1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chi phí giao dịch và khái niệm về thông tin bất cân xứng

17 734 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Để trả lời những câu hỏi này, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và nhận ra rằng, những câu hỏi này khá giống nhau - nhưng có vẻ khác nhau - mỗi một hiện tượng đó đều liên quan đến v

Trang 1

Lời mở đầu

Tại sao lãi suất lại quá cao ở thị trường cho vay địa phương tại các nước thuộc thế giới thứ ba? Tại sao người ta muốn mua một chiếc xe đã qua sử dụng với một nhà bán buôn hơn là một nhà bán tư nhân? Tại sao một doanh nghiệp trả cổ tức ngay cả nếu chúng bị đánh thuế cao hơn lợi vốn? Tại sao công ty bảo hiểm lại có lợi khi cung cấp cho khách hàng một bản hợp đồng mà trong đó khấu trừ cao hơn có thể trao đổi với phí bảo hiểm thấp hơn? Tại sao các địa chủ giàu có lại không chịu rủi ro mùa màng trong hợp đồng với các tá điền nghèo?

Để trả lời những câu hỏi này, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và nhận ra rằng, những câu hỏi này khá giống nhau - nhưng có vẻ khác nhau - mỗi một hiện tượng

đó đều liên quan đến vấn đề về chi phí giao dịch và sự chênh lệch thông tin (thông tin bất cân xứng) trong thị trường tài chính

Vậy, hai vấn đề nêu trên rốt cuộc là gì mà có sự ảnh hưởng lớn đến như thế?

Từ đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài này

Trang 2

Mục lục

1 CHI PHÍ GIAO DỊCH (TRANSACTION COST) 3

1.1 Khái niệm chi phí giao dịch 3

1.2 Phân loại và vai trò của các loại chi phí giao dịch 3

1.2.1 Phân loại các loại chi phí giao dịch 3

1.2.2 Vai trò của chi phí giao dịch 4

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng 5

1.4 Như ̃ng biê ̣n pháp làm giảm chi phí giao di ̣ch 7

2 LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 8

2.1 Giới thiệu sơ lược 8

2.2 Khái niệm thông tin bất cân xứng 9

2.3 Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng 10

2.3.1 Lựa chọn đối nghịch (Averse selection) 10

2.3.2 Rủi ro đạo đức (Moral Hazard) 11

2.4 Các giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng 12

2.4.1.Cơ chế phát tín hiệu: 12

2.4.2.Cơ chế sàng lọc 14

2.4.3.Cơ chế giám sát 15

Trang 3

1 CHI PHÍ GIAO DỊCH (TRANSACTION COST)

1.1 Khái niệm chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch là thời gian và tiền bạc chi vào các hoạt động giao dịch tài chính Đây là vấn đề đầu tiên mà những người có vốn thặng dư muốn cho vay gặp phải Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác Vì vậy chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này

Sự tương tác của hành vi cơ hội, khả năng con người hạn chế trong môi trường bất định và điều kiện thông tin không cân xứng tạo ra chi phí giao dịch Chi phí này ảnh hường đến hiệu quả của các giao dịch thị trường và nội bộ doanh nghiệp

1.2 Phân loại và vai trò của các loại chi phí giao dịch

1.2.1 Phân loại các loại chi phí giao dịch

Chi phí tìm kiếm thông tin (Search Cost)

Chi phí thương lượng, mặc cả (Bargaining Cost)

Chi phí thực thi (Enforcement Cost):

+ Chi phí thích nghi và tái thương lượng

+ Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế + Chi phí ủy quyền

+ Chi phí giám sát

Ví dụ: Bên A đang có nhu cầu tìm một nơi ở

Trường hợp 1: Bên A đã tự mình tìm được một nơi thích hợp Vậy chi phí giao

dịch anh ta phải mất là:

+ Chi phí tìm hiểu về ngôi nhà đó: như giá cả, phong thủy, người ở trước đây… Đây là chi phí tìm kiếm thông tin

Trang 4

+ Hiện tại có bên C cũng đang muốn mua ngôi nhà đó Bởi vì bên A rất thích và muốn sở hữu ngôi nhà này nên bên A đã phải bỏ ra thêm thời gian và tiền bạc để thương lượng với người bán, ví dụ như tạo mối quan hệ thân thiện với người bán (đi uống cà phê…), trả tiền mua cao hơn so với giá bán thực của căn nhà… Ta gọi đó là chi phí thương lượng

+ Sau khi mua nhà, bên A phát hiện ra là trước đó người bán đã bán cho bên B, bên A sẽ phải đi giải quyết vấn đề này với người bán hoặc bên B điều này nói lên chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế

+ Khi đã chuyển về căn nhà để ở, có nhiều điểm trong căn nhà mà bên A không vừa ý nên bên A phải bỏ tiền ra để trang trí lại Số tiền bỏ ra là chi phí thích nghi + Ngoài ra bên A còn phát hiện ra một phần bức tường trong căn nhà đã bị xuống cấp trầm trọng nhưng trước khi mua thì người bán có ghi trong hợp đồng là đảm bảo chất lượng của ngôi nhà Chính vì vậy bên A sẽ đi gặp người bán để thương lượng đòi đền bù Đây là chi phí tái thương lượng

+ Trường hợp người bán cung cấp giấy tờ không hợp lệ thì bên A phải thuê luật

sư để giải quyết vấn đề điều này làm phát sinh chi phí ủy quyền

Trường hợp 2: Bên A thông qua sàn giao dịch bất động sản tìm được chỗ ở

ưng ý thì toàn bộ chi phí giao dịch bên A chỉ phải chi cho trung gian là sàn giao dịch

1.2.2 Vai trò của chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch là một thước đo cho mức độ hiệu quả của thị trường tài chính Chẳng hạn, thị trường tài chính với chi phí giao dịch thấp dẫn tới:

+ Tăng mức tiết kiệm và đầu tư

+ Cải thiện tính thanh khoản của thị trường vốn

+ Khuyến khích các khoản đầu tư lớn, dài hạn

+ Tăng hiệu quả của thị trường tài chính, vốn là một tiền đề quan trọng cho phát triển công nghệ (Cách mạng công nghiệp ở Anh- thế kỉ XVIII)

Trang 5

+ Tăng hiệu quả của khu vực sản xuất vật chất và sự vận hành của thị trường hàng hóa

Còn với chi phí giao dịch cao các nhà đầu tư và các nhà sản xuất có thể không

có khả năng tiếp cận đến thị trường tài chính và cả hai không nhận được lợi ích từ khoản tiền cho vay và đi vay Bên cạnh đó chi phí giao dịch là chi phí mà các bên phải

bỏ ra để đi đến thỏa thuận Thông tin không đầy đủ, một bộ phận được đặc quyền đặc lợi, thực thi kém là những lý do khiến các bên ngại thỏa thuận, ngại ra quyết định khi kinh doanh Chi phí giao dịch là nguyên nhân tạo ra tham nhũng

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch

Một cuộc trao đổi chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Những yếu tố này quyết định chi phí của một cuộc trao đổi cao hay thấp

CHI PHÍ GIAO DỊCH THẤP HƠN CHI PHÍ GIAO DỊCH CAO HƠN

Hàng hoá, dịch vụ được chuẩn hoá Hàng hoá, dịch vụ độc đáo

Các quyền đơn giản, rõ ràng Các quyền phức tạp, không chắc chắn

Các bên thân thiện Các bên thù nghịch

Trao đổi ngay lập tức Trao đổi bị trì hoãn

Không có điều xảy ra bất ngờ Nhiều điều xảy ra bất ngờ

Các chi phí giám sát thấp Các chi phí giám sát cao

Một câu hỏi đặt ra là khi nào thì chi phí giao dịch cao và khi nào chi phí giao dịch thấp?

Trang 6

Để kết luận được điều này thì phải xét vấn đề bằng cách xét ba thành phần chi phí của một cuộc trao đổi:

- Xét chi phí tìm kiếm: Chi phí tìm kiếm có khuynh hướng cao đối với hàng hoá

hay dịch vụ độc đáo, và thấp đối với hàng hoá hay dịch vụ đã được chuẩn hoá

- Xét chi phí mặc cả:

+ Chi phí này thấp: trao đổi đơn giản, thông tin công khai

+ Chi phí này cao: cuộc trao đổi phức tạp, thông tin về các giá trị và giải pháp có

tính riêng tư Chi phí trao đổi thấp khi họ làm việc trực tiếp, ở gần nhau và ngược lại Những trường hợp thoả thuận liên quan đến 3 bên hay nhiều hơn 3 bên thường tốn

kém hơn, đặc biệt khi họ ở xa nhau Cuối cùng, các bên muốn soạn thảo hợp đồng, và

điều này cũng tốn kém bởi vì nó phải dự kiến nhiều yếu tố bất ngờ có thể phát sinh

làm thay đổi giá trị trong thoả thuận

- Xét chi phí thực thi: Nó phát sinh khi một hợp đồng cần thời gian để hoàn thành

Một hợp đồng không cần thời gian để hoàn thành thì cũng không có chi phí thực thi Thí dụ một cuộc trao đổi tức thì, trong đó tôi đưa cho bạn một đô la và bạn trao cho tôi một quả dưa hấu Đối với những vụ giao dịch phức tạp, thì việc giám sát hành vi

và trừng phạt những vi phạm hợp đồng đòi hỏi phải tốn kém Nói chung, chi phí thực thi là thấp khi dễ nhận biết những vi phạm hợp đồng và ít tốn kém khi áp dụng biện pháp trừng phạt

- Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, và thực thi các giao dịch hay hợp đồng Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác Vì vậy, chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này

Trang 7

- Quá trình trao đổi thông thường phát sinh chi phí, nhờ một người làm việc nhà cũng phát sinh nhiều chi phí liên quan, từ việc hỏi thăm người quen, đăng báo hoặc đến các trung tâm giới thiệu việc làm, các chi phí này trong một số trường hợp có thể

bỏ qua, điều gì sẽ xảy ra nếu như người làm này hành động cơ hội? Một số trường hợp khác các chi phí này lại rất lớn, người ra quyết định sẽ phải thận trọng hơn Chi phí giao dịch lúc này đóng vai trò như là một loại thuế cho giao dịch Phạm vi của các chi phí này bao gồm tìm kiếm thông tin, đàm phán, giao kết và thực thi hợp đồng, kiểm soát thành quả… các chi phí này không trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất

1.4 Nhƣ ̃ng biê ̣n pháp làm giảm chi phí giao di ̣ch

- Giảm thông tin bất cân xứng, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư

- Thành lập các công ty tài chính, trung gian tài chính

- Cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch cao

Ví dụ:

Để kiếm lời từ thị trường chứng khoán, giảm chi phí là cách cần nghĩ đến Nhà đầu

tư có thể giảm chi phí giao dịch bằng cách đừng giao dịch thường xuyên và đừng dùng ký quỹ Vì ký quỹ là dùng vốn đánh cược Nếu thị trường xuống, nhà đầu tư không thể chủ động về giá bán Ngoài ra, ký quỹ đòi hỏi khoản đầu tư phải tăng ít nhất 25%/năm mới hòa vốn

Để giảm chi phí và tránh rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư là cách hữu hiệu Nếu nhà đầu tư không có thời gian tìm hiểu về cổ phiếu, hãy mua chứng chỉ quỹ, hoặc đầu

tư theo chỉ số

Trang 8

2 LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

2.1 Giới thiệu sơ lƣợc

Hơn hai thập kỉ qua, lý thuyết thị trường về thông tin đối nghịch đã là một lĩnh vực nghiên cứu kinh tế thiết yếu và sống động Ngày nay, mô hình với thông tin không hoàn hảo là những công cụ không thể thiếu được trong bộ công cụ của các nhà nghiên cứu Vô vàn ứng dụng mở rộng từ thị trường nông nghiệp truyền thống ở các nước đang phát triển cho tới những thị trường tài chính hiện đại ở các nước phát triển Những nền tảng của lý thuyết kinh tế này được hình thành vào những năm 1970 là

sự đóng góp công sức của ba nhà nghiên cứu George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz Họ là những người được trao giải Nobel kinh tế năm 2001 vì những phân tích về thị trường có thông tin không cân xứng

George Akerlof đã lần đầu tiên nêu lên khái niệm “thông tin bất cân xứng” trong nghiên cứu của mình về thị trường mua bán ô tô cũ tại Mỹ, nơi mà ông gọi là “Lemon Market” Từ việc phát triển lý thuyết mà Akerlof nêu ra, các nhà kinh tế học Michael

Trang 9

Spence và Joseph Stiglitz đã phân tích biểu hiện cũng như biện pháp khắc phục vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường lao động

Và ngày nay, vấn đề thông tin bất cân xứng gần như xuất hiện ở hầu khắp các thị trường và đòi hỏi mỗi thị trường cần có các cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý thông tin bất cân xứng nhằm hạn chế tác động của nó đến hoạt động của các bên tham gia cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế

Vậy, thông tin bất cân xứng là gì?

2.2 Khái niệm thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng, hay còn gọi là thông tin không đối xứng là việc các bên tham gia hoặc vô tình hoặc cố ý che đậy thông tin, cung cấp thông tin có khi không kịp thời, có khi không đủ độ tin cậy, dẫn đến những quyết định không chính xác trong quá trình giao dịch và gây ra những hệ lụy hoặc hậu quả không tốt (cho một bên hoặc nhiều bên có tham gia)

Ví dụ: người nông dân thường chỉ biết giá lúa qua các phương tiện thông tin đại chúng chứ không biết được các doanh nghiệp áp giá thực tế ra sao Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước chưa nắm bắt và cập nhật đầy đủ thông tin về thị trường để kịp thời hỗ trợ người sản xuất Trong trường hợp này, người sản xuất tất nhiên bị thiệt hại Đối với các nền kinh tế mới nổi, thông tin không đối xứng có những ảnh hưởng rất lớn, nếu thái quá sẽ dẫn đến sụp đổ

