1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

68 758 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 876 KB

Nội dung

Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Đề tài Kinh tế học Quốc tế

Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nayGVHD : TS Hoàng Vĩnh Long

Thành phố HCM , ngày 25 tháng 4 năm 2010

Trang 2

Danh sách phân công nhóm 2K08402A

1 Lê Xuân Tú K084020210 : Giai đoạn 2006-2008 2 Lê Thị Ngọc Hậu K084020131 : Tổng hợp, bổ sung 3 Phan Hoàng Diệu K084020118 : Giai đoạn 2006-2008 4 Phùng Ngọc Phương Khanh K084020144 : Giai đoạn 2009-2010 5 Đoàn Thảo Ly K084020152 : Tổng hợp, bổ sung 6 Hoàng Mai K084020155 : Chương 1+2+3 7 Lê Thị Thục Quyên K084020178 : Giai đoạn 2000-2002 8 Trần Phương Thảo K084020187 : Giai đoạn 2000-2002 9 Từ Huyền Trang K084020200 : Giai đoạn 2003-200510.Lê Thị Trang K084020201 : Giai đoạn 2003-200511.Đỗ Hồng Tú Trinh K084020206 : Giai đoạn 2009-201012.Huỳnh Phương Tuấn K084020212 : Giai đoạn 2003-200513.Nguyễn Thị Ngọc Yến K084020224 : Giai đoạn 2006-2008

Trang 3

1.2 Vì sao lại có ngoại thương 3

1.3 Vai trò của NT đối với nền kinh tế 3

Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 6

2.1 Lợi thế về vị trí địa lý 6

2.2 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên 6

2.3 Lợi thế về lao động 7

2.4 Những hạn chế 7

2.5 Tổng quan kinh tế Việt Nam 7

Chương 3: SƠ LƯỢC NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2000 9

3.1 Ngoại thương VN trước CMT8 – 1945 9

3.1.1 Dưới chế độ phong kiến 9

3.1.2 Dưới thời Pháp thuộc 9

3.2 Ngoại thương VN 1945 đến 1975 10

3.3 Ngoại thương VN 1975 đến 1986 11

3.4 Ngoại thương VN 1986 đến 2000 12

Chương 4: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ 2000 ĐẾN NAY 16

4.1 Chiến lược ngoại thương giai đoạn 2000-2010 16

4.2 Thực tiễn 17

4.2.1 Giai đoạn 2000-2002 18

4.2.2 Giai đoạn 2003-2005 24

4.2.3 Giai đoạn 2006-2008 37

4.2.3.4Giai đạon 2009—nay 53

Tài liệu tham khảo 63

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ hàng trăm thế kỷ trước, các nhà kinh tế học cổ điển đã nhấn mạnh tầm quan

trọng của Ngoại thương đối với sức khỏe của một nền kinh tế “Nội thương là ống dẫn,

ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương”

Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động… Như vậy, hoạt động ngoại thương đóng một vai trò không thể thiếu trong tiến trình vực dậy nền kinh tế Việt Nam kể từ ngày mở cửa

Trong phạm vi hẹp của đề tài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ thực trạng hoạt động Ngoại thương Việt Nam trong thế kỷ 21 ( từ năm 2000 đến nay ), thời kỳ có rất nhiều biến chuyển trong hoạt động Ngoại thương cũng như những bước phát triển nhảy vọt của kinh tế nước nhà, từ đó có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động ngoại thương thời gian tới.

Trang 6

Ngoại thương chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa Ngoại thương trở thành động lực phát triển quan trọng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Ngày nay sản xuất đã được quốc tế hoá Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài.

Như vậy, Ngoại thương là sự trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hóa và các dịch vụ kèm theo, lấy tiền tệ làm môi giới giữa các nước khác nhau

Trong nhiều trường hợp, trao đổi hàng hoá và dịch vụ được đi kèm việc trao đổi các yếu tố sản xuất (ví dụ lao động và vốn), nhất là ngoại thương trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.

khác để sản xuất hàng hoá và dịch vụ (thậm chí cả các yếu tố sản xuất) Như vậy, ngoại thương được hiểu như là một quá trình sản xuất gián tiếp.

Trong hoạt động ngoại thương: Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài Mục tiêu chính của ngoại thương là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu Xuất khẩu là để nhập khẩu; nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương.

Ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu của kinh tế đối ngoại của một quốc gia Điều kiện để ngoại thương sinh ra, tồn tại và phát triển là:

(1) Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ, kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp.

(2) Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước.

Trang 7

1.2 Vì sao lại có ngoại thương ?

- Tại sao các nước cần phải giao dịch buôn bán với nhau? Tại sao Việt Nam (hay bất kỳ một quốc gia nào khác) không bằng lòng với hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tại nước mình?

- Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được Ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với đường giới hạn khả năng sản xuất của nước đó

- Các động lực xuất khẩu bao gồm: + Để sử dụng khả năng dư thừa.

+Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị + Lợi ích nhiều hơn.

+ Phân tán các rủi ro.

- Các động lực nhập khẩu bao gồm: + Nguồn cung cấp rẻ.

+ Có thêm nhiều mặt hàng, sản phẩm + Giảm rủi ro do không có nguồn cung cấp.

1.3.Vai trò ngoại thương đối với nền kinh tế

- Giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân tính theo đầu người- Phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, tạo thêm nhiều việc làm mới.

- Sử dụng tốt nhất mọi khả năng, tiềm năng sản xuất trong nước.

- Bảo vệ và cải thiện môi trường góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.- Nâng cao vị thế kinh tế, chính trị của nước ta trên thị trường.

- Cán cân thanh toán lành mạnh.- v v

Trang 8

- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu.

Hàng cấm nhập khẩu (Xem Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4

năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)1/ Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ.2/ Các loại ma tuý.

3/ Các hoá chất độc.

4/ Sản phẩm văn hoá đồi trụy, phản động, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự, an toàn xã hội.

5/ Pháo các loại (trừ pháo hiệu).

6/ Thuốc lá điếu, xì gà và các loại thuốc lá thành phẩm khác.• Vai trò xuất khẩu

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.

- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

Ngành hàng xuất khẩu then chốt

1/ Nông nghiệp và ngư nghiệp.

a) Kinh tế vườn, thực phẩm chế biến và gia vị.

Trang 9

Hàng hoá cấm xuất khẩu (áp dụng cho suốt thời kỳ 2001 - 2005)

1/ Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị quân sự.2/ Đồ cổ

3/ Các loại ma tuý 4/ Các loại hoá chất độc.

5/ Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, củi, than làm từ gỗ hoặc củi, có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

6/ Động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên.

7/ Các loại máy mã chuyên dùng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước.

Trang 10

Chương 2

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngoại thương nước ta trong thời gian qua đã thực sự giúp cho nền kinh tế đất nước khai thác thế mạnh trong sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu Ngoại thương đóng góp rất lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp, dịch vụ và cả trong sản xuất nông nghiệp Cùng xem xét những điều kiện thuận lợi và bất lợi để hiểu rõ hơn về lợi thế so sánh của nước ta.

2.1.Lợi thế về vị trí địa lý

Việt Nam có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt, khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng tác động sâu sắc tới hoạt động kinh tế, nhất là nông nghiệp Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới Bình quân mỗi nước ở khu vực này mức tăng trưởng kinh tế đạt 6-7% / năm Có biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế, ven biển, nhất là từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu tàu bè dễ cập bến an toàn quanh năm Sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lí tưởng, cách đều thủ đô các thành phố quan trọng khu vực Đông Nam Á Vị trí địa lý thuận lợi cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.

2.2.Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên

• Về đất đai : Diện tích đất đai cả nước khoảng 330.363 km2 trong đó có tới 50% là đất nông nghiệp và ngư nghiệp Khí hậu nhiệt đới mưa nắng điều hòa cho phép chúng ta phát triển nông lâm sản xuất khẩu có hiệu quả cao như gạo, cao su và các nông sản nhiệt đới Chiều dài bờ biển 3260km, diện tích sông ngòi và ao hồ hơn 1 triệu ha cho phép phát triển ngành thủy sản xuất khẩu và phát triển thủy lợi, vận tải biển và du lịch.

• Về khoáng sản : Dầu mỏ hiện nay là tài nguyên mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, sản lượng khai thác hàng năm gia tăng Than đá trữ lượng cao, khoảng 3.6 tỷ tấn; mỏ săt với trữ lượng vài trăm triệu tấn, cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đều có nguồn clanh-ke để sản xuất xi măng dồi dào.

Trang 11

2.3.Lợi thế về lao động

Đây là thế mạnh của nước ta Tính đến năm 2009, dân số nước ta khoảng 86.5 triệu người, trong đó hơn 40 triệu người trong độ tuổi lao động Lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, khoảng 0.16$/ 1 giờ lao động trong khi ở Nhật là 23$ / 1 giờ lao động, tỷ lệ thất nghiệp lớn ( khoảng 20-30% số người trong độ tuổi lao động ) Lao động là một lợi thế cơ bản để phát triển các ngành hàng: Dệt may, chế biến nông lâm thủy sản, lắp ráp điện tử….

Ngoài ra lợi thế của Việt Nam còn có lợi thế về chính trị: Việt Nam có một nền chính trị ổn định, nền kinh tế theo cơ chế thị trường và phương châm ngoại giao là đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ thương mại, chủ động hội nhập quốc tế.

2.4.Những hạn chế :

-Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp so với bình quân thế giới, chỉ khoảng 0.1ha / người Tuy sản lượng lương thực cao nhưng phải đảm bảo nhu cầu của gần 90 triệu dân trong nước nên không thể tạo ra nguồn tích lũy lớn cho những đòi hỏi cao hơn của sự phát triển kinh tế.

-Về tài nguyên: Tuy có phong phú nhưng phân bố tản mạn Giao thông vận tải kém nên khó khai thác, chưa có trữ lượng khoán sản nào đủ lớn để trở thành mặt hàng chiến lược Tài nguyên rừng, biển, thủy sản khai thác quá mức mà không được chăm bồi.

-Vị trí địa lý đẹp nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, các hải cảng ít và nhỏ, đường sá và phương tiện giao thông lạc hậu.

-Trình độ quản lý kinh tế và bộ máy chính quyền kém hiệu quả, quan liêu, tham nhũng Chính sách Pháp luật không rõ ràng, thiếu đồng bộ lại hay thay đổi gây cản trở cho quá trình đổi mới kinh tế.

-Trình độ quản lý của cán bộ và tay nghề công nhân còn thấp cho nên năng suất lao động thấp, chất lượng hàng hóa chưa cao.

-Công nghệ và trang thiết bị nhiều ngành kinh tế Việt Nam còn ở trình độ thấp, hàng hóa Việt Nam chưa mang tính cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.

2.5.Tổng quan kinh tế Việt Nam từ sau giai đoạn cải cách

Những năm đầu thế kỷ 21, trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh tế ngoại thương, tạo điều kiện cho đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới.

Trang 12

Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.

Trang 13

Chương 3

SƠ LƯỢC NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2000

3.1 Ngoại thương Việt Nam trước CMT8 – 1945

3.1.1.Dưới chế độ phong kiến

* Bối cảnh : Dưới chế độ phong kiến lạc hậu nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế

nông nghiệp tự cấp, tự túc, lại thường xuyên bị xáo trộn bởi nạn ngoại xâm Sản xuất hàng hoá giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt là đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ này.

* Tình hình ngoại thương : Ngoại thương dưới thời phong kiến diễn ra giữa một số

nước muốn bán sản phẩm công nghiệp của mình cho Việt Nam và mua hàng thủ công nghiệp cùng sản vật thiên nhiên

Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha

Hàng mua vào chia làm ba loại: một để thoả mãn tiêu dùng xa hoa của vua quan phong kiến như lụa là, gấm vóc, san hô, hổ phách v.v… Một loại khác để “giữ gìn xã tắc” như vũ khí, và những nguyên liệu làm ra vũ khí (sắt, đồng, diêm trắng, diêm vàng…) Cuối cùng là hàng tiêu dùng hàng ngày trong gia đình như gương lược, kim chỉ, thuốc men.

thác đem bán Về lâm sản có sa nhân, thảo quả, nấm hương, trầm hương, ngà voi Hàng thủ công nghiệp có tơ lụa, đồ mĩ nghệ bằng vàng, bạc, những đồ gỗ sơn thiếp vàng, đồ gốm, đồ sứ

3.1.2.Dưới thời Pháp thuộc

* Bối cảnh: Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam là một “thuộc địa khai thác”

- thuộc địa kém phát triển nhất trong các thuộc địa ở Châu á Công nghiệp tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là ngành khai khoáng (than, kẽm, thiếc, xi măng…) Công nghiệp chế biến nhỏ bé, tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ.

* Tình hình ngoại thương: Ngoại thương kém phát triển cả về quy mô, mặt hàng và thị

trường

Trang 14

Xuất khẩu chủ yếu của nước ta trong thời kỳ này là nông sản và khoáng sản với ba mặt hàng chủ yếu là gạo, cao su và than đá.

