Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương

10 682 2
Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương 1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương • Về quản trị - quản lý Phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo từ bên trong và bên ngoài Công ty, chính sách tuyển dụng thích hợp đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh của các cấp quản lý các vị trí công tác. Xây dựng và áp dụng Quy chế trả lương và thưởng phạt hợp lý tương ứng với các lao động của cán bộ nhân viên để động viên và phát huy tối đa hiệu quả, năng lực làm việc. Tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001. • Về thị truờng - sản phẩm - Thị trường: Đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm, thông qua các chi nhánh, các đại lý và các đơn vị bao tiêu sản phẩm. -Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Công ty tiếp tục đầu tư vào công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng nghiên cứu để cho ra đời các sản phẩm công nghệ cao đáp ứng thị trường theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng với phương châm : “Sự hài lòng của khách hàng và sự phát triển của Công ty”. -Thâm nhập thị trường xuất khẩu: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng ưu thế của thương hiệu với mục tiêu nâng cao tỷ trọng xuất khẩu. -Chính sách giá cả: Công ty được tự chủ chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt với mỗi sản phẩm và đối tượng cung cấp, phù hợp với thị trường trên sở một hệ thống quản lý giá thành bằng các định mức, các tiêu chuẩn tối ưu và chi phí hợp lý. -Phát triển thương hiệu – nhãn hiệu sản phẩm: Chú trọng các hoạt động xúc tiến hỗn hợp với mục đích hỗ trợ người bán hàng và người tiêu dùng thông qua việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thực hiện các chương trình Marketing, giữ vững, củng cố và phát triển vị thế các nhãn hiệu sản phẩm. • Triển vọng phát triển của ngành Sản xuất sản phẩm bơm, van, quạt của Công ty với khả năng kỹ thuật và công nghệ hiện xu hướng đầu tư phát triển mới sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cả về số lượng và chất lượng nhất là các sản phẩm kỹ thuật cao dùng cho các lĩnh vực : khai thác mỏ, dầu khí, các nhà máy hoá chất, chế biến, các nhà máy điện, đóng tàu,… Đây là hội tốt để Công ty đầu tư và phát triển trong những năm tới. Công ty đang đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ tạo phôi, đang hoàn thiện xây dựng Xưởng đúc Furan với công nghệ tiên tiến đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế xã hội tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam đã đặt mỗi doanh nghiệp trước những thách thức ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định, Công ty cần phải một đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên tác nghiệp năng động, được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc hiệu quả nhất. Và quan trọng hơn nữa Công ty hiểu rằng cần phải tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động được môi trường lao động đảm bảo để người lao động sức khỏe tốt khi tham gia vào quá trình lao động, từ đó tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp nên hiện nay Công ty đã đưa ra phương hướng cải thiện điều kiện lao động trong năm 2010 và được phổ biến tới từng người lao động trong Công ty. 2. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đồng thời để phù hợp hình thức quản lý kinh doanh. Công ty đề ra các mục tiêu, phương thức cụ thể trong hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong năm 2010 với hướng chính như sau : - Cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị góp phần nâng cao điều kiện lao động và môi trường lao động cho người lao động. - Bố trí các nơi làm việc độc hại một cách hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của nó trong phạm vi hẹp. - Thường xuyên củng cố lạo hệ thống cải thiện điều kiện lao động, tìm ra mô hình và các hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Cải thiện điều kiện lao động không mang tính hình thức mà đi sâu về chất lượng. - Bổ sung các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của các yếu tố độc hại đến người lao động. - Chú trọng và tăng cường công tác tự kiểm tra ở các cấp để nhắc nhở, giáo dục ý thức trách nhiệm trong quá trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện nguy gây tai nạn thương tích. Đồng thời cũng phải biện pháp, chế tài cụ thể để tạo ý thức tự giác và nghiêm túc trong chủ động phòng, chống tai nạn thương tích, giữ gìn an toàn lao động và vệ sinh môi trường, từ đó tăng nâng suất lao