1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp để công tác đào tạo thực hiện được nhiệm vụ của Tổng công ty đề ra

8 490 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 21,46 KB

Nội dung

Những giải pháp để công tác đào tạo thực hiện được nhiệm vụ của Tổng công ty đề ra. Để giải quyết các vấn đề nhằm cung ứng đầy đủ lực lượng công nhân kỹ thuật cho Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo em xin đề ra một số phương hướng giải quyết như sau: I. Hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật đến năm 2010. Trong Tổng công ty công tác kế hoạch hoá chương trình đào tạo là tương đối tốt nhưng vẫn cần phải tập trung hơn nữa vào một số công việc sau: 1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạoTổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong những năm qua là khá tốt. Tuy nhiên để theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của Tổng công ty và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đào tạo thì cần triển khai một số công việc sau: - Nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý, theo dõi lực lượng lao động ở các đơn vị. - Khi xác định nhu cầu đào tạo cần kết hợp giữa Cán bộ của Tổng công ty với các đơn vị thành viên. - Việc xác định nhu cầu đào tạo cần phải căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện công việc. - Xác định nhu cầu đào tạo mới cần căn cứ chặt chẽ vào kế hoạch SXKD và tốc độ phát triển dự báo. - Kế hoạch hoá nguồn nhân lực phải được xây dựng dựa vào các căn cứ chính xác và thực hiện bằng các công cụ khoa học * Phân tích và xác định nhu cầu đào tạo phải dựa trên quan điểm cân đối giữa: - Nhu cầu hiện tại và trong tương lai của tổ chức. - Các nhu cầu của cá nhân về sự nghiệp phát triển. - Nhu cầu của tổ, phòng để làm việc có hiệu quả. - Phải làm rõ nhu cầu xuất phát từ đòi hỏi về bản chất công việc hay bằng cảm tính, sự quan tâm. 2. Tăng cường việc đánh giá chương trình đào tạo. Đánh giá chương trình đào tạo để xác định mức độ đạt được các mục tiêu đề ra từ trước, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác đào tạo. Sơ đồ2: Đánh giá hiệu quả đào tạo. Mục tiêu đào tạo Người học trước khi ĐT Người học sau khiĐT Đánh giá hiệu quả đào tạo là quá trình thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu về quá trình đào tạo nhằm xác định mức độ đạt được so với các mục tiêu đã đặt ra từ trước, giúp các cán bộ quản lý đào tạo đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác đào tạo trong công tác lần tiếp theo Đánh giá công tác đào tạo chúng ta cần trả lời ccs câu hỏi - Vì sao phải đánh giá? - Đánh giá cái gì? - Ai tham gia vào việc đánh giá? Quá trình đ o tà ạo Đánh giá đ o tà ạo - Khi nào đánh giá? - Đánh giá nhằm mục đích gì? II. Nâng cao năng lực đào tạo của các đơn vị thuộc Tổng công ty. Để tăng cường năng lực đào tạo Tổng công ty cần chú ý vào các công việc chủ yếu sau: 1.Cần nâng cấp củng cố, mở rộng quy mô đào tạo cho các đơn vị theo kế hoạch: - Đầu tư xây dựng trường công nhân kỹ thuật tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long để phục vụ cho dự án đầu tư phát triển cụm đóng tàu Hạ Long – Cái Lân và khu vực Quảng Ninh. - Xây dựng trường công nhân kỹ thuật nghiệp vụ công nghiệp tàu thuỷ III tại khu vực Đà Nẵng để cung cấp lực lượng công nhân kỹ thuật cho các đơn vị miền Trung - Khẩn trương đầu tư xây dựng trường công nhân kỹ thuật đóng tàu Cần Thơ phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà đặc biệt là công nghiệp tàu đánh bắt hải sản xa bờ, tàu sông theo kế hoạch. - Khẩn trương xúc tiến đảy nhanh tiến độ để đưa Trường I vào hoạt động đáp ứng nhu cầu nhân lực ở khu vực miền Bắc đây là một trường hiện đại với quy mô lớn có khả năng đáp ứng một lượng lớn lao động kỹ thuật. - Tăng cường mở rộng trường II tại Thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng lao đông cho các công ty trong khu vực. - Tiến hành mở trường ở Cà Mau nhằm cung cấp lao động và công nhân kỹ thuật cho các đơn vị trong khu vực. - Củng cố các trường thuộc đơn vị thành viên thông qua các chính sách hỗ trợ các đơn vị thành viên trông công tác quản lý điều hành mở rộng quy mô đào tạo của các đơn vị đó. 2. Tăng cường năng lực hoạt động đào tạo trong các trường : - Tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, giáo trình giáo cụ, nhà xưởng, đội ngũ giáo viên chất lượng cho các Trường đào tạo thuộc Tổng công ty, mở rộng quy mô đào tạo tăng năng lực cho các trường bằng các biện pháp đầu tư và thu hút người tài về làm việc và công tác tại các đơn vị. - Thường xuyên nâng cấp trường lớp, học cụ, hệ thống xưởng trường . phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy dáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá, công nghiệp hoá công nghiệp tàu thuỷ. - Hoàn thiện công tác tuyển sinh đầu vào đảm bảo tuyển đựơc những học viên có kiến thức để đảm bảo cho lực lượng lao động có kiến thức có khả năng sáng tạo cao trong công việc. - Xây dựng hệ thống, nội dung các môn học thích ứng với công việc không nên đào tạo dàn trải thiếu tập trung, không cần thiết. Nội dung chương trình học cần được thiết kế mang tính chuẩn riêng của ngành làm giáo trình chung cho các đơn vị thuộc Tổng công ty, đảm bảo tính chất thống nhất trong đào tạo giữa các đơn vị.Các trường, trung tâm tham gia giảng dạy, tập huấn, phải tổ chức biên soạn bộ giáo trỡnh chuẩn để trang bị cho học sinh, bộ giáo trỡnh luụn luụn được đổi mới để theo kịp và tiên tiến hơn trỡnh độ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ chuyên ngành công nghiệp tàu thuỷ. - Giỏo cụ trực quan mụ hỡnh thực tập, kiến tập để làm quen với mô hỡnh thực tế phải luụn được đổi mới cho phù hợp với thực tế sản xuất. - Biên dịch tài liệu nước ngoài, lựa chọn những tài liệu phù hợp với công nghệ của Việt Nam. - Các đơn vị phải tích cực hợp tác trao đổi trong công tác đào tạo nhằm hoàn thiện hơn về chuyên môn, phối kết hợp với các đơn vị có công nhệ hiện đại tiên tiến nhằm giúp cho học sinh có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới. III. Mở rộng hợp tác liên kết đào tạo 1.Hợp tác liên kết đào tạo Quốc tế - Phỏt huy mạnh vai trũ của Trung tõm hợp tỏc đào tạo lao động với nước ngoài của Tổng công ty, lựa chọn những công nhân kỹ thuật có đủ phẩm chất, trỡnh độ sức khoẻ đi tu nghiệp sinh ở nước ngoài, xây dựng thành lớp thợ nũng cốt về phục vụ tại cỏc đơn vị thành viên của Tổng công ty, trên cơ së tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ trong toàn Tổng công ty : ! Phân tích số lượng khảo sát đánh giá thực trạng tỡnh hỡnh đội ngũ cán bộ; ! Số lượng cơ cấu cán bộ theo các lĩnh vực công tác của ngành ; ! Trỡnh độ kiến thức (chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chớnh trị). ! Tuổi đời, thâm niên công tác, thâm niên chức vụ - Liên hệ bố trí những thợ đầu đàn, thợ giỏi, lành nghề tham gia học tập nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm tại các đơn vị bạn trong nước, những liên doanh với nước ngoài có trỡnh độ tiên tiến hơn để về phục vụ đơn vị. - Nghiên cứu kết hợp với các liên doanh đóng tàu lớn xây dựng Trung tâm đào tạođào tạo nâng cao công nhân kỹ thuật lành nghề, thợ đầu đàn, thợ cả đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá công nghiệp tàu thuỷ. - Tăng cương mở rộng hợp tác với các đơn vị quốc tế trong đào tạo và chuyển giao công nghệ, tăng cường giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm. 2. Tăng cường liên kết đào tạo với các đơn vị trong nước Để bổ xung lượng thiếu thụt ngoài việc tuyển ngoài thì Tổng công ty cần thuc đẩy hơn nữa việc hợp tác liên kết đào tạo giữa các đơn vị Tổng công ty với các đơn vị đào tạo khác trong nước về mọi lĩnh vực mà tổng công ty quan tâm. - Các đơn vị phải thường xuyên trao đổi học hỏi lẫn nhau nhằm giúp đỡ nhau những lợi thế mình có nhằm góp phần thúc đăy nâng cao chất lượng đào tao. - Trong quá trình hợp tác liên kết đào tạo Tổng công ty cần xây dựng nội dung chương trình yêu cầu cho phía đối tác với các giàng buộc mang tính kinh tế pháp lý đảm bảo chất lượng học viên đầu ra theo đúng yêu cầu. IV. Nâng cao vai trò quản lý đào tạo + Xây dựng chương trình khen thưởng khuyến khích trong công tác học tập nhằm kích thích tinh thần học tập của học viên, xây dựng chính sách thu hút nhân tàI về giảng dậy trong các đơn vị đào tạo của Tổng công ty. + Phải có biện pháp kế hoạch lại nguồn nhân lực trên cơ sở tình hình phát triển thực tế của Tổng công ty, đặc biệt quan tâm tới công tác dự báo nhu cầu nhân lực. + Xây dựng chiến lược quản trị nhân sự phù hợp để phát triển nhân lực. + Quy hoạch, đánh giá lại quy mô năng lực đào tạo của các trường đào tạo trên cơ sở thực tiễn hoạt động và kế hoạch phát triển trong tương lai. + Thường xuyên theo dõi đánh giá tay nghề công nhân kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. + Tăng cường chỉ đạo liên hệ cộng tác giữa các đơn vị đào tạo với các cơ sở sản xuất nhằm nâng cao tay thực hành nghề cho học viên. + Tích cực và thường xuyên chống tiêu cực, chống các tệ nạn xó hội trong nhà trường nhằm làm lành mạnh hoá môi trường đào tạo. V. Nâng cao sự phù hợp giữa đào tạo và sử dụng. +Việc xác định nhu cầu đào tạo phải được căn cứ vào mục tiêu của tổ chức, mục tiêu cá nhân, và mục tiêu của xã