Trong 50 năm, từ 1890 đến 1939, ba nước Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam, xuất khẩu 57.788.000 tấn gạo, trung bình mỗi năm 1,15 triệu tấn (chiếm 20% tổng sản lượng gạo sản xuất), 397 ngàn tấn cao su (gần như toàn bộ lượng sản xuất), 28 triệu tấn than (trên 65% sản lượng than sản xuất) Hai mặt hàng gạo và cao su chiếm 70 - 80% kim ngạch xuất khẩu Hàng tiểu thủ công chiếm tỷ trọng không đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu như xăng dầu, bông, vải Nhập máy móc thiết bị cũng có, nhưng chiếm tỷ lệ thấp, từ 1,4% (năm 1915) đến 8,8% (năm cao nhất - 1931) trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

3.2.Ngoại thương Việt Nam sau CMT 8 1945-1975

* Bối cảnh: Đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, ngoại thương nhằm mục tiêu vừa

đấu tranh chống âm mưu bao vây và phong tỏa của các đế quốc Pháp vừa duy trì và mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài.

Thời kỳ 1955 - 1975 là thời kỳ cải tạo và xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá theo CNXH ở miền Bắc, vừa phải tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Từ năm 1955, Chính phủ ta đã ký với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác các hiệp định về viện trợ hàng hoá và kỹ thuật nhằm giúp nhân dân ta khắc phục hậu quả của chiến tranh, mở đầu sự hợp tác toàn diện giữa ta với các nước XHCN anh em.

Đối với các nước ngoài hệ thống XHCN, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với Chính phủ Pháp (cuối năm 1955), ấn độ (1956), Inđônêxia (1957) và những năm sau đó với Cộng hoà ả-Rập thống nhất, Campuchia, Irăc Song song với việc thiết lập quan hệ kinh tế thương mại, về mặt Nhà nước ta cũng đặt quan hệ buôn bán với một số thị trường trong khu vục Châu Á - Thái Bình Dương Từ năm 1955, các tổ chức kinh tế Việt Nam đã đặt quan hệ buôn bán với các công ty Nhật Bản, Hồng Kông, Xingapo, Xrilanca, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Anh, Thuỵ Sĩ, Thụy Điển v.v Đến năm 1964, miền Bắc đã có quan hệ thương mại với 40 nước (năm 1955 mới có 10 nước).

* Tình hình ngoại thương

- Xuất khẩu tăng rất chậm Trong kim ngạch NK, tỷ trọng viện trợ không hoàn lại lớn Ngoại thương chủ yếu với các nước XHCN (chiếm 85-90% tổng kim ngạch buôn bán với nước ngoài)

- Nhập siêu cực kỳ lớn: Nếu cộng cả giai đoạn từ năm 1958 đến 1975 theo số liệu của bảng 6.2 thì tổng giá trị xuất khẩu chỉ là 1,129 tỷ Rúp nhưng giá trị nhập khẩu lên đến 3,693 tỷ Rúp.

Trang 15

3.3.Ngoại thương Việt Nam từ 1975 đến 1986 ( trước thời kỳ đổi mới )

* Bối cảnh: Đất nước được thống nhất, chúng ta có điều kiện và khả năng khai thác có

hiệu quả tiềm năng của đất nước (đất đai, rừng, biển, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, nguồn lao động và yếu tố con người, vị trí của Việt Nam v.v ) Chiến tranh kéo dài để lại những hậu quả kinh tế nặng nề

* Tình hình ngoại thương

Bảng 1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1976-1985

Đơn vị : Triệu rúp- USD

Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu

Cán cân thương mại

Trang 16

Ngoài sắt thép, xăng dầu, máy móc, thiết bị còn nhập khẩu cả hàng tiêu dùng Kể cả những loại hàng hoá lẽ ra sản xuất trong nước có thể đáp ứng được như lúa gạo, vải mặc Trong những năm 1976 – 1985 đã nhập khẩu 60 triệu mét vải các loại và gần 1,5 triệu tấn lương thực quy gạo.

Xuất khẩu tuy có tăng nhưng trị giá xuất khẩu quá thấp.

3.4.Ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến 1999

* Bối cảnh :

Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc

tế

Chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hóa đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử dụng những lợi thế đó vào việc phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn, tiêu thụ tại thị trường các nước, mang lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã gia nhập những tổ chức khu vực như: Việt Nam trở thành thành viên ASEAN(năm 1995), ký hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU(năm 1995), bắt đầu tham gia Chương trình Thuế quan ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) từ năm 1996, gia nhập APEC (năm 1998) Từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến ngoại thương Việt Nam.

Trang 17

3- Hàng nông sản và nông sản chế biến

Trang 18

Bảng 4 :Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986-1995.

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996)

Bảng 5: Tổng mức lưu chuyển ngoại thương và cân đối thương mại năm 1986,1990, 1995,1999

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Tổng mức lưu chuyển ngoại thương Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối thương mại

Xuất/Nhập%

Trang 19

siêu( 40 triệu USD).Cùng với quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng qua các năm cho thấy sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đối với Việt Nam ngày càng tăng.

Trang 20

Chương 4

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ 2000 ĐẾN NAY

4.1.Chiến lược ngoại thương giai đoạn 2000-2010

Bảng 6: Mục tiêu chiến lược về xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

( Nguồn: Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng chính phủ về

Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010)

Căn cứ vào đường lối kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001-2010, xu hướng phát triển nền kinh tế và thị trường thế giới thập niên đầu thế kỷ XXI, cũng như từ thực tiễn của các nước và của bản thân Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra những định hướng lớn cho hoạt động ngoại thương cho thời kỳ năm 2001-2010 như sau:

* Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tiến tới ra nhập WTO…

* Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm

Trang 21

lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hoá sản xuất trong nước Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.

* Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ: du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, bưu chính- viễn thông, tài chính - tiền tệ, dịch vụ kỹ thuật, tư vấn, thu hút kiều hối.

* Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới.

* Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế.

Điểm đáng lưu ý nhất là trong chiến lược phát triển ngoại thương của ta là:

- Coi xuất nhập khẩu cùng các quan hệ kinh tế đối ngoại khác không chỉ là nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân mà còn được xem là động lực phát triển kinh tế của đất nước Phát triển ngoại thương là để tăng cường khả năng tự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân chứ không chỉ là tăng thu nhập thuần tuý, mặc dù không coi nhẹ việc tăng thu nhập.

- Đối với nước ta, một nước trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn và kỹ thuật, nhưng lại có "lợi thế" về tài nguyên thiên nhiên và lao động, việc thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.