Như sự kiện được đăng tin trên Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 09/01/2007, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã thua lỗ hàng trăm triệu đến bạc tỷ do mua cổ phiếu của các công ty lần đầu lên sàn có giá bị đẩy lên quá cao Tiếp đến, là sự bất thường trong hàng loạt các cuộc đấu giá cổ phiếu, khi sự chênh lệch giữa các mức đấu giá thành công quá cao khiến nhiều nhà đầu tư muốn bỏ tiền đặt cọc chạy lấy người

Trang 10

Đây không phải là những trường hợp cá biệt mà có thể trở thành một làn sóng làm

rung chuyển toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam, mà một trong những nguyên

nhân sâu xa chính là hiện tượng thông tin bất cân xứng

2.3 Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng

Hậu quả của sự bất cân xứng trong thông tin là dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức

2.3.1 Lựa chọn đối nghịch (Averse selection)

Lựa chọn đối nghịch hay lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy, nó

xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng

Trang 11

Trên thị trường tài chính, đó là sự lựa chọn của nhà đầu tư nhưng không đem lại lợi ích như mong muốn Lựa chọn đối nghịch gồm hai trường hợp: do không nắm rõ thông tin nên người cho vay có thể có quyết định sai lầm hoặc người vay quyết định không cho ai vay cả

Ví dụ: A là một nhà đầu tư, A đang phân vân giữa Ex và Sa, nên đầu tư vào nơi nào Ex là một công ty đang “ăn nên làm ra” còn Sa đang bị thất thế và có nguy cơ ngưng hoạt động trên thị trường Nếu nắm rõ thông tin, đương nhiên nhà đầu tư sẽ có lựa chọn chính xác là đầu tư cho công ty Ex Khi vấn đề thông tin bất cân xứng xảy

ra, A không biết rõ về cả 2 công ty trên nên rất có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, A sẽ chọn Sa để đầu tư mà không phải là Ex ( vì một lý do khách quan nào đó) Vậy là A đã có một quyết định sai lầm, một lựa chọn đối nghịch, thay vì chọn Ex để hợp tác và ngồi thu lợi nhuận, thì Anh lại chọn Sa - một công ty đang có vấn đề Tất nhiên là A sẽ rất khó để thu lại tiền của mình đừng nói chi đến thu lợi nhuận

Thứ hai, do không có thông tin, không biết lựa chọn và tin vào ai nên A quyết định không chọn ai hết để đảm bảo an toàn cho số tiền của mình, như vậy thì những

kế hoạch hay dự án của Ex cũng không thể tiến hành

Trong cả hai trường hợp, kết quả đều không đem lại lợi ích cho cá nhân và cả

xã hội

2.3.2 Rủi ro đạo đức

Không giống như lựa chọn đối ngịch, rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại

là vấn đề do thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch diễn ra Người cho vay sẽ có rủi

Trang 12

ro là người đi vay sẽ tham gia vào những hoạt động không nên làm bởi vì chúng làm cho khoản cho vay ít có khả năng hoàn lại

Với ví dụ trên, giả sử A quyết định cho công ty Ex vay, công ty Ex dùng số tiền

đó tham gia vào các hoạt động có rủi ro lớn (nó có thể mang lại lợi suất cao nhưng khả năng thất bại cũng cao) Do không nắm được thông tin và lo sợ rủi ro sẽ xảy ra, có thể A sẽ không cho Ex vay nữa

Với các hợp đồng vay ngân hàng hay bảo hiểm thì tâm lý ỷ lại phát sinh từ phía người đi vay hay đi mua bảo hiểm Họ sử dụng tiền vay không đúng mục đích hay do

đã được bảo hiểm nên họ sẽ bất cẩn hơn so với trước khi mua bảo hiểm

Ở thị trường chứng khoán, tâm lý ỷ lại phát sinh nếu như những người đại diện điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích Do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua một số người đại diện để điều hành công ty

Tâm lý ỷ lại sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của những người đại diện thấp Vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ không cao và sự thiệt hại trên phần vốn góp là thấp Chính vì thế, hiện nay tiêu chí đầu tiên để những cổ đông muốn là thành viên của Hội đồng quản trị thì họ phải có một tỷ lệ vốn góp nhất định nào đó

2.4 Các giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng

Các giải pháp thường được áp dụng để hạn chế mức độ ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng:

2.4.1 Cơ chế phát tín hiệu:

Cơ chế phát tín hiệu là việc bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy Với việc phát tín hiệu này,

Ngày đăng: 07/06/2016, 20:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w