Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý l
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
TRẦN ĐÌNH TÙNG
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
TRẦN ĐÌNH TÙNG
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ THÙY VINH
Hà Nội – 2016
Trang 3CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi
Đề tài và đối tượng tôi lựa chọn chưa được thực hiện, nghiên cứu bởi bất cứ tác giả nào trước đây Toàn bộ thông tin, dữ liệu và nội dung trình bày trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Trần Đình Tùng
Trang 4để tôi có các kiến thức giúp hoàn thành bài luận văn này
Tôi cũng xin cám ơn các lãnh đạo và đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã tạo điều kiện cho tôi theo học và hoàn thiện chương trình cao học; cung cấp các số liệu và các kinh nghiệm thực tế cho tôi để phục vụ việc hoàn thiện bài luận văn này Tôi cũng xin cám ơn các đồng nghiệp tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý giá
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, Anh/Chị và bạn bè trong khóa cao học K23 đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong việc thực hiện bài luận văn này và hoàn thiện chương trình đào tạo theo đúng lịch trình đề ra
Trần Đình Tùng
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT i
DANH MỤC SƠ ĐỒ ii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Đóng góp của nghiên cứu 3
5 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.1.1 Các công trình nghiên cứu 4
1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu 7
1.2 Lý luận về thanh toán quốc tế 9
1.2.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế 9
1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 10
1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế 12
1.3 Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế 18
1.3.1 Khái niệm về rủi ro 18
Trang 61.3.2 Các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế 19
1.3.3 Đo lường rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế 24
1.3.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoa ̣t đô ̣ng Thanh toán quốc tế 25
1.3.5 Hậu quả khi phát sinh rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế 27
1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế 28
1.4.1 Nhận dạng rủi ro 28
1.4.2 Đánh giá, đo lường rủi ro 29
1.4.3 Kiểm soát rủi ro 29
1.4.4 Tài trợ rủi ro 30
1.5 Quản trị rủi ro TTQT trên thế giới 30
1.5.1 Một số bài học về rủi ro TTQT trên thế giới 30
1.5.2 Kinh nghiê ̣m chung trong quản tri ̣ rủi ro TTQT trên thế giới 33
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu 36
2.2 Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp 37
2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 38
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu thông qua tình huống 41
2.2.4 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 42
CHƯƠNG 3 : CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 44
3.1 Tổng quan về NH TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) 44
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 44
Trang 73.1.2 Cơ cấu tổ chức 45
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 46
3.1.4 Kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế 48
3.2 Công tác hạn chế rủi ro TTQT tại NH TMCP Bưu điện Liên Việt 54
3.2.1 Nhận diện và đánh giá rủi ro 54
3.2.2 Giảm thiểu và né tránh rủi ro 68
3.3 Hạn chế và nguyên nhân 73
3.3.1 Chủ quan từ phía LPB 73
3.3.2 Khách quan 74
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 75
4.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT của LPB trong thời gian tới 75
4.2 Giải pháp hạn chế rủi ro 77
4.2.1 Mục đích và căn cứ xây dựng giải pháp 77
4.2.2 Giải pháp tổng thể 78
4.2.3 Giải pháp cụ thể trong mỗi phương thức thanh toán quốc tế 85
4.3 Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các Bộ, ngành liên quan 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 85 D/P Thanh toán đổi trả chứng từ
6 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
7 ĐVKD Đơn vị kinh doanh
9 ICC Phòng thương mại quốc tế
10 ISBP Tập quán tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ
26 TTQT Thanh toán quốc tế
27 TTTM Tài trợ thương mại
29 UCP Bản quy tắc thực hành thống nhất về thư tín dụng
30 UPAS Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay
31 URC Quy tắc thống nhất về nhờ thu
Trang 9ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ cơ bản của phương thức
Trang 10iii
DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 3.1 Cơ cấu cổ đông LPB tại thời điểm 31/12/2015 45
7 Bảng 3.7 Số lượng giao dịch phát sinh rủi ro ngân hàng
đại lý giai đoạn 2011 – 2015
66
Trang 11iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 3.1 Doanh số và tốc độ phát triển dịch vụ TTQT tại
Trang 121
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế nước ta đang khởi sắc và thu được nhiều thành tựu đáng kể Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam
đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới Với những chính sách mềm dẻo đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Sự giao lưu buôn bán giữa các nước là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế Sự phát triển của thương mại quốc tế giúp các nước gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong sự phát triển chung của thế giới Thương mại quốc tế ngày nay đã vượt qua không gian và thời gian tạo những luồng dịch chuyển hàng hoá, tiền tệ để đáp ứng cung cầu
Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, Thanh toán quốc tế (TTQT) ra đời và phát triển không ngừng như một tất yếu khách quan TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong việc buôn bán, giao thương giữa các quốc gia Tuy nhiên, hoạt động TTQT là nghiệp vụ mang tính chất toàn cầu, liên quan đến việc thanh toán giữa các quốc gia, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, vì vậy trong quá trình thanh toán không thể tránh khỏi những rủi ro mang yếu tố khách quan cũng như chủ quan, đă ̣c biê ̣t là các rủi ro đă ̣c trưng của hoạt động TTQT như rủi ro quốc gia , pháp lý, rủi ro tác nghiệp và rủi ro ngân hàng