hội. + Kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị SXKD với các đơn vị đào tạo nhằm xác định chính xác các mục tiêu kế hoạch nội dung chương trình. +Việc đào tạo phải được hệ thống hoá đáp ững các yêu cầu phát triển của tổ chức, đảm bảo người lao động sau khi đào tạo phải làm được việc một cách hiêu quả cao. + Gắn người học viên thực tế với công tác sản xuất tại các đơn vị SXKD thực tế giúp họ nắm vững kỹ thuật và tích kỹ kinh nghiệm ngay trong quá trình học tập. + Nội dung chương trình học tập giảng dậy cần có sự trao đổi thảo luận giữa người sử dụng và người đào tạo nhằm đảm bảo sự nhất quán. VI. Tạo nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo. Vấn đề quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề khác hiện tại của Tổng công ty là nguồn vốn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty. + Phải xây dựng được nguồn kinh phí để giải quyết được ba việc lớn : - Kinh phí đầu tư xây dựng trường lớp, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. - Kinh phí nuôi bộ máy nhà trường ; - Kinh phí phục vụ cho việc dạy và học. + Nguồn kinh phí đó được tạo dựng từ: - Ngân sách Nhà nước; - Quỹ đào tạo của Tổng công ty, cảu các đơn vị thành viên; - Tài trợ của các tổ chức, cá nhân; - Chương trình dự án; - Vốn vay ngắn hạn và dài hạn; - Đóng góp của các tổ chức, cá nhân… Việc tao dựng được nguồn vốn đầu tư cho đào tạo sẽ giảI quyết nhiều vấn đề của công tác đào tạo từ đội ngũ giáo viên, trang thiét bị cơ sở vật chất, từ đó sẽ nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của Tổng công ty. KẾT LUẬN Nguồn nhân lực ngày càng có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quan trọng giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, đảm bảo sự thắng lợi trong trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và thay đổi. Mỗi một tổ chức đều có các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động của mình, rất nhiều tổ chức đã xác định nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất của họ. Cũng với nhận thức đó Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã đặt con người vào vị trí số một “ . phải đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Đó là nhân tố quyết định tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản nhất để tạo ra giá trị ở đầu ra.” Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời với việc xúc tiến mạnh các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị công nghệ, Tổng công ty đặc biệt quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty. Với tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng của toàn Tổng Công ty, để đáp ứng với năng lực sản xuất và trang thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra và mục tiêu Nhà nước giao cho, Tổng công ty trong những năm sắp tới sẽ cần một lượng lao động rất lớn có thể nói là sự tăng lên đột biến về nhu cầu lao động, việc đào tạo nguồn nhân lực có trỡnh độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao bổ sung nguồn nhân lực của ngành Đóng tàu Việt Nam ngày càng trở lên cần thiết và cấp bách. Với khả năng của mình dù đã cố gắng rất lớn nhưng Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến nay vẫn chưa tự đáp ứng đủ nhu cầu lao động đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật cho mình thông qua các đơn vị đào tạo. Điều này đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trên. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty tác giả chuyên đề đã nghiên cứu tình hình hoạt động SXKD; công tác đào tạo và phát triển nhân lực; xu hướng phát triển của Tổng công ty và em đã nêu ra một số gợi ý nhằm giúp Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giải quyết tốt hơn vấn đề thiếu hụt nhân sự trong hoạt động đào tạo của mình. Tác giả chuyên đề hy vọng với sự đề suất đó sẽ giúp ích phần nào cho Tổng công ty . Do thời gian có hạn, do kinh nghiệm và kiến thức còn nhiều hạn chế, chuyên đề mới chỉ tập trung vào công tác đào tạo và phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật mà chưa thể đi sâu nghiên cứu toàn bộ nguồn nhân lực của Tổng công ty. Hy vọng với một nghiên cứu mới tại Tổng công ty sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về toàn bộ nguồn nhân lực của Tổng công ty./. . Những giải pháp để công tác đào tạo thực hiện được nhiệm vụ của Tổng công ty đề ra. Để giải quyết các vấn đề nhằm cung ứng đầy đủ lực lượng công nhân. trọng nhất để giải quyết các vấn đề khác hiện tại của Tổng công ty là nguồn vốn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty. + Phải xây dựng được nguồn

Ngày đăng: 18/10/2013, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w