động, đạt hiệu quả sản xuất cao. - Duy trì thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật. - Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 ( Bảng 12) Bảng 12 : Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 TT Tên công việc Số người tham gia Đơn vị thực hiện Thời gian thực hiện Số tiền (1000đ) I Các biện pháp về kỹ thuật an toàn – phòng chống cháy nổ 90.000 1 Kiểm định KTAT các thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động 3 Chuyên trách ATLĐ – phòng Kỹ thuật điện Tháng 8 8.000 2 Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện trong toàn Công ty 5 Phòng Kỹ thuật điện Tháng 4 10.000 3 Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị trong Công ty 5 Phòng Kỹ thuật điện Các tháng 65.000 4 Mua sắm, bảo dưỡng các dụng cụ PCCC trong Công ty 2 Phòng Tổ chức lao động Tháng 5 7.000 II Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động 168.000 5 Sửa chữa, bảo dưỡng, chăm sóc nạo vét toàn bộ hệ thống cây xanh, cấp thoát nước trong Công ty 2 Văn phòng Công ty Các tháng 8.000 6 Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng các quạt mát trong các xưởng 5 Phòng Kỹ thuật điện Tháng 4 10.000 7 Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trong các xưởng 5 Phòng Kỹ thuật điện Các tháng 10.000 8 Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống các nhà xưởng 4 Thuê đơn vị làm ngoài Tháng 3 Tháng 7 140.000 III Chăm sóc sức khỏe người lao động 143.000 IV Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động 21.000 V Trang bị bảo vệ cá nhân 50.000 Tổng chi phí : 472.000 (bốn trăm bảy mươi hai triệu đồng) Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng 3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 3.1. Cải thiện hệ thống chiếu sáng Chiếu sáng tự nhiên Nhiệm vụ bản của hệ thống chiếu sáng tự nhiên cho xưởng sản xuất là chọn hình dáng, vị trí, kích thước của các cửa tạo điều kiện tiện nghi về ánh sáng trong phòng, đảm bảo cho mắt làm việc trong điều kiện thích hợp nhất. Muốn vậy Công ty cần phải đảm bảo : - Hướng ánh sáng không gây ra bóng đổ ở người, thiết bị và các kết cấu lên tường nhà của người lao động. - Bề mặt làm việc của người lao động độ rọi sáng cao hơn các bề mặt khác trong phòng. Chiếu sáng nhân tạo Tại một số khu vực làm việc của Công ty như khu vực làm khuôn và nấu rót chủ yếu dùng hệ thống chiếu sáng tự nhiên vì vậy trên thực tế lúc tại đây ánh sáng không đủ để người lao động làm việc nên dễ dẫn đến các bệnh về mắt, gây mỏi mắt, hoa mắt dẫn đến giảm năng suất lao động, tỷ lệ phế phẩm cao. Vì vậy, Công ty cần tăng cường thêm hệ thống chiếu sáng chung để đảm bảo yêu cầu sản xuất như lắp thêm đèn ở giữa các xưởng, chia không gian thành các không gian nhỏ, mỗi không gian một độ chiếu sáng khác nhau đảm bảo yêu cầu. Hệ thống cửa sổ, cửa trời, hệ thống đèn phải thường xuyên được lau chùi, bảo quản ( 2 tuần 1 lần) để đảm bảo đủ độ sáng trong không gian làm việc. 3.2. Cải thiện hệ thống thông hút gió chung Công ty thể tham khảo hệ thống thông hút gió chung sau: đồ 5 : đồ thông hút gió chung Mặt cắt đứng Hệ thống thông hút này phải đáp ứng được các yêu cầu sau : - Hệ số trao đổi không khí này với điều kiện cho phép – tốc độ chuyển động của không khí trong nhà xưởng là 20 lần trở lên. Điều này giúp khử hoặc làm loãng các yếu tố bụi và hơi khí độc, làm giảm nhiệt độ của môi trường sản xuất, thay đổi độ ẩm của môi trường. Sự lưu thông không khí này làm cho người lao động cảm thấy dễ chịu, làm việc đạt năng suất cao hơn. - Phía đặt quạt quạt hút phải kín, phía lấy gió vào phải được bố trí hợp lý tạo ra nguyên tắc đảm bảo dòng khí vào lấp đầy mặt bằng sản xuất, hạn chế tối đa vùng gió quẩn. Vấn đề bố trí các cửa dựa trên nguyên tắc phổ hút : càng gần điểm hút thì sức mạnh càng lớn. - Chiều cao đặt quạt hút, cửa lấy gió vào thấp để không khí vào thể đi qua vùng làm việc của người lao động. - Sử dụng quạt đặc chủng dùng cho hệ thống thông gió chung dạng hút. Loại quạt này nên tốc độ thải là 8 m/s, đường kính của quạt phải lớn, profin cánh quạt đường cong lớn hơn dạng bình thường. Việc hạ tốc độ tới giá trị 8 m/s vẫn đảm bảo lưu lượng, đồng thời cùng một lúc giảm được tiếng ồn và tiết kiệm năng lượng. Mặt khác, Công ty còn cần cải tạo, bố trí thêm quạt công nghiệp để tăng cường khả năng lưu thông không khí, giảm thiểu ô nhiễm nhiệt, bụi trong khu vực sản xuất. Đặc biệt tại những khu vực nhiệt độ cao cần lắp thêm quạt thổi mát hoặc ống hút nhiệt cục bộ như khu vực sản xuất vật đúc, khu vực làm khuôn, khu vực mộc mẫu. 3.3. Biện pháp phòng chống tiếng ồn Phải xiết chặt các ốc vít và tra dầu