đa ̣i lý Các rủi ro này càng được kiểm soát chặt chẽ và giảm thiểu bao nhiêu càng mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cho các bên cũng như các quốc gia bấy nhiêu
Qua 7 năm thành lập, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) còn mới mẻ nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định Sự phát triển đa dạng các sản phẩm thanh toán quốc tế đã tạo tiền đề căn bản thúc đẩy các phương thức TTQT phát huy tính hiệu quả và trở thành công cụ đắc lực đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tuy vậy, trải qua thực tiễn áp dụng các tập quán quốc tế tại LPB cho thấy TTQT không phải là nghiệp vụ đơn giản, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính và uy tín không chỉ
Trang 13đề tài: "Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt" để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài luận văn hướng tới mục đích:
Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị thực tiễn có thể áp dụng tại NH TMCP Bưu điện Liên Viê ̣t trong công tác phòng chống, hạn chế rủi ro hoạt động TTQT, đă ̣c biê ̣t là đối với các Phòng xử lý tâ ̣p trung nghiê ̣p vu ̣ TTQT của toàn hê ̣ thống LPB
Bài luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ các hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng và liên hệ thực tế các hoạt động TTQT phát sinh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
- Chỉ ra được những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc tế và làm rõ sự ảnh hưởng của những rủi ro này tới ngân hàng, tâ ̣p trung chủ yếu vào rủi
ro quốc gia, pháp lý, rủi ro tác nghiệp và rủi ro ngân hàng đại lý
- Đưa ra được các giải pháp tổng quan và cụ thể cho việc hạn chế các rủi ro nói trên đối với hoạt động TTQT nói chung và cụ thể từng phương thức thanh toán quốc tế nói riêng
- Đề xuất các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM, tâ ̣p trung chủ yếu vào rủi ro quốc gia , pháp lý, rủi ro tác nghiệp và rủi ro ngân hàng đại
lý
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 143
+ Không gian: phạm vi Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
+ Thời gian: hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn 2011 – 2015
4 Đóng góp của nghiên cƣ́u
- Kiến nghị, đề xuất với NH TMCP Bưu điê ̣n Liên Viê ̣t và Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế và rủi ro
trong hoạt động thanh toán quốc tế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt
Chương 4 : Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
Trang 151.1.1 Các công trình nghiên cứu
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Liên quan đến đề tài “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế”, đã
có một số luận văn tốt nghiê ̣p đại học và thạc sĩ hay những công trình nghiên cứu khoa học, bài báo được công bố dưới dạng đề tài khoa học và việc nghiên cứu này được tiếp cận ở những góc độ, phạm vi và tại nhiều ngân hàng TMCP khác nhau Những kết quả nghiên cứu ở các công trình này cũng phần nào được các NH áp dụng trong việc hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động TQTT của NHTM
Nhóm các công trình nghiên cứu về rủi ro trong cụ thể một phương thức Thanh toán quốc tế
Nhóm này bao gồm đa dạ ng các công trình của nhiều tác giả khác nhau ta ̣i nhiều ngân hàng khác nhau Phương thức tín du ̣ng chứng từ chủ yếu được lựa cho ̣n
để nghiên cứu do đây là phương thức truyền thống trong thương mại quốc tế nhưng khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức đầu tư nghiên cứu Mô ̣t số công trình tiêu biểu của nhóm:
Nguyễn Thị Hồng Hải, 2003 Hạn chế rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát
hành thư tín dụng Thị trường tài chính tiền tệ, số 15 Trong bài báo, tác giả đã nêu
ra được các rủi ro kỹ thuật gặp phải trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng tại các ngân hàng thương mại, qua đó đề ra một số biện pháp thực tiễn để hạn chế rủi ro đặc trưng này
Bế Quang Minh, 2008 Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Luận văn đã đề cập đến các văn bản pháp lý liên quan là nền tảng cho việc phòng
Trang 165
chống rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được phương pháp điều tra khảo sát khá thực tế, chính vì vậy phần đo lường rủi ro qua các con số của bài luận văn khá chi tiết và cụ thể Phần giải pháp tác giả trình bày khá chi tiết cho từng biện pháp thực tế, tuy nhiên chưa có phần các biện pháp tổng quan và việc trình bày khá dàn trải, khó theo dõi
Nguyễn Quỳnh Giang, 2015 Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Điểm sáng của bài luận văn là tác giả đã đưa ra được những tài liệu nghiên cứu của nước ngoài khiến phần giải pháp đa dạng hơn Bài luận văn đã đưa ra được một nội dung khác biệt với các bài luận văn khác, đó là các chỉ tiêu đo lường đánh giá mức
độ rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ Phần giải pháp khá đẩy đủ và sát với thực tế hoạt động tại các ngân hàng thương mại
Nhóm các công trình nghiên cứu về rủi ro trong các phương thức Thanh toán quốc tế
Nhóm các công trình này có số lươ ̣ng ít hơn do viê ̣c nghiên cứu các rủi ro trong toàn bô ̣ các phương thức thanh toán quốc tế là khá rô ̣ng và dàn trải , đòi hỏi các tác giả phải đầu tư nhiều hơn Mô ̣t số công trình cu ̣ thể:
Phạm Huy Hùng , 2011 Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam Tạp chí Ngân hàng , số 21/2011 Trong bài báo, tác giả đã
trình bày kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng lớn trên thế giới, từ đó đưa ra các bài học và các biện pháp có thể áp dụng tại Việt Nam trong công tác phòng chống rửa tiền tại các phương thức TTQT
Nguyễn Thị Hồng Hải, 2007 Rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc
tế của VN Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 61 Tác giả đã trình bày
được các vấn đề của pháp luật và chính sách liên quan tới hoạt động TTQT, các nguyên nhân gây rủi ro pháp lý trong TTQT của Việt Nam và đề ra một số biện pháp giảm thiểu loại rủi ro này trong các NHTM tại Việt Nam
Trang 17là tác giả đã đưa ra được mô hình quản lý rủi ro mới trong T TQT khá thực tế với viê ̣c chỉ rõ phân công trách nhiê ̣m và sự kết hợp giữa các phòng ban ta ̣i ngân hàng trong viê ̣c phòng chống các rủi ro TTQT
Lê Thị Ngọc Hân, 2010 Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân h àng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam , Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ ,
Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế TP HCM Tác giả đã trình bày một cách tổng quan về những rủi ro thanh toán quốc tế và thực trạng tại NH TMCP Xuất nhâ ̣p khẩu Viê ̣t Nam, từ đó đưa ra thêm được những giải pháp và khuyến nghị cho Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề ha ̣n chế rủi ro hoa ̣t đô ̣ng TTQT
Phạm Thị Thu Vân , 2013 Nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế tại NH TMCP Đại Dương , Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ, Trường Đa ̣i ho ̣c Ngoa ̣i Thương
Luâ ̣n văn này cũng đề câ ̣p tới mô ̣t số biê ̣n pháp phòng ngừa rủi ro cơ bản để phát triển hoa ̣t đô ̣ng TTQT ta ̣i NH TMCP Đa ̣i Dương Có thể tham khảo các biện pháp trên áp dụng cho việc phòng ngừa rủi ro TTQT
Phạm Thị Như Thủy, 2014 Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam , Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ kinh tế ,
Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế TP HCM Luâ ̣n văn đã hê ̣ thống được các loa ̣i rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động TTQT và đưa ra được một s ố phương thức quản tri ̣ rủi ro thực tiễn áp du ̣ng ta ̣i NH Đầu Tư và Phát triển Viê ̣t Nam
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Khả năng tiếp cận các tà i liê ̣u nước ngoài còn khá ha ̣n chế , vì vậy tác giả chỉ
có thể tiếp cận được hai nguồn tài liệu tiếng anh khá sát với đề tài nghiên cứu
Trang 187
Institute of Financial Services, 2013 Guide to Documentary Credits, Ifs
School of Finance Cuốn sách đã đề câ ̣p tới ba vấn đề rủi ro mà các ngân hàng trên thế giới phải đương đầu trong các giao di ̣ch tài trợ thương ma ̣i hiê ̣n nay , đó là rửa tiền, tài trợ khủng bố và cấm vận (Money laundering, Terrorist financing and Sanctions) Các vấn đề này gây ra khá nhiều các rủi ro quốc gia và rủi ro ngân hàng
đa ̣i lý cho các đối tượng tham gia vào các giao di ̣ch tài trợ thương ma ̣i , đă ̣c biê ̣t là các ngân hàng Cuốn sách đã chỉ ra và phân tích được t ác động của các vấn đề này tới các ngân hàng, cùng với đó đề ra một số giải pháp có thể áp dụng trong quy trình tác nghiệp hằng ngày tại các ngân hàng đề giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải do các vấn đề trên gây ra
United Nations Conference on Trade and Development, Documentary risk in Commodity Trade Ấn phẩm đề cập tới vai trò của các ngân hàng trong phương thức
tín dụng chứng từ và các rủi ro ngân hàng có thể gặp phải Cùng với đó , ấn phẩm cũng đề cập tới các lỗi , gian lâ ̣n và biê ̣n pháp xử lý khi gă ̣p phải các vấn đề này Đặc biệt, ấn phẩm đã chỉ ra được các r ủi ro vĩ mô (Macro risks) đến từ các yếu tố bên ngoài (Country risk) gây tác động tiêu cực tới giao dịch TTQT và rủi ro giao dịch (Transaction risks) đến từ các yếu tố nội bộ bên trong có thể ảnh hưởng đến tổng thể giao dịch TTQT Cùng với việc chỉ rõ các rủi ro chính, các tác giả còn đưa
ra gợi ý về cách các ngân hàng chống lại các rủi ro
Hai công trình trên đều là nguồn tài liê ̣u tham khảo giúp tác giả có thể hoàn thiê ̣n và đề xuất các biê ̣n pháp ha ̣n chế rủi ro TTQT trong đề tài này
1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Những giá trị đạt được
Các công trình trên đã chi tiết và hê ̣ th ống hóa được các khái niệm và định nghĩa về hoạt động thanh toán quốc tế cũng như các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoa ̣t đô ̣ng này
Các công trình cũng chỉ ra được các nguyên nhân và tình huống thực tiễn gây
ra rủi ro cho ngân hàng , trong đó tác giả Nguyễn Thi ̣ Thanh Nga (2007) và Lê Thị
Trang 19Các công trình nghiên cứu tất cả các loại rủi ro gặp phải trong các phương thức TTQT như rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro ngoại hối … mà chưa có công trình nào nghiên cứu sâu các rủi ro đặc trưng nhất của TTQT như rủi ro quốc gia , rủi ro tác nghiệp và rủi ro ngân hàng đại lý Các rủi ro này cần được làm rõ về mặt
lý luận cũng như các tình huống thực tế xảy ra tại các NHTM
Các nghiên cứu chưa chỉ ra được các mô hình quản trị và hạn chế rủi ro thường áp dụng trong các ngân hàng thương mại Nội dung quản lý rủi ro trong các hoạt động TTQT tại các NHTM cũng chưa được đề cập và nghiên cứu rõ ràng
Các nghiên cứu thường tập trung vào các NH TMCP lớn và chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề rủi ro TTQT tại NH TMCP Bưu điện Liên Việt cũng như các thực trạng hoạt động TTQT tại đây Vì vậy, trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát về hoạt động và những rủi ro TTQT tại NH TMCP Bưu điện Liên Việt, trên cơ sở xem xét, kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước để đề xuất một số giải pháp, phương pháp quản trị
Trang 209
thực tiễn có thể áp dụng nhằm hạn chế rủi ro của hoạt động TTQT trong thời gian tới Tính mới của đề tài này thể hiện ở chỗ việc nghiên cứu rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế được câ ̣p nhâ ̣t tìm hiểu chuyên sâu và khắc họa ở vị thế của ngân hàng thương ma ̣i cu ̣ thể là NH TMC P Bưu điê ̣n Liên Viê ̣t Việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phương thức thanh toán phức tạp nhất là Tín dụng chứng từ mà còn đi vào các phương thức thanh toán đơn giản hơn nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng là Chuyển tiền và Nhờ thu và không chỉ đơn thuần ở việc nghiên cứu lý thuyết mà lồng vào các tình huống thực tế , từ đó đưa ra các giải pháp có tính ứng du ̣ng cao trong công tác ha ̣n chế rủi ro TTQT ta ̣i các NHTM
1.2 Lý luận về thanh toán quốc tế
1.2.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Khái niệm: Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ
phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác nhau giữa các chủ thể của các nước có liên quan thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan [15, tr14] Xét ở góc độ hẹp hơn, thanh toán quốc tế trong giao dịch thương mại quốc tế được hiểu là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua hàng và bên bán hàng, giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau
Đặc điểm: Khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có các đặc điểm:
- Chủ thể tham gia hoạt động TTQT ở các quốc gia khác nhau hoặc quốc tịch khác nhau, trong bối cảnh có sự khác biệt về luật pháp, tập quán, ngôn ngữ giữa các quốc gia
- Được thực hiện chủ yếu bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản …), thông qua mạng lưới liên kết chặt chẽ của các ngân hàng của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế
- Đồng tiền dùng trong TTQT có thể là đồng tiền của nước người mua, nước
Trang 21- Đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo
độ tin cậy và độ chính xác cao
1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.2.2.1 Vai trò đối với nền kinh tế
Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động mua bán trao đổi toàn cầu thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định
Hoạt động TTQT tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra nhanh gọn và đạt hiệu quả cao và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất Hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ được thúc đẩy cùng với việc phát triển của hoạt động TTQT nếu hoạt động TTQT phát triển là yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài tránh được rủi ro trong khâu thanh toán, chuyển lợi nhuận của họ về nước, thuận tiện khi muốn mở rộng thị trường tiêu thụ ra nhiều nước
Một phần trong thanh toán quốc tế phi mậu dịch là việc thanh toán, trao đổi ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động dịch vụ (du lịch,chuyển tiền,kiều hối…) Tuy đây là một phần nhỏ trong TTQT nhưng nó cũng là một phần không thể thiếu, làm hoàn thiện hệ thống TTQT
Bên cạnh đó, thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh
tế giữa các quốc gia, giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi
và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút
Trang 2211
một lượng ngoại tệ đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của
một quốc gia [8, tr23]
1.2.2.2 Vai trò đối với các NHTM
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng Thông qua hoạt động kinh doanh đa năng, ngân hàng thương mại đã thiết lập nên mối quan hệ không chỉ đối với các tổ chức, khách hàng trong nước mà còn thiết lập quan hệ với các tổ chức kinh tế quốc tế khác và đã trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT và là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại
TTQT là nghiệp vụ bổ sung, hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác của ngân hàng, chẳng hạn như khi phát triển hoạt động TTQT sẽ tăng cường hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT Trên cơ sở đó tăng doanh thu, nâng cao
uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường TTQT là một nghiệp vụ phức tạp, trong đó ngân hàng không chỉ là trung gian tạo nên sự tin tưởng giữa người mua và người bán thông qua quan hệ của mình với các ngân hàng khác mà các ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác tư vấn, giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán hiệu quả nhất Quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi, người bán nhận đủ tiền, người mua nhận được hàng hoá đúng số lượng, chất lượng và thời gian sẽ chứng tỏ được khả năng của ngân hàng trong hoạt động của mình
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Các ngân hàng
sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng
TTQT góp phần tăng thu nhập cho NHTM Ngoài việc nguồn vốn huy động
Trang 2312
tăng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tính dụng, thông qua TTQT, ngân hàng còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ phí dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ và công cụ phái sinh … TTQT làm giảm rủi ro trong kinh doanh
TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán
TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín trên trường quốc tế, trên
cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng Trên cơ sở
đó, ngân hàng có điều kiện phát triển quan hệ đại lý, khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội
1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
1.2.3.1 Phương thức chuyển tiền
Khái niệm: Là phương thức thanh toán quốc tế, theo đó người mua (người có
yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định
để trả cho người bán (người thụ hưởng) vào một thời điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền đã thỏa thuận trước [8, tr384]
Quy trình nghiệp vụ cơ bản
Trang 2413
Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ cơ bản của phương thức chuyển tiền [14, tr246]
(1) Người chuyển tiền và người thụ hưởng thực hiện ký kết hợp đồng và thực hiện việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ
(2) Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng
(3) Ngân hàngchuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền, chuyển và ra lệnh cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thực hiện chi trả cho người thụ hưởng (4) Ngân hàng trả tiền sau khi nhận được tiền từ ngân hàng chuyển tiền, thực hiện báo có cho người thụ hưởng
Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền
1.2.3.2 Phương thức nhờ thu
Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau
khi giao hàng và cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ
do người xuất khẩu lập ra [8, tr130]
Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan sẽ tuân theo quy
Trang 2514
tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại URC (Uniform Rule for Collection)
do phòng thương mại quốc tế ICC phát hành năm 1995.Theo URC 522 để tiến hành phương thức thanh toán nhờ thu bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu ( Collection Instruction) gửi cho ngân hàng uỷ thác Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp qui định URC được dẫn chiếu Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa Ngân hàng với bên nhờ thu
Qui trình nghiệp vụ cơ bản:
Sơ đồ 1.2 Quy trình cơ bản của phương thức nhờ thu kèm chứng từ [14, tr273]
(1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại trong đó quy định
rõ phương thức thanh toán là nhờ thu
(2) Người xuất khẩu tiến hành việc giao hàng hóa và tạo lập bộ chứng từ xuất khẩu (3) Người xuất khẩu mang đơn yêu cầu gửi nhờ thu và bộ chứng từ xuất khẩu tới ngân hàng nhờ thu yêu cầu sử dụng dịch vụ nhờ thu xuất khẩu
(4) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi kèm bộ chứng từ tới ngân hàng thu
hộ
(5) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu cho người nhập khẩu
(6) Người nhập khẩu chấp nhận lệnh nhờ thu bằng việc:
- Thanh toán ngay để đổi bộ chứng từ
Ngân hàng nhờ thu
(Remitting Bank)
Ngân hàng thu hộ ( Collecting Bank)
Người xuất khẩu (Exporter)
Người nhập khẩu ( Importer)
(4)
(5) (6)
(1)
(2)
(9) (3)
(8)
(7)
Trang 2615
- Chấp nhận hối phiếu để đổi bộ chứng từ
- Các phương án khác
(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu
(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hối phiếu chấp nhận … cho ngân hàng nhờ thu
(9) Ngân hàng nhờ thu chuyền tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận … cho người xuất khẩu
Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu
Ƣu điểm
Người nhập khẩu và người xuất khẩu đều dễ dàng nhận được sự tài trợ cũng như sự hỗ trợ của ngân hàng Cụ thể người xuất khẩu sẽ được ngân hàng cung cấp dịch vụ tạo lập và chuyển bộ chứng từ đòi tiền thanh toán cùng với đó là việc theo dõi, báo có khi nhận được số tiền thanh toán từ phía người nhập khẩu Người nhập khẩu sẽ được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thông báo bộ chứng từ và thanh toán cho người xuất khẩu để nhận hàng hóa
Về mức phí dịch vụ, so với phương thức tín dụng chứng từ, phương thức nhờ thu tương đối đơn giản và ít tốn kém hơn Cả người xuất khẩu và người nhập khẩu đều chịu ít đầu phí thu dịch vụ của ngân hàng hơn
Phương thức nhờ thu cũng hạn chế được một phần rủi ro cho người xuất khẩu do có thể kiểm soát được hàng hóa Bộ chứng từ của người xuất khẩu được khống chế và kiểm soát và chỉ giao cho người nhập khẩu khi thanh toán hoặc có sự chấp nhận thanh toán
Khi sử dụng phương thức nhờ thu, người nhập khẩu không bị ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng đã được cấp tại ngân hàng Nguồn hạn mức tín dụng này có thể được người nhập khẩu sử dụng cho các công việc khác
Nhƣợc điểm
Đối với người xuất khẩu, phương thức này bộc lộ nhiều nhược điểm hơn Người xuất khẩu sẽ phải đối mặt với các rủi ro về tỷ giá, rủi ro ngoại hối và rủi ro
Trang 27Người nhập khẩu đối mặt với một số rủi ro như phải thanh toán/chấp nhận thanh toán trước khi nhận được hàng hóa, không kiểm soát được thời gian giao hàng cũng như số lượng, chủng loại chứng từ của bộ chứng từ giao hàng …
1.2.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ
Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà
trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ), hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba
ký phát trong phạm vi số tiền đó , khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một
bộ chứng từ thanh toán phù hơp với những quy định đề ra trong thư tín dụng [5, tr162]
Quy trình nghiệp vụ cơ bản:
Sơ đồ 1.3 Quy trình cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ [14, tr319]
Người xuất khẩu ( Exporter)
(3)
(4) (6)
(1)
(5)
(2) (8)
(10)
(11) (9)
(7)
Trang 28(4) Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thực và toàn vẹn của L/C, sau đó thông báo cho người xuất khẩu
(5) Người xuất khẩu tiến hành giao hàng và tạo lập bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C (6) Người xuất khẩu mang bộ chứng từ xuất khẩuđã lập tới ngân hàng thông báo để xuất trình
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từđã xuất trình của người xuất khẩu tới ngân hàng phát hành
(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp sẽ thông báo cho người nhập khẩu để người nhập khẩu tiến hành thanh toán cho ngân hàng phát hành (9) Sau khi người nhập khẩuđã thanh toán, ngân hàng phát hành tiến hành trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu
(10) Ngân hàng phát hành thanh toán cho ngân hàng thông báo
(11) Ngân hàng thông báo thanh toán cho người xuất khẩu
Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Ƣu điểm
Đối với cả người nhập khẩu và xuất khẩu, phương thức tín dụng chứng từ là một công cụ linh hoạt và chuẩn mực để thực hiện các giao dịch trong thương mại quốc tế Các giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ đều tương đối an toàn
do có trách nhiệm tham gia của các ngân hàng thương mại cùng các quy định, tập quán xử lý được chuẩn mực và nhất quán theo thông lệ quốc tế Thời gian giao dịch đối với phương thức tín dụng chứng từ khá nhanh, bảo đảm lợi ích và giảm thiểu rủi
ro cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu
Trang 2918
Người xuất khẩu có nhiều lợi ích hơn khi tham gia giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ Cụ thể, do nhận được sự cam kết thanh toán không hủy ngang từ ngân hàng phát hành thư tín dụng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp, người xuất khẩu sẽ tránh được các rủi ro không nhận hàng hoặc không thanh toán … Bằng phương thức thư tín dụng xác nhận, người xuất khẩu còn có thể tránh được các rủi ro về lừa đảo, rủi ro ngoại hối rủi ro và chính trị …
Người xuất khẩu cũng sẽ dễ dàng được cấp tín dụng từ ngân hàng khi đem chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu để có nguồn tiền thực hiện các giao dịch tiếp theo trong tương lai
Người nhập khẩu thông qua các giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng
từ có thể kiểm soát được việc giao hàng hóa theo đúng thời hạn đã quy định Bằng việc quy định chặt chẽ bộ chứng từ giao hàng, người nhập khẩu phần nào có thể phòng tránh được các rủi ro về giả mạo, lừa đảo hoặc hàng hóa kém chất lượng
Nhƣợc điểm
