Kinh tế Vĩ mô - Phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam từ 2005 đến nay
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾKHOA KINH TẾ - PHÁT TRIỂN
Môn: Kinh tế Vĩ mô
Ề TÀI :
Phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam từ năm 2005 đến nay
Trang 2Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn DuyLớp : K41A KTNN
Huế tháng 11/2010
Trang 3PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế nước ta đang tiến những bước vững chắc với việc cải cách kinh tế theohướng mở cửa Điều đó được thực hiện trên tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tấtcả các nước” và trên nguyên tắc “bình đẳng cùng có lợi” Chủ trương đó sẽ giúp chúngta nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, tham gia một cách ngày càng cóhiệu quả vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế Quá trình đó diễn racùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các mối giao lưu thương mại giữa ViệtNam với các nước trên thế giới, để ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam theo hướngcó lợi thì chúng ta không thể không đề cập đến vai trò điều tiết nền kinh tế của chínhphủ, một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô mà ta quan tâm ở đây làchính sách tiền tệ.
Sức mạnh của nền kinh tế được thể hiện như thế nào trên thị trường cũng như trênnhững mặt khác, một nền kinh tế mạnh phải là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởngcao và ổn định và để đạt được điều đó thì chính sách tiền tệ đóng một vai trò rất quantrọng trong việc ổn định đồng tiền trong nước, ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định sứcmua, giảm lạm phát và thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
Giai đoạn trước đây, chính sách tiền tệ của chính phủ chỉ đơn thuần là hoạt độngphát hành tiền của ngân hàng trung ương (NHTW), hiện nay cùng với sự lớn mạnh củahệ thống ngân hàng thì các công cụ của chính sách tiền tệ được tăng cường nhiều hơn,có tác động lớn hơn tới nền kinh tế và vai trò của nó ngày càng quan trọng hơn Từ
thực tế đó, em đã chọn đề tài “Phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam từ năm
2005 đến nay ” để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨUI Cơ sở khoa học của chính sách nghiên cứu1 Cơ sở lý luận
a Khái niệm chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngânhàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trìổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Chínhsách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếphay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc;hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
b Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau:
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đốivới các Ngân hàng thương mại Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại,Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngânhàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệuhóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay)của các Ngân hàng thương mại.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương muabán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá,gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác độngđến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng haygiảm khối lượng tiền tệ.
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiệnchính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảmbớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất Nó là1 công cụ rất lợi hại Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trươngchính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trênthị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hànhchính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của cáctổ chức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ươngbuộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồngngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầungoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác độngmạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách tỷ
Trang 5giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tìnhtrạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đấtnước Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá khônglàm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là cácnước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chínhsách tiền tệ.
Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổnđịnh kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái.
c Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền Thôngthường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tếở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn Còn khi kinh tế quá nónghay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó làlượng cung tiền.
d Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ:
Nói đến tiền là nói đến sự ổn định của tiền, mà sự ổn định của tiền liên quan mậtthiết và chịu sự ràng buộc bởi hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Thông qua cácthao tác của mình, Ngân hàng Trung ương (NHTW) có thể làm thay đổi tiền tệ trên tấtcả các mặt: lưu lượng, chi phí, giá trị… Toàn bộ các thao tác có liên quan đến tiền củaNHTW luôn nằm trong hệ thống những ý đồ mang tính chiến lược mà người ta gọi làchính sách tiền tệ Nếu chính sách tài chính tập trung vào thành phần, kết cấu các mứcchi phí, thuế khoá của Nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào việcgiải quyết khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đápứng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụngđáp ứng vốn cho hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ, thị trườngvốn theo những quỹ đạo đã định, kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng thươngmại (NHTM) và các tổ chức tín dụng khác, cùng với việc xác định tỷ giá hối đoái hợplý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổnđịnh tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá.
Nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là việc cung ứng tiền cho nền kinhtế Việc cung ứng tiền có thể thông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông quahoạt động của thị trường mở (mua bán giấy tờ có giá), thị trường hối đoái (mua bánngoại tệ) và để điều tiết mức tiền cung ứng, NHTW các nước sử dụng các công cụkhác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc…
Chính vì thế mà chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên,bởi nó được sinh ra là để điều tiết tiền tệ, mà sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tếlại như máu lưu thông trong cơ thể con người Không khó khăn nếu muốn chứng minhvề vấn đề này, nhất là trong giai đoạn gần đây - chính phản ứng của thị trường đối vớinhững thay đổi của chính sách tiền tệ sẽ là biểu hiện rõ nhất về những tác động củachính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Những thông tin hàng ngày, hàng giờ về sự suygiảm và khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ “đại dịch” về cho vay bất động sản ở
Trang 6Mỹ là minh chứng rõ nhất cho thấy những tác động từ chính sách tiền tệ không chỉmang lại sự tăng trưởng kinh tế mà còn có thể mang lại hiểm họa cho cả thế giới Tìnhhình kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đang có những dấu hiệu bất ổn,ngoài những nguyên nhân khách quan, chủ quan; trong nước, ngoài nước thì trong đó,chính sách tiền tệ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng.
II Kết quả và hiệu quả chính sách tiền tệ1 Đối với năm 2005:
Năm 2005, tốc độ huy động vốn bằng VNĐ của các NHTM tăng nhanh hơn tốc độhuy động vốn bằng ngoại tệ Nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm của dân tăng mạnh sovới năm 2004 Do đó, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông đã giảm từ 23,1% vào tháng12/2004 xuống còn 20,7% vào tháng 12/2005 Tuy nhiên, việc tiền gửi của doanhnghiệp giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, tăng nhẹ trở lại trong 5 tháng sau đó và tăngmạnh vào tháng12 đã ít nhiều làm cho vốn khả dụng của các NHTM thiếu hụt trongmột số thời điểm, nhất là những tháng đầu năm Nguyên nhân của tình hình này là docác NHTM đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; lãi suất danh nghĩa của VNĐvẫn hấp dẫn hơn lãi suất ngoại tệ Mặc dù chêch lệch giữa lãi suất tiền gửi VNĐ với lãisuất tiền gửi USD đã giảm từ 4,8%/năm năm 2004 xuống 4,2%/năm năm 2005, songVNĐ chỉ mất giá dưới 1% so với USD, nên lợi tức thu được từ tiền gửi VNĐ vẫn caohơn từ tiền gửi USD) Sự “trầm lắng” của thị trường BĐS cũng được xem là một nhântố khuyến khích tiền nhàn rỗi gửi vào NHTM.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2005 ước tính giảm 5-7 điểm phần trăm so vớinăm 2004, trong đó tốc độ cho vay bằng ngoại tệ chậm hơn và tốc độ cho vay bằngVNĐ nhanh hơn năm 2004 Việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng chủ yếu diễn ra ởcác NHTM nhà nước, trong khi các NHTM cổ phần lại đẩy nhanh hơn tốc độ tăngtrưởng tín dụng so với năm 2004 Tăng trưởng tín dụng của khu vực NHTM nhà nướcgiảm chủ yếu là do khu vực này tiếp tục cơ cấu lại nợ và nỗ lực nâng cao chất lượngtín dụng (trong các năm trước tốc độ tăng trưởng tín dụng là quá cao) Để kiểm soátlạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ngày 20/4/2005 NHNN đã ban hành Chỉ thị số02/2005/CT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và các đơn vị trực thuộc NHNN thựchiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với khả năng huyđộng vốn NHNN chỉ tài trợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thiều hụt tạm thời vốn khảdụng của các NHTM qua các nghiệp vụ của NHNN, chủ yếu là thông qua nghiệp vụthị trường mở.
Trên cơ sở theo dõi sát diễn biến kinh tế và tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã điềuhành khá linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết kịp thời cung- cầu vốn trênthị trường tiền tệ và nhu cầu thiếu hụt vốn khả dụng của các NHTM.
Trong năm 2005, nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là kênh chủ yếu điều tiết vốnkhả dụng của các tổ chức tín dụng Doanh số giao dịch của nghiệp vụ thị trưởng mởđạt 102.511 tỷ VNĐ, tăng 65,5% so với năm 2004 Trong những tháng đầu năm 2005,đặc biệt là dịp Tết nguyên đán, NHNN đã kịp thời cung ứng vốn ngắn hạn cho cácNHTM để đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng Trong thời gian này,
Trang 7nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, với doanh số tăng hơn 200% sovới mức tăng 126% của cùng kỳ năm 2004.
Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện điều chỉnh tăng các mức lãi suất chỉ đạo 3 lầntrong năm 2005 Cụ thể là ngay trong tháng 1/2005 NHNN đã tăng lãi suất cơ bản từ7,5%/năm lên 7,8%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm lên 5,5%/năm, và lãi suất táichiết khấu từ 3%/năm lên 3,5%/năm Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất chỉ đạongay từ đầu năm là nhằm thắt chăt hơn tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát đang có xuhướng gia tăng Tiếp đến, vào tháng 3/2005, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái cấpvốn và tái chiết khấu tương ứng lên 6%/năm và 4%/năm Cuối cùng, vào tháng12/2005, NHNN lại tăng lãi suất cơ bản từ 7,8%/năm lên 8,25%/năm, lãi suất tái cấpvốn từ 6%/năm lên 6,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu từ 4%/năm lên 4,5%/năm.
Diễn biến tỷ giá, lãi suất và hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 2005có những đặc điểm sau:
Về tỷ giá: Như đề cập ở trên, tỷ giá tương đối ổn định, mà một nguyên nhân chủyếu là do NHNN vẫn chủ trương dùng “neo” tỷ giá để kiểm soát lạm phát Diễn biếntỷ giá xem ra vẫn phù hợp với quan hệ cung cầu Tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giátrên thị trường liên ngân hàng chênh lệch không đáng kể NHNN mua được một lượngngoại tệ nhiều hơn mức bán ra, qua đó tăng được dự trữ ngoại tệ.
Ngoài mục tiêu kiểm soát lạm phát, NHNN còn tính đến tác động tiêu cực có thểcủa việc tăng tỷ giá danh nghĩa VNĐ/USD (VNĐ mất giá so với USD) đối với sự ổnđịnh thị trường tiền tệ và sản xuất (do đến hơn 97% giá trị hàng hóa nhập khẩu lànguyên nhiên vật liệu và máy móc, thiết bị).
Về lãi suất: Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng phổ biến ở mức0,63%/tháng (7,56%/năm) và 0,7%/tháng (8,4%/năm), tăng khoảng 0,07-0,1%/tháng(0,84%/năm-1,2%/năm) Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 0,8-1,03%/tháng(9,6%-12,39%/năm) tăng khoảng 0,08-0,1%/tháng (0,96%-1,2%/năm) Lãi suất chovay trung dài hạn phổ biến ở mức 0,9%-1,35%/tháng tăng khoảng 0,1%-0,25%/tháng(1,2%- 3%/năm).
Lãi suất huy động và cho vay bằng VNĐ trong 10 tháng đầu năm 2005 tăngkhoảng 15,8% so với tháng 12/2004 Nguyên ngân của sự biến động này là do: (1) lạmphát còn cao; (2) tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các quý đều tăng; (3) lãi suất trên thịtrường quốc tế có xu hướng tăng; (4) NHNN điều chỉnh tăng lãi suất; và (5) cácNHTM cạnh tranh giữ thị phần Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng thực tế chothấy sự cạnh tranh để giữ thị phần giữa các NHTM có tác động không nhỏ đến sự biếnđộng lãi suất trong năm 2005.
Lãi suất huy động ngoại tệ (USD) tăng mạnh từ mức 2,75%/năm lên 4,2%/năm đốivới kỳ hạn 12 tháng Các kỳ hạn khác cũng biến động tương ứng Lãi suất cho vaytăng khoảng 2-2,5 điểm phần trăm/năm (lãi suất cho vay ngắn hạn hiện nay phổ biến ởmức 5- 6,2%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến ở mức 5,5-7,2%/năm) Lãisuất ngoại tệ tăng chủ yếu do FED điều chỉnh tăng lãi suất và các NHTM cạnh tranhgiữ thị phần.
