Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2005 nói chung có rất nhiều điểm khởi sắc, có sự tăng trưởng trong cả nhập khẩu, xuất khẩu, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam ngày càng chiếm được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Từ năm 2003 và nhất là trong năm 2004, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đã phục hồi trở lại nhưng cho thấy rõ là trong tương lai ở tầm dài hạn, các cải cách cơ cấu căn bản nhằm tăng mức cung tổng thể và phát triển ngoại thương là điều sống còn để Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững hầu rút ngắn tụt hậu với các nước láng giềng.
Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Cơ
cấu mặt hàng nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng.
Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
4.2.2.1.Năm 2003
Hiệp định thương mạiViệt-Mỹ được ký kết vào năm 2001 đã tạo nên một lực đẩy rất lớn đối với tăng trưởng thương mại, và nền kinh tế đã vượt xa hơn rất nhiều so với những dự đoán kinh tế trước đây.
Xuất khẩu:
Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2003 ước tính đạt 20,149 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2002. Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 49,6% ( giảm 3,3% so với năm 2002). Điều này cho thấy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng
● Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu :
+ dầu thô đạt trên 17 tiệu tấn( chỉ tăng gần 1,6% so với năm 2002), than đá tăng 20% , dệt may tăng 20,5%; gạo tăng 17,7% so với năm 2002
+ Tuy nhiên có một số mặt hàng nông sản lại giảm như: hạt tiêu (giảm 4,5 nghìn tấn), hàng rau quả (giảm 69,7triệu USD), chè (giảm 18,4 nghìn tấn). Có thể lý giải điều này do tình hình hạn hán thời năm này diễn ra gay gắt, giá cả thị trường biến động khiến cho năng suất, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sảnkhông tránh khỏi những tác động. Còn theo Bộ Thương mại, nguyên nhân cơ bản là do sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường quốc tế còn yếu, riêng xuất khẩu rau quả Việt Nam lệ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
● Thị trường xuất khẩu :
+ Hoa kỳ : năm 2003 , Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Sau hơn hai năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng gấp 4 lần, từ 1,05 tỷ USD lên 4,55 tỷ USD năm 2003. Sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đóng góp 77% trong tổng mức tăng trưởng xuất khẩu (19%) năm 2003 của Việt Nam. Năm 2003, xuất khẩu các sản phẩm này vẫn tiếp tục tăng trưởng cao: Hàng dệt may tăng 119,3% (đạt 1,97 tỉ USD), hàng giày dép tăng 25,7% (đạt 282 triệu USD), hàng điện tử và vi tính tăng 865,3% (đạt 47 triệu USD), đồ gỗ tăng 44,9% (đạt 116,5 triệu USD)… Rõ ràng với mức thu nhập từ xuất khẩu các sản phẩm chế tạo tăng sẽ cho
phép Việt Nam đầu tư trở lại để phát triển các sản phẩm này, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốt hơn.
+Cũng như năm 2002, Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là Nhật Bản(2,9 tỷ USD), thứ 3 là Trung Quốc ( 1,88 tỷ USD) , tiếp đến là Úc (1,42 tỷ USD)
Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu năm 2003 đạt trên 25,25 tỷ USD tăng 27,9 % so với năm 2002. Trong đó hàng thô hoặc mới sơ chế chiếm 20,9%( giảm so với năm 2002), hàng chế biến hoặc đã tinh chế chiếm 78,36%.
●Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 28% trong khi nhóm hàng tiêu dùng tăng 26,69%
● Thị trường :
+ Trung Quốc từ vị trí thứ 5 trong năm 2002 đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam năm 2003. Nhật, Đài Loan , Singapore vẫn là những thị trường nhập khẩu chủ yếu .
