UBND TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do- Hạnh phúc Số: 50/KH-SGD Hà Giang, ngày 06 tháng 10 năm 2010 KẾ HOẠCH Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường I. CĂN CỨ LẬP KẾHOẠCH Căn cứ Luật Công nghệ thông tin; Luật Giao dịch điện tử;Nghị định của Chính phủ số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Căn cứ Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008- 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ văn bản số 4937/BGDĐT-CNTT ngày 18/08/2010 của Bộ GD&ĐT v/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010-2011; Thực hiện chủ đề năm học "Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục"; Căn cứ văn bản số 585/SGD-GDTrH ngày 23/8/2010 của Sở GD&ĐT v/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 và hiện trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. II. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC 1. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục Hiện nay, Các phòng GD&ĐT, trường THPT, THCS đã áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Hầu hết cán bộ, giáo viên đã sử dụng máy tính như một công cụ hữu hiện để thực hiện công việc. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở mức phát triển tự nhiên. Việc ứng dụng CNTT để tăng cường hiệu quả công việc còn hạn chế. Chưa khai thác được ưu việt của CNTT để tăng cường các tiện ích trong quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ ứng dụng CNTT: Các trường THCS, THPT hầu hết đã được trang bị máy vi tính; Đường truyền internet được kết nối tới 100% các trường THPT, các phòng GD&ĐT, trên 73% các trường THCS. UDCNTT-Trong QLNT 1/7 2. Các khó khăn, tồn tại cần khắc phục Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin chưa đủ, thiếu đồng bộ. Kinh phí vận hành còn eo hẹp, chưa đủ điều kiện hỗ trợ việc thay đổi phương thức làm việc trong môi trường công nghệ mới. Ðội ngũ cán bộ, giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT vào quản lý và chuyên môn chưa nhiều. III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG 1. Quan điểm - Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý chuyên môn và phục vụ công tác. - Tạo ra một kênh thông tin liên lạc hai chiều nhằm trao đổi, nắm bắt những vấn đề của giáo dục được đông đảo các tầng lớp xã hội quan tâm. 2. Mục tiêu Mục tiêu chung - Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học để đổi mới quản lý và nâng cao chât lượng giáo dục. - Tích cực sử dụng mạng máy tính và Internet để cung cấp thông tin phục vụ quản lý chuyên môn Mục tiêu cụ thể: - Bảo đảm 80% các thông tin quản lý chuyên môn, điều hành của các đơn vị được đưa vào phần mềm quản lý chung. - Tỷ lệ cán bộ quản lý sử dụng ứng dụng QLNT trong quản lý kết quả học tập của học sinh, quản lý cơ bản trường học là 100%. - Tỷ lệ triển khai sử dụng thống nhất phần mềm ứng dụng quản lý nhà trường tại các trường THPT, trường Cấp 2, 3, trường THCS&THPT và các trường THCS, PTCS thuộc phòng GD&ĐT các huyện thị là 100% . - Giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ; yêu cầu tối thiểu cán bộ quản lý, giáo viên phải biết khai thác, sử dụng được phần mềm QLNT phục vụ cho công việc. - Đảm bảo tốc độ và thời gian thông tin liên lạc ở khoảng cách xa, các đơn vị phải kết nối internet 100%. Đến tháng 12/2010. IV. NỘI DUNG KẾHOẠCH XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG 1. Nhiệm vụ 1: xây dựng hình thức, nội dung 1.1 Hình thức: Đưa ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành nhà trường, tổng hợp số liệu, lưu trữ, báo cáo . UDCNTT-Trong QLNT 2/7 1. 2 Nội dung: - Ứng dụng trong quản lý: Hệ thống phần mềm quản lý phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn, sơ yếu lý lịch học sinh, báo cáo thống kê, trong các trường phổ thông, được ứng dụng nhằm đáp ứng được hai yêu cầu tiên quyết: + Đơn giản, dễ sử dụng. Phần mềm cho phép mọi cán bộ, giáo viên dù khả năng về tin học chỉ ở mức biết soạn thảo văn bản cũng có thể sử dụng dễ dàng. + Hiệu quả. Phần mềm giải quyết được một cách đầy đủ các yêu cầu thiết yếu trong công tác quản lý. Hệ thống phần mềm đáp ứng các chức năng chính: 1.2.1. Phần mềm Quản lý nhà trường (Phiên bản trực tuyến, trước mắt trong năm học 2010-2011 thực hiện bắt buộc với các trường Phổ thông trực thuộc Sở và các trường THCS trên địa bàn trung tâm các huyện, thành phố. Năm học tiếp theo là 100% các trường Trung học trong tỉnh). - Quản lý học sinh: + Quản lý sơ yếu lý lịch mỗi học sinh: Công cụ tìm kiếm học sinh theo độ tuổi, nơi cư trú, dân tộc, giới tính, hoàn cảnh gia đình, tình trạng học tập phục vụ công tác thống kê phổ cập giáo dục . + Quản lý giáo viên: Quản lý sơ yếu lý lịch mỗi giáo viên Công cụ tìm kiếm giáo viên theo độ tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ, loại hình đào tạo, tình trạng giảng dạy . - Quản lý điểm (Theo đúng quy chế): Tự động tính điểm trung bình môn, xếp loại môn học Tự động kiểm tra nhập thừa, thiếu điểm các bài thi bài kiểm tra In bản điểm cá nhân cho mỗi giáo viên . Chức năng ghép nối bảng điểm cho phép nhiều người nhập dữ liệu đồng thời trên nhiều máy tính khác nhau Tự động tổng hợp kết quả học tập Tự động tính điểm trung bình, xếp loại học lực học kỳ và cả năm Tự động đánh giá học sinh lên lớp, ở lại, thi lại, danh hiệu thi đua In phiếu báo kết quả học tập cho mỗi học sinh . Thống kê kết quả học tập Thống kê kết quả học tập của học sinh theo lớp học, khối học và toàn trường +Thống kê kết quả giảng dạy: Thống kê kết quả giảng dạy của giáo viên và tổ chuyên môn - Thống kê EMIS Thống kê thông tin về học sinh, đánh giá học sinh, đánh giá môn học - Quản lý thi: Tự động đánh số báo danh, xếp phòng thi Tổng hợp kết quả thi theo phòng thi, theo lớp học Thống kê kết quả thi theo lớp học, khối học và toàn trường UDCNTT-Trong QLNT 3/7 Thống kê kết quả thi theo giáo viên và tổ chuyên môn - Quản lý thi lại: Tự động đánh giá học sinh lên lớp, ở lại sau khi kiểm tra lại +Trích báo cáo & Ghép nối dữ liệu: Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT có thể ghép nối dữ liệu chung cho cả huyện, cả tỉnh tự động qua internet. Sau khi ghép nối Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT có đầy đủ thông tinh chi tiết về sơ yếu lý lịch của từng học sinh, từng giáo viên trong huyện/tỉnh. Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT cũng sẽ quản lý được chi tiết điểm thành phần, kết quả học tập của từng học sinh trong huyện/tỉnh. 2. Nhiệm vụ 2: Công tác chuẩn bị Các đơn vị nghiêm túc thực hiện hoàn thành chậm nhất ngày 30/10/2010 các nội dung sau: 2.1 Chuẩn bị nhân lực thực hiện. - Sở GD&ĐT: + Thành lập ban quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý trường học. Cử cán bộ kiêm nhiệm đảm nhiệm trực tiếp làm đầu mối triển khai ứng dụng (Yêu cầu nắm vững cơ chế quản lý chuyên môn, có khả năng sử lý về kỹ thuật hệ thống phần mềm Quản lý, có khả năng triển khai hiệu quả các ứng dụng) đồng thời bố trí thời gian hợp lý để cán bộ hoàn thành nhiệm vụ; + Thành lập nhóm hỗ trợ trực tuyến để đảm bảo triển khai thành công các ứng dụng CNTT. + Xây dựng quy định sử dụng, khai thác nội dung thông tin trên phần mềm quản lý nhà trường. - Các đơn vị: + Khối phòng GD&ĐT các huyện, thành phố: Ra quyết định cử chuyên viên phụ trách CNTT phụ trách phần mềm QLNT; + Khối các trường học: Ra quyết định cử cán bộ/giáo viên phụ trách CNTT phụ trách phần mềm QLNT. 2.2 Chuẩn bị cơ sở vật chất: - Sở GD&ĐT: Chọn phương án mua hoặc thuê máy chủ; Bố trí 01 bộ máy tính phục vụ quản lý. - Phòng GD&ĐT các huyện thị: 01 bộ máy tính cấu hình phù hợp, đường truyền ADSL, webcam có mic, lưu điện . - Các trường phổ thông: 01 bộ máy tính cho ban giám hiệu, có webcam + Mic để được hỗ trợ trực tuyến; 01 bộ máy vi tính/1 tổ chuyên môn. Yêu cầu nối mạng internet 100%. 2.3 Kinh phí thực hiện - Kinh phí tập huấn, tập huấn từ xa do Sở GD&ĐT chi trả. - Kinh phí thuê máy chủ (hoặc mua máy chủ dùng riêng cho toàn ngành), dịch vụ internet hoặc mua phần mềm dùng riêng với trường chưa có internet lấy UDCNTT-Trong QLNT 4/7 từ nguồn kinh phí nhà nước cấp do các đơn vị thụ hưởng chi trả (Mức đóng góp xem tại phụ lục). - Chế độ phụ cấp hoặc quy đổi ra số tiết cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm phụ trách chính việc quản lý, khai thác phần mềm của các đơn vị chi trả theo các quy định hiện hành. 3. Nhiệm vụ 3: Xây dựng nền tảng phục vụ triển khai a) Xây dựng hạ tầng truyền thông - Củng cố việc hệ thống Mạng hiện có. Trang bị thiết bị để sử dụng, khai thác đường truyền ADSL miễn phí của Viettel. Tiến tới trang bị đường truyền cáp quang với giá ưu đãi giảm 50% cước phí. - Xây dựng và nâng cấp các mạng nội bộ (LAN). b) Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn Xây dựng cơ sở dữ liệu QLNT chung cho toàn tỉnh trên phần mềm quản lý nhà trường. 4. Nhiệm vụ 4: Đào tạo cán bộ, giáo viên; xây dựng hệ thống văn bản thực hiện a) Đào tạo cán bộ, giáo viên Tổ chức tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ, giáo viên đề đáp ứng việc thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường bằng phần mềm. b) Xây dựng hệ thống văn bản thực hiện - Quy định tổ chức và hoạt động của phần mềm quản lý. Xây dụng quy định cập nhật dữ liệu. - Thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý …. V. GIẢI PHÁP 1. Giải pháp về tài chính Ban lãnh đạo Sở, phòng kếhoạch tài chính, thủ trưởng các đơn vị nghiên cứu xem xét bố trí đủ nguồn kinh phí đề xây dựng hệ thống phần mềm QLNT, duy trì hệ thống và kinh phí cập nhật dữ liệu. Kinh phí duy trì, cập nhật dữ liệu hàng năm được bảo vệ kếhoạch và nguồn kinh phí cấp từ nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động chuyên môn. 2. Giải pháp về nguồn nhân lực Sở GD&ĐT bố trí cán bộ phụ trách, là người trực tiếp quản trị hệ thồng phần mềm quản lý nhà trường. Các đơn vị phân công cán bộ, giáo viên phụ trách chuyên môn của các lĩnh vực có trách nhiệm đảm bảo cập nhật thông tin chính xác. UDCNTT-Trong QLNT 5/7 3. Giải pháp về tổ chức thực hiện Kếhoạch được triển khai tới toàn bộ các tổ chức đoàn thể, các bộ phận, tổ chuyên môn quán triệt thực hiện. Bố trí thời gian, kếhoạch cụ thể từng giai đoạn triển khai. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đáp ứng yêu cầu công việc từng giai đoạn. 4. Các giải pháp khác Tổ chức đào tạo tập huấn một số kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên trong các đơn vị. Tổ chức theo các chuyên đề cụ thể đáp ứng với nhu cầu của từng cá nhân. Triển khai việc thực hiện tới cán bộ quản lý các đầu mối như lãnh đạo các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giao cho phòng GDTrH tham mưu với Ban Giám đốc về nguồn lực, nhân sự và các điều kiện thực hiện kế hoạch; Xây dựng lập phương án tổ chức thực hiện các nội dung đề cập trong bản kếhoạch này. Các phòng chức năng Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, Hiệu trưởng các trường học và các cá nhân có trách nhiệm tham gia, thực hiện kếhoạch của ngành./. Nơi nhận : - Cục CNTT-Bộ GD&ĐT; - Ban Giám đốc; - Các phòng CN; - Các Phòng GD&ĐT; - Các trường THPT, THCS&THPT; - Lưu: VT, GDTrH. GIÁM ĐỐC Đã ký Lương Văn Soòng UDCNTT-Trong QLNT 6/7 PHỤ LỤC DỰ TRÙ KINH PHÍ XÂY HỆ THỐNG QLNT TRONG NGÀNH GIÁO DỤC - Đề xuất 2 phương án lựa chọn: 1. Phương án 1: Chi mua mới máy chủ (Khấu hao sử dụng 3 năm) Giá (đồng) 1 Mua mới máy chủ 97.900.000 2 Windows Server Enterprise 2008 32bit/ x64 English 1PK DSP OEM CD 1-8CPU 25Clt (P72-02977) – Hệ điều hành máy chủ 55.770.000 3 Thuê chỗ đặt máy chủ (gồm cả dịch vụ mạng) 37.900.000/năm Tổng cộng: 191.570.000 2. Phương án 2 2.1. Chi phí thuê dịch vụ mạng (máy chủ dùng riêng): 1 Cho 01 trường (tùy theo số học sinh, dung lượng truy cập) Trung bình: 250.000/tháng/Đơn vị (Tối thiểu có 50 trường sử dụng) 2.2. Đối với các trường chưa có internet tốc độ cao 1 Mua bản quyền PM chạy trên máy đơn (1 lần duy nhất dùng mãi mãi cho 1 trường)/ 1 máy tính; giảm 50% máy thứ 2. 1.000.000 - Tổng phương án 1 : + Năm đầu: 191.570.000 đ. + Năm tiếp theo: 37.900.000đ/năm (giá thay đổi tùy theo quy định phí internet do bộ Bưu chính viễn thông quy định). - Tổng phương án 2: + Tổng 2.1: Mỗi đơn vị 250.000 đ/tháng. + Tổng 2.2: Mỗi đơn vị 1.000.000 đ. ------------- Hết ---------------- UDCNTT-Trong QLNT 7/7 . đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008- 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ văn bản số 4937/BGDĐT -CNTT ngày 18/08/2010. 4937/BGDĐT -CNTT ngày 18/08/2010 của Bộ GD&ĐT v/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010-2011; Thực hiện chủ đề năm học "Tiếp tục đổi mới quản lý và