Trang 8Về hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: Tổng giá trị giao dịch giữacác ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng năm 2005 tăng khoảng 27% so với năm2004, trong đó: các giao dịch giao ngay chiếm tỷ trọng khoảng 89,1% tổng giá trị giaodịch và tăng khoảng 50% so với năm 2004; giao dịch hoán đổi chiếm tỷ trọng 4,18%,tăng hơn 1000% so với năm 2004; và giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ trong 6,72%, giảmkhoảng trên 30% so với năm 2004 Nhìn chung, hoạt động thị trường trở nên sôi độnghơn, nhất là đối với nghiệp vụ hoán đổi.
Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò người mua, bán cuối cùng trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng, góp phần quan trọng giữ ổn định tỷ giá Năm 2005,NHNN bán ngoại tệ cho các NHTM chủ yếu là để phục vụ nhu cầu nhập khẩu xăngdầu, phân bón Do giá xăng dầu tăng nên lượng ngoại tệ NHNN mua từ các NHTM íthơn lượng bán ra cho các NHTM, nhưng NHNN lại mua được nhiều ngoại tệ từ BộTài chính và các tổ chức tín dụng Tính chung từ các nguồn, mức mua (ròng) củaNHNN tăng gần 3 lần so với năm 2004, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ.
Nhìn chung, chính sách tiền tệ năm 2005 đã có những đóng góp tích cực nhất địnhcho việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, cũng còn mộtsố vấn đề chính sách cần được lưu ý.
Trước hết, thị trường tín dụng của các khu vực NHTM nhà nước và cổ phần năm2005 cho thấy lãi suất cho vay tăng, song ít có tác động hạn chế cầu tín dụng trong bốicảnh tăng trưởng kinh tế nhanh và lãi suất thực thấp, mà chỉ chủ yếu làm dịch chuyểnphần nào cầu tín dụng bằng ngoại tệ sang cầu tín dụng bằng VNĐ (lưu ý là tốc độ tăngtín dụng bằng ngoại tệ năm 2004 cao hơn nhiều so với năm 2003 và cũng cao hơn tốcđộ tăng tín dụng bằng VNĐ) Điều này phần nào phản ánh hiệu lực chính sách lãi suấtcủa NHNN còn hạn chế, do thị trường tiền tệ chưa hoàn thiện và thị trường vốn cònkhông ít méo mó.
Thêm vào đó, việc điều tiết cung - cầu về vốn và lãi suất của NHNN bị hạn chế donhiều luồng vốn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của NHNN, đặc biệt là luồng chuchuyển vốn của khu vực chính phủ Một ví dụ là năm 2005 tiền gửi ngân sách tạiNHNN tăng nhiều, qua đó đã rút một lượng tiền không nhỏ khỏi lưu thông, gây áp lựctăng lãi suất trên thị trường tiền tệ (đến tháng 9/2005 NHNN bơm tiền qua các kênhtăng khoảng 9%, nhưng thực tế tiền cơ bản chỉ tăng 2,4%) Mặt khác, một lượng tiềngửi của Kho bạc nhà nước được gửi tại các NHTM đang phát huy khả năng tạo tiền màNHNN khó có thể tính toán chính xác để có thể chủ động điều tiết tiền tệ theo mụctiêu đã định.
Một vấn đề nữa là NHNN cũng đã nhận thức rõ ràng hơn rằng việc sử dụng cácbiện pháp can thiệp để duy trì tỷ giá ổn định về lâu dài sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sựphát triển của thị trường ngoại hối và hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, NHNN dườngnhư vẫn chưa có đủ sự tự chủ cần thiết để xây dựng và thực thi một chính sách tiền tệđủ hiệu lực và một chính sách tỷ giá linh hoạt hơn Trên thực tế, NHNN đã thiên vềmục tiêu ngắn hạn hơn là cân nhắc đầy đủ hơn đến các mục tiêu dài hạn Điều nàyđang hạn chế khả năng điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giátrước những biến động kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh lạm phát có khả năng cònđứng ở mức tương đối cao trong thời gian tới.