+Hoa Kỳ :Tình hình năm 2003 đã có thay đổi lớn: Lần đầu tiên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã lớn hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ tăng 97%, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ tăng 64,5%). Cùng với mức tăng trưởng cao hơn của nhập khẩu so với xuất khẩu thì xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2003 đã giảm nhiều và kim ngạch nhập khẩu đã tăng lên bằng 29% kim ngạch xuất khẩu. Giảm xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có thể là một sự bảo đảm lành mạnh cho cán cân thương mại giữa hai nước. Hơn nữa, đây cũng là một tín hiệu tốt bởi Hoa Kỳ là thị trường công nghệ nguồn hàng đầu thế giới, nhập khẩu máy móc thiết bị từ Hoa Kỳ sẽ giúp chúng ta có được các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm chế tạo tăng lên 77% tổng kim ngạch nhập khẩu trong đó nhập khẩu máy móc, thiết bị đạt 709,4 triệu USD, chiếm 62% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 61,5% so với 2002, nhập khẩu các nguyên liệu và vật tư cần thiết khác đạt 173,7 triệu USD bằng 15% tổng kim ngạch nhập khẩu…Vào đầu năm 2003 (sau năm đầu áp dụng thực hiện hiệp thương Việt Mỹ) các nhà sản xuất cá tra Mỹ đã thắng thế trong vụ kiện các nhà sản xuất cá Việt Nam bán phá giá (dưới“giá thị trường”).
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2004 tăng khá so với năm 2003, tổng trị giá xuất, nhập khẩu cả năm ước tính đạt 57,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 28,9% và nhập khẩu tăng 25%. Do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên đã giảm được khoảng chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng khoảng 10,5 tỷ USD, thì kim
ngạch nhập khẩu tăng 14,7 tỷ USD.
Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 ước tính đạt 26 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2003 và là mức cao nhất trong những năm gần đây (năm 2000 tăng 25,5%; 2001: +3,8%; 2002: +11,2%; 2003: +20,8%). Kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô đạt 20,34 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 11,74 tỷ USD, tăng 17,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,6 tỷ USD, tăng 35,7%.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt được trong năm này là một kỷ lục cao nhất trong vòng 8 năm qua.
● Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
+ Năm 2004, ngoài 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản có kim ngạch trên 2 tỷ USD còn có thêm 2 mặt hàng mới là hàng điện tử, máy tính và sản phẩm gỗ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và các mặt hàng nông sản truyền thống có kim ngạch xuất khẩu khá như gạo, cà phê, cao su và hạt điều là những mặt hàng đóng góp quyết định cho tăng trưởng xuất khẩu.
+ Dầu thô: nhờ biến động giá dầu thế giới, nên sản lượng của mặt hàng vốn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu quốc gia (chiếm 21,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) đạt mức kỷ lục cao trong năm nay .Xuất khẩu dầu thô, ước tính cả năm đạt 19,6 triệu tấn với trị giá 5,67 tỷ USD, tăng 14,1% về lượng nhưng tăng 48,3% về trị giá so với năm 2003. Đây là năm có khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu dầu thô cao nhất từ trước tới nay. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô chiếm tới hơn 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2004 và mức giá bình quân là 290 USD/tấn + Đồ gỗ chế biến và nội thất vượt lên đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu về tốc độ tăng trưởng trong năm. Sản phẩm gỗ từ vị trí thứ 9 năm 2001 về kim ngạch đến 11 tháng năm nay đã vươn lên vị trí thứ 5 về xuất khẩu của nước ta. Uớc tính cả năm đạt kim ngạch 1,05 tỷ USD, tăng 85,9%, trong đó xuất khẩu vào một số thị trường tăng cao như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Đài Loan, Pháp.