- Coi trọng việc xuất khẩu có hàm lượng chế biến, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, chú trọng xuất khẩu dịch vụ Chủ trương này tạo đà cho xuất khẩu tăng tốc và đạt hiệu quả.

Thực hiện chiến lược này là giải pháp "mở cửa" nền kinh tế để thu hút các nguồn lực bên ngoài vào khai thức tiềm năng lao động và tài nguyên đất nước.

4.2.Thực tiễn ngoại thương Viêt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Nước ta đã có quan hệ buôn bán với trên 160 quốc gia và khu vực Việt Nam thực hiện đường mở cửa và hội nhập với bên ngoài đúng vào thời kỳ mà thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại Sự phát triển của kinh tế thế giới đã đạt tới mức biên giới các quốc gia chỉ còn mang ý nghĩa về mặt hành chính Sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ khác nhau thành một thị trường thống nhất.

Trang 22

Trên ý nghĩa đó mà xem xét thì bối cảnh quốc tế trên đường tiến vào thế kỷ 21 của Việt Nam chứa đựng nhiều thuận lợi hơn khó khăn, thời cơ lớn hơn thách đố.

4.2.1 Giai đoạn 2000-2002

Trong giai đoạn này, sư kiện Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ vào tháng 7-2000 và Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 10-12-2001 đã tạo nhiều thay đổi trong ngoại thương Việt Nam vì Hoa Kỳ là một thị trường lớn của thế giới và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam Hơn nữa, Trung Quốc gia nhập WT0 cuối năm 2001 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại thương Việt Nam.

4.2.1.1 Năm 2000:

 Xuất Khẩu

Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh: Cả nước đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 14,3 tỉ USD, tăng 24% so với năm 1999 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu trên 6,9 tỉ USD, và các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt trên 7,4 tỉ USD.

Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của nước ta đạt 180 Đôla/năm, mức chuẩn quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường.

● Các mặt hàng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao so với năm 1999 là:

+ Hàng rau quả đạt 205 triệu USD, tăng 95,2% + Hải sản gần 1,48 tỉ USD, tăng 52%

+ Hàng thủ công mỹ nghệ 235 triệu USD, tăng gần 40%.

+Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dệt may và giày dép xuất khẩu tăng nhưng mức tăng thấp: Dệt may tăng 3,7% đạt trên 1,8 tỉ USD, giày dép tăng 0,7%, đạt trên 1,4 tỉ USD.

+Nhiều mặt hàng khác xuất khẩu tăng khá như chè, hạt điều, cao su, điện tử máy tính + Về nông sản : Nếu như năm 1991, nước ta xuất khẩu đạt 2087 triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt tới 14308 triệu USD gấp 7 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lần và chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là 7,6%/năm tức là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP tới 2,7 lần

Xuất khẩu gạo năm này chỉ đạt 3,5 triệu tấn, bằng 77,6% so với năm 1999, kim ngạch đạt khoảng gần 670 triệu USD trong khi năm 1999 xuất khẩu gạo đạt trên 1 tỉ USD.

Trang 23

Xuất khẩu cà phê tuy tăng tới 44% về khối lượng, với gần 700.000 tấn nhưng chỉ thu về được 485 triệu USD, giảm khoảng 7%.

+ Sản lượng dầu khai thác năm nay tăng 4% so với năm 1999, đạt 15,5 triệu tấn Do giá dầu trong 3 quý đầu năm tăng vọt nên doanh thu xuất khẩu cả năm tăng 74,5% so với mức 2,1 tỷ USD của năm ngoái và là một ngành kinh tế đầu tiên đạt mức xuất khẩu 3,5 tỷ USD tăng 71,2%.

Năm 2000 tỷ trọng các loại hàng hóa đã thay đổi với cơ cấu tương ứng là 30,1% hàng nông nghiệp, 35,6% hàng công nghiệp nặng và 34,3% hàng công nghiệp nhẹ Như vậy là đã có sự thay đổi về mặt hàng và về chất của quá trình xuất khẩu.

 Nhập khẩu

Nhập khẩu trong năm 2000 đạt 15,2 tỉ Usd, tăng 30,8% so với năm 1999.Trong đó: ● Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 2,5 tỉ USD ● Xăng dầu trên 2 tỉ USD, nguyên phụ liệu dệt may và da trên 1,3 tỉ USD

● Nhập khẩu linh kiện xe máy tăng khá mạnh với gần 1,6 triệu bộ và kim ngạch trên 700 triệu USD, tăng gần 77%.

Nhập siêu trong năm qua là 892 triệu USD, chiếm khoảng 6,2% kim ngạch xuất khẩu Các doanh nghiệp trong nước là những đơn vị nhập siêu khá lớn (3,45 tỉ USD), trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu trên 2,5 tỉ USD.

● Các mặt hàng xuất khẩu :Trong số 15 mặt hàng xuất khẩu chính yếu, có 12 mặt

hàng đạt giá trị xuất khẩu 100 triệu USD trở lên, trong số đó có 4 mặt hàng là dầu thô, thủy sản, dệt may, giày dép đạt từ 1,52 tỷ đến 3,17 tỷ USD

Trong năm 2001, có 3 mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao là: + Hàng thủy sản đạt 1,8 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2000 + Rau quả 305 triệu USD, tăng 42,9%.

+ Than đá 4 triệu tấn, đạt 108 triệu USD, tăng 23% về số lượng và 15,3% về giá trị

Trang 24

+Ngoài ra có hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao là hàng dệt may 1,8 tỷ USD, tăng 5,7%, giày dép 1,52 tỷ USD, tăng 3,8%.

●Thị trường xuất khẩu:

+ Tỷ trọng của Hoa Kỳ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn nhỏ, chỉ khoảng 7% với gần 1 tỷ USD năm 2001.

+ Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng bình quân 22%/năm trong giai đoạn 1996 - 2000 từ 950 triệu USD lên 2,6 tỷ USD, riêng năm 2001 giảm 3% so với năm 2000.

+ Kim ngạch xuất khẩu vào Nga đạt trên 200 triệu USD.

+ Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Irăc này đạt trên 300 triệu USD Chủ trương của Bộ Thương mại là cần tìm mọi cách để duy trì và gia tăng sự có mặt, đồng thời chuẩn bị chỗ đứng lâu dài ở thị trường này.

+ Indonesia: Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 520 triệu USD năm 2000 lên gần 600 triệu trong năm 2001.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch qua các khu kinh tế cửa khẩu giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng trưởng qua các năm bởi cả hai nước đều rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ thương mại song phương Đơn cử như tại khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, năm 2001 giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc là 106 triệu USD, năm 2002 đã tăng lên tới 280 triệu USD.

 Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu năm 2001 đạt 16 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2000 Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 11,24 tỷ USD (giảm 0,40%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,76 tỷ USD (tăng 9,3%)

Hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu cho các ngành kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của xã hội đối với một số mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, cũng như nhằm bảo hộ một số ngành trong nước và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên, ta vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu bằng thuế quan và phi thuế quan dễ hơn cho nhập khẩu xe máy, đường ăn, đỗ tương, muối, thức ăn gia súc, cá

●Thị trường nhập khẩu của nước ta chủ yếu là các nước Đông Á chiếm 73,7%

hàng hóa nhập khẩu của nước ta Trong đó Singapore là thị trường lớn nhất đạt 2,478 tỷ USD.

Nhập siêu tuy còn cao nhưng đã giảm so với năm 2000 Nếu tính cả dầu thô thì năm 2001, nhập siêu là 800 triệu USD, chiếm 5,2% giá trị xuất khẩu (năm 2000 nhập

Trang 25

siêu chiếm 8%) Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2.889 triệu USD, chiếm 34,5% giá trị xuất khẩu của khu vực.

4.2.1.3 Năm 2002

 Xuất khẩu

Theo Bộ Thương mại, năm 2002 cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu 16,5 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2001 Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã đạt kim ngạch xuất khẩu 8,4 tỷ USD, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

●Các mặt hàng chủ yếu:12/15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2002 có kim ngạch

tăng hơn so với năm 2001 Trong đó có nhiều mặt hàng đạt mức tăng trưởng rất cao như thủ công mỹ nghệ, than đá, hạt điều, cao su Ba mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, vượt ngưỡng 2 tỷ USD là dầu thô trên 3,2 tỷ USD, may mặc 2,7 tỷ USD và thủy sản trên 2 tỷ USD

● Thị trường xuất khẩu:

+ Trong số 23 thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, có 10 thị trường đạt mức tăng trưởng xuất khẩu từ 10% trở lên Một số thị trường mới, tuy kim ngạch xuất khẩu chưa cao nhưng mức tăng rất đáng khích lệ như Đan Mạch, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

+ Riêng thị trường Mỹ, sau một năm thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD Có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:

Bảng 7 :Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳnăm 2000 và 2002

Đơn vị : Triệu USD

2002

Trang 26

Đồ nội thất 10 80 Linh kiện máy tính - 16( Nguồn: Cục điều tra thống kê Hoa Kỳ)Như vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng từ 821 triệu USD năm 2000 lên đến 2.395 triệu USD năm 2002.

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo cơ hội tiếp cận thị trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động, trước đây chịu mức thuế quan cao tới 40%, nay Việt Nam được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN), Quy chế thương mại bình thường (NTR) nên mức thuế suất nhập khẩu chỉ còn 3 – 4% Điều này đã mở đường cho sự tăng trưởng của ngoại thương giữa hai nước trong năm 2002 và tiếp tục từ đó tới nay

Năm 2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 128%, tiếp tục tăng 64,5% và đạt 3,9 tỉ USD Hoa Kỳ đã củng cố vị trí là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này Sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đóng góp tới 90% trong tổng mức tăng trưởng xuất khẩu (10%) năm 2002 Điều đáng

nói ở đây là sự tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 502% năm 2002, trong đó những mặt hàng có kim ngạch lớn và mức tăng trưởng xuất khẩu cao phải kể tới: Hàng dệt may tăng gần 18 lần (đạt 900 triệu USD), hàng giày dép tăng 70% (đạt 224,8 triệu USD), đồ gỗ tăng 499% (đạt trên 80 triệu USD), hàng phục vụ du lịch tăng 54 lần (đạt 49,5 triệu USD), hàng điện tử tăng 270% (đạt gần 5 triệu USD)…

Đạt được những thành công trên, theo phân tích của Bộ Thương mại là do các chính sách chỉ đạo thông thoáng của chính phủ, các chính sách tín dụng ưu đãi xuất khẩu, miễn giảm các loại phí và lệ phí, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, nhiều thị trường mới được mở, tạo ra triển vọng cho những năm tiếp theo.

Năm 2002, nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện Lần đầu tiên, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Hiệp hội các nước xuất khẩu hàng dệt may với sự tham gia của 33 nước và vận động các nước xuất khẩu dệt may ủng hộ đề xuất bãi bỏ hạn ngạch xuất hàng dệt may vào EU.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã ký Hiệp dịnh khung về tài trợ với Ngân hàng quốc tế Matxcơva (IBM), theo đó cung cấp cho IMB hạn mức tín dụng 20 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp Nga mua hàng của Việt Nam

Gia tăng xúc tiến thương mại là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công 100 doanh nghiệp cùng với các đoàn kinh tế liên ngành đi khảo sát, xúc tiến thương mại tại thị trường Châu Phi, Trung Quốc, Belarut, Ukraina, Nhật Bản và Hoa Kỳ

Trang 27

đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hải sản, rau quả tươi, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc Tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam đã hợp tác với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), nhóm đặc trách về xúc tiến thương mại của APEC, các tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Ngoài các Hội chợ, triển lãm trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tổ chức khoảng 80 hội chợ ở nước ngoài và tham gia nhiều hội chợ quốc tế nhằm quảng bá rộng rãi sản phẩm Việt Nam Từ năm 2002, Chính phủ đã dành khoản ngân sách tương đương với 0,25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho các hoạt động xúc tiến thương mại

Năm 2002 cũng là năm nhiều doanh nghiệp tăng cường đầu tư, tiếp nhận công nghệ mới, hợp lý hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh, cải tiến mẫu mã, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, tạo sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

 Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 đạt gần 19,7 tỷ USD, tăng 21.8% so với năm 2001 Trong đó kim ngạch nhập khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là hơn 7,3 tỷ USD chiếm hơn 37% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

●Những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu:

+ Nguyên nhiên liệu phục vụ sản suốt của các ngành công nghiệp chế biến Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản suất - kinh doanh của các ngành này một khi những nguồn hàng nhập khẩu trên bị giảm sản lượng do tác động của giá cả, thị trường nhập khẩu và tình hình kinh tế của các nước suất khẩu những mặt hàng này.

