HOÀN THIỆNKẾTOÁNCHIPHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁTHÀNHSẢNPHẨMXÂYLẮP TẠI CÔNGTYTNHHCƠĐIỆNĐOLƯỜNGTỰĐỘNGHOÁDKNEC 3.1. Đánh giá chung về công tác kếtoántạiCôngtyTNHHCơđiệnĐolườngTựđộnghóaDKNEC 3.1.1. Về tổ chức bộ máy kếtoán Được thànhlậptừ năm 2000, trải qua 8 năm phát triển và trưởng thành, CôngtyDKNEC đã thu được những thành tựu nhất định, ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong lĩnh vực cơ điện, tựđộng hóa, một lĩnh vực còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Côngty đã và đang tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình bằng việc đem đến cho khách hàng những sảnphẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao, công nghệ hiện đại cùng với dịch vụ hoàn hảo. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty, bộ máy kếtoán cũng ngày càng hoànthiện để đáp ứng nhu cầu của nó. Côngty đã xây dựng được bộ máy kếtoán khá hoàn chỉnh về mọi mặt và đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong bộ máy tổ chức của Công ty. Bộ máy kếtoán khá tinh giản, gọn nhẹ, khoa học với đội ngũ kếtoán viên có trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kếtoántài chính. Bên cạnh đó, các quy định, chuẩn mực cũng được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính. 3.1.2. Về phân công lao độngkếtoánDo đặc điểm là Côngtycó quy mô vừa nên phân công lao độngkếtoán khá đơn giản, các kếtoán viên chỉ đảm nhiệm các phần hành độc lập, thường xuyên có nghiệp vụ cần hạch toán, còn các nghiệp vụ chung khác thường dokếtoán tổng hợp đảm nhiệm. Sự phân công lao động rõ ràng giúp kếtoán trưởng dễ dàng trong việc quản lý cấp dưới cũng như xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của từng nhân viên kế toán. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng kiêm nhiệm, làm xuất hiện nguy cơ vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Mặt khác, sự phân công nhiệm vụ của các kếtoán viên đôi khi chưa rõ ràng có thể gây ra hiện tượng quên việc hoặc một công việc mà có nhiều người cùng phụ trách làm giảm hiệu quả của công việc. Cụ thể, hiện tại phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Côngty đang dokếtoán tổng hợp đảm nhiệm vì đây là phần hành liên quan đến nhiều phần hành khác. Bên cạnh đócókếtoán đảm nhiệm riêng phần hành công nợ. Với quy mô các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng không quá nhiều như hiện nay của Côngty thì kếtoán tổng hợp có thể kiêm nhiệm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh và mạnh của Côngty trong điều kiện mới thì nên có một kếtoán viên đảm nhiệm riêng về phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ để đáp ứng tốt nhu cầu quản lý của Công ty. 3.2. Về tổ chức vận dụng chế độ, chính sách kếtoántạiCôngtyTNHHCơđiệnĐolườngTựđộnghóaDKNEC 3.2.1. Về tổ chức vận dụng chứng từkếtoán Chứng từ được sử dụng trong hệ thống kếtoán của Côngty khá đơn giản, chỉ sử dụng những loại chứng từ tối thiểu cần cho công tác hạch toán. Chứng từCôngty được lậpvà sử dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính; nội dung chứng từkếtoán đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được kiểm tra, lưu trữ cẩn thận. Việc luân chuyển chứng từ được thiết lập chặt chẽ, thuận lợi cho công tác ghi sổ và đối chiếu số liệu. Công tác lậpvà luân chuyển chứng từ được thiết lập một cách chặt chẽ, phù hợp với thực tế kếtoántạiCông ty. Tuy nhiên khi xuất hàng để cung cấp cho các công trình mà Côngty đang thi cônglắp đặt, kếtoán kho tiến hành lập phiếu xuất kho thông thường chứ không tiến hành lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Điều này là không phù hợp với quy định chung vì phiếu xuất kho thông thường không có đầy đủ các chức năng như phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. 3.2.2. Về tổ chức vận dụng tài khoản kếtoán Hệ thống tài khoản Côngty đang sử dụng là hệ thống tài khoản theo Quyết định 48 áp dụng cho các Côngty vừa và nhỏ nhưng chỉ sử dụng những tài khoản thật sự cần thiết và thỉnh thoảng vẫn có hiện tượng hạch toán chung hoặc hạch toán tắt. Hiện nay, với quy mô doanh nghiệp chưa lớn thì hệ thống tài khoản này còn chưa bộc lộ những thiếu sót, hạn chế; nhưng cùng với sự phát triển nhanh, quy mô Côngty không ngừng được mở rộng, các nghiệp vụ hạch toán ngày càng đa dạng thì hệ thống tài khoản cũ sẽ không đáp ứng được nhu cầu hạch toán của Công ty. Hệ thống tài khoản của Côngty bao gồm các tài khoản cấp 1 tới cấp 3, các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, để phản ánh chi tiết, cụ thể hơn tình hình biến động các loại tài sản, nguồn vốn trong Công ty, để thuận lợi và tránh chồng chéo trong việc ghi chép, kiểm tra số dư tài khoản, đồng thời giúp cho các nhà quản trị đánh giá rõ ràng hơn, có được những thông tin chính xác, kịp thời để đề ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh, xác định được các chỉ tiêu, hiệu quả cho từng hoạt động SXKD thì Côngty nên mở thêm các tài khoản chi tiết hơn. Không những vậy, hiện tạikếtoánCôngtychỉ sử dụng các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh nhằm giảm thiểu về công việc cũng như những sai sót, nhầm lẫn cho kếtoán viên. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: KếtoánCôngty không sử dụng TK 156 – “Hàng hóa” để tập hợp hàng hóa mua về nhằm mục đích thương mại mà tất cả được tập hợp trên TK 152-“Nguyên vật liệu”. Điều đó không phản ánh được đúng bản chất của các nghiệp vụ phát sinh. CôngtyDKNECcó hai lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, lắp đặt và thương mại. Vì thế các mặt hàng nhập về có hai mục đích là đưa đi lắp đặt tại các công trình vàxuất bán. Khi lắp đặt tại các công trình, dự án thì nó là Nguyên vật liệu, còn khi xuất bán thì nó là hàng hóa. Tuy nhiên, theo quy định của QĐ 48 thì trường hợp hàng hóa mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sảnxuất kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán hay sử dụng thì vẫn sử dụng TK 156 – “Hàng hóa”. Vì thế, Côngty nên sử dụng TK 156 – “Hàng hóa” để phản ánh giá trị của hàng hóaxuất bán thay thế cho TK 152 – “Nguyên vật liệu”. Thứ nữa, giá vốn hàng bán của Côngty trên cả hai lĩnh vực kinh doanh đều được tập hợp vào TK 632 – “Giá vốn hàng bán”. Vì vậy khi xác định kết quả kinh doanh, mặc dù chi tiết TK “Doanh thu” nhưng kếtoán lại không tiến hành chi tiết TK “Giá vốn hàng bán” nên không thể thấy rõ kết quả kinh doanh trên các lĩnh vực hoạt động của Công ty. Xuất hiện khả năng có thể xảy ra hiện tượng quân bình hóa, ví dụ: thực sự có kỳ kếtoán phần xuấtthànhphẩm cho sảnxuấtlắp đặt bị lỗ doCôngty phải ngưng một số công trình đang sảnxuất nhưng khi nhìn vào số liệu lại thấy lãi. Đó là do phần lãi của thương mại đã bù vào. Hiện tại, Côngty không sử dụng tài khoản 413- “Chênh lệch tỷgiá hối đoái” trong hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Trên thực tế Côngtycó những món vay ngắn hạn Ngân hàng bằng ngoại tệ. Tại thời điểm vay bằng ngoại tệ kếtoán hạch toán theo tỷgiátại thời điểm phát sinh. Đến hạn thanhtoán (trong năm đó), hoặc đến cuối kỳ hạch toánkếtoán dùng bút toán ngược để điều chỉnh chênh lệch tỷgiá giữa thời điểm đó với thời điểm đã ghi sổ. Điều này là sai so với quy định vì khoản chênh lệch này phải được coi là khoản phát sinh lãi hoặc lỗ tỷgiá hối đoái và được tính vào doanh thu (nếu lãi) hoặc chiphí (nếu lỗ) của doanh nghiệp. Do vậy, Côngty cần sử dụng tài khoản 413 và phản ánh các khoản chênh lệch tỷgiá vào doanh thu hoặc chiphí theo đúng quy định, đảm bảo tính đúng đắn và chính xác trong việc xác định kết quả kinh doanh. Mặt khác, các khoản chiphí tiền lươngvàchiphí khấu hao của Côngty không được tính riêng cho từng lĩnh vực cụ thể mà lại được phản ánh chung. Ngoài ra Côngty cũng không tiến hành sử dụng tài khoản 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Điều này có thể làm Côngty gặp khó khăn về tài chính nếu có sự biến động mạnh về giá hoặc rủi ro xảy ra, nhất là đối với mặt hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao như mặt hàng kinh doanh của Công ty. 3.2.3. Về tổ chức vận dụng sổ sách kếtoánCôngty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Nhìn chung hình thức ghi sổ này phù hợp với quy mô của Công ty. Hình thức này có ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh rõ trên sổ Nhật ký chung, sổ Cái, sổ chi tiết theo trình tự thời gian và định khoản. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là khối lượngcông việc ghi chép lớn do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng một lúc phải ghi vào nhiều loại sổ khác nhau. 3.2.4. Về tổ chức vận dụng báo cáo kếtoán Về hệ thống báo cáo tài chính thì hệ thống này được lập theo đúng mẫu và số lượng quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh được đầy đủ và tổng quát tình hình tài chính, kinh tế của Công ty, được lập một cách trung thực và hợp lý giúp những đối tượng có nhu cầu thu thập thông tin chính xác và dễ dàng. Tuy nhiên, trong báo cáo kết quả kinh doanh thì phần giảm trừ doanh thu không được phản ánh riêng, điều này làm cho chức năng thông tin của báo cáo tài chính chưa hoàn chỉnh. Hơn nữa, hiện nay Côngty chưa tiến hành sử dụng hệ thống báo cáo quản trị, hay nói cách khác việc phân tích các chỉ tiêu tài chính chưa được Côngty coi trọng. Vì thế, Côngty chưa có được các chính sách đòn bẩy tài chính hợp lý để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tàisản của mình. Nhìn chung, bộ máy kếtoán của Côngty đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của Côngtyvà đang ngày càng được hoànthiện hơn để phục vụ tốt cho quá trình phát triển lâu dài của Công ty. KẾT LUẬN Sau gần bốn tháng thực tập tạiCôngty DKNEC, quãng thời gian tuy không dài nhưng rất bổ ích, em đã có dịp tiếp xúc với một môi trường chuyên nghiệp, tự kiểm tra, rà soát, củng cố lại kiến thức căn bản của mình, cọ xát với thực tế, thu lượm được những kiến thức mới và cả những kinh nghiệm quý báu làm cơ sở cho học tập vàcông việc sau này. Qua thời gian thực tập tạiCông ty, em nhận thấy rằng giữa lý thuyết đã được học với công việc thực tế là một khoảng cách dài. Việc tìm hiểu thực tế đã giúp em được mở mang kiến thức để khi bước vào công việc sau này khỏi bỡ ngỡ. Từ thời gian thực tập này, em càng hiểu rằng, một cán bộ kếtoán không chỉ cần phải am hiểu những vấn đề lý luận mà còn phải biết vận dụng một cách sáng tạo các lý luận đó vào công việc thực tế. Do trình độ lý luận và kiến thức thực tế còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉnh sửa, bổ sung của thầy giáo cũng như các anh chị bộ phận kếtoánvà lãnh đạo Côngtyvà cả những góp ý của các bạn trong khoa. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các chị trong phòng kếtoánCôngty DKNEC, những góp ý bổ ích, sự chỉ dẫn và sửa chữa tận tình cũng như sự đôn đốc của thầy giáo- Thạc sỹ Trương Anh Dũng đã giúp em hoànthiện bản chuyên đề thực tập chuyên ngành này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 20 tháng 03 năm 2009 Sinh viên thực hiện Phạm Kim Dung DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS.Đặng Thị Loan, 2006, “Giáo trình kếtoántài chính doanh nghiệp”- NXB Đại học KTQD. 2. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 3. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, 2008, “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”- NXB Đại học KTQD, 4. Hệ thống chứng từ, sổ sách, Báo cáo tài chính năm 2008, tài liệu Báo cáo tài chính các năm 2006-2008 của CôngtyTNHHCơđiệnĐolườngTựđộnghóa DKNEC. 5. Website: www.dknec.com.vn. . HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HOÁ DKNEC 3.1. Đánh giá chung về công. tác kế toán tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC 3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán Được thành lập từ năm 2000, trải qua 8 năm phát triển và