+ Than đá: Xuất khẩu trong tháng 11 đạt 842,8 nghìn tấn, nâng khối lượng than xuất khẩu của Việt Nam lên con số 9,8 triệu tấn, tăng 51,7 % so với cùng kỳ năm 2003. Thị trường tiêu thụ than của Việt Nam lớn nhất là Trung Quốc: 4,96 triệu tấn, Nhật Bản: 2,47 triệu tấn, Thái Lan: 568 nghìn tấn, Hàn Quốc: 415 nghìn tấn. Đây là mặt hàng Việt Nam có lợi thế trong xuất khẩu do vị trí địa lý gần các thị trường tiêu thụ, mặt khác do
nguồn nhiên liệu khác như xăng dầu tăng giá cao nên nhiều nước quay lại sử dụng nguồn nhiên liệu truyền thống như than đá. Thực tế, mức giá than xuất khẩu hiện tại vẫn chưa cao nhưng khối lượng xuất khẩu đang tăng lên rất nhiều. Vì vậy cần có những chiến lược phát triển bền vững nguồn tài nguyên của đất nước để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Hàng dệt may: Kim ngạch trong năm 2004 là 4,39 tỷ USD, tăng 17,2%. Việc EU bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2005 là một cơ hội lớn cho ngành công nghiệp này khi Việt Nam chưa là thành viên của WTO và xuất khẩu vào Mỹ đang chịu hạn ngạch. Tuy vậy, trên thực tế, Việt nam xuất khẩu sang thị trường này 11 tháng qua mới đạt con số 676 triệu USD (tính cả cho EU mở rộng) nên cả năm ước tính chỉ bằng khoảng 3/4 mục tiêu xuất khẩu vào thị trường này trong năm.
Ba thị trường trọng tâm của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam chiếm tỷ trọng gần 94% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Đó là Mỹ (chiếm 56,6%) tăng 22%, các nước Châu á khác (chiếm 21,4%) và EU (chiếm 15,7%) tăng 32%.. Xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và EU có tốc độ tăng trưởng khá cao đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, nhất là từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết. Hơn nữa việc EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may với Việt Nam bắt đầu từ năm 2005 đang mở ra một triển vọng mới cho ngành công nghiệp dệt may nhưng đồng thời cũng gặp thách thức lớn trong cạnh tranh với Trung Quốc, ấn Độ... khi WTO bãi bỏ hạn ngạch dệt may với các nước thành viên.
+ Giày dép: Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2004 là 2,69 tỷ USD( tăng 19% so với năm 2003). Đối với mặt hàng này, cơ cấu thị trường xuất khẩu nghiêng mạnh về EU (chiếm 66%), cạnh đó thị trường Mỹ mặc dù kim ngạch thấp hơn EU và chỉ chiếm 15,5% tổng kim ngạch giầy dép nhưng đang có tốc độ tăng khá tốt và trở thành nước lớn thứ hai về nhập khẩu giầy dép của Việt Nam.
+ Hải sản: Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2004 là 2,408 tỷ USD(Tăng 9,48% so với năm 2003). Trong 11 tháng đầu năm 2004, xuất khẩu hải sản sang Nhật đạt 698 triệu USD, Mỹ: 530 triệu USD, Hàn Quốc: 129 triệu USD, Đài Loan: 98 triệu USD, Hồng Kông: 78 triệu USD.
Trong năm vừa qua Việt-Nam bị hai vụ kiện bán phá giá về tôm đông lạnh ở thị trường Hoa Kỳ và xe đạp ở thị trường Liên Hiệp Âu châu (LHAC). Hậu quả là trị giá tôm của Việt Nam xuất cảng qua Mỹ giảm 30% trong năm 2004 so với 2003. Vào cuối năm 2004, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã chính thức quyết định giảm thuế chống phá giá đối với tôm Việt Nam từ đề nghị đầu tiên là 12,1-93,1% xuống còn 4,1-25,8%.
+ Gạo: Kim ngạch xuất khẩu cả năm là 4,063 tỷ USD (tăng 6,64% so với năm 2003) . Khu vực Châu Á chiếm hơn khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, trong đó Philippin là nước nhập khẩu gạo lớn nhất với 716 nghìn tấn, tiếp đến là Irắc 347 với nghìn tấn, Malaysia với 455 nghìn tấn, Singapore 113 với nghìn tấn.
Khu vực Châu Phi chiếm 27,5% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong đó, Senegal dẫn đầu với 267 nghìn tấn, tiếp theo là Bờ Biển ngà với 146 nghìn tấn, Ghana với 117 nghìn tấn, Angola với 98 nghìn tấn, Tanzania với 91 nghìn tấn, Nam Phi với 80 nghìn tấn.
Trong năm nay, Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định được sản lượng gạo xuất khẩu, bởi vựa lúa lớn nhất của Việt Nam là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ít bị ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường như nhiều vùng sản xuất lúa gạo khác trên thế giới. Và đến nay, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có uy tín nhất định trên thị trường thế giới. Hơn nữa, nhiều khu vực có nhu cầu nhập khẩu gạo với khối lượng lớn như các nước ở châu Phi, châu Mỹ đang quan tâm nhiều hơn đến gạo xuất khẩu của Việt Nam vì giá rẻ hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan và các nước khác.
+Cà phê: xuất khẩu năm 2004 đạt 976,2 nghìn tấn, tăng 30,26% so với năm 2003. Thị trường EU nhập khẩu 483 nghìn tấn cà phê của Việt Nam, trong đó Đức là 152 nghìn tấn, Anh là 90 nghìn tấn... Thị trường Mỹ là 112 nghìn tấn.
+ Cao su: trong 2004 xuất khẩu được 513,4 nghìn tấn tăng 18,76% so với năm 2003
+Hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện:Đây là nhóm hàng đạt được tốc độ tăng trưởng cũng khá cao, kim ngạch xuất khẩu 2004 đạt 1,062 tỷ USD tăng 24,3 % so với năm 2003
Bên cạnh những thành công của xuất khẩu năm 2004, trong năm nay chúng ta cũng cần phải hết sức quan tâm đến hiệu quả xuất khẩu. Nhiều mặt hàng có sự gia tăng vượt bậc nhưng hiệu quả thực tế còn rất thấp.
● Thị trường xuất khẩu chủ yếu :
+Có 2 thị trường xuất khẩu của Việt Nam đạt được trên 1 tỷ USD trong năm nay là : Anh(1,01 tỷ USD) và Đức (1,064 tỷ USD)
+ Nhật Bàn, Trung Quốc và Úc vẫn là những thị trưởng xuất khẩu lớn.
+ Riêng thị trưởng Mỹ đã có sự tăng mạnh : tăng 27,6% so với năm 2003, đạt mức 5,024 tỷ USD.
+ Thị trường Châu Á chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy vậy, xuất khẩu vào thị trường châu Á vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm. Trước hết là tỷ lệ hàng xuất khẩu vào khu vực Trung Nam Á, Tây Á còn rất nhỏ. Xuất khẩu của Việt Nam vào Tây á chỉ chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; Các Tiểu Vương quốc ả Rập Thống nhất mới nhập khẩu của Việt Nam 93,6 triệu USD, các nước khác nhập khẩu còn ít hơn. Xuất khẩu vào Trung Nam Á còn thấp, chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng cao do:
+Kinh tế thế giới phục hồi và sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đã tăng cầu nhập khẩu của các nước về lượng và kéo theo tăng giá có lợi cho các nước xuất khẩu. Tính
chung kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thống kê được về lượng năm 2004 tăng 2,7 tỷ USD thì tăng do giá khoảng 1,7 tỷ USD (riêng dầu thô tăng 1,3 tỷ USD do giá). +Sản xuất các mặt hàng công nghiệp và nông sản xuất khẩu tăng cao so với năm trước. + Kết quả tích cực của các hoạt động mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ và các cơ quan liên quan, đặc biệt là công tác xúc tiến thương mại.
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 ước tính đạt 31,52 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 20,55 tỷ USD, tăng 25,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 10,97 tỷ USD, tăng 24,4%. Nhìn chung, nhập khẩu