+Thủy hải sản: Năm 2002 đã có một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng thủy sản từ một số nước trên thế giới với hai mục đích là nhập nguyên liệu để làm hàng chế biến, tái xuất và nhập khẩu về tiêu thụ ở Việt Nam Ngoài số lượng nhập qua đường tiểu ngạch, số hàng thuỷ sản nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam trong năm 2002 là 21,576 tấn, đạt 92,6 triệu USD Theo thống kê, hàng thuỷ sản Việt Nam được nhập từ 33 nước như Inđônêxia, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ với các mặt hàng chính như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tiếp đến là cua, cá đông lạnh như cá ngừ, cá hồi và các sản phẩm thuỷ sản khác:

Giống tôm chân trắng, cá rô phi được nhập từ Trung Quốc, Ðài Loan thông qua tổ chức khuyến ngư và tiểu ngạch.

Thức ăn nuôi thuỷ sản và bột cá được nhập về khá nhiều do giá thức ăn của VN cao hơn nhưng chưa có con số đánh giá.

Trang 28

+ Kim ngạch nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng khác lên tới 2,74 tỉ USD Trong khi đó, tổng trị giá hàng tiêu dùng nhập khẩu chỉ khoảng 1,6 tỉ USD

Mức nhập siêu là 3.03 tỉ USD Nhập khẩu tăng phản ánh thu nhập thực của người tiêu dùng cao hơn cũng như phản ánh sự gia tăng nhập khẩu nguyên liệu và máy móc, thiết bị để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất trong hiện tại và tương lai.

4.2.2 Giai đoạn 2003-2005

Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2005 nói chung có rất nhiều điểm khởi sắc, có sự tăng trưởng trong cả nhập khẩu, xuất khẩu, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam ngày càng chiếm được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.Từ năm 2003 và nhất là trong năm 2004, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đã phục hồi trở lại nhưng cho thấy rõ là trong tương lai ở tầm dài hạn, các cải cách cơ cấu căn bản nhằm tăng mức cung tổng thể và phát triển ngoại thương là điều sống còn để Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững hầu rút ngắn tụt hậu với các nước láng giềng.

Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới Cơ

Trang 29

cấu mặt hàng nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng.

Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

4.2.2.1.Năm 2003

Hiệp định thương mạiViệt-Mỹ được ký kết vào năm 2001 đã tạo nên một lực đẩy rất lớn đối với tăng trưởng thương mại, và nền kinh tế đã vượt xa hơn rất nhiều so với những dự đoán kinh tế trước đây

 Xuất khẩu:

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2003 ước tính đạt 20,149 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2002 Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 49,6% ( giảm 3,3% so với năm 2002) Điều này cho thấy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng

● Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu :

+ dầu thô đạt trên 17 tiệu tấn( chỉ tăng gần 1,6% so với năm 2002), than đá tăng 20% , dệt may tăng 20,5%; gạo tăng 17,7% so với năm 2002

+ Tuy nhiên có một số mặt hàng nông sản lại giảm như: hạt tiêu (giảm 4,5 nghìn tấn), hàng rau quả (giảm 69,7triệu USD), chè (giảm 18,4 nghìn tấn) Có thể lý giải điều này do tình hình hạn hán thời năm này diễn ra gay gắt, giá cả thị trường biến động khiến cho năng suất, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sảnkhông tránh khỏi những tác động Còn theo Bộ Thương mại, nguyên nhân cơ bản là do sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường quốc tế còn yếu, riêng xuất khẩu rau quả Việt Nam lệ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc.

● Thị trường xuất khẩu :

+ Hoa kỳ : năm 2003 , Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Sau hơn hai năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng gấp 4 lần, từ 1,05 tỷ USD lên 4,55 tỷ USD năm 2003 Sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đóng góp 77% trong tổng mức tăng trưởng xuất khẩu (19%) năm 2003 của Việt Nam Năm 2003, xuất khẩu các sản phẩm này vẫn tiếp tục tăng trưởng cao: Hàng dệt may tăng 119,3% (đạt 1,97 tỉ USD), hàng giày dép tăng 25,7% (đạt 282 triệu USD), hàng điện tử và vi tính tăng 865,3% (đạt 47 triệu USD), đồ gỗ tăng 44,9% (đạt 116,5 triệu USD)… Rõ ràng với mức thu nhập từ xuất khẩu các sản phẩm chế tạo tăng sẽ cho

Trang 30

phép Việt Nam đầu tư trở lại để phát triển các sản phẩm này, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốt hơn.

+Cũng như năm 2002, Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là Nhật Bản(2,9 tỷ USD), thứ 3 là Trung Quốc ( 1,88 tỷ USD) , tiếp đến là Úc (1,42 tỷ USD)

Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu năm 2003 đạt trên 25,25 tỷ USD tăng 27,9 % so với năm 2002 Trong đó hàng thô hoặc mới sơ chế chiếm 20,9%( giảm so với năm 2002), hàng chế biến hoặc đã tinh chế chiếm 78,36%

●Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 28% trong khi nhóm hàng tiêu dùng tăng 26,69%

● Thị trường :

+ Trung Quốc từ vị trí thứ 5 trong năm 2002 đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam năm 2003 Nhật, Đài Loan , Singapore vẫn là những thị trường nhập khẩu chủ yếu

+Hoa Kỳ :Tình hình năm 2003 đã có thay đổi lớn: Lần đầu tiên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã lớn hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ tăng 97%, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ tăng 64,5%) Cùng với mức tăng trưởng cao hơn của nhập khẩu so với xuất khẩu thì xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2003 đã giảm nhiều và kim ngạch nhập khẩu đã tăng lên bằng 29% kim ngạch xuất khẩu Giảm xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có thể là một sự bảo đảm lành mạnh cho cán cân thương mại giữa hai

nước Hơn nữa, đây cũng là một tín hiệu tốt bởi Hoa Kỳ là thị trường công nghệ nguồn

hàng đầu thế giới, nhập khẩu máy móc thiết bị từ Hoa Kỳ sẽ giúp chúng ta có được các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm chế tạo tăng lên 77% tổng kim ngạch nhập khẩu trong đó nhập khẩu máy móc, thiết bị đạt 709,4 triệu USD, chiếm 62% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 61,5% so với 2002, nhập khẩu các nguyên liệu và vật tư cần thiết khác đạt 173,7 triệu USD bằng 15% tổng kim ngạch nhập khẩu…Vào đầu năm 2003 (sau năm đầu áp dụng thực hiện hiệp thương Việt Mỹ) các nhà sản xuất cá tra Mỹ đã thắng thế trong vụ kiện các nhà sản xuất cá Việt Nam bán phá giá (dưới“giá thị trường”).

4.2.2.2 Năm 2004

Trang 31

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2004 tăng khá so với năm 2003, tổng trị giá xuất, nhập khẩu cả năm ước tính đạt 57,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 28,9% và nhập khẩu tăng 25% Do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên đã giảm được khoảng chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu

ngạch nhập khẩu tăng 14,7 tỷ USD.

 Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 ước tính đạt 26 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2003 và là mức cao nhất trong những năm gần đây (năm 2000 tăng 25,5%; 2001: +3,8%; 2002: +11,2%; 2003: +20,8%) Kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô đạt 20,34 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 11,74 tỷ USD, tăng 17,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,6 tỷ USD, tăng 35,7%.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt được trong năm này là một kỷ lục cao nhất trong vòng 8 năm qua.

● Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:

+ Năm 2004, ngoài 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản có kim ngạch trên 2 tỷ USD còn có thêm 2 mặt hàng mới là hàng điện tử, máy tính và sản phẩm gỗ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và các mặt hàng nông sản truyền thống có kim ngạch xuất khẩu khá như gạo, cà phê, cao su và hạt điều là những mặt hàng đóng góp quyết định cho tăng trưởng xuất khẩu

+ Dầu thô: nhờ biến động giá dầu thế giới, nên sản lượng của mặt hàng vốn chiếm tỷ

trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu quốc gia (chiếm 21,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) đạt mức kỷ lục cao trong năm nay Xuất khẩu dầu thô, ước tính cả năm đạt 19,6 triệu tấn với trị giá 5,67 tỷ USD, tăng 14,1% về lượng nhưng tăng 48,3% về trị giá so với năm 2003 Đây là năm có khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu dầu thô cao nhất từ trước tới nay Kim ngạch xuất khẩu dầu thô chiếm tới hơn 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2004 và mức giá bình quân là 290 USD/tấn

+ Đồ gỗ chế biến và nội thất vượt lên đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu về tốc độ

tăng trưởng trong năm Sản phẩm gỗ từ vị trí thứ 9 năm 2001 về kim ngạch đến 11 tháng năm nay đã vươn lên vị trí thứ 5 về xuất khẩu của nước ta Uớc tính cả năm đạt kim ngạch 1,05 tỷ USD, tăng 85,9%, trong đó xuất khẩu vào một số thị trường tăng cao như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Đài Loan, Pháp

+ Than đá: Xuất khẩu trong tháng 11 đạt 842,8 nghìn tấn, nâng khối lượng than xuất

khẩu của Việt Nam lên con số 9,8 triệu tấn, tăng 51,7 % so với cùng kỳ năm 2003 Thị trường tiêu thụ than của Việt Nam lớn nhất là Trung Quốc: 4,96 triệu tấn, Nhật Bản: 2,47 triệu tấn, Thái Lan: 568 nghìn tấn, Hàn Quốc: 415 nghìn tấn Đây là mặt hàng Việt Nam có lợi thế trong xuất khẩu do vị trí địa lý gần các thị trường tiêu thụ, mặt khác do

Trang 32

nguồn nhiên liệu khác như xăng dầu tăng giá cao nên nhiều nước quay lại sử dụng nguồn nhiên liệu truyền thống như than đá Thực tế, mức giá than xuất khẩu hiện tại vẫn chưa cao nhưng khối lượng xuất khẩu đang tăng lên rất nhiều Vì vậy cần có những chiến lược phát triển bền vững nguồn tài nguyên của đất nước để mang lại hiệu quả kinh tế cao

+ Hàng dệt may: Kim ngạch trong năm 2004 là 4,39 tỷ USD, tăng 17,2% Việc EU bãi

bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2005 là một cơ hội lớn cho ngành công nghiệp này khi Việt Nam chưa là thành viên của WTO và xuất khẩu vào Mỹ đang chịu hạn ngạch Tuy vậy, trên thực tế, Việt nam xuất khẩu sang thị trường này 11 tháng qua mới đạt con số 676 triệu USD (tính cả cho EU mở rộng) nên cả năm ước tính chỉ bằng khoảng 3/4 mục tiêu xuất khẩu vào thị trường này trong năm.

Ba thị trường trọng tâm của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam chiếm tỷ trọng gần 94% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Đó là Mỹ (chiếm 56,6%) tăng 22%, các nước Châu á khác (chiếm 21,4%) và EU (chiếm 15,7%) tăng 32% Xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và EU có tốc độ tăng trưởng khá cao đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, nhất là từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết Hơn nữa việc EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may với Việt Nam bắt đầu từ năm 2005 đang mở ra một triển vọng mới cho ngành công nghiệp dệt may nhưng đồng thời cũng gặp thách thức lớn trong cạnh tranh với Trung Quốc, ấn Độ khi WTO bãi bỏ hạn ngạch dệt may với các nước thành viên.

+ Giày dép: Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2004 là 2,69 tỷ USD( tăng 19% so với năm

2003) Đối với mặt hàng này, cơ cấu thị trường xuất khẩu nghiêng mạnh về EU (chiếm 66%), cạnh đó thị trường Mỹ mặc dù kim ngạch thấp hơn EU và chỉ chiếm 15,5% tổng kim ngạch giầy dép nhưng đang có tốc độ tăng khá tốt và trở thành nước lớn thứ hai về nhập khẩu giầy dép của Việt Nam.

+ Hải sản: Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2004 là 2,408 tỷ USD(Tăng 9,48% so với năm

2003) Trong 11 tháng đầu năm 2004, xuất khẩu hải sản sang Nhật đạt 698 triệu USD, Mỹ: 530 triệu USD, Hàn Quốc: 129 triệu USD, Đài Loan: 98 triệu USD, Hồng Kông: 78 triệu USD.

Trong năm vừa qua Việt-Nam bị hai vụ kiện bán phá giá về tôm đông lạnh ở thị trường Hoa Kỳ và xe đạp ở thị trường Liên Hiệp Âu châu (LHAC) Hậu quả là trị giá tôm của Việt Nam xuất cảng qua Mỹ giảm 30% trong năm 2004 so với 2003 Vào cuối năm 2004, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã chính thức quyết định giảm thuế chống phá giá đối với tôm Việt Nam từ đề nghị đầu tiên là 12,1-93,1% xuống còn 4,1-25,8%

+ Gạo: Kim ngạch xuất khẩu cả năm là 4,063 tỷ USD (tăng 6,64% so với năm 2003)

Khu vực Châu Á chiếm hơn khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, trong đó Philippin là nước nhập khẩu gạo lớn nhất với 716 nghìn tấn, tiếp đến là Irắc 347 với nghìn tấn, Malaysia với 455 nghìn tấn, Singapore 113 với nghìn tấn.

Trang 33

Khu vực Châu Phi chiếm 27,5% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong đó, Senegal dẫn đầu với 267 nghìn tấn, tiếp theo là Bờ Biển ngà với 146 nghìn tấn, Ghana với 117 nghìn tấn, Angola với 98 nghìn tấn, Tanzania với 91 nghìn tấn, Nam Phi với 80 nghìn tấn.

Trong năm nay, Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định được sản lượng gạo xuất khẩu, bởi vựa lúa lớn nhất của Việt Nam là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ít bị ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường như nhiều vùng sản xuất lúa gạo khác trên thế giới Và đến nay, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có uy tín nhất định trên thị trường thế giới Hơn nữa, nhiều khu vực có nhu cầu nhập khẩu gạo với khối lượng lớn như các nước ở châu Phi, châu Mỹ đang quan tâm nhiều hơn đến gạo xuất khẩu của Việt Nam vì giá rẻ hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan và các nước khác.

+Cà phê: xuất khẩu năm 2004 đạt 976,2 nghìn tấn, tăng 30,26% so với năm 2003 Thị

trường EU nhập khẩu 483 nghìn tấn cà phê của Việt Nam, trong đó Đức là 152 nghìn tấn, Anh là 90 nghìn tấn Thị trường Mỹ là 112 nghìn tấn.

+ Cao su: trong 2004 xuất khẩu được 513,4 nghìn tấn tăng 18,76% so với năm 2003

+Hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện: Đây là nhóm hàng đạt được tốc độ tăng trưởng

cũng khá cao, kim ngạch xuất khẩu 2004 đạt 1,062 tỷ USD tăng 24,3 % so với năm 2003Bên cạnh những thành công của xuất khẩu năm 2004, trong năm nay chúng ta cũng cần phải hết sức quan tâm đến hiệu quả xuất khẩu Nhiều mặt hàng có sự gia tăng vượt bậc nhưng hiệu quả thực tế còn rất thấp.

● Thị trường xuất khẩu chủ yếu :

+Có 2 thị trường xuất khẩu của Việt Nam đạt được trên 1 tỷ USD trong năm nay là : Anh(1,01 tỷ USD) và Đức (1,064 tỷ USD)

+ Nhật Bàn, Trung Quốc và Úc vẫn là những thị trưởng xuất khẩu lớn.

+ Riêng thị trưởng Mỹ đã có sự tăng mạnh : tăng 27,6% so với năm 2003, đạt mức 5,024 tỷ USD.

+ Thị trường Châu Á chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Tuy vậy, xuất khẩu vào thị trường châu Á vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm Trước hết là tỷ lệ hàng xuất khẩu vào khu vực Trung Nam Á, Tây Á còn rất nhỏ Xuất khẩu của Việt Nam vào Tây á chỉ chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; Các Tiểu Vương quốc ả Rập Thống nhất mới nhập khẩu của Việt Nam 93,6 triệu USD, các nước khác nhập khẩu còn ít hơn Xuất khẩu vào Trung Nam Á còn thấp, chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng cao do:

+Kinh tế thế giới phục hồi và sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đã tăng cầu nhập khẩu của các nước về lượng và kéo theo tăng giá có lợi cho các nước xuất khẩu Tính

Trang 34

chung kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thống kê được về lượng năm 2004 tăng 2,7 tỷ USD thì tăng do giá khoảng 1,7 tỷ USD (riêng dầu thô tăng 1,3 tỷ USD do giá).+Sản xuất các mặt hàng công nghiệp và nông sản xuất khẩu tăng cao so với năm trước.+ Kết quả tích cực của các hoạt động mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ và các cơ quan liên quan, đặc biệt là công tác xúc tiến thương mại.

 Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 ước tính đạt 31,52 tỷ USD, tăng 25% so với năm

trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 20,55 tỷ USD, tăng 25,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 10,97 tỷ USD, tăng 24,4% Nhìn chung, nhập khẩu hàng hoá có cơ cấu tích cực, nhập chủ yếu để phục vụ sản xuất trong nước.

●Mặt hàng nhập khẩu : Trong tổng kim ngạch nhập khẩu, hàng tư liệu sản xuất ước tính

đạt 29,8 tỷ USD, (chiếm tỷ trọng 94,6%), tăng 26,3% so với 2003; riêng nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu ước tính đạt 21,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 68%, tăng tới 38,8%; nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ và chỉ tăng 5,3%.

Tuy nhiên, nhập khẩu năm nay tăng cao chủ yếu do yếu tố giá Chỉ tính riêng 8 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có thống kê về lượng, kim ngạch khoảng 8,7 tỷ USD, tăng 2,8 tỷ USD so với 2003, trong đó riêng do tăng giá là 2,3 tỷ USD

● Thị trườngng nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất

của Việt Nam tăng 46,4% so với năm 2003: Hàn Quốc tăng 27,96%; Đài Loan tăng 26,85%; Singapore tăng 25,82 % và Nhật Bản tăng 19,1%.

Như vậy, Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta

Nhập siêu cả năm 2004 là 5,52 tỷ USD, bằng 21,2% kim ngạch xuất khẩu (tỷ lệ

này năm 2003 là 25%)

4.2.2.3 Năm 2005

Nam, tạo đà tăng trưởng quan trọng cho năm 2005, năm đặc biệt quan trọng quyết định thành công của kế hoạch 5 năm 2001-2005 Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng

cao Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhập siêu liên tục giảm Đầu tư nước ngoài

tăng khá, tập trung chủ yếu trong dịch vụ và công nghiệp  Xuất khẩu:

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Tình hình ngoại thương - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
nh hình ngoại thương (Trang 15)
* Tình hình ngoại thương - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
nh hình ngoại thương (Trang 16)
Bảng 3 :Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Bảng 3 Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995 (Trang 17)
Bảng 4 :Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986-1995. Đơn vị: Triệu USD - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Bảng 4 Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986-1995. Đơn vị: Triệu USD (Trang 18)
Bảng 6: Mục tiêu chiến lược về xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Bảng 6 Mục tiêu chiến lược về xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Trang 20)
Bảng 7 :Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2000 và 2002 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Bảng 7 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2000 và 2002 (Trang 25)
Bảng 8 :Kim ngạch xuất khẩu hai năm gần đây (%) - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Bảng 8 Kim ngạch xuất khẩu hai năm gần đây (%) (Trang 35)
Hình 1 :Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường, 2004-2005 (%) - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Hình 1 Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường, 2004-2005 (%) (Trang 36)
Bảng 9: Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam giai đoan 2000-2005 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Bảng 9 Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam giai đoan 2000-2005 (Trang 40)
Bảng 12: Xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2006-2008 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Bảng 12 Xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2006-2008 (Trang 50)
Hình 5: Ngoại thương Việt Nam 2000-2009 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Hình 5 Ngoại thương Việt Nam 2000-2009 (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w