Trang 92 Đối với năm 2007:
Ngay từ đầu năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến chỉ đạo vềnhiệm vụ ngân hàng năm 2007 là “Yêu cầu đặt ra là phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởngkinh tế cao ở mức 8,5% Ngành Ngân hàng cần phải tranh thủ thời cơ, đóng góp tíchcực vào việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, hiệu quả.Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước của NHNN, làm tốt hơn công tác tham mưu cho Chính phủ và triển khai điềuhành tốt chính sách tiền tệ (CSTT) để đảm bảo ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát; vậnhành các công cụ CSTT theo cơ chế thị trường; đồng thời, có những cảnh báo sớm vềdiễn biến thị trường để tránh gây đột biến, dẫn tới đỗ vỡ trên tổng thể”
Các giải pháp điều hành CSTT
Thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên, NHNN trong thực thi CSTT đã bám sát mụctiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự ổn định tiền tệ, ổn địnhhệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩytăng trưởng kinh tế cao, bền vững trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế - nhiềuthuận lợi, nhưng cũng không ít thách thức Trên cơ sở đánh giá và dự báo kịp thờichiều hướng biến động của kinh tế tiền tệ trong nước và quốc tế, trong năm 2007,NHNN đã thực hiện các giải pháp điều hành CSTT như sau:
Thực hiện can thiệp thị trường ngoại hối nhằm giảm áp lực tăng giá VND gây bấtlợi cho tăng trưởng kinh tế
Trong phạm vi khối lượng tiền cung ứng tăng được Chính phủ phê duyệt năm2007, NHNN đã sử dụng linh hoạt các công cụ CSTT để điều tiết có hiệu quả khốilượng tiền cung ứng này, nhằm đạt mục tiêu mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhànước, hạn chế sức ép tăng giá đồng Việt Nam, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối,nhưng đồng thời cũng hút mạnh lượng tiền đã cung ứng ra cho mục đích mua ngoại tệđể giảm mức độ dư thừa vốn khả dụng của các NHTM, hạn chế sự giá tăng của tổngphương tiện thanh toán (TPTTT), qua đó giảm áp lực lạm phát Cụ thể:
- Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã hút được một lượng tương đốilớn vốn khả dụng dư thừa của các TCTD, đồng thời vẫn điều tiết kịp thời sự thiếu hụtvốn mang tính thời điểm của một số TCTD, đảm bảo duy trì ổn định tiền tệ, ổn định lãisuất thị trường
- Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng gấp 2 lần so với mức của năm 2006 đểhạn chế mức độ dư thừa vốn khả dụng của các TCTD, qua đó hạn chế tăng trưởng tíndụng vào những lĩnh vực kém hiệu quả, giảm sức ép tăng lạm phát trong những thángcuối năm
- Giữ ổn định các mức lãi suất chính thức do NHNN công bố, nhằm phát tín hiệuổn định lãi suất thị trường Đồng thời, trong điều kiện nguồn cung ngoại tệ dồi dào, từ01/03/2007, NHNN đã chính thức thực hiện bỏ qui định về trần lãi suất tiền gửi USDcủa pháp nhân tại TCTD để hoàn toàn tự do hóa lãi suất thị trường, phù hợp với tiếntrình hội nhập quốc tế
Trang 10- Hạn chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, thực hiện cho vay chiếtkhấu trong hạn mức phân bổ
Điều hành tỷ giá và quản lý dự trữ ngoại hối phù hợp với điều kiện mở cửa thịtrường tài chính
- Ngay từ đầu năm 2007, NHNN bắt đầu thực hiện nới lỏng biên độ tỷ giá từ0,25% lên 0,5% và đến 12/12/2007, tiếp tục nới rộng biên độ lên 0,75% Đồng thờiNHNN đã thực hiện việc mua ngoại tệ theo nhu cầu bán của các NHTM, Kho bạc Nhànước và các tổ chức quốc tế với tỷ giá phù hợp để hạn chế sức ép tăng giá đồng ViệtNam và tăng cường mức dự trữ ngoại hối Nhà nước Chênh lệch giữa tỷ giá mua ngoạitệ của NHNN và tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã được thu hẹp, phảnánh sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường
- Thực hiện Quyết định số 597/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chínhphủ, NHNN đã duy trì hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng bằng 30% tổng dự trữngoại hối nhà nước, (xác định theo quý) với biên độ +/- 10% thay vì xác định hạn mứctheo giá trị tuyệt đối như trước đây Việc xác định hạn mức như vậy cho phép NHNNtăng cường tính linh hoạt trong điều hành tỷ giá, kịp thời ứng phó với các rủi ro đảochiều của các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài
- NHNN đã quản lý an toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước, đáp ứng mục tiêu thanhkhoản và sinh lời ở mức độ nhất định Tổng dự trữ ngoại hối Nhà nước tính theo tuầnnhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng từ mức 13,6 tuần vào thời điểm cuối năm 2006lên gần 18 tuần năm 2007
- Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Ngoại hối;triển khai thực hiện Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắcphục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Thực hiện các giải pháp kiểm soát chất lượng và tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăngtổng phương tiện thanh toán nhằm kiểm soát lạm phát
Bên cạnh việc sử dụng các công cụ CSTT để thu hút tiền dư thừa của các TCTDđể hạn chế việc mở rộng quá mức đầu tư tín dụng và tăng TPTTT, NHNN tiếp tụcthực hiện hoàn thiện cơ sở pháp lý và yêu cầu các TCTD thực hiện các quy định vềkiểm soát rủi ro, quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứngkhoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như:
- Yêu cầu các TCTD tiếp tục thực hiện Công văn số 7318/NHNN-CSTT ngày25/8/2006 về việc thực hiện một số biện pháp để kiểm soát việc cho vay đầu tư, kinhdoanh chứng khoán ở mức hạn chế và đảm bảo an toàn Ban hành Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư,kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trongđó có qui định khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinhdoanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của TCTD ;
- Ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 sửa đổi, bổ sungQuyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định các TCTD không đượccấp tín dụng cho các doanh nghiệp trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
Trang 11chứng khoán, không được cho vay không có bảo đảm đối với các khoản vay nhằm đầutư, kinh doanh chứng khoán và trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Quyết định 03 có hiệulực, các TCTD phải điều chỉnh để đáp ứng các quy định trên
- Đồng thời, bổ sung sửa đổi quy định về tín dụng, trích lập và sử dụng dự phòngrủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu tăng cường năng lực tài chính củaNHTM khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hệ số rủi ro của các khoản cho vay để đầutư chứng khoán, các khoản cho vay đối với công ty chứng khoán nhằm kinh doanh,mua bán chứng khoán được nâng lên mức 150% (theo quy định tại Quyết định số457/2005/QĐ-NHNN là 100%);
- Ban hành văn bản số 3224/NHNN-CSTT ngày 10/4/2007 quy định việc cácTCTD báo cáo định kỳ về hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay có bảo đảmbằng cầm cố chứng khoán, ủy thác đầu tư và chiết khấu giấy tờ có giá nhằm phục vụviệc giám sát thường xuyên hoạt động cho vay đối với nhu cầu vốn này và có các giảipháp xử lýý? kịp thời; ban hành Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về kiểmsoát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và cácvăn bản hướng dẫn lộ thực hiện đối với các NHTM đã cho vay vượt mức khống chế tỷlệ 3%, giảm dần cho đến thời điểm 31/12/2007 phải đảm bảo tỷ lệ 3%; tăng cườngthanh tra, giám sát việc mở rộng quy mô và chất lượng tín dụng theo Chỉ thị này
- Ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-NHNN ngày 02/11/2007 về yêu cầu các tổ chứctín dụng và các đơn vị trực thuộc NHNN thực hiện các giải pháp đảm bảo khả năngthanh toán và kiểm soát tổng phương tiện thanh toán
- Tổ chức họp với các NHTM và NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, Đà Nẵng,Cần Thơ, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh để triển khai thực hiện các giải phápcụ thể về tiền tệ, tín dụng NHNN đã chỉ đạo các NHTM tích cực tham gia nghiệp vụthị trường mở, điều chỉnh cơ cấu tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với một sốlĩnh vực có độ rủi ro cao như cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vaykinh doanh bất động sản, cho vay bằng ngoại tệ, cho vay tiêu dùng
