Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
54,76 KB
Nội dung
NHỮNGLÝLUẬNCƠBẢNVỀHIỆUQUẢHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGTÀITRỢXUẤTNHẬPKHẨU 1.1. Khái quát vềhoạtđộngtíndụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tíndụng Ngân hàng thương mại * Khái niệm tíndụng ngân hàng Tíndụng ngân hàng là hoạtđộngtàitrợ của ngân hàng cho khách hàng, phản ánh mối quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế khác nhau trong xã hội. Ngân hàng chuyển giao tiền hoặc tài sản cho khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các nghiệp vụ như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh,… Khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn theo cam kết trong hợp đồngtín dụng. * Đặc điểm của tíndụng ngân hàng - Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng là trung gian tài chính, đứng giữa thực hiện nhiệm vụ huy động vốn từ chủ thể có vốn nhàn rỗi và cho vay các chủ thể khác đang có nhu cầu về vốn. - Đối tượng cho vay của tíndụng ngân hàng là tiền tệ. Vốn được cho vay ở các quy mô khác nhau với thời hạn tíndụng mang tính linh hoạt cao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Tíndụng ngân hàng với các hình thức đa dạng từ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, … đã hỗ trợ và khắc phục nhiều hạn chế của tíndụng thương mại. 1.1.2. Các hình thức tíndụng ngân hàng 1.1.2.1. Tíndụng phân theo hình thức tàitrợ Chiết khấu thương phiếu Chiết khấu thương phiếu là hình thức tíndụng ngắn hạn, theo đó ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu thương phiếu chưa đến hạn. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là nghiệp vụ đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người ký tên trên thương phiếu. Ngân hàng thường ký với khách hàng hợp đồng chiết khấu, khi cần chiết khấu, khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng thương phiếu và thực hiện chiết khấu. Ngoài ra, ngân hàng có thể tái chiết khấu thương phiếu tại NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp. Cho vay Cho vay là hình thức cấp tíndụng trong đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Nghiệp vụ cho vay bao gồm các hình thức: - Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Đây là hình thức tíndụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn không có đảm bảo,… thường được sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều, kỳ thu nhập ngắn. - Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Đây là nghiệp vụ cho vay tương đối đơn giản, ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt, tiền cho vay dựa vào giá trị của TSĐB. - Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tíndụng mà ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Hạn mức tíndụng được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và vay vốn của khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện đối với những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Cho vay luân chuyển: là hình thức tíndụng dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng khi thiếu vốn để mua hàng và ngân hàng sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Việc cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp, sản xuấtcó chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay mượn thường xuyên với khách hàng. - Cho vay trả góp: là hình thức tíndụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tíndụng đã thoả thuận, được áp dụng đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, tàitrợ cho tài sản cố định, hàng lâu bền hoặc cho vay tiêu dùng. Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp nên lãi suất cho vay trả góp thường cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian và thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, xa ngân hàng để có thể giảm bớt rủi ro, tiết kiệm chi phí cho vay. Cho thuê tài sản Trong nhiều trường hợp, khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, để mở rộng tín dụng, ngân hàng đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê. Trong nghiệp vụ cho thuê, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và sau một thời gian nhất định phải thu đủ gốc và lãi. Tài sản cho thuê thường là tài sản cố định. Cho thuê được xếp vào tíndụng trung và dài hạn. Khách hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kỳ. Bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện được đúng nghĩa vụ như cam kết. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số nợ đã được trả thay. Đây là hình thức tàitrợ của ngân hàng cho khách hàng, qua đó khách hàng có thể tìm nguồn tàitrợ mới, mua hàng hoá hoặc thực hiện được các hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi. Bảo lãnh là hình thức tàitrợ thông qua uy tín và được coi là tài sản ngoại bảng do ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh, mà chỉ đảm bảo bằng uy tín cho bên được bảo lãnh và nhận một khoản phí bảo lãnh. Chỉ khi khách hàng không thực hiện được cam kết, ngân hàng mới phải thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên thứ ba. Khoản chi trả này được xếp vào loại tài sản “xấu” trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn. Do vậy, bảo lãnh cũng chứa đựng rủi ro như các khoản cho vay và đòi hỏi ngân hàng phân tích khách hàng như khi cho vay. 1.1.2.2. Tíndụng phân theo thời gian Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tíndụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, tíndụng được chia thành: Tíndụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống, tàitrợ cho tài sản lưu động. Tíndụng trung hạn: từ 1 đến 5 năm, tàitrợ cho tài sản cố định. Tíndụng dài hạn: trên 5 năm, tàitrợ cho những công trình xây dựng, máy móc có thời gian sử dụng lâu. 1.1.2.3. Tíndụng phân theo hình thức đảm bảo Phân theo hình thức đảm bảo thì tíndụng được chia thành: Tíndụng không có đảm bảo: tíndụng không cần TSĐB có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, tình hình tài chính vững mạnh hoặc có món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Tíndụngcó đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố: ngân hàng và khách hàng phải ký hợp đồng đảm bảo và ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của TSĐB. Về nguyên tắc, mọi khoản tíndụng của ngân hàng đều có đảm bảo nhưng ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồngtíndụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để thu nợ khi khách hàng không trả được nợ. Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tíndụngvề việc dùngtài sản mà mình đang sở hữu, sử dụng hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng. 1.1.2.4. Tíndụng phân theo rủi ro Ngân hàng cần nghiên cứu mức độ, căn cứ để chia loại rủi ro và phân loại rủi ro, giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại các khoản mục tín dụng, dự trù quỹ cho các khoản tíndụngcó rủi ro cao, đánh giá chất lượng tín dụng. Theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, nợ được chia thành 5 nhóm: Tíndụng lành mạnh: nợ đủ tiêu chuẩn Tíndụngcó vấn đề: các khoản nợ cần chú ý Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: nợ dưới tiêu chuẩn Nợ quá hạn khó đòi: nợ nghi ngờ Nợ không thể thu hồi được: nợ có khả năng mất vốn. 1.2. Hoạtđộngtíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩu của ngân hàng thương mại 1.2.1. Tíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩu của ngân hàng thương mại Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế của các nước trên thế giới đang diễn ra không ngừng, các quốc gia vận động trong mối tương quan chặt chẽ, vì vậy, XNK trở thành hoạtđộng kinh tế đối ngoại cơ bản, là phương tiện để phát triển kinh tế. Thị trường thương mại thế giới mở rộng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường đầu tư đang trở nên cấp bách đối với các doanh nghiệp XNK. Do khả năng tài chính có hạn, không phải lúc nào các doanh nghiệp XNK cũng có đủ tiền để thanh toán hàng NK hoặc có đủ vốn để thu mua, chế biến hàng XK, từ đó nảy sinh quan hệ vay mượn