thường xuyên vào các bộ phận trục chuyền, các bộ phận chuyển động phát ra tiếng ồn. Xung quanh các bộ phận sản xuất phát ra tiếng ồn nên xây tường ốp gạch rỗng, khung cửa và cửa sổ kín vì khe nhỏ cũng thể truyền tiếng ồn rất mạnh. Giữa nền nhà và máy cần được kê những đệm cách âm. Dùng các nút bịt tai bằng bông, hoặc tẩm bông bằng glyxêrin hoặc thể dùng bịt tai bằng một số nguyên liệu xốp như : nỉ, dạ,… Người lao động làm việc ở khu vực làm khuôn, mộc mẫu, lắp ráp, gò – hàn -rèn là những nơi thường xuyên tiếng ồn lớn nên người lao động tiếp xúc nhiều với tiếng ồn mạnh cần được bớt giờ làm, bố trí xen kẽ các công việc để những quãng nghỉ ngơi thích hợp. Không nên tuyển người lao động mắc các bệnh về tai làm việc ở nơi những nơi này. Nếu phát hiện người lao động dấu hiệu điếc nghề nghiệp cần bố trí để người đó ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt. 3.3. Biện pháp phòng chống bụi, hơi khí độc Tại khu vực trộn cát làm khuôn Công ty thể khí hóa quá trình sản xuất để làm cho người lao động ít tiếp xúc với bụi và để hạn chế sự tỏa lan của bụi trong không khí cần phải bố trí khu vực này trong hệ thống kín hoạc cách ly bộ phận trộn cát làm khuôn ra một nơi riêng biệt và bố trí bộ phận đó ở cuối hướng gió. Ở những nơi sản xuất tường và trần phải nhẵn. Phải thường xuyên làm tổng vệ sinh nơi làm việc để làm giảm hàm lượng bụi trong môi trường sản xuất. Tại bộ phận đúc, trước khi phá dỡ khuôn bằng tay nên tưới nước để hạn chế bụi phát tán. Đường vận chuyển các nguyên liệu, các thành phẩm mang bụi phải bố trí riêng biệt để tránh tình trạng tung bụi vào các môi trường sản xuất nói chung cũng như các khu vực gián tiếp. Người lao động làm việc ở những nơi nhiều bụi, hơi khí độc cần được trang bị quần áo phòng hộ, mũ, kính, khẩu trang,… để chống bụi, hơi khí độc và phải thường xuyên sử dụng các phương tiện đó. Thường xuyên kiểm tra hàm lượng bụi,hơi khí độc hại thoát ra, nếu thấy quá tiêu chuẩn cho phép phải tiến hành sửa chữa hoặc cải thiện thiết bị để làm giảm hàm lượng xuống ở mức bình thường. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tiếp xúc với bụi, hơi khí độc. Không bố trí những người sức khỏe yếu hoặc các bệnh về gan, thận, thần kinh, … làm việc ở nơi nhiều bụi, hơi khí độc. KẾT LUẬN Trong những năm vừa qua Việt Nam đã từng bước chuyển dịch cấu kinh tế, phấn đấu dưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, để thực hiện được mục tiêu này con người luôn là nhân tố hàng đầu, nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp Cách mạng nói chung và của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nói riêng. Hiện nay chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang dòi hỏi một nhu cầu nhân lực trên mọi phương diện trí thức, kỹ thuật công nghệ, công nhân lành nghề kể cả tên lĩnh vực hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề điều kiện lao động trong tổ chức, doanh nghiệp là rất cần thiết, nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tạo môi trường lao động thoải mái cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những điều kiện lao động hại cho người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay. Qua quá trình tìm hiểu Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương vấn đề điều kiện lao động đã được Công ty quan tâm, đã biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm hạn chế những điều kiện lao động làm giảm sức khỏe của người lao động, giảm đi khả năng làm việc và năng suất lao động. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Bảo đảm an sinh xã hội, lợi ích cho người lao động và lợi nhuận kinh tế cho người sử dụng lao động được coi là động lực của phát triển sản xuất. Một công việc ổn định và điều kiện lao động an toàn bao gồm cả mức lương tối thiểu, giới hạn thời giờ làm việc và trợ cấp bảo hiểm,… thông qua luật lao động tạo nên mối quan hệ tốt đẹp hài hoà trong Doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động, tăng năng suất lao động góp phần xây dựng Doanh nghiệp phát triển bền vững. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ . Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương 1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Bơm. Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng 3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 3.1. Cải thiện

Ngày đăng: 18/10/2013, 08:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 12 : Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 - Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương

Bảng 12.

Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan