Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

18 2.6K 8
Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng sản xuất xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2.1. Kết quả tình hình xuất khẩu 2.1.1. Về thị trường xuất khẩu Những năm gần đây, dừa luôn là một trong những mặt hàng rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Năm 2006, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Hong kong, Ả rập Xê út, Achentina… Năm 2007, Việt Nam đã xuất sang 47 thị trường trên thế giới sản phẩm cơm dừa, xuất sang các thị trường lớn đó là Trung Quốc, Thái Lan… Tính đến 5/ 2009 có đến 58 thị trường nhập khẩu dừa các chế phẩm từ dừa của Việt Nam, tăng 19 thị trường so với cùng kỳ năm 2008 Ba thị trường nhập khẩu chính sản phẩm dừa của Việt Nam là Trung Quốc, Ai Cập Xiri (3 thị trường này đạt 11,8 triệu USD, chiếm 60,4% tổng kim ngạch). Có khá nhiều thị trường đạt kim ngạch cao trong 5 tháng đầu năm, trong đó, Trung Quốc là thị trường đạt kim ngạch cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2009 với 7,6 triệu USD, tăng 54,4% so với cùng kỳ 2008. Tiếp đến là Ai cập đạt 2,8 triệu USD, tăng 169%; Xiri đạt 1,4 triệu USD, tăng 152,1%. Tuy nhiên cũng có nhiều thị trường giảm đáng kể về kim ngạch như Hàn Quốc giảm 8,1%; Pháp giảm 64%; Ba Lan giảm 72,4%; ả rập xê út giảm 91,4% . Bảng 1.8 Thị trường xuất khẩu dừa chế phẩm từ dừa 5 tháng đầu năm 2009 Thị trường 5T/2009 5T/2008 5T/2009 so với 5T/2008 (%) Trị giá (USD) Trị giá (USD) Trung Quốc 7.605.310,0 4.926.528,2 54,4% Ai Cập 2.851.621,8 1.059.945,5 169,0% Xi ri 1.355.453,5 537.717,1 152,1% Đến cuối năm 2009, tổng số thị trường nhập khẩu đã lên tới 84 thị trường, trong đó có 69 thị trường nhập khẩu cơm dừa.Thị trường Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vươn lên đứng thứ 3 trong số các thị trường nhập khẩu dừa lớn của Việt Nam, 3 thị trường Trung Quốc, Ai cập, UAE đạt kim ngạch 23,7 triệu USD, chiếm 56,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảng 1.9 Thị trường xuất khẩu dừa chế phẩm từ dừa 10 tháng/2009 Thị trường 10T/2009 10T/2009 so với 10T/2008 (%) Trị giá (USD) Trung Quốc 16 -14,2% Ai Cập 5,2 354,9% UAE 2,6 157% Trung Đông là thị trường tuy mới mẻ nhưng đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dừa của Việt Nam xâm nhập. Đây là thị trường rất ưa chuộng các sản phẩm nông sản đặc biệt là sản phẩm cơm dừa sấy khô. Doanh nghiệp tiêu biểu đang chiếm lĩnh thị trường này là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre – Betrimex với sản phẩm cơm dừa sấy khô đang rất đuợc ưa chuộng. Không chỉ nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp làm ăn tại đó còn nhận định là một thị trường dễ tính đối với chất luợng hàng hoá. Theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp, khách hàng xem thấy được là mua chứ không đòi hỏi chất luợng cao như người Châu Âu hay Mỹ. Trong khi đó mức giá bán không chênh lệch bao nhiêu so với thị trường Châu Âu mà thuế nhập khẩu lại thấp hơn Mỹ Châu Âu, chỉ khoảng 15 – 20% (so với 25 – 30%). EU cũng là thị trường mới mẻ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dừa, năm 2009 vừa qua tỉnh Bến Tre đã xuất khoảng 20 tấn dừa tươi vào thị trường Đức Cộng hoà Czech. Dừa tươi xuất sang EU được gọt vỏ, tạo hình bắt mắt được xử lý bảo quản bằng công nghệ hiện đại, nên bảo quản được lâu đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay thị phần hoa quả tươi nói chung của Việt Nam tại EU là tương đối ít. Ngay cả những loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chỉ chiếm số lượng khiêm tốn. Có rất nhiều loại trái cây nổi tiếng khác như nhãn, vải, sầu riêng… của Việt Nam chưa có mặt ở EU. Những sản phẩm rau quả mà Việt Nam đang xuất vào EU được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên, số người biết đến những sản phẩm này còn quá ít. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, họ khó tiếp cận thị trường EU do thị trường này có khá nhiều rào cản. Nhưng trên thực tế, một số nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, Malaysia…, hằng năm vẫn xuất vào châu Âu với khối lượng lớn. Do đó vấn đề cơ bản ở đây là việc xuất khẩu của Việt Nam không ổn định do chưa có nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chủ yếu theo mùa vụ tự nhiên; chất lượng sản phẩm thấp không đồng đều; khả năng xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa tốt. Hơn nữa, phía doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế về trình độ, nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu dừa, thiếu thông tin thị trường giá cả, phương thức thanh toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. 2.1.2. Về cơ cấu chủng loại chất lượng sản phẩm Năm 2007, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cơm dừa nạo sấy chỉ sơ dừa hàng đầu thế giới, song song đó hàng trăm mặt hàng thủ công mĩ nghệ, phục vụ khách du lịch xuất khẩu đạt trị giá trên 20 tỷ đồng. Năm 2008, chỉ riêng tỉnh Bến Tre, kim ngạch xuất khẩu dừa đạt trên 66 triệu USD, tập trung xuất khẩu 23 mặt hàng khác nhau trong đó nhiều nhất là cơm dừa nạo sấy (21 triệu USD) chỉ xơ dừa (11 triệu USD) Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dừa ước đạt 50 triệu USD, trong đó, tỷ trọng các sản phẩm dừa xuất khẩu như sau: Hình 1.10 Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2009 Nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang gấp rút tiến hành áp dụng khoa học kỹ thuật quy hoạch đất trồng dừa. 4 loại dừa có năng suất cao chất lượng tốt được nhân gien giống thành công là dừa xiêm, dừa ẻo, dừa dứa dừa sáp. Các giống dừa này đã xuất sang Mexico theo chương trình hợp tác của hai Viện nghiên cứu Dầu thực vật của hai nước. Không phải ngẫu nhiên mà ở Philippine người ta gọi cây dừa là “cây của sự sống”. Ở Mã Lai, dừa được gọi là “cây có ngàn công dụng”. Còn ở xứ dừa của Việt Nam, dừa có đến 1001 công dụng. Qua những bàn tay khéo léo, từ thân cây dừa, gáo dừa, trái dừa, vỏ dừa, chà dừa, cọng dừa, nan dừa… kể bao nhiêu cho hết những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã ra đời. Từ đồ dùng trong nhà bếp, bàn ăn, phòng ngủ, phòng khách, lược cho phái đẹp, gậy cho người già cho đến những đồ vật biểu tượng mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ đậm chất triết lý Phương Đông. Ngày nay, những sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ cây dừa đã được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Lào nơi xa hơn là Mỹ, Pháp, Canada, Úc… Giá trị kinh tế của hàng thủ công mỹ nghệ dừa mang lại lợi ích ngày càng đáng kể cho người lao động như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần làm giàu cho quê hương. Bến Tre hiện có đến hàng chục cơ sở làm thủ công mỹ nghệ có tầm cỡ sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước của Châu Á, Châu Âu Châu Mỹ như Công ty TNHH Thanh Bình, cơ sở Hưng Tiến, Trần Ngọc Tuấn, Phúc Sang (Châu Thành), cơ sở thủ công mỹ nghệ Trường Ngân, doanh nghiệp tư nhân Yên Thạnh, Thành Mỹ (thành phố Bến Tre), Mỹ nghệ Thanh Liêm (Mỏ Cày Nam), Thanh Nhàn (Giồng Trôm)… Ngoài ra, còn có loại hình doanh nghiệp hợp tác xã được thành lập tại Phước Long (Giồng Trôm) Bến Tre (Quới Điền-Thạnh Phú). Mỗi cơ sở trên lại có đến hơn chục vệ tinh khác đang hoạt động rải rác đều khắp các huyện. Loại hình sản xuất này được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn giúp nhân dân ta xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tạo thu nhập cho cả ngàn lao động. Theo điều tra tại các cơ sở chế biến sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ cây dừa cho biết, cứ 1 tấn cọng dừa có thể làm nên 7 ngàn chiếc giỏ. Các mặt hàng này ngày càng được thị trường ưa chuộng bởi có công dụng thay thế bao bì bằng nhựa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, hàng năm, ở nhiều địa phương trồng dừa đã có đến hàng triệu sản phẩm được chuyển qua trung gian để xuất khẩu. Hiện nay những hộ gia đình sản xuất thủ công mĩ nghệ dừa đã có nhiều ý tưởng tìm cách để chế tác nên hàng trăm mẫu sản phẩm độc đáo bằng dừa, thay cho các loại nguyên liệu khác như gỗ rừng, nhựa, nhôm, sành. Nguồn sản phẩm dừa là vô tận bởi người sản xuất sáng tạo còn dựa trên ý tưởng phát huy giá trị sử dụng của chúng trong sinh hoạt thường ngày, từ đồ dùng nhà bếp đến dụng cụ văn phòng, đồ chơi trẻ em, trang trí nội thất, xây nhà… Qua tìm hiểu nhu cầu thị trường, hầu hết các cơ sở đều có nhận định xu hướng ngày nay, đồ mộc ngày càng chiếm một vị trí nhất định thay cho sản phẩm công nghiệp nhựa. Đặc biệt với gỗ dừa vừa có nét độc đáo hơn những loại cây gỗ khác bởi nó có sớ, vân đặc trưng không thứ nào có thể thay thế được. Mặt khác, sản phẩm còn mang tính nghệ thuật cao nên trị giá của chúng có thể lên đến hàng chục triệu đồng/sản phẩm. Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ Mô hình kinh tế được nhân rộng trong nông thôn đã góp phần thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương”. Song, vì đa phần những người thợ xuất thân từ nông dân tranh thủ thời gian lao động nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập nên còn nhiều hạn chế trong việc ý thức, tác phong lao động. Hơn nữa, thái độ dễ hài lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được lâu ngày dẫn đến uy tín của cơ sở trình độ tinh xảo sản phẩm ngày bị mai một, giá trị sản phẩm trên thị trường cũng bị giảm sút. Đây là nguyên nhân khiến không ít các nhà kinh doanh ái ngại đặt hợp đồng xuất khẩu lâu dài với nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn các địa phương trồng dừa Mặt khác, tuy thị trường nước ngoài đang tiêu thụ từ 70 đến 80% sản lượng hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa của một số tỉnh phía Nam nhưng phần đông người sản xuất các thương nhân chân chính đang rất lo ngại “Thị trường thì mênh mông mà nguồn chưa ổn định, xét về chất lượng cả số lượng”. Xuất phát từ sự cạnh tranh chưa lành mạnh của một số cơ sở sản xuất, giá thành sản phẩm được đẩy xuống thấp hơn so với thị trường. Từ đó kéo theo chất lượng sản phẩm giảm. Những biểu hiện của các mặt hàng kém chất lượng như: nhanh chóng bị nấm móc, gãy đổ, bung, xúc… Hơn nữa, với tâm lý người mua chưa có kinh nghiệm, hoặc mua theo kiểu chụp giật để khi xuất khẩu sẽ sinh lợi cao hẳn sẽ chọn hàng giá rẻ mà không quan tâm về độ bền, độ tinh xảo của sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất thật sự lo ngại cho ngành sản xuất cũng như thị trường của ngành hàng này trong vài năm nữa nếu để tình trạng như thế kéo dài. Như vậy, cách duy nhất để thu hút “giữ chân” khách hàng lâu dài của cơ sở là cùng chấp nhận bán với giá rẻ để tiêu thụ được hàng hóa nhưng cũng vừa cố gắng đảm bảo chất lượng hàng hóa để xây dựng uy tín sáng tạo nhiều mẫu mới mang tính độc quyền của cơ sở nhằm hấp dẫn người mua. Về khách quan, việc khai thác các thứ phẩm từ dừa chưa theo quy hoạch nên cùng lúc không thể cung cấp đủ nguyên liệu sản xuất ra số lượng sản phẩm cho các hợp đồng lớn. Tuy nhiên, trong tương lai nguyên liệu sẽ không thiếu vì dừa đã qua rồi điệp khúc trồng-chặt bỏ. Quan trọng là các doanh nghiệp vừa nhỏ cần ý thức đứng vững trên đôi chân của chính họ. Người lao động cần thay đổi tác phong lao động cũng như ý thức trong ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Việc sản xuất không chỉ mỗi niềm đam mê là đủ mà cần đầu tư hơn về khả năng thương mại để kích thích hiệu quả kinh tế của ngành nghề kinh doanh ngày càng vươn xa hơn. 2.1.3. Về giá cả sản phẩm Giá cả cụ thể một số mặt hàng dừa năm 2007 tại một số thị trường xuất khẩu dừa lớn như sau: Cơm dừa: Giá cơm dừa tại Indonesia (Surabaya) dao động trong khoảng 363 USD 395 USD trong tháng 1/2007, tương đối thấp hơn (372 USD) so với tháng trước. Khi so sánh với giá năm rồi, giá trung bình của mặt hàng cơm dừa tăng 38,3%. Tại thị trường nội địa Philippines (Manila) giá cơm dừa ở mức 512 USD/tấn. Giá này tăng 17 USD/tấn so với giá trong tháng 12 năm 2006. Tăng 66% so với giá trong cùng tháng 1 năm 2006 (308 USD/tấn). Tại Philippines, ngoài 8 trung tâm thị trường cơm dừa, giá cao nhất là 502 USD/tấn được ghi nhận tại khu vực Nam Tagalog giá thấp nhất là 467 USD/tấn được ghi nhận tại Visayas trong suốt giai đoạn này. Dầu dừa: Giá dầu dừa tại châu Âu (C.I.F. Rotterdam) giảm nhẹ khoảng 0,1%, từ 728 USD/tấn xuống còn 727 USD/tấn (tháng rồi). Giá này dao động trong khoảng 712 đến 765 USD/tấn, cao hơn 169 USD/tấn so với giá trong tháng 1 năm 2006. Giá địa phương mặt hàng dầu dừa tại Philippines là 887 USD/tấn, tăng 35 USD so với giá trong tháng 12 năm 2006, cao hơn 278 USD so với giá trung bình trong tháng 1 năm 2006. Giá nội địa mặt hàng dầu dừatại Indonesia đã giảm từ 642 USD/tấn (trong tháng 12/2006) xuống còn 637 USD/tấn. Giá này dao động trong khoảng 662 USD – 675 USD. Cám dừa: Giá cám dừa tại châu Âu (C.I.F. Hamburg) không được ghi nhận trong tháng 1 năm 2006. Giá nội địa trung bình của mặt hàng này tại Philippines được bán ra ở mức 196 USD/tấn; cao hơn khoảng 16 USD so với giá trong tháng rồi cao hơn 131 USD so với giá trung bình trong tháng 1 năm trước. Cơm dừa nạo sấy: giá cơm dừa nạo sấy vẫn duy trì ở giá 981 USD FOB Manila. Giá này cao hơn khoảng 88 USD so với giá trong năm rồi. Tại Sri Lanka, giá nội địa mặt hàng cơm dừa nạo sấy cao hơn 11,1% so với giá trong tháng 12 năm 2006 cao hơn khoảng 3,08% so với giá trong tháng 1 năm 2006. Trong khi đó, giá cơm dừa nạo sấy tại thị trường nội địa Philippines ở mức 760 USD/tấn, hơi thấp hơn (0,1 %) so với giá tháng trước, thấp hơn 7 USD so với giá trong tháng 1. Than gáo dừa: Tại Philippines, giá than gáo dừa giảm nhẹ ở mức 107 USD/tấn, so với giá tháng trước, thấp hơn khoảng 7 USD so với giá năm rồi. Trong khi đó, tại Sri Lanka, giá của mặt hàng này trong thời điểm năm 2007 là 170 USD/tấn, giảm 2,8% so với giá của tháng trước, thấp hơn 19% so với giá của tháng 1 năm rồi. Xơ dừa: Xơ dừa được bán tại thị trường nội địa Sri Lanka với giá 140 USD/tấn trong suốt giai đoạn tháng 1/2007. Giá trong tháng này tương đối cao hơn giá tháng trước, tăng 91,8% so với giá tháng 1 năm rồi. Năm 2007, các doanh nghiệp xuất khẩu dừa Việt Nam cho các thị trường lớn ở Châu Á với mặt hàng dừa sấy khô là 1210 USD/tấn, các lô hàng dừa khô xuất sang Trung Quốc thông thường là 0,16-0,17 USD/quả theo điều kiện giao hàng FOB. Giá thạch dừa xuất sang Nhật Bản ở mức 9,5 USD/thùng, sang Đài Loan là 0,22 USD/kg Còn đối với giá thu mua tại vườn thì dao động ở 2500 – 2700 đ/trái, do đó với 1 ha dừa,người dân có thể thu được lãi từ 25-30 triệu đồng mỗi năm. Năm 2009, đơn giá xuất khẩu mặt hàng dừa sấy khô là 950-1700 USD/tấn, một số thị trường như Nga, EU, Ma rốc giá tương đối cao từ 2000 – 2400 USD/tấn, như vậy là giá xuất khẩu mặt hàng dừa nói chung năm 2009 nhìn chung tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007. Đây là niềm vui lớn đối với các nhà vườn. Theo báo Vĩnh Long, đầu năm 2010 vừa qua, giá thu mua dừa khô tại các nhà vườn tăng mạnh, khoảng 35000 đ – 37000đ/chục, có nơi giá cao đột biến khoảng 46000 – 50000đ/chục, hứa hẹn một mức giá cao khi xuất khẩu ra nước ngoài. 2.1.4. Về đội ngũ tham gia xuất khẩu dừa của Việt Nam Trong tháng 11/2006, cả nước có 30 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu dừa, tăng 4 doanh nghiệp so với tháng 10/2006. Trong đó, có 17 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng dừa khô 13 doanh nghiệp xuất khẩu hàng cơm dừa. Dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu dừa khô của nước ta là Công ty Cổ phần SX Chế biến Chỉ xơ dừa 25/8 với kim ngạch đạt 616,7 nghìn USD, trong khi đó, Công ty TNHH Olam Việt Nam là doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cơm dừa cao nhất của nước ta với 134,5 nghìn USD. Bảng 1.11 Tthị trường xuất khẩu dừa trong tháng 11/2006 Chủng loại Thị trường Trị giá (USD) Dừa khô Trung Quốc 1.698.526 Campuchia 226.000 Thái Lan 100.638 Hồng Kông 9.699 Hàn Quốc 5.646 Cơm dừa Ả Rập Xê út 218.732 Achentina 113.850 Ai Cập 90.050 Angiêri 60.200 Li Băng 47.614 Pháp 38.905 Kô-oet 24.413 Áo 21.803 Hồng Kông 15.414 Yêmen 10.979 Bảng 1.12 Các doanh nghiệp xuất khẩu dừa khô trong tháng 11/2006 Doanh nghiệp Thị trường Trị giá (USD) [...]... nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu dừa nguyên liệu ( thuế suất xuất khẩu = 0 ), nhằm giữ giá dừa có lợi cho hàng chục ngàn hộ trồng dừa Đến cuối tháng 10/2008, các doanh nghiệp trong tỉnh đã xuất được 64 triệu trái dừa, đạt 80% kế hoạch Riêng tỉnh Bến Tre hiện có gần 45.000 ha dừa, sản lượng trên 311 triệu trái/năm 2.2 Đánh giá chung 2.2.1 Ưu điểm triển vọng của ngành sản xuất xuất khẩu dừa trong những năm... mức, trong khi một số nước xuất khẩu dừa lớn trên thế giới như Philippin, Indonesia… có thể sản xuất được trên 100 sản phẩm khác nhau từ dừa thì Việt Nam mới chỉ sản xuất chế biến được vài ba chục sản phẩm 2.2.2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân của việc cung ứng sản phẩm chưa cao là ở chỗ diện tích trồng dừa của Việt Nam đã giảm so với trước kia Nếu cuối những năm 80, diện tích dừa đạt trên 330000 ha trên... nước xuất khẩu hàng đầu trong vài năm tới 2.2.2 Những tồn tại nguyên nhân 2.2.2.1 Những tồn tại Nhìn chung trong những năm vừa qua, sản xuất xuất khẩu dừa đã đạt được những thành tựu đáng kể, vai trò của trái dừa Việt Nam đã sánh ngang với nhiều mặt hàng chủ lực khác, tuy nhiên từ việc cung ứng đến xuất khẩu sản phẩm này vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn Thứ nhất là vấn đề thị trường, trong. .. gia xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, chủ yếu dưới dạng cơm dừa sấy, dừa quả khô thạch dừa Đứng đầu xuất khẩu là Công ty Chế biến Dừa Phú Hưng, với kim ngạch đạt 633,4 nghìn USD, tăng gần gấp 3 lần so với tháng 10/2007 Sản phẩm từ dừa của Công ty chủ yếu là cơm dừa sấy khô, được xuất sang nhiều thị trường ngoài châu á như Pháp, Urugoay, Niu Dilân, Nam Phi Giá xuất cơm dừa trung bình tháng 11/2007 của. .. như giá cả xuất khẩu dừa ra các nước trên thế giới cũng giảm so với năm 2008 Thứ hai, là vấn đề sản xuất cung ứng sản phẩm dừa của nước ta còn tương đối manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn dễ biến động theo thị trường Vì thế thương hiệu sản phẩm dừa của Việt Nam vẫn chưa được nâng cao ở mức xứng đáng Thứ ba, là sự đa dạng hóa các sản phẩm dừa chưa được mở rộng quan tâm đúng mức, trong khi... các sản phẩm được làm từ dừa hiện nay trên thế giới đang tăng mạnh do xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe không gây ô nhiễm môi trường, cho thấy tiềm năng xuất khẩu sản phẩm dừa của Việt Nam là rất lớn Nếu có hướng đi phù hợp, nâng cao cải tiến công nghệ, đa dạng nâng cao chất lượng các sản phẩm, tạo thế đứng mới cho cây dừa, thì Việt Nam có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách và. .. với tháng 10 Ngược lại, xuất khẩu dừa của Công ty Cổ phần Chế biến Chỉ xơ dừa 25/8 lại giảm mạnh trong tháng 11/2007 Cụ thể, kim ngạch tháng 11/2007 của Công ty đạt 3,15 nghìn tấn, chỉ bằng 1/2 mức kim ngạch của tháng 10 Khác với Dừa Phú Hưng, mặt hàng xuất khẩu từ dừa của công ty hầu hết dưới dạng dừa quả khô Các lô dừa quả khô của Công ty đều được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Vạn Gia (Quảng Ninh)... bớt vườn dừa quá dày; trồng xen để tăng thu nhập; đa dạng hóa các sản phẩm từ cây dừa để tăng nguồn hàng xuất khẩu Ở Việt Nam trong những năm gần đây, mặt hàng nông sản chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là gần 15% trong cơ cấu xuất khẩu, ngoài những mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su… thì phải kể đến mặt hàng rau quả hiện nay cũng được coi là mặt hàng xuất khẩu nhiều tiềm năng, trong đó dừa cũng... hữu hiệu nhất cho các vườn dừa ở nước ta Đây là một cơ hội lớn cho sản phẩm dừa mang thương hiệu Việt Nam vươn xa ra ngoài thị trường không chỉ trong khu vực các nước lân cận mà còn trên toàn thế giới Theo nhận định của các chuyên gia thì đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu cơm dừa nạo sấy lớn thứ hai trên thế giới, mặt hàng dễ sản xuất tiêu thụ, dầu dừa sẽ dùng làm nhiên liệu... không những của những người nông dân trồng dừa sống dựa vào cây dừa, đóng góp giá trị lớn vào việc sản xuất cung ứng cho tiêu thụ nội địa, mà nó còn góp một phần quan trọng trong chiến lược hướng ra thị trường thế giới của nước ta trong những năm gần đây Gần đây, nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu chuỗi giá trị của cây dừa, tính toán nhiều sản phẩm làm ra từ cây dừa, trồng xen nhiều cây dưới cây dừa để . Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2.1. Kết quả tình hình xuất khẩu 2.1.1. Về thị trường xuất khẩu Những. vọng của ngành sản xuất và xuất khẩu dừa trong những năm tới 2.2.1.1. Ưu điểm Theo số liệu của ngành Dầu thực vật thì tổng diện tích dừa của Việt Nam đạt

Ngày đăng: 18/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.9 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 10 tháng/2009 - Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bảng 1.9.

Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 10 tháng/2009 Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 1.10 Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2009 - Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Hình 1.10.

Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2009 Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 1.11 Tthị trường xuất khẩu dừa trong tháng 11/2006 - Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bảng 1.11.

Tthị trường xuất khẩu dừa trong tháng 11/2006 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 1.13 Các doanh nghiệp xuất khẩu cơm dừa trong tháng 11/2006 - Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bảng 1.13.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cơm dừa trong tháng 11/2006 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 1.14 Doanh nghiệp xuất khẩu dừa tháng 11/2007 - Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bảng 1.14.

Doanh nghiệp xuất khẩu dừa tháng 11/2007 Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan