Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
27,3 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀPHÁTTRIỂNBỀNVỮNGVÀPHÁTTRIỂNXANH 1.1. Tổngquanvềpháttriểnbềnvững 1.1.1. Khái niệm Trên thế giới, thuật ngữ “phát triểnbền vững” được biết đến từ những năm 70 của thể kỷ trước, tuy nhiên vào thời bấy giờ nhân loại vẫn chưa có một hình dung cụ thể về nội hàm và con đường để đi tới pháttriểnbền vững. Song khái niệm này cũng khuấy động các nhà khoa học về kinh tế, xã hội, môi trường…. Pháttriểnbềnvững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự pháttriểnvề mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục pháttriển trong tương lai. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa . riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Đặc biệt trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) năm 1980, nội dung của pháttriểnbềnvững đã được đưa ra như sau: “Sự pháttriển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới pháttriển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học.” Khái niệm này đã được phổ biến nhờ báo cáo Brundtland vào năm 1987 của Ủy ban Môi trường vàPháttriển thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Theo báo cáo này, pháttriểnbềnvững được hiểu là: “Sự pháttriển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” 1 1 Theo wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB %AFng Nói cách khác, pháttriểnbềnvững phải đảm bảo có sự pháttriển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, chính phủ và các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội – môi trường. Trên đây là những khái niệm đầu tiên vềpháttriểnbền vững, tuy nhiên cho đến nay, các nhà khoa học, trên các lĩnh vực và diễn đàn khác nhau vẫn chưa đưa ra một định nghĩa nào thống nhất. Dưới đây là một số định nghĩa vềpháttriểnbềnvững tồn tại trên thế giới: - Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết pháttriểnbền vững, nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự pháttriển kinh tế. - Tác giả David Munro cho rằng: Bềnvững không phải là mục tiêu chính xác mà là một tiêu chuẩn đối với quan điểm và hành động, đó là: “Một quá trình tiếp diễn, có tính lặp đi, lặp lại, thông qua kinh nghiệm trong việc quản lý các hệ thống phức hợp, được tích lũy lại, được đánh giá và được vận dụng” - Stephan Viederman xác định: “Bền vững không phải là vấn đề kỹ thuật cần giải quyết, mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động của chúng ta” Tựu chung lại, mặc dù còn tồn tại nhiều định nghĩa vềpháttriểnbềnvững trên thế giới, nhưng tất cả đều đi tới một sự thống nhất có tính tương đối về khía cạnh và bản chất của pháttriểnbền vững. Mỗi mục tiêu pháttriển đều có vị trí riêng của nó, song nó phải gắn với những lợi ích khác để đi tới sự pháttriển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lại của xã hội loài người. Khái niệm “Phát triểnbền vững” bắt đầu pháttriển trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ trước và được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Dù xuất hiện khá muộn ở nước ta, nhưng khái niệm này đã được nghiên cứu vàpháttriển khá rộng. Thuật ngữ này được giới khoa học tiếp thu nhanh, cùng với đó là hàng loạt những nghiên cứu liên quan mà ta có thể kể tới như: Tiến tới môi trường bềnvững (1995 – Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội) trong đó cho ta thấy tiền trình này đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bềnvữngvề mặt kinh tế, bềnvữngvề mặt nhân văn, bềnvữngvề mặt môi trường vàbềnvữngvề mặt kỹ thuật; Nghiên cứu xây dựng tiêu chí pháttriểnbềnvững cấp quốc gia ở Việt Nam – giai đoạn I (2003 – Viện Môi trường vàpháttriểnbên vững, Hội liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tiến hành) cùng với sự tham khảo kinh nghiệm từ các nước Trung Quốc, Anh và Mỹ tác giả đã đưa ra tiêu chí cụ thể của phát triểnbềnvững là bềnvữngvề kinh tế, xã hội và môi trường; Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp (1997 – Phạm Xuân Nam) Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm pháttriểnbền vững: Pháttriển xã hội, pháttriển kinh tế, bảo vệ môi trường, pháttriển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc tế vềpháttriển . Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đều định hướng theo khái niệm pháttriểnbềnvững của Brundtland và tính thích ứng của các chỉ báo đối với Việt Nam ở cấp độ vùng miền hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được chỉ rõ. Bên cạnh đó, ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, nhằm hướng tới phát triển, nhà nước ta đã có chủ trương gắn liền pháttriển kinh tế với pháttriển xã hội, nhằm hướng tới một sự pháttriển dài hạn. Tại đại hội Đảng VI đã nêu rõ: Trình độ pháttriển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của hoạt động kinh tế 2 (Văn kiện đại hội 2 Văn kiện đại hội Đảng VI, nhà xuất bản Sự thật Đảng VI, nhà xuất bản sự thật). Từ đó, chúng ta cũng đưa một khái niệm chung cho pháttriểnbền vững: Pháttriển nhanh, hiệu quả vàbền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Pháttriển kinh tế gắn chặt với bảo vệvà cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo, môi trường thiên nhiên, gìn giữ đa dạng sinh học. 3 (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, tr 162, Nhà xb chính trị quốc gia Hà Nội). Có thể thấy rằng, ở Việt Nam khái niệm vềpháttriểnbềnvững có xu hướng đi theo khái niệm của Brundtland, trong đó sự pháttriển để hướng tới sự lâu dài dược thể hiện qua ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, sự pháttriển kinh tế phải gắn liền với lợi ích pháttriển của xã hội, nhằm hướng tới những lợi ích xã hội như: giảm chênh lệch giàu nghèo, tăng lợi ích công cộng, gia tăng chất lượng cuộc sống. Ngoài ra sự pháttriển của kinh tế cũng không thể tách rời với sự pháttriển của những công nghệ mới, những nguyên liệu và năng lượng mới. Con người pháttriển những nguồn năng lượng sạch và dần chuyển sang sử dụng những nguồn năng lượng có thể tái tạo được như sức gió, năng lượng mặt trời 1.1.2.Các mặt của pháttriểnbềnvững Theo khái niệm Pháttriểnbềnvững của Brundtland mà Việt Nam có xu hướng nghiên cứu theo thì pháttriểnbềnvững được đồng ý có sự tác động trên cả ba mặt gồm có kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.2.1 Kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đâu người (PCI) trong một thời gian nhất định. 3 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr 162, nxb Chính trị quốc gia Pháttriển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Qua hai khái niệm ta có thể thấy được sự khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế vàpháttriển kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về vật chất, số lượng, tích luỹ và bành trướng thì pháttriển - với phạm vi rộng hơn, nó bao hàm cả tăng trưỏng kinh tế. Cùng với đó, sự pháttriển còn quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần. Pháttriểnbềnvữngvề mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóa hoặc dịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh. Pháttriểnbềnvững kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăng trưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, cứu xét xem có gì bị hư hại, bị phí phạm. Theo quan điểm của trường phái pháttriểnbền vững, thì sinh lực kinh tế của một xã hội tùy thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề giá trị thặng dư bằng cách sử dụng giá trị thặng dư để trao đổi và bù đắp những thiệt hại do sự pháttriển kinh tế đơn thuần gây ra. Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ… Đối với những sản phẩm được chế tạo nguồn gốc thiên nhiên, vấn đề chủ yếu là phải xét xem tài nguyên thiên nhiên đó có khả năng tái tạo hay không. Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm có khả năng thay thế. Muốn vậy, phải cộng thêm vào giá thành sản phẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu vàpháttriển các sản phẩm thay thế. Nói cách khác, bềnvữngvề kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng. Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP bình quân theo đầu người của mọt quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó. Hiện nay mặc dù GDP đang được sử dụng rộng rãi với giá trị như một chỉ số, tuy nhiên nó cũng còn gây nhiều tranh cãi trong đó bao hàm cả ý nghĩa của sự pháttriểnbền vững. Nói cách khác, nếu chỉ dựa vào sự tăng lên của GDP của một nền kinh tế thì không thể khẳng định nền kinh tế đó pháttriểnbền vững. GDP của một nước hay một vùng lãnh thổ có thể tăng lên đang kể nhờ vào việc khai thác tài nguyên hay nhờ vào nguồn vốn đầu tư được rót vào nó. Lấy một ví dụ đơn giản, trữ lượng lớn về phosphates làm cho người dân Nauru trở thành một trong những người có thu nhập bình quân cao nhất trên thế giới, song, từ năm 1980 khi nguồn cung cấp giảm thì chất lượng cuộc sống của họ lại giảm đi.Tương tự với những nước có trữ lượng dầu lửa lớn. Họ có thể có sự sung túc không cần đến sản xuất, tuy nhiên nó sẽ không thể như vậy khi không thể khai thác dầu. Vì lý do trên, chúng ta không thể chỉ xét sự phát triểnbềnvữngvề kinh tế chỉ bằng sự tăng trưởng của GDP hay GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, ta phải xem xét đến một cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo cho sự tăng trưởng của GDP ổn định. Để pháttriểnbền vững, cơ cấu nền kinh tế không được phụ thuộc vào khai thác tài nguyên hay tăng trưởng do đầu tư ồ ạt mà không đạt hiệu quả kinh tế. Ta đã thấy hậu quả trong pháttriển của việc tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ở những ví dụ trên. Vậy việc đầu tư ồ ạt, liệu có đưa đến những hậu quả vềpháttriển như vậy. Ta có thể thấy rằng, vốn là một yếu tố quan trọng trong pháttriểnvà thúc đẩy sự phát triển. Bất kỳ một quốc gia, một nền kinh tế nào cũng cần có vốn để pháttriển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất…. Tuy nhiên khi một luồng tiền vào ồ ạt và nền kinh tế không thể hấp thụ kịp những nguồn vốn này thì sẽ cho ta thấy sự non yếu của nền kinh tế. Khi luồng tiền đầu tư vào nhiều, chỉ số tăng trưởng sẽ tăng lên. Cũng có thể nói, tăng vốn đồng nghĩa với tăng trưởng. Tuy nhiên vốn này không được sử dụng hiệu quả, vì một hay nhiều lý do nào đó như cơ sở hạ tầng kém, quản lý chưa chuyên nghiệp hay năng lực sản xuất có hạn, thì dần dần nền kinh tế không được rót vốn vào nữa. Kèm theo đó là sự giảm sút tăng trưởng. Hay nói cách khác, khi sự pháttriển của một nền kinh tế phụ thuộc quà nhiều vào đầu tư mà không tạo nên hiệu quả thì sự pháttriển đó không thể lâu dài và tạo ra giá trị bền vững. Có thể nói rằng, để xây dựng một một nền kinh tế bền vững, ta nên chú trọng vào nghiên cứu để cải tiến công nghệ, pháttriển công nghiệp xanh, tìm ra những nguyên liệu có thể tái chế và không ảnh hưởng tới môi trường. Có như vậy, nền kinh tế mới có thể mạnh mẽ tạo ra giá trị thặng dư mang tính dài hạn. Ta cũng không thể quên rằng, sự pháttriển kinh tế phải đi đôi với pháttriển xã hội bởi mục đích cuối cùng của pháttriểnbềnvững là nâng cao cuộc sống của con người, hướng con người tới một thế giới tốt đẹp hơn. 1.1.2.2. Xã hội Pháttriểnbềnvữngvề mặt xã hội cũng có nghĩa nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người. Đó cũng chính là sự pháttriển tự sinh do chính xã hội ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự pháttriển ngoại sinh, sống nhờ hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngoài, muốn vậy phải giảm đói nghèo, nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người, mọi người cùng tham gia vào quá trình pháttriểnvà mọi người cùng hưởng lợi từ quá trình phát triển. Như đã nói ở trên, mọi sự pháttriển kinh tế cần phải đi đôi với pháttriển xã hội, bởi mục đích cuối cùng của mội sự pháttriển đều nhằm hướng tới sự pháttriển của xã hội loài người, nhằm nâng cao cuộc sống cho con người. Trên thế giời cũng đã đưa ra những tiêu chí cho sự pháttriển của xã hội như hệ số Gini – dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1. Chỉ số Gini (Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, được tính bằng hệ số Gini nhân với 100. Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập). Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Bên cạnh đó để đánh giá sự pháttriển xã hội chúng ta còn sửa dụng chỉ số pháttriển con người HDI. Pháttriển con người chính là, và phải là, sự pháttriển mang tính nhân văn. Đó là sự pháttriển vì con người, của con người và do con người.Quan điểm pháttriển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no. Chỉ số pháttriển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự pháttriển của một quốc gia. Chỉ số này được pháttriển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm 1990 HDI là một thước đo tổng quát vềpháttriển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau: 1. Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. 2. Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học). 3. Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người 1.1.2.3 Môi trường Như đã phân tích ở trên, với phạm trù pháttriểnbềnvững được nghiên cứu với ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường, để pháttriển kinh tế và xã hội bềnvững ta phải giải được bài toán do môi trường đặt ra. Trong bất kỳ phương án quy hoạch pháttriển nào theo hướng bềnvững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự pháttriên kinh tế - xã hội không làm suy thoái hoặc hủy diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ô nhiễm. 1.2. Tổngquanvềpháttriểnxanh 1.2.2. Định nghĩa Hiện nay, trên thế giới, cụm từ pháttriểnbềnvững đã trở nên phổ biến, nó trở thành một mục tiêu cho sự pháttriển của nhiều quốc gia cũng như vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy có sự xuất hiện của một thuật ngữ mới đó là “phát triển xanh”. Pháttriểnxanh là một khái niệm về sự pháttriển hướng tới bềnvững của một đất nước hay vùng lãnh thổ. Tuy nhiên cụm từ này thường được sử dụng trong việc quản lý, quy hoạch và sử dụng tài nguyên đất bao gồm quy hoạch thành phố, kiến trúc, lên kế hoạch pháttriển môi trường hay xây dựng khu công nghiệp. Điểm khác nhau cơ bản giữa pháttriểnxanh với pháttriểnbềnvững đó chính là sự pháttriểnxanh nhằm tới sự bềnvữngvề môi trường thông qua những quyết định về kinh tế và xã hội. Chúng ta đều biết nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới là có hạn. Và khi con người sử dụng tài nguyên để pháttriển kinh tế sẽ làm tài nguyên nghèo đi theo sự lớn lên của nền kinh tế. Nói cách khác, nếu con người lạm dụng vào tài nguyên thì có thể sự pháttriển kinh tế không làm chúng ta giàu lên mà có thể làm chúng ta “nghèo” đi. Nhận thức được vấn đề này, loài người ngày càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc pháttriển gắn liền với sự bảo tồn tự nhiên, bảo vệ môi trường và tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Chính vì lý do trên, pháttriểnxanh trở thành một mục đích cho sự pháttriển của nhiều lĩnh vực, nhiều nền kinh tế. 1.2.3. Quy mô của pháttriểnxanhPháttriểnxanh là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với pháttriểnbền vững. Nó hướng tới một sự pháttriển thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo cho sự pháttriển của tương lại. Chính vì những lý do trên, nội hàm của pháttriểnxanh cũng bao trùm lên những nội dung của pháttriểnbền vững. Đó là sự pháttriển trên cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, mỗi sự pháttriển trên từng bình diện cuộc sống, kinh tế đề phải quan tâm tới sự đảm bảo xanh – tự đảm bảo cho môi trường của chúng ta. Về kinh tế: Để phát triển, một nền kinh tế cần vận hành để tăng khả năng tăng lên về mọi mặt và hướng tới đảm bảo sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế. Để hướng tới sự pháttriển xanh, các mặt của nền kinh tế phải pháttriển theo hướng thân thiện với môi trường, với kết cấu hợp lý đảm bảo không gây tổn hại tới môi trường sống, ảnh hưởng tới lợi ích thế hệ tương lại. Cụ thể, công nghiệp trong cơ cấu ấy phải pháttriển dựa trên những nguồn nguyên liệu tự nhiên, có thể tái chế và không tạo ra chất thải công nghiệp gây ô nhiễm. Một ví dụ dễ thấy đó chính là việc sử dụng năng lượng gió để phát điện. Các máy phát điện lợi dụng sức gió đã được sử dụng nhiều ở các nước châu Âu, Mỹ và các nước công nghiệp pháttriển khác. Sau thảm họa Chernobyl (Ukraine 1986), cuộc đấu tranh đòi hủy bỏ các nhà máy điện nguyên tử tại Đức diễn ra ngày càng mãnh liệt nên điện bằng sức gió pháttriển rất mạnh, sản lượng đã vượt xa sản lượng thủy điện và trở thành nguồn năng lượng đáng kể trên cường quốc công nghiệp này. Ưu điểm dễ thấy nhất của điện bằng sức gió là không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng, khác hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng gần dòng [...]