ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIÊN PHÚ CƯỜNG

7 620 3
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI               PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIÊN PHÚ CƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT QUẢN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIÊN PHÚ CƯỜNG 1.1.Đặc điểm sản phẩm. Công ty sản xuất các sản phẩm được chế biến từ lâm sản với sản phẩm làm ra chủ yếu là: bàn, ghế, tủ bếp, tủ tường, cầu thang v.v…. được phân ra thành 2 dòng sản phẩm phục vụ cho từng đối tượng cụ thể. Việc phân dòng sản phẩm này chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng gỗ đầu vào để tạo ra sản phẩm. Dòng sản phẩm phục vụ cho các đối tượng có thu nhập cao chủ yếu là: bàn, ghế, sập, tủ chè v.v…. với nguyên liệu đầu vào là gỗ: Pơmu, bách xanh, lim, sến.v.v….được nhập về từ Lào, Indonexia. Dòng sản phẩm phục vụ cho các đối tượng có thu nhập trung bình có tính sử dụng đại trà như: bàn, ghế, tủ bếp, tủ tường.v.v….với nguyên liệu đầu vào chủ yếu là các loại gỗ tạp như: kền kền, trò, keo, xoan đào,.v.v… được nhập về từ các tỉnh thành như: Sơn La, Bình Thuận v.v… 1.1.1. Danh mục của sản phẩm. Để thuận lợi cho công tác hạch toán quản Công ty tiến hành phân loại danh mục sản phẩm theo mã số ký hiệu như sau: - Dòng sản phẩm cao cấp được ký hiệu là: A Trong dòng sản phẩm các sản phẩm được mã số như sau: + Bàn mã số: 01A + Ghế mã số: 02A …………. - Dòng sản phẩm bình dân đại trà được ký hiệu: B Trong dòng sản phẩm này được mã số như sau: + Bàn mã số: 01B + Ghế mã số: 02B ……………… Danh mục mã số sản phẩm được hệ thống theo bảng sau: A. Dòng sản phẩm cao cấp B. Dòng sản phẩm bình dân đại trà Tên sản phẩm Mã số Tên sản phẩm Mã số 1. Bàn 01A 1. Bàn 01B 2. Ghế 02A 2. Ghế 02B 3. Sập 03A 3. Tủ 03B 4. Tủ chè 04A 4. Cầu thang 04B …… …… …… … Doanh nghiệp sử dụng ĐVT là: Chiếc. 1.1.2.Tiêu chuẩn chất lượng. Các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với Cục Đo lường Quản Chất lượng Việt Nam theo hệ thống Quản chất lượng do Luật của Quốc hội số: 05/ 2007/ QH 12 ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2008 như: Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không sử dụng các hóa chất độc hại cho sức khỏe con người trong quá trình sản xuất.v.v……. ngoài ra sản phẩm còn đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ như: nước sơn bóng, mỏng, màu sơn gần màu gỗ, đảm bảo xử khô, chống mối mọt, các mắt gỗ được xử triệt để.v.v……. 1.1.3. Tính chất của sản phẩm. Do đặc thù của sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên nên sản phẩm được tạo ra với quy trình sản xuất đơn giản. 1.1.4. Loại hình sản xuất. Thông thường doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo từng chiếc một nhưng cũng có những thời điểm doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng trang bị nội thất cho khách sạn thì lúc đó sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng từ phía đối tác. 1.1.5. Thời gian sản xuất. Các công đoạn tạo ra sản phẩm được sự hỗ trợ của máy móc không nhiều nên phần lớn khối lượng công việc vẫn phải làm thủ công dẫn tới thời gian để tạo ra một sản phẩm là tương đối dài, phụ thuộc chủ yếu vào độ phức tạp của sản phẩm. VD: Một bộ bàn ghế thông thường 1 bàn 6 ghế khoảng 10 ngày sẽ hoàn thiện, nhưng với bộ bàn ghế đòi khỏi sự cầu kỳ hơn như chạm chổ trên thân ghế, khảm trai thi thời gian hoàn thiện từ 15 ngày đến 20 ngày. 1.1.6. Đặc điểm của sản phẩm dở dang. Với loại hình sản xuất đơn chiếc chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn nên sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính chủ yếu về NVL chính. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Thiên Phú Cường. Cùng với sự phát triển của công nghệ nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên, đòi hỏi các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm đa dạng Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu là: bàn , ghế với nguyên liệu đầu vào chủ yếu là gỗ rừng tự nhiên, một số nguyên liệu phụ như: đinh, keo, sơn đều sẵn dễ dàng tìm thấy trên thị trường do vậy khả năng cung ứng nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất là vô cùng phong phú đa dạng. 1.2.1. Quy trình công nghệ. Từ gỗ rừng tự nhiên qua khâu cưa, xẻ, pha, cắt thành hộp, ván với quy cách kích thước hợp cho từng loại sản phẩm. Tiến hành xử thủy phần nước trong gỗ theo tỷ lệ nhất định bằng hai phương pháp: + Hong phơi tự nhiên. + Đưa vào lò sấy khô với nhiệt độ nhất định để đạt 12-14% thủy phần Sau khi sấy khô được sơ chế thành các chi tiết sản phẩm trên các thiết bị máy theo dây chuyền. Sau khi sản phẩm được sơ chế thì chuyển toàn bộ sang bộ phận mộc tay tinh tế lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Khâu cuối cùng là làm đẹp sản phẩm bằng phương pháp thủ công là đánh vecsni, sơn mài hay phun sơn bóng. Đối với sản phẩm phoocs, nhựa được thực hiện từ khâu mộc tay lắp ráp đến khâu hoàn thiện sản phẩm. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất. Với hình thức sản xuất kết hợp giữa máy móc làm thủ công doanh nghiệp chia đơn vị sản xuất ra thành các phân xưởng: Phân xưởng xẻ: khi gỗ nhập về có thể trong trạng thái gỗ tròn, hoặc hộp vuông, gỗ được xẻ, bóc tách ra từng phần, vỏ riêng, phần gỗ thịt được chia ra thành gỗ cành, gỗ lõi được pha ra thành các tấm mỏng hơn. Công việc xẻ gỗ chủ yếu là do máy xẻ đảm nhận Phân xưởng mộc : từ các tấm gỗ đã được pha mỏng tiến hành bào, xử thủy phần, chống mối mọt, đục, tạo kiểu phù hợp với từng sản phẩm được tạo ra. Có thể nói đây là phân xưởng quan trọng nhất sản phẩm tạo ra có đạt tiêu chuẩn về hình thức, độ tinh xảo hay không là do giai đoạn này quyết định, trình độ tay nghề của người thợ cũng được thể hiện qua giai đoạn này. Phân xưởng chi tiết sản phẩm: Sau khi sản phẩm được tạo kiếu thành hình dáng cụ thể nhưng vấn ở dạng mộc sẽ được chuyển qua phâm xưởng này để tiến hành đánh vecni, phun sơn, đánh giấy ráp, sơn mài… phân xưởng này làm các công việc chủ yếu để hoàn thiện sản phẩm tạo độ bóng đẹp một phần màu của sản phẩm. 1.3. Quản chi phí sản xuất của Công ty TNHH Thiên Phú Cường Muốn có được lợi nhuận trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất, do vậy công tác quản chi phí sản xuấtcông việc trọng tâm luôn xoay quanh trước các quyết định của quản trị tài chính. Việc doanh nghiệp tồn tại được hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo bù đắp được chi phí trong quá trình sản xuất hay không, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán hợp chi phí sản xuất thực hiện theo việc tính toán ấy, chi phí sản xuất tăng hay giảm cao hay thấp, hiệu quả của việc sử dụng lao động vật tư tiền vốn ra sao chính là phản ánh kết quả của việc quản chi phí sản xuất. Xác định được tầm quan trọng của việc quản chi phí sản xuất nên Công ty có sự sắp xếp trong bộ máy quản điều hành của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Giám đốc: là người đại diện cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong quản chi phí sản xuất là người quyết định cuối cùng về chiến lược sản xuất như: quyết định về sản phẩm, quy trình sản xuất, phương tiện sản xuất, chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm. Đây là những quyết định có tầm quan trọng chiến lược có ý nghĩa lâu dài cho tổ chức. Cùng với các kế hoạch do cấp dưới trình lên Giám đốc sẽ quyết định cần có bao nhiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ dùng trong sản xuất, quyết định số lượng loại sản phẩm sẽ được sản xuất trong thời gian tới, quyết định có nên gia tăng sản xuất trong thời gian tới hay không bằng cách nào. Đồng thời trong quá trình sản xuất không phải lúc nào cũng diễn ra suôn xẻ khi có sự cố xảy ra Giám đốc là người quyết định về chi phí cho việc điều chỉnh lại bản thiết kế sản phẩm cùng với những chi phí sản xuất phát sinh kèm theo nó, hoặc những thay đổi nhân sự cần thiết trong quá trình sản xuất. Giám đốc có vai trò quan trọng mọi quyết định của Giám đốc sẽ ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của toàn Doanh nghiệp Để làm tốt nhiệm vụ của mình Giám đốc cần có những người giúp việc cho mình. Phó Giám đốc kinh doanh: là người giúp việc cho giám đốc có chức năng đảm bảo doanh thu bán hàng, dự đoán nhu cầu của thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới, nghiên cứu các cơ hội kinh doanh một cách cẩn thận, triển khai kế hoạch Marketing để phân phối sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bám sát thị trường cùng với các nhân viên trong phòng để đánh giá đúng tình hình thị trường, thị hiếu của khách hàng giúp cho các quyết định về sản xuất của Giám đốc được chính xác đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người quản điều hành bộ phận kỹ thuật, quản máy móc, thiết bị, chất lượng sản phẩm. Là người lên kế hoạch tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về chi tiết việc mua nguyên vật liệu, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, dự trữ những loại nguyên vật gì, dùng cho sản phẩm nào, chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc, cần bao nhiêu nhân công trong sản xuất, bao nhiêu thợ đục, thợ xẻ, bao nhiêu nhân công phụ các công việc đánh giấy ráp, vec ni……, thiết kế các mẫu sản phẩm mới. Dự toán được mức chi phí cho mỗi loại sản phẩm, khi cần thiết có thể thay thế bằng những loại nguyên liệu gì. Cung cấp cho Giám đốc cụ thể các thông tin về từng loại nguyên vật liệu, từng loại sản phẩm tình trạng của từng loại máy móc, chi phí cho từng loại sản phẩm như thế nào. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc những thông tin mà mình đưa ra, đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động, ổn định trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí, tuân thủ đúng theo các phương án chi phí sản xuất mà Giám đốc đã phê duyệt. Phòng Tổ chức hành chính: trong quản chi phí sản xuất phòng Hành chính có trách nhiệm tuyển chọn những công nhân có tay nghề tốt, phù hợp với yêu cầu công việc đề ra, đem lại hiệu quả công việc tốt, trong thực tế do yêu cầu đặc thù của công việc nhân viên phòng hành chính muốn tuyển được những lao động có tay nghề cao phải về tận những làng có truyền thống về nghề mộc như: làng Đồng Kỵ ( Bắc Ninh), làng Chàng Sơn ( Hà Tây cũ) để tuyển thợ, bởi một thực tế sản phẩm có đẹp, có tinh xảo hay không là do đội ngũ thợ có lành nghề hay không. Phòng Kế toán: với chức năng ghi chép tính toán thường xuyên liên tục, sự biến động của vật tư, tài sản, nguồn vốn, kế toán sử dụng thước đo giá trị để quản chi phí. Kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý, tính đúng, tính đủ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản chi phí tính giá thành, thông qua số liệu do kế toán tập hợp Giám đốc có thể phân tích chi phí thực tế của từng loại sản phẩm qua đó phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, tiết kiệm hay lãng phí , việc này ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm nên nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm là: + Phản ánh kịp thời, đầy đủ toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. + Kiểm tra tình hình thực hiện định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài thiệt hại, mất mát, hư hỏng, …. Trong sản xuất để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. + Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng loại sản phẩm để có thể vạch ra khả năng biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý, hiệu quả. . ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIÊN PHÚ CƯỜNG 1.1 .Đặc điểm sản phẩm. Công ty sản xuất các sản phẩm. các công việc chủ yếu để hoàn thiện sản phẩm tạo độ bóng đẹp và một phần màu của sản phẩm. 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty TNHH Thiên Phú Cường

Ngày đăng: 18/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

1.1.4. Loại hình sản xuất. - ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI               PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIÊN PHÚ CƯỜNG

1.1.4..

Loại hình sản xuất Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan