GIẢI PHÁPNHẰMNÂNGCAOHIỆUQUẢ TÍN DỤNG 4.1. Nhậnxétchung về NHNo & PTNT Chi nhánh 8 4.1.1. Thuận lợi của chi nhánh: - Chi nhánh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cùng với các cơ quan Ban ngành địa phương trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. - Nền kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng tốt, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển, hoạt động có hiệuquảcao do đó tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và mở rộng dịch vụ. - Sự quyết tâm và nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong việc thực hiện mục tiêu chung. - Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ vànăng động, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. - Nguồn vốn dồi dào, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao ổn định, đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng. 4.1.2. Khó khăn của chi nhánh: Tuy đạt được những kết quả nêu trên, nhưng để duy trì và phát triển thì NHNo & PTNT Chi nhánh 8 - TP HCM còn phải hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi nhiều vấn đề cả về tổ chức và phương hướng hoạt động kinh doanh như sau: - Hoạt động tíndụng chưa đa dạng, chủ yếu là huy động vốn để cho vay ngắn hạn và một phần nhỏ là trung hạn. Còn các loại hình tíndụng cần nhiều vốn như chiết khấu thương phiếu, cho vay đổi khoản… còn rất hạn chế, nghiệp vụ thuê mua chưa được triển khai, chưa có quy chế rõ ràng chặt chẽ về hoạt động đầu tư. - Việc xử lý nợ nhiều khi còn gặp khó khăn do các quy định về pháp luật thiếu và chưa đồng bộ, việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, mất thời gian, gây nhiều thiệt hại cho ngân hàng. Đây có thể xem như là tình trạng chung cho các ngân hàng chứ không riêng gì NHNo & PTNT Chi nhánh 8. - Công tác tiếp thị của Chi nhánh vẫn chưa được triển khai mạnh. Ngân hàng cần làm mạnh hơn nữa trong lĩnh vực này để cạnh tranh, giành được thị phần ưu thế so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. - Số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng trong khi đó trụ sở Chi nhánh ngày càng chật hẹp. - Khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi năng suất cao trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế. - Do cơ chế địa phương cấp giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà đất, nhà xưởng chậm so với nhu cầu vay vốn của khách hàng nên tạo không ít khó khăn cho khách hàng trong việc làm thủ tục xin vay vốn, và cũng đã làm hạn chế đầu tư của ngân hàng. - Do mới hiện đại hoá ngân hàng vài năm gần đây nên có một số nghiệp vụ chưa triển khai. Điều này làm hạn chế các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. - Các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh tiếp tục thực hiện quá trình sắp xếp, sáp nhập, cổ phần hoá, hạn chế đầu tư mở rộng sản xuất nên doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước giảm. 4.2 Một số giảiphápnângcaohiệuquả tín dụng cho NHNo & PTNT Chi nhánh 8 - TP HCM 4.2.1 Về việc huy động vốn - Phát huy tính đa dạng hoá các phương thức huy động vốn - Tăng cường đổi mới công nghệ, nângcao chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Điều này giúp cho ngân hàng xử lý nhanh chóng, tiện lợi và chính xác các nghiệp vụ. - Mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, chuyển tiền . bằng việc khai thác tối ưu các đối tượng như: các hộ gia đình có thân nhân định cư ở nước ngoài, hộ vay xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp có quan hệ thượng mại với các địa phương khác . để có hướng tư vấn và hướng dẫn họ hiểu rõ tính thuận lợi đối với dịch vụ này, đồng thời làm tăng nguồn thu cho ngân hàng từ các dịch vụ trên. - Để công tác huy động vốn được thuận lợi hơn nữa, cần mở thêm các điểm huy động vốn tại những nơi có môi trường kinh tế phát triển như các khu thương mại hoặc các cụm tuyến dân cư, để thu hút nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi, rút và chuyển tiền. - Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ đối với những đơn vị có quan hệ thanh toán thường xuyên và quan hệ phát sinh cao. Điều này có thể tạo cho họ tính an tâm khi giao dịch tại ngân hàng, đồng thời có thể giữ chân khách hàng trong hoạt động tín dụng. - Tuyên truyền nhiều hơn nữa đến tận các thành phần kinh tế để họ hiểu rõ lợi ích của mình khi đến với ngân hàng bằng việc chú trọng quảng bá thương hiệu trên các phương tiện trên báo đài . - Để tăng cường việc huy động vốn, ngoài việc điều chỉnh lãi suất, cần xem xét cung cấp tốt các dịch vụ ngân hàng như: an toàn tiền gửi, gửi tiết kiệm một nơi có thể rút được nhiều nơi, nhằm tạo sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng. 4.2.2 Về hoạt động cho vay (cấp tíndụng cho khách hàng) 4.2.2.1 Mở rộng các phương thức cho vay Sự kết hợp nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người vay lẫn ngân hàng, bởi vì người đi vay có thể lựa chọn cho mình một phương thức phù hợp nhất, còn ngân hàng thì sẽ tận dụng được điều này để thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó có thể tăng doanh số cho vay và mở rộng đựơc quy mô của mình hơn. Như vậy ngân hàng có thể: - Kết hợp cho vay phục vụ đời sống và cho vay sản xuất nông nghiệp đối với một khách hàng để có thể tăng mức dư nợ, hạn chế được nợ quá hạn, nợ xấu . - Bám sát các chương trình, các dự án trọng điểm của địa phương về lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm phát hiện ra những thị trường tiềm năng để có thể tranh thủ được thời gian thu hút khách hàng trước các đối thủ khác. 4.2.2.2 Thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại luôn quan tâm. Do đó quản lý hạn chế rủi ro luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Để hạn chế được nợ quá hạn tốt, cần phải: - Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn đề caovà xem đây là nhiệm vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro. Đối với công tác cho vay của ngân hàng, trong tất cả các bước thì việc thẩm định là bước quan trọng nhất để phát tiền vay đến tay người sử dụng, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ, thì rủi ro của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Muốn vậy thì đòi hỏi tập thể cán bộ phải có những kiến thức và khả năng am hiểu về luật, đặc biệt là những luật cơ bản liên quan đến hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu như luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, pháp lệnh thi hành án, công chứng ., tăng cường ý thức chấp hành luật cũng như tuân thủ những quy trình, quy định của Nhà nước và của ngành. - Cập nhật thông tin thường xuyên và phân tích đánh giá kịp thời khả năng xử lý từng tài sản ở từng địa phương cũng như tình hình giá cả thị trường, tình hình thiên tai địa phương, nắm rõ các định mức phát triển kinh tế kỹ thuật, đặc thù kinh tế của địa phương, các hồ sơ kinh tế địa phương để đầu tư chính xác mang lại hiệuquả cao. Khi rủi ro tíndụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng, chính điều đó mà trước khi cho vay, cán bộ tíndụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, cũng như tính khả thi của dự án của họ mang lại, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán để theo dõi thường xuyên tình trả nợ của từng khách hàng. - Kết hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm thuận tiện trong việc quản lý từng hộ. Đối với các cán bộ tíndụng thì có thể nắm rõ tình hình hoạt động của hộ, và làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng. Đồng thời, có sự can thiệp của chính quyền địa phương trong những trường hợp đột xuất xảy ra. Từ đó phát huy tính hệ thống trong Agribank, đặc biệt là ở những nơi có tài sản cần xử lý. - Cần đánh giá lại toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng để xác định lại các khoản nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí liên quan đến việc khôi phục các khoản nợ này. Sau đó là lập phương án khôi phục các khoản nợ đó với sự tham gia của các ban ngành địa phương đối với từng đối tượng cụ thể, chẳng hạn: + Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp thì ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ các luồng tiền của doanh nghiệp, áp dụng biện pháp thanh toán qua ngân hàng, sắp xếp lại hoặc xác định giá trị doanh nghiệp để kiểm soát có hiệu quả. + Đối với đối tượng xấu khẩu lao động thì ngân hàng phải áp dụng biện pháp thanh toán qua ngân hàng khi họ gửi tiền về nước, trường hợp họ gửi về không thường xuyên và không đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng kiên quyết xử lý tài sản đảm bảo đúng theo hợp đồng tíndụng đã ký kết. + Đối với các hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu bất ổn, có khả năng thua lỗ trong khi thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này, đồng thời, ngân hàng cần kiên quyết xử lý nhiều hơn nữa đối với những hộ vay chai ỳ, để có tác động tích cực đến những hộ khác có ý thức về việc vay vốn. 4.2.2.3 Phân loại và xếp hạng khách hàng theo mức rủi ro tín dụng: Xếp hạng khách hàng nhằm: - Cho phép họ có những nhận định chung về rủi ro các khoản cho vay - Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. - Nhân viên có thể xác định được khi nào cần tăng sự giám sát Như vậy, việc xếp hàng khách hàng phải được sắp xếp như sau: - Khoản vay chất lượng tốt, xếp hạng A, khoản này được thực hiện đối với những người vay mà ngân hàng biết rõ, những người có nguồn thanh toán đầy đủ và rõ ràng. - Khoản vay có chất lượng, xếp hạng B, những khoản vay này có nguồn thanh toán đầy đủ, không có rủi ro trong việc thu hồi nợ và hoàn toàn tuân thủ tất cả các chính sách của ngân hàng, có ít ngoại lệ trong chính sách vay nợ và trong quá trình chỉnh sửa, các khoản vay này không thuộc loại gây nên tổn thất, mất mát. - Khoản vay có thể chấp nhận, xếp hạng C, những khoản vay này có nguồn thanh toán đầy đủ, có ít rủi ro trong việc thu nợ và tuân thủ chính sách của ngân hàng. - Khoản vay không đủ tiêu chuẩn, xếp hạng D, là những khoản hiện tại không đủ vốn tự có, thiếu khả năng thanh toán hoặc tài sản thế chấp của người đi vay. - Khoản vay nghi vấn, xếp hạng E, là những khoản có nghi vấn trong việc thu nợ, hoặc những khoản thanh toán đầy đủ đã từng xếp hạng D. - Khoản vay mất mát, xếp hạng F, là những khoản vay không thể thu hồi và có giá trị thấp. 4.2.3 Các biện pháp thuộc về cơ chế chính Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời hiệp hội thương mại Việt - Mỹ vào năm 2008 với việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính nên việc cung cấp dịch vụ ngân hàng từ các ngân hàng ngoài nước tại thị trường Việt Nam cũng sẽ gia tăng. Vì vậy, NHNo & PTNT Chi nhánh 8 – TP HCM nói riêng và hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung cần chủ động đề xuất ban hành những chính sách phù hợp với nhu cầu của khách hàng và lợi ích của bản thân ngân hàng. Cụ thể như sau: - Tăng cường và phát triển các cụm tuyến công nghiệp ở địa bàn. - Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế đầu tư cho công nghiệp - nông nghiệp - nông thôn một cách hoàn hảo, như đẩy mạnh đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, nhằm đảm bảo yêu cầu về vốn, thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Xây dựng thành công việc xã hội hoá công tác tíndụng ngân hàng, phục vụ tốt cho chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương. 4.2.4 Các biện pháp khác 4.2.4.1 Marketing (tìm kiếm khách hàng và thu hút khách hàng) - Việc này đòi hỏi nhân viên chuyên trách ngân hàng nghiên cứu nền kinh tế của mình, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất, cá nhân sản xuất…để có thể phân loại khách hàng và nghiên cứu thị trường để xác định được đâu là khách hàng chiến lược đâu là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năngvà vòng đời lưu giữ khách hàng, nhằm nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp mình. Từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức phát triển, đồng thời đầu tư vào các ngành, các dự án có tính khả thi cao. - Khi thu hút khách hàng sẽ phải cạnh tranh khách hàng với các ngân hàng khác. Do đó muốn cạnh tranh tốt, đòi hỏi ngân hàng không ngừng nângcaonăng suất lao động, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho khách hàng. - Thực hiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của chi nhánh ngân hàng nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin như: trên các tạp chí ngân hàng, tên pano, áp phích, trên đài truyền thanh . về những thông tin có liên quan đến hoạt động tíndụng như lãi suất, các phương thức cho vay, thủ tục khi vay, đặc biệt là hiệuquả khi vay của từng đối tượng. - Tổ chức giao lưu hoặc tham gia vào các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao trên địa bàn huyện và những vùng lân cận. - Tổ chức thăm viếng, tặng quà cho những khách hàng thuộc loại A, B, những khách hàng thường xuyên có mức dư nợ cao trong những tết, lễ lớn hoặc những trường hợp hỉ sự, hữu sự của gia đình họ để có thể tìm hiểu nhiều hơn nữa về tình hình sử dụng vốn vay cũng như phát hiện nhu cầu về vốn của các khách hàng tiềm năng, những khách hàng thân tín với họ. 4.2.4.2 Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng: - Để mọi người thực hiện tốt thì việc thực hiện chính xác các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ tíndụng cần cập nhật trên báo đài . nhằm giúp cho việc xử lý tíndụng thuận lợi, trôi trải. Tuân thủ đúng các quy chế về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng quy định là đòi hỏi hàng ngày trong hoạt động tíndụng ngày nay. - Nếu cần thì có thể đào tạo hoặc đào tạo lại trình độ của nhân viên ngân hàng. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh để khắc phục công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn. - Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác. Tạo cơ hội để cho nhân viên phát huy hết mọi khả năng tiềm ẩn của mình. - Bên cạnh đó cần nângcaonhận thức nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này, và đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng. - Và hiện nay, để giảm bớt tình trạng quá tải thì có thể phân bố các cán bộ làm công tác tíndụng theo hình thức mỗi cán bộ chỉ nên phụ trách một địa bàn để việc quản lý thuận tiện hơn, nhằm mở rộng hoạt động tíndụng tại ngân hàng. - Có thể lập đoàn, tổ thu nợ và lưu động vào những vụ mùa cao điểm tại những nơi có mức dư nợ cao với thủ tục thuận tiện, dễ dàng, nhằm giảm tải áp lực về việc khách hàng đến ngân hàng quá đông. Đồng thời, khách hàng cũng giảm được những chi phí phát sinh và cũng giảm tải được công việc cho các cán bộ tíndụng trực tại cơ quan. . NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 4.1. Nhận xét chung về NHNo & PTNT Chi nhánh 8 4.1.1 giảm. 4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho NHNo & PTNT Chi nhánh 8 - TP HCM 4.2.1 Về việc huy động vốn - Phát huy tính đa dạng hoá các