... tại và trong tương lại Vì lẽ đó, yếu tố môi trường luôn là điều không thể thiếu trong tiêu chí đánh giá về sự pháttriểnxanh Tóm lại, ta có thể thấy, cũng như phát triểnbền vững, pháttriểnxanh tồn tại trong ba mặt của sự pháttriển là: kinh tế, xã hội và môi trường Mỗi mặt này lại có sự tác động qua lại với nhau và trong đó yếu tố môi trường là một yếu tố không thể thiếu để ta xét một sự phát triển. .. gì phân tích ở trên, ta có thể thấy pháttriểnxanh không chỉ bao quanh ngoài vấn đề kinh tế, nó còn đi sâu hơn vào trong cơ cấu nền kinh tế, cụ thể là từng ngành, từng lĩnh vực của một nền kinh tế Để hướng tới phát triểnbềnvững là sự phát triểnbềnvững của từng tế bào nền kinh tế Về xã hội: Mục đích của sự pháttriển trong xã hội loài người luôn là vì cộng động và để nâng cao chất lượng cuộc sống... đời sống lành mạnh Trong quá trình pháttriển xanh, chúng ta xác định vai trò của xã hội và sự pháttriển của xã hội cũng là mục tiêu cần đạt đến Con người phải là nhân tố hàng đầu để thúc đẩy sự pháttriển xã hội Nói cách khác, chúng ta cần xây dựng một xã hội với nền móng từ những con người được đào tạo và tư duy phù hợp với sự pháttriển đó Nói ba mặt của sự pháttriển luôn găn kết chặt chẽ với nhau... chân không thể thiếu trong chiếc kiềng ba chân của sự pháttriển Khi con người giàu có hơn và hành vi của họ ý thức về một sự pháttriểnxanh thì cũng là lúc họ ý thức hơn về trách nhiệm xã hội của bản thân Mỗi người dân ý thức được phải làm cuộc sống của mình phải lành mạnh thì xã hội cũng từ đó đi lên theo hướng tích cực Nói tóm lại, để pháttriển toàn xã hội, mỗi con người trong xã hội ấy phải đẩy... trên, xã hội pháttriển đồng bộ cả về cơ cấu sẽ là một xã hội với những lợi ích vì toàn dân Cuộc sống pháttriểnxanh để mọi người hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần Trong sự gia tăng không ngừng về dân số, sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và biến đổi môi trường, cuộc sống của chúng ta có được hiện đại hơn nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn đe dọa về một đời sống... Về môi trường: Nói đến pháttriển xanh, có thể nói là nói tới khái niệm của sự thân thiện với môi trường Trong đó, mọi người hướng về một cuộc sống xanh hơn – gần gũi với tự nhiên và bảo vệ tự nhiên như một cộng đồng Bởi cuộc sống của chúng ta được bao bọc bởi bầu khí quyển, ta thở bằng không khí để sống, uống nước và làm ra mọi vật từ đất Chúng ta có trách nhiệm phải gìn giữ cho những thế hệ sau và. .. pháttriển sản phẩm của mình thân thiện với môi trường hơn thông qua việc giảm nhiên liệu tiêu thụ hay thay đổi nhiên liệu chạy máy truyền thống là xăng để đến với nguồn nguyên liệu thân thiện hơn như hydro hay năng lượng mặt trời Cơ cấu kinh tế trong sự pháttriểnxanh không chỉ dừng lại ở việc pháttriển một nền công nghiệp thận thiện hơn với môi trường Cơ cấu kinh tế cũng dần thay đổi để phát triển. .. với môi trường Cơ cấu kinh tế cũng dần thay đổi để pháttriểnvề dịch vụ, những ngành công nghiệp không khói nhưng lại làm gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân Trong đó, nền nông nghiệp cũng đề cao tới sự tác động của bản thân nó tới môi trường xung quanh Đó là mội trường nước, môi trường đất Ta không thể có sự pháttriển xanh, sự pháttriển mang tính lâu dài khi mỗi người dân đều phá hoại chính... các nhu cầu trong nhà và cung cấp điện cho thành phố khi không dùng hết điện Trạm điện này càng có ý nghĩa lớn hơn khi thành phố bất ngờ bị mất điện Bên cạnh đó, sản phẩm công nghiệp được sử dụng nhằm mục đích pháttriển vì cộng đồng không gây ô nhiễm Khi người dân có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường từ trong hành vi lối sống của bản thân thì những sản phẩm xanh được ưa chuộng và trở thành lợi thế... một ví dụ cụ thể là sản phẩm bóng giặt quần áo đã rất được ưa chuộng tại các khu vực pháttriển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay Hồng Kong Lợi thế của sản phẩm này là làm sạch quần áo mà không cần hóa chất hay bột giặt, giá cả hợp lý và đặc biệt nhờ sản phẩm mà người tiêu dùng tiết kiệm được nước – một tài nguyên quý giá và tối cần thiết cũng như không gây hại tới môi trường Một ví dụ minh họa cụ thể hơn, . TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN XANH 1.1. Tổng quan về phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm Trên thế giới, thuật ngữ phát triển bền vững . vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường và bền vững về mặt kỹ thuật; Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền