Tên bài: NHỮNGNÉTCƠBẢNCỦAMÔNPHỤSẢN Bài giảng: lý thuyết Thời gian giảng: 01 tiết Địa điểm giảng bài: giảng đường Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải: 1. Kể tên được 4 phần củamôn học PhụSản 2. Nói được nội dung chính của từng phần Đại cương Mônphụsản là môn học về các bệnh của riêng người phụ nữ bao gồm các bệnh của bộ máy sinh dục và tất cả những gì liên quan đến bộ máy sinh dục nữ. Trước đây nội dung học tập củamônphụsản chỉ gồm 2 phần: + Phụ khoa: bệnh của bộ máy sinh dục ngoài thời kỳ thai nghén, sinh đẻ + Sản khoa là tình trạng thai nghén, sinh đẻ và các bệnh lý liên quan đến sinh đẻ. Ngày nay khoa học đã phát triển hơn nhiều, nội dung củamônphụsản mở rộng ra bao gồm có 4 phần: + Phụ khoa + Sản khoa + Sơ sinh sớm: trong 7 ngày đầu sau khi đẻ + Kế hoạch hóa gia đình: các nội dung giúp cho cặp vợ chồng có thể chủ động về số con, thời gian sinh con bao gồm các biện phá tránh thai, các biện pháp đình chỉ thai trong trường hợp xảy ra thai nghén ngoài ý muốn và điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng bị vô sinh. 1. Phần sản khoa: sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý - Sản thường nghiên cứu về cơ chế thụ thai, sự phát triển của thai và phần phụcủa thai, các biến đổi củacơ thể người mẹ trong thai kỳ, cơ chế chuyển dạ, cơ chế đẻ và những thay đổi để trở về bình thường củacơ quan sinh dục trong thời kỳ hậu sản. - Sản khó nghiên cứu các trường hợp đẻ khó vì các nguyên nhân khác nhau làm cho cuộc đẻ diễn ra không bình thường, phải có sự can thiệp tích cực của người cán bộ y tế. Nguyên nhân gây ra đẻ khó có thể là từ phía người mẹ, từ phía thai hay do các phần phụcủa thai - Sản bệnh lý nghiên cứu diễn biến thai nghén ở nhữngphụ nữ bị mắc các bệnh lý sẵncó trước khi có thai hay một số bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ. Trong sản khoa nổi bật lên là vấn đề cấp cứu như: cấp cứu băng huyết, cấp cứu sang chấn sản khoa, cấp cứu nhiễm khuẩn sản khoa. Băng huyết vẫn luôn là nguy cơ hàng đầu đe doạ tử vong của người mẹ. Hầu hết các cấp cứu trong sản khoa là vô cùng cấp thiết. Quyết định xử trí rất linh hoạt và thay đổi từng giờ, từng phút tuỳ theo diễn biến của chuyển dạ. Mục đích chính củasản khoa là “mẹ tròn, con vuông”, mẹ an toàn và con khỏe mạnh. 2. Phần phụ khoa: bệnh lý bộ phận sinh dục nữ ngoài thời kỳ sinh đẻ kể cả bệnh lý tuyến vú. Tình trạng sinh lý và bệnh lý củaphụ nữ trải qua nhiều thời kỳ: trẻ em, tuổi vị thành niên với biểu hiện dậy thì, tuổi hoạt động sinh sản, tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, tuổi già. Trong từng giai đoạn bệnh lý có thể là các khối u bao gồm cả u lành tính và u ác tính, các bệnh lý do rối loạn nội tiết. Một số bộ phận củaphụ khoa như: - Phụ khoa khối u lành tính mà phổ biến là khối u của tử cung, buồng trứng và tuyến vú. - Phụ khoa khối u ác tính (ung thư cơ quan sinh dục nữ) như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú. Có một loại khối u ác tính đặc biệt cũng được xếp vào đây đó là bệnh lý tế bào nuôi, khá phổ biến ở Việt Nam. - Phụ khoa nội tiết bao gồm các bệnh lý do nguyên rối loạn nội tiết gây ra mà chủ yếu hay gặp rối loạn kinh nguyệt và rối loạn chức năng phóng noãn của buồng trứng gây ra vô sinh 3. Phần sơ sinh: nghiên cứu về sơ sinh bình thường và sơ sinh bệnh lý trong vòng 7 ngày đầu sau khi sinh. Bao gồm các nội dung: - Hồi sức thai và hồi sức sơ sinh - Sơ sinh non tháng - Sơ sinh bệnh lý Nội dung sơ sinh là vùng giáp danh giữa sản khoa và nhi khoa, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ của chuyên ngành sản và cán bộ chuyên ngành nhi. 4. Phần kế hoạch hóa gia đình: nghiên cứu các phương pháp giúp cho các cặp vợ chồng có thể tự quyết định được số con và thời gian sinh con theo ý muốn. Cụ thể là sử dụng các biện pháp tránh thai cho các cặp vợ chồng dễ dàng có thai đồng thời điều trị cho các cặp vợ chồng bị vô sinh. Phần kế hoạch hóa gia đình gồm cónhững nội dung sau: - Dân số học để thấy được bức tranh về dân số của nước ta, tốc độ tăng dân số, qui mô và chất lượng dân số. - Các biện pháp tránh thai có thể áp dụng được ở Việt Nam - Các biện pháp đình chỉ thai nghén áp dụng trong trường hợp có thai ngoài ý muốn. - Chẩn đoán và điều trị vô sinh áp dụng cho các cặp vợ chồng bị vô sinh với mục đích đem lại hạnh phúc cho các gia đình còn chưa có con. Ngày nay nội dung học tập củamônphụsản chính là nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sảnphụ nữ vì nó bao gồm việc chăm lo sức khỏe cho người phụ nữ từ thủa dậy thì qua thời kỳ hoạt động sinh sản đến thời kỳ mãn kinh và bước vào tuổi già nghĩa là suốt cuộc đời người phụ nữ từ khi sinh ra cho đến khi chết. Một số đặc điểm củamôn học - Đối tượng là nữ ở mọi lứa tuổi khác nhau. Vì thế cán bộ y tế trong chuyên ngành sản cũng như sinh viên khi học tập môn học này càng phải nâng cao ý thức thương yêu người bệnh, đối xử nhẹ nhàng, nâng niu, ân cần khi tiếp xúc với người bệnh. Chuyên ngành phụsản đòi hỏi tính tế nhị trong khi tiếp xúc rất cao. - Nhiều câu chuyện trong chuyên ngành sản là những câu chuyện hết sức thầm kín, riêng tư. Trong nhiều trường hợp nếu để lộ ra thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình của người bệnh. Chính vì thế bí mật nghề nghiệp lại càng trở lên hết sức quan trọng. Sự kín đáo từ khi hỏi bệnh cho tới khi thăm khám. Quá trình thăm khám của chuyên ngành sản là tiến hành thăm khám ở những nơi kín đáo nhất của người phụ nữ (vú và bộ phận sinh dục) - Sản khoa là hai tính mạng: tính mạng người mẹ và tính mạng của bào thai nằm trong bụng mẹ. Quyền lợi của cả hai tính mạng đều được xem xét mỗi khi có quyết định thái độ xử trí. Trong từng trường hợp cụ thể có thể ưu tiên quyền lợi đến một chừng mực nào đó cho từng bên. - Mang thai và sinh đẻ trong phần lớn các trường hợp là hiện tượng sinh lý, được thai phụ và mọi người xung quanh mong ngóng, chờ đón. Chính vì vậy bất kỳ một biến cố hay rủi ro nào đều có thể gây ra những mất mát vô cùng lớn, dễ dàng dẫn đến đến thắc mắc của thai phụ và người thân trong gia đình. Phương pháp giảng dạy: thuyết trình Phương pháp đánh giá: bộ câu hỏi lượng giá Tài liệu học tập: - Bài giảng SảnPhụ khoa, tập I, Bộ mônPhụ Sản, Trường Đại học Y Hà Nội. - Giáo trình phát tay.