CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG (1)
Trang 1ĐỀ TÀI:
CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẤTCÂN XỨNG
Lớp: K09402B
Nhóm thực hiện: Hiện Kim
Tp Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 03 năm 2011
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC1 Tên thành viên nhóm:
2 Bảng phân công công việc:
hoàn thành
Lục Thị Bích Liễu
MỤC LỤC
Trang 3I – Chi phí giao dịch (Transaction cost) 4
1.1Khái niệm 4
1.2Các loại chi phí giao dịch 4
1.3Vai trò của chi phí giao dịch trong thị trường tài chính 6
II – Thông tin bất cân xứng (Information assymetry) 6
Trang 4- Chi phí giao dịch là thời gian và tiền bạc chi vào các hoạt động giao dịch tàichính Đây là vấn đề đầu tiên mà những người có vốn thặng dư muốn chovay gặp phải Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơhội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác Vì vậy chi phí giaodịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người raquyết định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này.
- Sự tương tác của hành vi cơ hội, khả năng con người hạn chế trong môitrường bất định và điều kiện thông tin không cân xứng tạo ra chi phí giaodịch Chi phí này ảnh hường đến hiệu quả của các giao dịch thị trường vànội bộ doanh nghiệp.
1.2 Các loại chi phí giao dịch- Chi phí tìm kiếm thông tin.- Chi phí thương lượng.
- Chi phí thích nghi và tái thương lượng.
- Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế.- Chi phí ủy quyền, tác nghiệp do thông tin bất cân xứng.
- Chi phí thực hiện và giám sát.
Ví dụ: Bên A đang có nhu cầu tìm một nơi ở
Trường hợp 1: bên A đã tự mình tìm được một nơi thích hợp Vậy chi phígiao dịch anh ta phải mất là:
+ Chi phí tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà đó: như phong thủy, người ở trướcđây…=> Chi phí tìm kiếm thông tin.
Trang 5+ Hiện tại có bên C cũng đang muốn mua ngôi nhà đó Bởi vì bên A rấtthích và muốn sở hữu ngôi nhà này nên bên A đã phải bỏ ra thêm thời gianvà tiền bạc để thương lượng với người bán, ví dụ như tạo mối quan hệ thânthiện với người bán (Đi uống cà phê…), trả tiền mua cao hơn so với giá bánthực của căn nhà…=> Chi phí thương lượng.
+ Sau khi mua nhà, bên A phát hiện ra là trước đó người bán đã bán cho bênB, bên A sẽ phải đi giải quyết vấn đề này với người bán hoặc bên B => Chiphí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế.
+ Khi đã chuyển về căn nhà để ở, có nhiều điểm trong căn nhà mà bên Akhông vừa ý nên bên A phải bỏ tiền ra để trang trí lại => Chi phí thích nghi.+ Ngoài ra bên A còn phát hiện ra một phần bức tường trong căn nhà đã bịxuống cấp trầm trọng nhưng trước khi mua thì người bán có ghi trong hợpđồng là đảm bảo chất lượng của ngôi nhà Chính vì vậy bên A sẽ đi gặpngười bán để thương lượng đòi đền bù => Chi phí tái thương lượng
+ Trường hợp người bán cung cấp giấy tờ không hợp lệ thì bên A phải thuêluật sư để giải quyết vấn đề => Chi phí ủy quyền.
Trường hợp 2: Bên A thông qua sàn giao dịch bất động sản tìm được chỗở ưng ý thì toàn bộ chi phí giao dịch bên A chỉ phải chi cho trung gian là sàngiao dịch.
1.3 Vai trò của chi phí giao dịch trong thị trường tài chính
Chi phí giao dịch là một thước đo cho mức độ hiệu quả của thị trườngtài chính Chẳng hạn như: Thị trường tài chính với chi phí giao dịch thấp dẫntới:
+ Tăng mức tiết kiệm và đầu tư.
Trang 6+ Cải thiện tính thanh khoản của thị trường vốn.+ Khuyến khích các khoản đầu tư lớn, dài hạn.
+ Tăng hiệu quả của thị trường tài chính, vốn là một tiền đề quan trọng chophát triển công nghệ (Cách mạng công nghiệp ở Anh- thế kỉ XVIII).
+ Tăng hiệu quả của khu vực sản xuất vật chất và sự vận hành của thị trườnghàng hóa
Còn với chi phí giao dịch cao các nhà đầu tư và các nhà sản xuất cóthể không có khả năng tiếp cận đến thị trường tài chính và cả hai không nhậnđược lợi ích từ khoản tiền cho vay và đi vay Bên cạnh đó chi phí giao dịchlà chi phí mà các bên phải bỏ ra để đi đến thỏa thuận Thông tin không đầyđủ, một bộ phận được đặc quyền đặc lợi, thực thi kém là những lý do khiếncác bên ngại thỏa thuận, ngại ra quyết định khi kinh doanh Chi phí giaodịch là nguyên nhân tạo ra tham nhũng.
II – Thông tin bất cân xứng (Information assymetry)
2.1 Khái niệm:
- Trong giao dịch mỗi bên thường không biết rõ về đối tác của mình để cónhững quyết định chính xác phù hợp, sự chênh lệch không đầy đủ thông tinnày được gọi là thông tin bất cân xứng.
- Thông tin bất cân xứng thường ở hai dạng: thông tin kín và hành động kín + Thông tin kín diễn ra khi một bên sở hữu thông tin và bên đối tác khôngthể tiếp cận được, ví dụ người mua bảo hiểm sẽ biết về sức khỏe của mìnhhơn là công ty bảo hiểm Dạng này sẽ gây ra vấn đề lựa chọn bất lợi của bênkhông nhận đủ thông tin
+ Hành động kín xảy ra khi khó có thể thẩm định kết quả nghĩa vụ hợpđồng Ví dụ như làm thế nào cổ đông có thể đánh giá hành vi của người
Trang 7quản lý khi họ không trực tiếp gắn liền với công việc? Làm thế nào công tybảo hiểm kiểm soát được hành động bất cẩn của người mua bảo hiểm? Dạngnày gây ra vấn đề tắc trách Thực chất đây chính là hành vi cơ hội khi cáchành động mong muốn theo yêu cầu của hợp đồng không thể dễ dàng đolường và kiểm soát.
2.2 Hệ quả của thông tin bất cân xứng
Sự thiếu thông tin tạo ra vấn đề trong hệ thống tài chính trong hai giaiđoạn: trước và sau khi thực hiện giao dịch.
- Các công ty huy động vốn bằng cổ phiếu cho các dự án đầu tư rủi ro cao lạicàng có động lực để kêu gọi góp vốn, họ có thể cung cấp cho nhà đầu tưnhững thông tin tốt hơn vốn có về công ty, làm cho tiềm năng phát triển củacông ty xấu tốt hơn thực có và nhà đầu tư sẽ chọn họ thay vì chọn góp vốnvào các công ty, các cơ hội đầu tư thực sự tốt hơn.
- Trong mua bán, người bán là người nắm rõ thông tin về sản phẩm của mìnhvà dĩ nhiên khi đó lựa chọn bất lợi sẽ do người mua gánh chịu.
- Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, công ty niêm yết luôn nắm thế chủđộng hơn so với nhà đầu tư Cụ thể, căn cứ vào các hoạt động sản xuất kinhdoanh, lĩnh vực kinh doanh và các hợp đồng kinh doanh, các công ty niêm
Trang 8yết sẽ biết rõ khả năng đạt được lợi nhuận kì vọng của mình là bao nhiêu nêncác công ty này sẽ biết chắc chắn giá bán trên mỗi cổ phiếu đó bao nhiêu làhợp lý vì ngoài phương pháp xác định giá cổ phiếu bằng giá trị tài sản, còncó phương pháp xác định giá cổ phiếu theo cổ tức Thế nên, nếu nhà đầu tưkhông xác định chính xác cổ tức kỳ vọng của công ty niêm yết thì sẽ địnhgiá cổ phiếu không chính xác và nếu định giá cao hơn giá trị thực của cổphiếu thì bất lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư.