và tàitrợ của ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu được tàitrợvềtài chính của các doanh nghiệp XNK mà tíndụngtàitrợ XNK ra đời. Có thể nói sự ra đời của tíndụngtàitrợ XNK là một yêu cầu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. * Khái niệm Tíndụngtàitrợ XNK của NHTM là hình thức tàitrợ thương mại của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vềtài chính và uy tín của các doanh nghiệp XNK trong quá trình giao dịch ngoại thương. Khi thực hiện hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK, các NHTM sẽ cấp vốn cho người đi vay là các doanh nghiệp XNK và sau một thời gian nhất định, người đi vay phải hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi. Hoạtđộng này có kỳ hạn gắn liền với thời hạn thực hiện thương vụ và giá trị tàitrợ thường ở mức vừa và lớn. Tíndụngtàitrợ XNK tại các NHTM dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản: - Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. - Vốn vay phải được sử dụngđúng mục đích. - Vốn vay phải cótài sản tương đương làm đảm bảo. 1.2.2. Vai trò của hoạtđộngtíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩuTíndụngtàitrợ XNK đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hoạtđộng ngoại thương nói riêng và sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. a) Đối với ngân hàng thương mại Hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK của các NHTM là hoạtđộngtíndụng mang lại hiệuquả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh vì: - Thời gian tàitrợ ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ của các doanh nghiệp XNK. Đối với nhà XK, thời gian thực hiện thương vụ là kể từ lúc gom hàng, xuất hàng đi cho đến lúc nhận được tiền thanh toán của người mua. Còn đối với nhà NK, thời gian này tính từ lúc nhận hàng tại cảng đến khi bán hết hàng và thu tiền về. Kỳ hạn tàitrợ ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của các NHTM, do đó giúp ngân hàng tránh được rủi ro về thanh khoản. - Tàitrợ XNK nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với nhà XK, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền nhà NK đã chỉ định việc thanh toán tiền hàng phải thông quatài khoản mở tại ngân hàng. Đối với nhà NK, trong trường hợp cótài trợ, ngân hàng sẽ buộc nhà NK phải tập trung tiền hàng vào tài khoản mở tại ngân hàng. Vì vậy, nguồn thu để trả các khoản tàitrợ được ngân hàng quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng quay vòng vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, dễ xảy ra rủi ro. - Ngân hàng sẽ đảm bảo vốn tàitrợ được sử dụngđúng mục đích do đồng vốn tàitrợ gắn liền với thương vụ. Trong nhiều trường hợp, vốn tàitrợ được thanh toán trực tiếp cho bên thứ ba mà không qua bên xin tàitrợ như thanh toán tiền nguyên vật liệu cho các đại lý gom hàng, thanh toán tiền hàng NK,…nên tránh được tình trạng người yêu cầu tàitrợ sử dụng vốn sai mục đích, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng. - Hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK mang lại nguồn thu lớn từ lãi và phí dịch vụ cho ngân hàng do các khoản vay thường có giá trị ở mức vừa và lớn. Ngoài ra, thông quatàitrợ XNK, các NHTM còn mở rộng được quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. b) Đối với doanh nghiệp - Tíndụngtàitrợ XNK giúp doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ đòi hỏi nguồn vốn lớn khi mà doanh nghiệp không đủ khả năng về mặt tài chính để thực hiện. - Tàitrợ XNK làm tăng hiệuquả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với doanh nghiệp XK, vốn tàitrợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Còn đối với doanh nghiệp NK, vốn tàitrợ sẽ giúp doanh nghiệp có thể mua được những lô hàng lớn. - Nhờ có sự tàitrợ của ngân hàng, các doanh nghiệp có thể NK máy móc, thiết bị hiện đại, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất, chế biến hàng XK với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập và kinh doanh có lãi. - Tíndụngtàitrợ XNK của ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, tạo niềm tinvề năng lực thực hiện hợp đồng đối với các đối tác do có sự hỗ trợ vốn từ phía các ngân hàng. c) Đối với nền kinh tế - Tíndụngtàitrợ XNK của NHTM tạo điều kiện cho hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trường được lưu thông thuận tiện, liên tục góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng hiệuquả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, từ đó tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền kinh tế, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. - Tíndụngtàitrợ XNK góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế cả về mặt lượng và chất. Hoạtđộngtíndụng nói chung và tíndụng XNK nói riêng tác động trực tiếp đến quan hệ tích luỹ- tiêu dùng, đầu tư- tiết kiệm, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Thông quahoạtđộng huy động vốn và cho vay, tíndụng XNK đã tạo vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực xã hội một cách hiệuquả nhất. 1.2.3. Các hình thức tíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩu 1.2.3.1 Cho vay trên cơ sở hối phiếu a) Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu Khi thoả thuận giữa các bên tham gia XNK chấp nhận có các hối phiếu kỳ hạn không huỷ ngang, khi chưa đến hạn thanh toán, nhà XK có thể mang hối phiếu đến ngân hàng xin chiết khấu. Bản chất của nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tíndụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của hối phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng chiết khấu. Thông qua loại hình tíndụng này, ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhà XK có thể nhận được tiền trước khi hối phiếu đến hạn thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất. Đây chính là khoản vốn nhà XK cần bù đắp vì trước đó đã cung ứng một khoản tíndụng thương mại cho nhà NK. Đặc trưng của nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu là ngân hàng sẽ khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại. Khối lượng tíndụng cấp cho nhà XK (giá trị chiết khấu) được ngân hàng xác định theo công thức: T CK = M ( 1- L CK / 3600 x t ) – P Trong đó: T CK : giá trị chiết khấu M: mệnh giá hối phiếu L CK : lãi suất chiết khấu (theo năm) t: thời gian chiết khấu (theo ngày) P: lệ phí Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ tiến hành đòi tiền người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu. b) Chấp nhận hối phiếu Tíndụng chấp nhận hối phiếu là khoản tíndụng mà ngân hàng ký chấp nhận thanh toán hối phiếu. Người vay khoản tíndụng này là nhà NK và tíndụng chấp nhận hối phiếu sử dụng trong trường hợp bên XK thiếu tin tưởng vào khả năng thanh toán của bên NK và cần một ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu. Nếu ngân hàng đồng ý có nghĩa ngân hàng đã chấp nhận cấp một khoản tíndụng cho bên NK để thanh toán tiền hàng cho bên XK khi hối phiếu đến hạn. Nếu đến hạn thanh toán hối phiếu, bên NK có đủ tiền thì ngân hàng không phải ứng tiền ra, như vậy khoản tíndụng này chỉ là hình thức, là sự đảm bảo vềtài chính cho bên NK và ngân hàng chỉ nhận được một khoản lệ phí. Tuy nhiên, nếu đến hạn thanh toán mà bên NK không đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng chấp nhận hối phiếu phải trả nợ thay. Hối phiếu với sự chấp nhận của ngân hàng đã có sự đảm bảo chắc chắn về khả năng thanh toán có thể được bán trên thị trường hoặc chiết khấutại các ngân hàng. Khi đó, khả năng thương mại của hối phiếu lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà XK được hưởng tỷ lệ chiết khấu ưu đãi. 1.2.3.2 Cho vay theo phương thức thanh toán tíndụng chứng từ (L/C - Letter of credit) Phương thức thanh toán L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, đảm bảo quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán. Được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song thư tíndụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương. Tính chất độc lập của thư tíndụng được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà XK trình và nội dung L/C đã được mở để trả tiền người xuất. * Đối với doanh nghiệp xuấtkhẩu - Cho vay thực hiện hàng XK theo L/C đã mở: Khi nhận L/C do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà NK, nhà XK sẽ được đảm bảo thanh toán sau khi giao hàng nếu xuất trình bộ chứng từ hợp lý, phù hợp với điều kiện đã ghi trong L/C. Nhà XK có thể dựa vào L/C nhận được để nhờ ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tíndụng để thực hiện xuất hàng theo L/C quy định. Trên cơ sở L/C được chấp nhận, ngân hàng có thể cấp tíndụng cho nhà XK để tiếp tục sản xuất tức sẵn sàng chấp nhận chiết khấu các hối phiếu của L/C. - Cho vay chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước chứng từ hàng XK: Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ tái sản xuất kinh doanh, nhà XK sau khi giao hàng có thể thương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộ chứng từ được thanh toán. + Cho vay chiết khấu chứng từ hàng XK là hình thức tíndụng của ngân hàng cho nhà XK trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ trước khi đến hạn thanh toán. Với nghiệp vụ này, ngân hàng tạo điều kiện cho nhà XK có thể thu hồi vốn với khoản tíndụng mà ngân hàng cung ứng. Tỷ lệ chiết khấu được áp dụng dựa theo phương thức chiết khấu. Có 2 phương thức chiết khấu: 1- Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng thực hiện mua lại bộ chứng từ XK hoàn hảo của nhà XK với giá mua sẽ thấp hơn giá trị bộ chứng từ, do ngân hàng tính trừ phí chiết khấu và thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền nhà NK nước ngoài. Khi ngân hàng thực hiện chiết khấu miễn truy đòi nghĩa là nhà XK đã bán bộ chứng từ cho ngân hàng và nhận tiền, không còn trách nhiệm liên quan đến bộ chứng từ. Ngân hàng sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro nếu phía đối tác không thanh toán khi đến hạn. Hình thức tíndụng này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng nên lãi suất áp dụng cao và ít được sử dụng. 2- Chiết khấu được phép truy đòi: Ngân hàng sau khi thực hiện chiết khấu bộ chứng từ cho nhà XK sẽ truy đòi nhà XK nếu đến hạn thanh toán bị phía đối tác từ chối thanh toán, ngân hàng không thu được tiền. Lãi suất được áp dụng trong hình thức này thấp hơn trường hợp chiết khấu miễn truy đòi do nhà XK vẫn phải chịu trách nhiệm cho đến khi ngân hàng đòi được tiền từ nhà NK nên rủi ro ngân hàng phải chịu thấp hơn. + Tíndụng ứng tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán: Đây là việc ngân hàng tạm ứng cho nhà XK quyền hưởng thanh toán trong khuôn khổ thanh toán tíndụng chứng từ. Do thời gian chờ thanh toán khá dài nên nhà XK cũng cần một khoản tàitrợ của ngân hàng, đó là khoản tíndụng ứng trước. Đối với tíndụng ứng trước loại này, những giấy tờ có giá theo lệnh hoặc những giấy tờ chính như vận đơn, hoá đơn thương mại,… đều là những vật thế chấp cho ngân hàng. + Tíndụng ứng trước dưới hình thức mua lại bộ chứng từ thanh toán: Sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất hàng cho bên NK, bên XK lập bộ chứng từ thanh toán. Đồng thời bên XK lại có nhu cầu bù đắp vốn để tiếp tục quá trình kinh doanh trong khoảng thời gian xuất hàng, chờ nhà NK chấp nhận bộ chứng từ và thanh toán. Khi đó, nhà XK có thể đem bán bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng. Việc ngân hàng mua bộ chứng từ thanh toán tức đã chấp nhận cấp tíndụng cho người XK. * Đối với doanh nghiệp nhậpkhẩu - Cho vay mở L/C: Mọi thư tíndụng đều được mở theo đề nghị của nhà NK. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho nhà NK, có nghĩa ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hợp lý. Như vây, khoản tíndụng mà ngân hàng cấp cho nhà NK được đảm bảo bằng bộ chứng từ hàng hoá. Việc mở L/C đã thể hiện sự tàitrợ của ngân hàng cho nhà NK. Ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu nhà NK không có khả năng thanh toán cho nhà XK. Do đó, trước khi mở L/C ngân hàng cần phải kiểm tra tình hình tài chính, khả năng thanh toán và hoạtđộng của nhà NK. - Cho vay ký quỹ L/C: Trong thanh toán quốc tế, khách hàng được yêu cầu phải thực hiện ký quỹ khi đề nghị ngân hàng phát hành L/C, xác nhận L/C hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài. Việc xin mở thư tíndụngcónhững quy định cụ thể, tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng mà ngân hàng yêu cầu phải có ký quỹ hay không và mức ký quỹ là bao nhiêu. Đối với doanh nghiệp không đáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu ký quỹ của ngân hàng, căn cứ trên uy tín của doanh nghiệp, hiệuquả của thương vụ hoặc trên TSĐB mà ngân hàng có thể cho vay ký quỹ. Sự tàitrợ này của ngân hàng vừa giúp giải quyết khó khăn về vốn lưu động cho doanh nghiệp, vừa tăng tính an toàn, mang lại hiệuquả cho ngân hàng và đảm bảo tuân thủ những quy định pháp lý của ngân hàng về ký quỹ. - Cho vay thanh toán hàng NK hoặc tàitrợ thanh toán bộ chứng từ giao hàng: Khi hàng hoá, bộ chứng từ về đến nơi, nhà NK có thể nhận được sự tàitrợ của ngân hàng thông qua hình thức cho vay thanh toán L/C trong trường hợp L/C trả ngay, hoặc ngân hàng thay mặt nhà NK ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu đối với L/C trả chậm. Để nhận được sự tàitrợ dưới hình thức này, nhà NK phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về. Đồng thời, nhà NK cũng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán và xác định khoản thiếu hụt cần ngân hàng tàitrợ khi đến thời điểm cần thanh toán. Trên cơ sở xem xét, phân tích kế hoạch mà khách hàng đưa ra, ngân hàng sẽ quyết định tàitrợ và xác định mức tài trợ. Tất cả các công đoạn này phải được thực hiện trước khi bộ chứng từ giao hàng của nhà XK về đến ngân hàng đứng ra tài trợ. 1.2.3.3. Cho vay theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ Trong nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ, nhà XK uỷ thác các chứng từ về hàng hoá, vận đơn, chứng từ bảo hiểm,… cho ngân hàng của mình và ngân hàng sẽ chuyển tiếp chứng từ đến ngân hàng của nhà NK với chỉ thị chỉ giao chứng từ khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. So với phương thức tíndụng chứng từ, nhờ thu ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì đây là phương thức thanh toán có lợi cho nhà NK và thường được áp dụng khi bên mua và bên bántin tưởng lẫn nhau. Tíndụngtàitrợ XNK của ngân hàng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ gồm: + Nhờ thu đến trong thanh toán hàng NK: Ngân hàng tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng nước ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà NK. Nếu nhà NK không đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng có thể cho vay thanh toán hàng NK. + Nhờ thu đi trong thanh toán hàng XK: Ngân hàng có thể cho vay thu mua, sản xuất hàng hoá XK, chiết khấu bộ chứng từ hàng XK tương tự như phương thức thanh toán L/C. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng tham gia chủ yếu với tư cách trung gian thực hiện và thực thi theo uỷ nhiệm để giảm bớt rủi ro về tiêu thụ, thanh toán và cung ứng. Nhà XK có thể chuyển nhượng quyền lợi từ sự uỷ nhiệm cho ngân hàng thu chứng từ. Tuy nhiên, giá trị của sự chuyển nhượng phụ thuộc lớn vào khả năng thanh toán của người vay vì không có sự đảm bảo chắc chắn các chứng từ của người NK được chấp nhận và vào giá trị hàng hoá được thanh toán. Nếu nhà NK được giao các chứng từ khi chấp nhận hối phiếu đòi nợ, thì có thể kèm theo việc chiết khấu hối phiếu ở ngân hàng nhà XK hoặc ngân hàng nhà NK. 1.2.3.4. Bảo lãnh [...]... nhất có thể Hiệu quảhoạtđộngtíndụng tài trợ XNK cũng như hiệuquảhoạtđộngtíndụng ngân hàng nói chung phản ánh kết quả mà ngân hàng đạt được trong hoạtđộngtíndụng so với những mục tiêu đã đặt ra và so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quảhoạtđộngtíndụng tài trợ XNK của ngân hàng được xét trên hai giác độ: - Hiệuquả kinh doanh hay hiệuquảtài chính tức hiệuquả đối với... đến hiệuquả của hoạtđộngtíndụng XNK không cao Các chỉ tiêu trên là các chỉ tiêu biểu hiện cụ thể hiệu quảhoạtđộngtíndụng tài trợ XNK Mở rộng tíndụngtàitrợ XNK có chọn lọc có quan hệ tỷ lệ thuận với nâng cao hiệuquảtíndụng XNK Hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK cóhiệuquả thì các ngân hàng mới thực hiện mở rộng hoạtđộng này và ngược lại thì ngân hàng sẽ phải có biện pháp nâng cao hiệuquả tín. .. tiêu về thu nhập Thu nhập từ hoạtđộngtíndụng XNK/ Tổng thu nhập Thu nhập từ hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi cho vay và từ thu phí của các hoạtđộng dịch vụ như bảo lãnh, bao thanh toán,… Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệuquả của tíndụngtàitrợ XNK, đánh giá sự đóng góp của hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK, cũng như tầm quan trọng của hoạtđộng này đối với hoạt. .. hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng 1.3.2.2 Chỉ tiêu tăng trưởng tíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩu - Chỉ tiêu về doanh số và quy mô tíndụngtàitrợ XNK + Chỉ tiêu dư nợ: Chỉ tiêu 1: Dư nợ tíndụng XNK/ Tổng dư nợ tíndụng Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ tíndụngtàitrợ XNK trong tổng dư nợ tíndụng của ngân hàng, thể hiện quy mô của hoạtđộngtíndụng XNK so với quy mô của các hoạtđộngtín dụng. .. độngtíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩu 1.3.1 Khái niệm về hiệu quảhoạtđộngtíndụng tài trợxuấtnhậpkhẩuHiệuquả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạtđộng của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có được kết quả đó trong điều kiện nhất định Thông thường, một hoạtđộng được xem là hiệuquả cao khi kết thúc hoạtđộng đó thu được những kết quả tốt, đúng mong... giá hiệuquả của hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK có thể dùng hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quảhoạtđộngtíndụng tài trợ XNK là những chỉ tiêu về sự đa dạng hoá các sản phẩm tíndụng XNK, các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng với hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK của ngân hàng,… Các chỉ tiêu định lượng được dùng làm cơ. .. tíndụngtàitrợ XNK Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận từ hoạtđộngtíndụng XNK / Dư nợ tíndụng XNK Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tíndụngtàitrợ XNK, cho biết một đồng dư nợ tíndụngtàitrợ XNK tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận thu được từ hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK càng lớn, tức hiệuquả của hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK... trong hiệuquả kinh tế- xã hội xuất phát từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế Vì vậy hiệuquả kinh tế- xã hội của hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK thể hiện quahiệuquả kinh doanh của các doanh nghiệp sử dụng vốn vay và tác động của nó đến hiệu ích xã hội và mức độ đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế 1.3.2 Những chỉ tiêu đánh giá hiệuquảhoạtđộngtíndụngtàitrợxuấtnhập khẩu. .. đồngtín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, giao nhận giấy tờ và TSĐB - Giải ngân - Kiểm tra, giám sát khoản vay - Tính lãi, thu lãi và gốc - Thanh lý hợp đồngtíndụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay Một quy trình tíndụng hợp lý sẽ giúp nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó tăng hiệuquảhoạtđộngtíndụng Chỉ tiêu về chất lượng tíndụngtàitrợ XNK thể hiện hiệuquả sử dụng. .. cũng phải quản lý tốt khoản nợ của khách hàng Có như vậy ngân hàng mới đạt được hiệuquả trong hoạtđộngtíndụng 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquảhoạtđộngtíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩu của ngân hàng thương mại 1.4.1 Nhân tố chủ quan * Năng lực kinh doanh của ngân hàng Năng lực kinh doanh của ngân hàng là yếu tố quyết định hiệuquảtíndụngtàitrợ XNK - Đầu tiên là khả năng đáp ứng về vốn của . hiểm tín dụng. 1.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Hiệu quả là. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương