1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG

32 788 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 50,09 KB

Nội dung

Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG. 1.Tiền lương: 1.1 Khái niệm tiền lương: Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp. Nó chịu tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử. Ngược lại tiền lương cũng tác động đối với phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và ổn định chính trị xã hội. Chính vì thế không chỉ Nhà nước mà ngay cả người sản xuất kinh doanh, người lao động đều quan tâm đến chính sách tiền lương. Chính sách tiền lương phải thường xuyên được đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị xã hội của từng nước trong từng thời kỳ. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được hiểu một cách thống nhất như sau: “ Tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối theo kế hoạch cho công nhân viên chức cho phù hợp với số lượng, chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”. Như vậy quan điểm về tiền lương này cho rằng: Tiền lương không phải giá cả sức lao động, vì dưới chủ nghĩa xã hội sức lao động không phải là hàng hoá cả trong khu vực sản xuất cũng như khu vực quản lí Nhà nước. Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối tuân thủ những nguyên tắc của quy luật phân phối dưới chủ nghĩa xã hội. Tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng và chất lượng lao động của công nhân viên chức đã hao phí, được Nhà nước thống nhất quản lí. Vì vậy, chế độ tiền lương mang nặng tính bao cấp, bình quân nên không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động, xem nhẹ lợi ích của người lao động, không gắn lợi ích với thành quả mà người lao động tạo ra. Đồng thời tiền lương do Nhà nước trả nên không nắm bắt được thực tế hay sai sót. Từ những hạn chế này đã dẫn đến những hậu quả như: Biên chế nhân lực lớn, ngân sách Nhà nước bị thâm hụt nặng nề nhưng tiền lương vẫn không đủ tái sản xuất sức lao động. Do đó, vai trò của tiền lương bị hạn chế, người lao động không thiết tha với công việc, tiêu cực gia tăng và đương nhiên hiệu quả SXKD bị giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, quan điểm về tiền lương cũng thay đổi: “Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân, là giá trị mới sáng tạo ra mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với giá trị sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất ”. Giá trị hao phí sức lao động này căn cứ vào số lượng lao động mà người lao động đã bỏ ra để hoàn thành công việc trong điều kiện lao động cụ thể của mỗi người lao động. Như vậy, quan điểm tiền lương này đã khắc phục được nhiều hạn chế của quan điểm về tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Hơn thế, nó còn bộc lộ những nhận thức đúng đắn sau: - Tiền lương là bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động. Nó là chi phí để nuôi sống người lao động và gia đình họ, nó là chi phí để họ học tập và nâng cao trình độ. Đồng thời tiền lương còn là một trong các chi phí đầu vào của SXKD. - Sức lao động là một loại hàng hoá. Giá trị sức lao động chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Tính hàng hoá của sức lao động bao gồm cả lực lượng lao động làm việc trong khu vực SXKD và cả với công chức, viên chức trong khu vực hành chính sự nghiệp. - Hàng hoá sức lao động xuất hiện khi có thị trường sức lao động. Tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động mà người sử dụng sức lao động trả cho người lao động. Và để xác định giá cả hàng hoá sức lao động khó hơn các hàng hoá thông thường. Không thể xác định giá cả hàng hoá sức lao động trực tiếp mà gián tiếp thông qua gía trị tư liệu sinh hoạt. - Như vậy, bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường là: Biểu hiện bằng tiền giá trị sức lao động mà người lao động đã hao phí, cống hiến. Tiền lương thực sự là giá cả hàng hoá sức lao động, tiền lương được trả dựa trên sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động. Trong quá trình hoạt động, nhất là trong hoạt động kinh doanh, đối với các chủ Doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí sản xuất - kinh doanh. Vì vậy tiền lương luôn được tính toán và quản lí chặt chẽ. Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các Doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định. Đối với các thành phần khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi phối rất lớn của thị trường và thị trường lao động. Tiền lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong khuân khổ pháp luật và theo những chính sách của chính phủ nhưng là những giao dịch trực tiếp giữa người sử dụng sức lao động với người lao động, nc mặc cả cụ thể giữa một bên làm thuê và một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này có tác động trực tiếp đến phương thức trả công. Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong mối quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về trao đổi…và do vậy các chính sách về tiền lương thu nhập luôn luôn là các chính sách trọng tâm của mọi quốc gia. 1.2. Khái niệm tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế: 1.2.1. Tiền lương danh nghĩa: Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay tài sản phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc…ngay trong quá trình làm việc. Trên thực tế mọi mức trả lương cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa. Song bản thân tiền lương danh nghĩa lại chưa thể cho ta một nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế cho người lao động. Lợi ích mà người cung ứng sức lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa còn phụ thuộc váo giá cả hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. 1.2.2. Tiền lương thực tế: Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện qua công thức sau: ILDN ILTT = ———— IGC Trong đó: + ILTT: Chỉ số tiền lương thực tế + ILDN: Chỉ số tiền lương danh nghĩa + IGC: Chỉ số giá Như vậy, ta có thể thấy rõ nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi tiền lương danh nghĩa tăng lên. Đây là một quan hệ rất phức tạp do sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa, của giá cả và những yếu tố khác nhau. Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục đích của người lao động hưởng lương. Đó cũng là đối tượng quản lí trực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống. 1.3. Tiền lương tối thiểu: 1.3.1. Tiền lương tối thiểu: Tiền lương tối thiểu (gọi đúng là mức lương tối thiểu) được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau. Mức lương tối thiểu được coi là cái ngưỡng cuối cùng để từ đó xây dựng các mức lương khác tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó hoặc hệ thống tiền lương chung của một nước, là căn cứ để định chính sách tiền lương. Với quan điểm như vậy mức lương tối thiểu được coi là một yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền lương, nó liên hệ chặt chẽ với ba yếu tố: - Mức sống trung bình dân cư của một nước. - Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt. - Loại lao động và điều kiện lao động. Mức lương tối thiểu đo lường giá loại sức lao động thông thường trong điều kiện làm việc bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một khung giá các tư liệu sinh hoạt hợp lí. Với ý nghĩa đó tiền lương tối thiểu được định nghĩa như sau: Tiền lương tối thiểu là mức lương để trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường làm việc bình thường. Luật hoá mức lương tối thiểu nhằm hạn chế sự giãn cách quá lớn giữa tiền lương thực tế với tiền lương danh nghĩa, là hình thức can thiệp của chính phủ vào chính sách tiền lương trong điều kiện thị trường lao động số cung tiềm tàng hơn số cầu. 1.3.2. Tiền lương tối thiểu điều chỉnh trong Doanh nghiệp: Đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo đúng quy định. Bảo đảm tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân thì được phép áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định để xác định tiền lương tối thiểu của Doanh nghiệp. Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xây dựng như sau: Kđc = K1 + K2 Trong đó: + Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm. + K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng. + K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành. Khi đó tiền lương tối thiểu tối đa Doanh nghiệp được phép áp dụng là: TLminđc = TLmin x (1+ Kđc) Trong đó: + TLminđc: Tiền lương tối thiểu tối đa Doanh nghiệp được phép áp dụng. + TLmin: Là mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định cũng là giới hạn của khung lương tối thiểu. Như vậy, khung lương tối thiểu của Doanh nghiệp là TLmin đến TLminđc Doanh nghiệp có thể lựa chọn một mức lương bất kỳ trong khung này sao cho phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán chi trả của mình. 2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương: 2.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương: - Bảo đảm tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội. Yêu cầu này cũng đặt ra những đòi hỏi cần thiết khi xây dựng các chính sách tiền lương. Một chính sách tiền lương được coi là hợp lí nếu như nó bảo đảm cho người lao động có được mức thu nhập ổn định để trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Mặt khác nó phải tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề và phát triển cá nhân cho người lao động. - Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. Tiền lương là một đòn bẩy quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, tổ chức tiền lương phải đạt yêu cầu làm tăng năng suất lao động. Mặt khác, đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển, nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động. - Bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng dễ hiểu. Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Một chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của người lao động, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lí, nhất là quản lí về tiền lương. - Tiền lương trả cho người lao động phải có tác dụng tạo động lực. Chính sách tiền lương phải cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa kết quả hoàn thành công việc với mức lương mà người lao động nhận được. Ngoài ra, khi xây dựng các chính sách tiền lương, Doanh nghiệp cũng cần phải tính đến các yếu tố như: ý thức chấp hành kỷ luật, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong công việc…của người lao động. - Hệ thống tiền lương của Doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu về mặt luật pháp như mức lương tối thiểu, thời hạn trả lương, lương thêm giờ, tiền lương phép và các chế độ phụ cấp, tiền thưởng…cụ thể là: + Tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. + Doanh nghiệp phải trả lươngcác khoản phụ cấp cho người lao động một cách trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn tại nơi làm việc bằng tiền mặt. + Người lao động khi làm thêm giờ, thêm buổi, làm đêm mà không được nghỉ bù thì được trả lương theo quy định. + Khi Doanh nghiệp bị phá sản, giải thể thanh lý thì tiền lương phải là khoản thanh toán ưu tiên cho người lao động. 2.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương: Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng được một cơ chế trả lương, quản lí tiền lương và chính sách thu nhập thích hợp trong một thể chế kinh tế nhất định. Ở nước ta, khi xây dựng các chế độ tiền lương và tổ chức trả lương phải theo các nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc một: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau. Trả công ngang nhau cho lao động như nhau xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc này dùng thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương. Những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ nhưng có mức hao phí sức lao động (đóng góp sức lao động) như nhau thì được trả lương như nhau. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó bảo đảm được sự công băng, sự bình đẳng trong trả lương. Điều này sẽ có khuyến khích rất lớn đối với người lao động. nguyên tắc trả lương ngang nhau cho người lao động như nhau nhất quán trong từng chủ thể kinh tế trong từng Doanh nghiệp cũng như trong từng khu vực hoạt động. Nguyên tắc này được thể hiện trong các thang lương, bảng lươngcác hình thức trả lương, trong cơ chế và phương thức trả lương, trong chính sách về tiền lương. Tuy nhiên, dù là một nguyên tắc rất quan trọng thì việc áp dụng nguyên tắc này và phạm vi mở rộng việc áp dụng trong một nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển về tổ chức và quản lí kinh tế xã hội của từng nước trong từng thời kỳ khác nhau. Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau bao hàm ý nghĩa đối với những công việc khác nhau thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng mức và phân biệt công bằng, tính xác trong tính toán trả lương. Ở nước ta hiện nay, chúng ta đang phấn đấu cho một xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ, trong đó có công bằng trong trả lương. Trong khu vực hành chính sự nghiệp, các chế độ tiền lương được thống nhất trong các thang bảng lương của từng ngành, từng hoạt động và từng lĩnh vực. Trong các tổ chức hoạt động kinh doanh, Nhà nước hướng các Doanh nghiệp thực hiện tổ chức trả lương theo chính sách tiền lương và có những điều tiết cần thiết để để tiền lương phù hợp với lao động thực tế bỏ ra trong quá trình làm việc thông qua những cơ chế thích hợp. Nguyên tắc 2: Bảo đảm tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Năng suất lao động không ngừng tăng lên - đó là một quy luật. Tiền lương của người lao động cũng tăng lên không ngừng do tác động của nhiều nhân tố khách quan. Tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với nhau. Xét các yếu tố, nguyên nhân trực tiếp làm tăng tiền lương và tiền lương bình quân ta thấy tiền lương tăng là do trình độ tổ chức và quản lí lao động ngaỳ càng hiệu quả hơn…đối với tăng năng suất lao động ngoài các yếu tố gắn liền với việc nâng cao kỹ năng làm việc và trình độ tổ chức quản lí lao động như trên thì tăng năng suất lao động còn do các nguyên nhân khác tạo ra như đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên…Rõ ràng là năng suất lao động có khả năng khách quan tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Trong từng Doanh nghiệp thì thấy rằng, tăng tiền lương dẫn tới tăng chi phí sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Một Doanh nghiệp chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng như chi phí cho từng đơn vị sản phẩm giảm đi, tức mức giảm chi phí do tăng năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân. Rõ ràng nguyên tắc này là cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động và phát triển nền kinh tế. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm những ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm việc trong những ngành nghề khác nhau nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao động. Thực hiện nguyên tắc này là cần thiết và dựa trên những cơ sở sau đây: Một là, trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành. Do đặc điểm và tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ ở các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Điều này làm cho trình độ lành nghề bình quân của người lao động giữa các ngành nghề khác nhau cũng khác nhau. Sự khác [...]... nhận công việc có tính chất độc lập nhưng quyết định đến hiệu quả công tác của chính người đó 3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm: 3.2.1 Ý nghĩa và điều kiện áp dụng: a .Ý nghĩa: - Hiện nay phần lớn các Doanh nghiệp ở nước ta đều áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra của mỗi người và đơn giá lương sản... thì mới có thể sử dụng hợp lý lao động xã hội và khai thác có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên ở mọi vùng, miền của đất nước 3 Các hình thức trả lương: 3.1 Hình thức trả lương theo thời gian: 3.1.1 Ý nghĩa, điều kiện áp dụng: Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lí Đối với công nhân sản xuất thì hình thức trả lương này chỉ áp dụng ở những... xác, việc trả lương theo sản phẩm khoán có thể làm cho công nhân bi quan hay không chú ý đầy đủ đến một số việc, bộ phận trong quá trình hoàn thành việc giao khoán e Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng: Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng là sự kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng Chế độ trả lương này gồm hai phần: - Phần trả lương theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn. .. i: Tiền lương của công nhân bậc i + LI: Tiền lương một giờ của công nhân bậc I theo tiền lương thực tế + Tqđ i: Số giờ làm việc quy đổi ra bậc I của công nhân i * Ưu điểm: Trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ để cả tổ làm việc hiệu quả hơn, khuyến khích các tổ làm việc theo mô hình tổ... làm việc 3.1.2 Các chế độ trả lương theo thời gian: a Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay tài sản quyết định Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc. .. công tác của mình Do đó, cùng với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chế độ trả lương này ngày càng mở rộng hơn c Chế độ trả lương theo thời gian có xét đến trách nhiệm và hiệu quả công tác: Đối với hình thức trả lương này, ngoài tiền lương cấp bậc mà mỗi người được hưởng ra còn có thêm phần lương trả theo tính chất hiệu quả công việc Thể hiện qua đó là phần lương ăn theo trách nhiệm của mỗi người,... Nhược điểm: Chế độ trả lương sản phẩm tập thể cũng có hạn chế trong việc khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ c Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho những lao động làm những công việc phục vụ hay... của công nhân chính - Tính đơn giá tiền lương: Đơn giá tiền lương được tính theo công thức: L ĐG = ———— M x Q Trong đó: + ĐG: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ + L: Lương cấp bậc của công nhân phụ + M: Mức phục vụ của công nhân phụ + Q: Mức sản lượng của một công nhân chính - Tiền lương thực tế: tiền lương thực tế của công nhân phụ được tính theo công thức: L 1 = ĐG x Q1 Trong đó: + L 1: Tiền lương. .. làm việc của công nhân i + Hi: Hệ số lương bậc i trong thang lương + Tính tiền lương cho một giờ của công nhân bậc I theo tiền lương thực tế: L1 LI =  ∑ Tqđ i Trong đó: + LI: Tiền lương một giờ của công nhân bậc I theo tiền lương thực tế + L 1: Tiền lương thực tế cả tổ + Tqđ i: Tổng số giờ bậc i sau khi quy đổi + Tính tiền lương cho từng người: tiền lương của từng người được tính theo công thức: ... công việc 3.3.3 Các hình thức tiền thưởng: Các hình thức tiền thưởng hiện đang áp dụng phổ biến trong các Doanh nghiệp hiện nay là: - Thưởng giảm tỷ lệ sai hỏng - Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm - Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động - Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu Ngoài các chế độ và chính sách thưởng như trên, các Doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hình thức khác tuỳ theo các . Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG. 1.Tiền lương: 1.1 Khái niệm tiền lương: Tiền lương là một. vùng, miền của đất nước. 3. Các hình thức trả lương: 3.1. Hình thức trả lương theo thời gian: 3.1.1. Ý nghĩa, điều kiện áp dụng: Tiền lương trả theo thời

Ngày đăng: 18/10/2013, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w