Các giao dịch bằng phương thức thư tín dụng chứng từ khá phức tạp cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiến hành thực hiện lần đầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trình độ và hiểu biết trong thực hiện giao dịch Mức phí khá cao cho mỗi giao dịch cũng là một nhược điểm của phương thức Tuy được coi là an toàn nhưng phương thức thư tín dụng chứng từ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi
ro phát sinh trong các giao dịch thương mại quốc tế
1.3 Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
1.3.1 Khái niệm về rủi ro
Theo nghĩa chung, rủi ro là khả năng một sự kiện không mong muốn, không thuận lợi có thể xảy ra dẫn tới sự mất mát hoặc hư hỏng [15, tr249]
Trong thanh toán quốc tế, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kì một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán [15, tr249]
Trang 3019
Rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra đối với các bên: xuất khẩu, nhập khẩu và các ngân hàng liên quan
1.3.2 Các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
Thực tiễn, hoạt động Thanh toán quốc tế của các N gân hàng thương ma ̣i luôn luôn tiềm ẩn các rủi ro có thể phát sinh Sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh doanh làm cho hoạt động TTQT nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại nói chung chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn Bên cạnh các rủi ro vốn có của hoạt động ngân hàng thương mại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thị trường , hoạt động TTQT chứa đựng các rủi ro đặc thù Trong bài luâ ̣n văn này , tác giả sẽ nghiên cứu ba loa ̣i rủi ro
đă ̣c trưng nhất đối với hoa ̣t đô ̣ng TTQT của ngân hàng thương ma ̣i , đó là rủi ro quốc gia pháp lý, rủi ro ngân hàng đại lý và rủi ro kỹ thuật (tác nghiệp)
1.3.2.1 Rủi ro quốc gia, pháp lý
Là những rủi ro về chính trị, kinh tế, chính sách của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa Chính vì vậy việc phân tích rủi ro quốc gia trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế Nguyên nhân chính gây nên rủi ro quốc gia là những biến động về hệ thống chính trị- kinh tế của quốc gia đó [15, tr250]
Những biến động này như: chiến tranh, nổi loạn, đảo chính và các biến cố chính trị xã hội khác Do thay đổi về thể chế chính trị, chính phủ mới ở các nước nhập khẩu có thể từ chối các cam kết thanh toán quốc tế, hoặc do chiến tranh, cách mạng bạo động, đình công nổ ra đã gây cản trở cho việc giao nhận hàng và thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp
Bên cạnh những biến động về chính trị, chúng ta cũng cần phải quan tâm tới những nhân tố ảnh hưởng tới tình hình kinh tế của một quốc gia, ví dụ như:
Nợ nước ngoài: nếu nước nhập khẩu bị rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất,
không có khả năng trả nợ và chính phủ tuyên bố vỡ nợ hoặc hoãn thanh toán các
Trang 3120
khoản nợ nước ngoài thì sẽ đẩy các ngân hàng vào tình thế không thanh toán được các khoản ngoại tệ cho nước ngoài
Dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán của một quốc gia: nếu dự trữ ngoại
hối quá ít hoặc cán cân thanh toán bị thâm hụt, chính phủ nước nhập khẩu có thể dùng các biện pháp cấp bách để dừng thanh toán với nước ngoài
Sự cấm vận kinh tế: khi một nước bị cấm vận kinh tế thì mọi hoạt động thương
mại quốc tế và các khoản NOSTRO của nước đó ở nước ngoài sẽ bị kiểm soát gắt gao, thậm chí bị phong tỏa nên ngân hàng không thể thanh toán tiền hàng cho nước ngoài
Chính sách quản lí ngoại hối của nước nhập khẩu: đó là các chính sách kiểm
soát ngoại hối, việc cấp giấy phép sử dụng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài… Nếu chính phủ của nước nhập khẩu đột ngột áp dụng chính sách ngoại hối thắt chặt hoặc cấm vận trong thanh toán quốc tế thì gây ra rủi ro cho nhà xuất khẩu và ngân hàng của họ
Chính sách thương mại và các quy định về xuất nhập khẩu của các quốc gia:
đôi khi việc thay đổi các chính sách, những quy định này sẽ tạo nên những biến cố gây thiệt hại cho các bên tham gia
Rủi ro pháp lý xảy ra khi có sự vận dụng không đồng nhất giữa các nguồn luật điều chỉnh L/C ngoài UCP 600 Như chúng ta biết thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 600 Nhưng ở từng quốc gia, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống pháp luật quốc gia UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại thế giới Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước lại có nhiều sự khác biệt, phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của quốc gia đó Mặc dù luật quốc gia thường tôn trọng và ít có mâu thuẫn với thông lệ quốc tế, tuy nhiên không thể tránh hoàn toàn được việc không xảy ra sự khác biệt, đối đầu với UCP
Trang 3221
Đối với cả ba phương thức thanh toán quốc tế (chuyển tiền, nhờ thu, L/C), rủi
ro quốc gia đều làm mất khả năng thực hiê ̣n thanh toán của các bên liên quan , gây thiê ̣t hại cho ngân hàng và chính khách hàng của họ
1.3.2.2 Rủi ro ngân hàng đại lý
Khi triển khai hoạt động TTQT, các ngân hàng đều coi nhiệm vụ phát triển quan hệ đại lý ra nước ngoài là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định cho việc mở cửa hoạt động của ngân hàng Khi ngân hàng đại lý không có khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro không có tiền chuyển về hoặc chuyển tiền đi nhưng ngân hàng đại lý không thực hiện đúng theo thỏa thuận giữa hai bên gây ra nhiều tổn hại Rủi ro ngân hàng đại lỹ cũng xảy ra khi công nghệ không tương thích, trục trặc, lạc hậu trong khâu xử lý giao di ̣ch
Cụ thể ngân hàng có thể gă ̣p rủi ro trong các phương thức như sau:
* Phương thức chuyển tiền:
- Chính sách thực hiê ̣n giao di ̣ch của ngân hàng đa ̣i lý có sự đă ̣c biê ̣t và khác so với các định chế tài chính khác (về cơ chế cấm vâ ̣n , cơ chế phòng chống rửa tiền … ), vì
vâ ̣y giao di ̣ch có nguy cơ bi ̣ trả la ̣i hoă ̣c bi ̣ giữ không thực h iê ̣n trong thời gian dài
- Tâ ̣p quán xử lý giao di ̣ch của ngân hàng đa ̣i lý không theo thông lê ̣ quốc tế
- Ngân hàng đa ̣i lý thực hiê ̣n sai chỉ thi ̣ chuyển tiền hoă ̣c châ ̣m chễ trong viê ̣c thi hành, gây thiê ̣t ha ̣i cho ngân hàng chuyển tiền
* Phương thức nhờ thu
- Ngân hàng đa ̣i lý hiểu và thực hiê ̣n sai chỉ dẫn nhờ thu dẫn tới tranh chấp và tổn hại uy tín cho các bên
Trang 3322
tới rủi ro
- Ngân hàng đa ̣i lý cấu kết với khách hàng phát hành L /C giả ma ̣o hoă ̣c cố tình làm sai lê ̣ch bản chất của thư tín du ̣ng chứng từ , lừa đảo gây hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng cho ngân hàng đối tác khi đã thực hiê ̣n chiết khấu bô ̣ chứng từ
bô ̣ trong ngân hàng dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch
Cụ thể ngân hàng có thể gă ̣p rủi ro trong các phương thức như sau:
* Phương thức chuyển tiền:
- Ngân hàng chuyển tiền nhận chuyển tiền cho những hợp đồng thanh toán vi phạm chế độ quản lý hạn ngạch nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại hối của NH Nhà nước , những hợp đồng thanh toán ma được lập để lợi dụng hoạt động phi pháp… dẫn tới các cảnh báo và xử phạt của NH Nhà nước và các cơ quan liên quan
- Ngân hàng nhâ ̣n chuyển tiền do không thẩm đi ̣nh kỹ các giao di ̣ch nên th ực hiện các giao dịch tới các thị trường cấm vận và nhạy cảm như Iran , Bắc Triều Tiên , Cuba … dẫn tới sự tẩy chay và cắt quan hê ̣ đa ̣i lý , quan hê ̣ Nostro của các ngân hàng trên thế giới
- Do tác nghiê ̣p sơ suất trên các hê ̣ thống thanh toán dẫn tới hâ ̣u quả sai lê ̣ch người nhâ ̣n thu ̣ hưởng hoă ̣c thất la ̣c số tiền đã chuyển dẫn tới thiê ̣t ha ̣i cho ngân hàng
* Phương thức nhờ thu:
Trang 3423
- Ngân hàng thu hô ̣ làm sai quy trình , giao bộ chứng từ nhận hàng cho khách hàng trước khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu dẫn tới phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không thực hiê ̣n nghĩ vu ̣ của mình
- Ngân hàng thu hô ̣ nhận và thực hiê ̣n các chỉ thị không rõ ràng trên lê ̣nh nhờ thu dẫn tới sự khiếu kiê ̣n và tranh chấp của ngân hàng nhờ thu dẫn tới thiê ̣t ha ̣i và uy tín của ngân hàng thu hộ
có thể dẫn đến rủi ro cho người mở kéo theo rủi ro cho ngân hàng
+ Kiểm tra chứng từ không phát hiện được sai sót mà thực hiện thanh toán sẽ gặp khả năng rủi ro không được hoàn lại tiền từ nhà nhập khẩu
+ Thông báo từ chối nhưng không nêu rõ và đầy đủ các bất hợp lệ của bộ chứng từ, hoặc những bất hợp lệ này bị Ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị;
+ Thông báo những bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của Ngân hàng, không nêu chỉ thị về việc định đoạt bộ chứng từ dẫn tới viê ̣c mất quyền từ chối thanh toán
+ Đã chuyển giao chứng từ cho người mở, hoặc làm mất không trả lại đầy đủ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho phía xuất trình, hoặc không giao chứng từ cho phía thứ
ba do phía xuất trình chỉ định
Trang 3524
+ Không cẩn trọng thanh toán bộ chứng từ không có B/L hay AWB gốc, tức là thanh toán tiền ra nước ngoài không chứng minh trên cơ sở có hàng hoá đối ứng, gây rủi ro là thanh toán không hay phía nước ngoài lợi dụng để xuất trình đòi tiền tiếp với bộ chứng từ hoàn hảo có B/L hay AWB gốc
- Ngân hàng thông báo:
+ Thông báo L/C sẽ không có bất cứ một cam kết nào khi thông báo thư tín dụng nhưng việc xác thực một thư tín dụng hay sửa đổi thư tín dụng qua các khóa mật hoặc kiểm tra cẩn thận vể tính chân thật của nó sẽ có những rủi ro do đã thông báo L/C giả mạo không xác thực mà không lưu ý cho người được thông báo
- Ngân hàng chiết khấu, thương lượng:
+ Bao gồm các rủ i ro của ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả tiền của người hưởng và rủi ro kiểm tra chứng từ Nếu ngân hàng thương lượng không kiểm tra chứng từ giao hàng của nhà xuất khẩu một cách cẩn thận, thích đáng thì những sai sót của bộ chứng từ đã được thương lượng sẽ bị ngân hàng phát hành từ chối một cách hợp pháp
1.3.3 Đo lường rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế
Ngoài việc nhận diện các rủi ro thông qua các tình huống cụ thể đã phát sinh,
để đánh giá mức độ rủi ro trong các phương thức TTQT, chúng ta có thể thông qua
Trang 3625
một số các chỉ tiêu có thể đo lường thông qua thống kê Các chỉ tiêu này được thiết lập khác nhau tại mỗi ngân hàng nhưng tổng quan và phổ biến có các chỉ tiêu sau:
Số lượng và tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro
Là số lượng các giao dịch gặp phải rủi ro của các phương thức TTQT Số lượng này tính trên các loại rủi ro được đề cập chính trong bài luận văn này là rủi ro quốc gia pháp lý, rủi ro ngân hàng đại lý và rủi ro tác nghiệp
+ Tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro tính theo công thức:
Trị giá và tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro
Là tổng trị giá (doanh số) các giao dịch gặp phải các loại rủi ro trên, được tính theo công thức:
Các thiệt hại tài chính khác
Ngoài thiệt hại của giá trị giao dịch, ngân hàng có thể chịu các thiệt hại khác như lãi suất phạt quá hạn, phí bất đồng và xử lý bất đồng, phí bồi thường thiệt hại cho đối tác, phí chuyển trả hoặc chuyển tiếp chứng từ …
1.3.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế
1.3.4.1 Yếu tố chủ quan
Trình độ của cán bộ ngân hàng: tham gia vào quy trình thanh toán, các ngân hàng là những trung gian không thể thiếu được Để thực hiện được các nghiệp vụ TTQT đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải là những người có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng phân tích và tổng hợp tốt … Trình độ cán bộ tác nghiệp không tốt sẽ dẫn tới rất nhiều các rủi ro về tác nghiệp, gây hậu quả xấu cho với các bên liên quan
Trang 3726
Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng: mỗi một ngân hàng đều có một quy trình nghiệp vụ tác nghiệp riêng Quy trình này ảnh hưởng lớn tới chất lượng dịch vụ TTQT cung cấp đến khách hàng cũng như quá trình quản lý rủi ro của khách hàng Quy trình hợp lý, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện tốt cho việc quản trị rủi ro cũng như hạn chế được cái rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp
Công nghệ trong thanh toán : đây là yếu tố phản ánh tính chất hiện đại và sự tiện lợi của hệ thống thiết bị, công nghệ kỹ thuật được sử dụng trong quy trình thanh toán quốc tế Hệ thống công nghệ càng hiện đại thì quy trình thanh toán diễn ra càng nhanh, chất lượng càng được đảm bảo và càng dễ dàng cho việc quản trị rủi ro Theo xu hướng hiện nay, các ngân hàng chủ yếu thanh toán qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế SWIFT (Society For Worldwide Interbank Financial Telecommunications) nhiều hơn hình thức thư từ (mail) Công nghệ quyết định một phần quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro của ngân hàng
1.3.4.2 Nguyên nhân khách quan
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng thương mại luôn chịu sự chi phối khắt khe của quy luật cung cầu, giá cả thị trường… nên cũng phải thường xuyên đối mặt với các rủi ro từ mọi phía Ngoài ra, những yếu tố như giá cả thay đổi, công nghệ lạc hậu, khả năng quản lí,điều hành kém, khủng hoảng tài chính… cũng là tác nhân gây ra khó khăn đối với các doanh nghiệp, thua lỗ, thậm chí là phá sản, vỡ nợ…
Ngoài ra,sự biến động trong thị trường tài chính, sự thay đổi tỉ giá, các chỉ tiêu về nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán của một quốc gia cũng gây nên sức ép và rủi ro đối với việc thanh toán quốc tế
Do thiếu thông tin hay còn gọi là thông tin không cân xứng: về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín và tính trung thực của đối tác nên đã
có những quyết định sai lầm gây ra rủi ro cho các bên tham gia giao dịch, đặc biệt trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP thì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào bộ chứng từ chứ không phụ thuộc vào hàng hóa trao đổi
Trang 3827
Việc thiếu thông tin hay sự thiếu trung thực của ngân hàng đa ̣i lý , đồng thời lại bị họ cố tình che dấu hay lừa gạt nên đưa ra những quyết định sai lầm đã gây ra rủi ro
Do các vấn đề liên quan tới mâu thuẫn sắc tộc, đảng phái, tôn giáo, biểu tình, đình công, chiến tranh đe dọa tới tình hình an ninh của một quốc gia Do chính sách tiền tệ và tài khóa của mỗi quốc gia, tỷ lệ vay trả nợ trong và ngoài nước việc cân bằng cán cân thanh toán của từng nước, sự mở cửa của nền kinh tế cộng thêm chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia đó cũng làm ảnh hưởng tới việc phòng ngừa rủi
ro của các ngân hàng trong phương thức thanh toán quốc tế
Do hệ thống luật pháp mỗi quốc gia có sự khác nhau nên đôi khi có sự mâu thuẫn giữa các tập quán quốc tế với luật quốc gia Không thể thay đổi luật của quốc gia vì vậy những tranh chấp sẽ do toàn án xem xét và phán quyết, dẫn tới rủi ro pháp lý
1.3.5 Hậu quả khi phát sinh rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
Rủi ro TTQT khi phát sinh sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tài chính của các bên liên quan Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, uy tín của ngân hàng là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng Nếu uy tín của ngân hàng giảm sút, các khách hàng trong và ngoài nước sẽ không thực hiện các giao dịch tại ngân hàng; các ngân hàng nước ngoài không lựa chọn ngân hàng đó làm đối tác trong các giao dịch TTQT như thông báo, xác nhận, chiết khấu L/C, ngân hàng nhờ thu hoặc ngân hàng chi trả trong hình thức chuyển tiền…
Bên cạnh những rủi ro về uy tín, các ngân hàng có thể gặp rủi ro về tài chính Những rủi ro về tài chính là những thiệt hại do ngân hàng phải tự thanh toán bằng tiền của mình cho các khoản phí, tiền phạt hoặc trị giá của lô hàng khi:
- Thực hiện thanh toán sai chỉ dẫn của khách hàng dẫn đến mất tiền, hoặc bị phạt do chậm thanh toán (ngân hàng chuyển tiền, nhờ thu…)
- Phải thanh toán thay cho khách hàng nếu ngân hàng đã thay mặt khách hàng cam kết trả tiền cho ngưòi thụ hưởng trên cơ sở một số điều kiện nhất định
Trang 39lệ, không thực hiện hoàn trả đúng cam kết …)
Những rủi ro trong TTQT, dù là về uy tín hay tài chính, đều gây thiệt hại trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Các ngân hàng cần phải
đề xuất nhiều giải pháp để phòng ngừa tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra
1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế
Quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT tại các Ngân hàng thương mại thường theo các bước như sau: Nhận dạng rủi ro => Đánh giá, đo lường rủi ro
=> Kiểm soát rủi ro => Tài trợ rủi ro
Một số phương pháp phân tích để có thể nhận dạng rủi ro:
- Phân tích nguồn rủi ro: phân tích những nhân tố bên ngoài hoặc những nhân
tố bên trong có khả năng gây ra một sự kiện tác động đến sự thành đạt của mục tiêu, ví dụ như hiện tượng suy thoái kinh tế, thiên tai, lạm phát, các nhân viên
- Phân tích vấn đề: phân tích các nguy cơ tiềm ẩn có thể nhận diện được, ví dụ như sự bất hợp lệ của bộ chứng từ, sự lừa đảo của khách hàng
Trang 4029
1.4.2 Đánh giá, đo lường rủi ro
Đây là quá trình xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xuất hiện của từng loại rủi ro (đã được nhận diện), trên cơ sở đó, xếp hạng các rủi ro theo thứ tự ưu tiên mà các nguồn lực phải được dành để kiểm soát
Quy trình đánh giá, đo lường rủi ro:
- Nhận dạng rủi ro, tổn thất tiềm năng
- Xếp hạng mức độ nghiêm trọng
- Nhận dạng nguyên nhân và xếp loại khả năng xảy ra
- Thiết lập đánh giá rủi ro phân biệt các rủi ro có thể chấp nhận với các rủi ro không thể chấp nhận dựa trên hai tiêu chí: mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xảy ra tổn thất
- Xếp hạng các rủi ro theo 2 tiêu chí căn cứ vào đánh giá
1.4.3 Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro Đây là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hành động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng
Chiến lược kỹ thuật để kiểm soát rủi ro
- Né tránh/từ bỏ: dùng đường đi khác để tránh né rủi ro, đường đi mới có thể không có rủi ro, hoặc rủi ro ở mức độ nhẹ hơn, hoặc chi phí để đối phó với rủi ro thấp hơn
- Giảm thiểu: thực thi các biện pháp để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hoặc giảm thiểu những tác động và chi phí khắc phục rủi ro nếu nó xảy ra
- Chuyển giao: giảm thiểu những rủi ro bằng cách chia sẻ tác hại khi chúng xảy ra
- Chấp nhận: chấp nhận sống chung với rủi ro trong trường hợp chi phí loại
bỏ, phòng tránh, giảm thiểu rủi ro quá lớn (lớn hơn chi phí khắc phục tác hại), hoặc tác hại của rủi ro nếu xảy ra là cực kỳ thấp