- Tiến hành thanh tra tại các TCTD về hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanhchứng khoán, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán
Những kết quả đạt được:
Với việc thực thi CSTT như trên về cơ bản đạt được mục tiêu đề ra là ổn định tiềntệ, kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ vốn tạo môi trườngthuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Điều này thể hiện ở những kết quả sau:
- Qui mô thị trường tiền tệ mở rộng và ổn định, không để xẩy ra những cú sốc vềlãi suất và tỷ giá trước những biến động khó lường của tình hình thị trường tài chínhquốc tế
+ Lãi suất thị trường liên ngân hàng mặc dù có biến động mạnh trong vài ngàygiữa tháng 11/2007, song, nhìn chung, mặt bằng lãi suất trong năm ổn định: lãi suấthuy động và cho vay của TCTD vẫn giữ được ổn định và có xu hướng giảm nhẹ so vớicuối năm 2006, tạo điều kiện cho việc huy động vốn và đầu tư cho tăng trưởng kinh tế.Tính đến cuối tháng 9/2007, huy động vốn của các TCTD tăng 31,2%, ước cả năm
Trang 12tăng 39,6%, cao hơn tốc độ tăng 33,1% của năm 2006; tín dụng đến cuối tháng 9 thángtăng 30,9%, ước cả năm tăng 37,8%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 22,8% của năm2006)
+ Tỷ giá danh nghĩa giao động nhẹ và có xu hướng giảm (VND lên giá nhẹ), trongbối cảnh lạm phát gia tăng đã góp phần tích cực trong việc ổn định lãi suất VND và ổnđịnh thị trường tiền tệ Mặt khác, tỷ giá thực thấp hơn tỷ giá hối đoái danh nghĩa trênthị trường, cho nên tác động khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hỗ trợ ổnđịnh lãi suất VND
- Diến biến tổng phương tiện thanh mặc dù tăng cao, nhưng cơ cấu thay đổi theochiều hướng tích cực
+ Tỷ lệ tiền mặt trên TPTTT giảm từ mức 19,3% năm 2006 xuống mức 17,8%năm 2007
+ Tỷ lệ ngoại tệ trên tổng tiền gửi từ mức 25,9% năm 2007 xuống còn 22,6% năm2007 - giảm mức độ đô la hoá của nền kinh tế
- Hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế
+ Trong hoạt động đầu tư tín dụng của các TCTD có những diễn biến tích cực, cácsản phẩm dịch vụ tín dụng đã được đa dạng hơn nhiều so với những năm trước đây,nhiều lĩnh vực cho vay đầu tư được mở rộng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiềuđiều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất, tạo côngăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định xã hội, cho vay phát triển nôngnghiệp nông thôn, cho vay chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanhvùng khó khăn cũng được mở rộng, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảmnghèo Bên cạnh đó, việc cho vay tiêu dùng cũng được mở ra rất đa dạng đáp ứng đầyđủ các nhu cầu của xã hội
+ Tín dụng đầu tư vào thị trường chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ và giảmdần cả số tuyệt đối và tỷ lệ dư nợ qua các tháng, góp phần thúc đẩy thị trường chứngkhoán phát triển ổn định Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản cũng được theo dõi,giám sát chặt chẽ nhằm góp phần hạn chế những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động ngânhàng và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bến vững
+ Chất lượng tín dụng được cải thiện: Tỷ lệ nợ xấu tháng 9/2006 là 2,2%, có xuhướng giảm so với tỷ lệ nợ xấu tháng 12/2006 (2,64%), trong đó tỷ lệ nợ xấu của cácnhóm TCTD đều giảm Cụ thể là: tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước là 2,8% (giảm0,4%); tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần là 1,26% (giảm 0,34%); tỷ lệ nợ xấu củacác ngân hàng liên doanh và chi nhánh nước ngoài là 0,8% (giảm 0,4%); tỷ lệ nợ xấucủa các TCTD khác là 2,4% (giảm 0,5%)
Những thách thức phải đối mặt:
Có thể nói, điều hành CSTT năm 2007 về cơ bản, đạt đuợc mục tiêu đặt ra, tuynhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, cùng với việc Việt Namgia nhập WTO nên việc điều hành CSTT đã phải đối mặt với nhiều thách thức làm choviệc thực hiện mục tiêu ban đầu còn có hạn chế nhất định