- Trong thị trường chứng khoán, rủi ro đạo đức lại phát sinh nếu như nhữngngười đại diện điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả vàđúng mục đích Do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếpnên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua mộtsố người đại diện để điều hành công ty Rủi ro đạo đức sẽ gia tăng nếu nhưtỷ lệ sở hữu cổ phần của những người đại diện thấp Vì nếu hoạt động sảnxuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ không cao và sự thiệthại trên phần vốn góp là thấp Chính vì thế, hiện nay tiêu chí đầu tiên đểnhững cổ đông muốn trở thành thành viên của Hội đồng quản trị thì họ phảicó một tỷ lệ vốn góp nhất định nào đó.
2.3 Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng
Trang 9Trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thông tin bất cân xứng thì các giảipháp thường được áp dụng chung để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứnglà cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và cơ chế giám sát.
2.3.1 Cơ chế phát tín hiệu
Đối với thị trường tài chính, để giao dịch có thể thực hiện hiệu quả thìngười đi vay có thể vay được vốn với chi phí thấp, người cho vay chắc chắnkhả năng thu hồi được nợ hay người cho vay và đi vay phải nắm rõ quyềnlợi và trách nhiệm của riêng mình Thông thường người đi vay là người nắmrõ thông tin về mình nhất thế nên họ sẽ được lợi nhiều hơn trong giao dịch.Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu như họ không biết rõ vềkhách hàng của mình Thế nên, người đi vay phải phát tín hiệu rằng mình làngười có khả năng trả được nợ tốt Vấn đề trong trường hợp phát tín hiệunày là: uy tín của công ty, quy mô và danh tiếng công ty, năng lực tài chính,tài sản đảm bảo vv, ngược lại ngân hàng cũng phải phát tín hiệu để người đivay thực hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử lý tàisản, lãi suất cho vay…
Cũng giống như thị trường tài chính, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu củamột công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, ít nhiều họ cũng cần biếtcông ty đó hoạt động ra sao, sản xuất cái gì vv Vì thế công ty muốn nângcao vị thế, bán cổ phiếu với giá cao hợp lý, nó phải cho nhà đầu tư thấy đượcdanh tiếng, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của nó.
2.3.2 Cơ chế sàng lọc
Để hạn chế sự lựa chọn bất lợi của mình, các ngân hàng thường ápdụng hạn mức tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng vay, dự án vay vàthời hạn vay
Trang 10Đối với tổ chức bảo hiểm cơ chế sàng lọc được thể hiện qua việc chỉbảo hiểm một phần, điều này cho thấy ngay cả đối với nhóm bất cẩn cũngphải có trách nhiệm một phần của mình trong sự cố bồi thường có thể xảyra
Ở thị trường chứng khoán, ngoại trừ một số nhà đầu cơ, đa phần nhàđầu tư mong muốn mình sẽ đầu tư vào những công ty có khả năng đem lạihiệu quả cao và bền vững Vì vậy cơ chế sang lọc đối với nhà đầu tư là đầutư vào các công ty có thông tin minh bạch, uy tín, làm ăn có hiệu quả và cótiềm năng phát triển cao.
+ Giám sát gián tiếp: thông qua các quy định của các tổ chức thịtrường (UBCK, sở GDCK), mặc nhiên các công ty niêm yết phải có tráchnhiệm thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà đầu tư và nhà đầu tư cùngthông qua quyền lợi đã được quy định mà có thể giám sát giàn tiếp công tyniêm yết
+Ngoài ra còn có giám sát thị trường: căn cứ đánh giá của thị trườngđể biết nhiều thông tin hơn về các công ty niêm yết sau khi thực hiện giaodịch.
Trang 11Cơ chế giám sát được thực hiện rất chặt chẽ trên thị trường chứngkhoán Vì nhà đầu tư không thể bỏ ra một sồ tiền mà không biết số tiền đóđược sử dụng như thế nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Viết Hoàng & Cung Trần Việt (2009) các nguyên lý tiền tệ ngân hang
& thị trường tài chính Nhà xuất bản thống kê
Trang 122 Chi phí giao dịch, http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=13191
3 Lê An Khang - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Ảnh hưởng của thông tin bất cân
xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Tp HCM” (2008)
4 Vũ Thành Tự Anh – Thể chế, chi phí giao dịch và thị trường tài chính,
http://www.slideshare.net/hsplastic/df08-l0201-v