1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đại cương văn hoá Việt Nam: "Giá trị và hạn chế của văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam".

12 493 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 28,9 KB

Nội dung

Bài tập học kì môn Đại cương văn hoá Việt Nam Văn hoá Phật giáo là gì? Văn hoá Phật giáo có tác động tiêu cực và tích cực như thế nào đến đời sống tinh thần của người Việt Nam? Bài tiểu luận trên khái quát sự ra đời, hình thành và phát triển của Văn hoá Phật giáo ở Việt Nam. Từ đó, rút ra được giá trị cũng như hạn chế của nền văn hoá đặc trưng và phổ biến này tới đời sống tinh thần của người Việt.

Trang 1

Đề bài: Giá trị và hạn chế của văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

MỤC LỤC

I.MỞ ĐẦU……… 1

II.NỘI DUNG………1

1.Khái quát chung về văn hóa Phật giáo ở Việt Nam……….1

1.1 Sự hình thành và nội dung cơ bản của Phật giáo 1

1.2 Văn hóa Phật giáo Việt Nam là gì? 3

1.3 Qúa trình du nhập, tồn tại và phát triển của văn hóa Phật giáo ở Việt Nam 5

2.Gía trị của văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần người Việt Nam 5

2.1 Gía trị tới đạo đức và lối ứng xử 6

2.2 Gía trị tới phong tục tập quán 7

2.3 Gía trị tới văn học nghệ thuật 8

2.4 Phật giáo là phương diện thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và tính vị tha của dân tộc Việt Nam 10

3.Hạn chế của văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần người Việt Nam 10

3.1 Hạn chế trong cách tiếp cận nguồn gốc của cái khổ 11

3.2 Hạn chế trong phương pháp giải quyết “cái khổ” 12

III.KẾT LUẬN

Trang 2

I.MỞ ĐẦU

Đời sống tinh thần của con người rất đa dạng và phong phú, nó được tác động

và chịu ảnh hưởng bởi nhiều quan niệm, tư tưởng khác nhau trong từng thời kì lịch sử Trong đó, tôn giáo được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của con người trên cả hai phương diện tích cực

và tiêu cực Ở Việt Nam, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn du nhập, tồn tại, phát triển vào đất nước ta từ rất sớm và đã có những đóng góp nhất định trên lĩnh vực đời sống văn hóa, tinh thần Bao giờ lòng người còn khát khao những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, bao giờ con người còn đau khổ vì cái tôi tự kỷ, hẹp hòi và muốn giải thoát khỏi sự trói buộc của nó thì Phật giáo vẫn còn hiện hữu

Mà Phật giáo còn thì nhất định phải tạo dựng được một ảnh hưởng đẹp

đẽ đáng trân trọng cho nền văn hóa của dân tộc Việc nghiên cứu những giá trị

và hạn chế của văn hóa Phật giáo tới đời sống tinh thần của người Việt Nam giúp tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của văn hóa phật giáo tới nhận thức của con người, từ đó góp phần xây dựng đời sống mới xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

II.NỘI DUNG

1.Khái quát chung về văn hóa Phật giáo ở Việt Nam:

1.1 Nguồn gốc hình thành và nội dung cơ bản của Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người sống cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc Nepal ngày nay Ngài được người ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức sau khi trải qua kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết Trong suốt những năm còn tại thế, đức Phật đã du hành

và thuyết pháp độ sinh Tuy nhiên, Ngài không dạy cho mọi người những gì mà Ngài biết khi chứng ngộ, mà thay vào đó Ngài dạy cho mọi người làm thế nào nhận thức rõ tính giác ngộ vốn có sẵn ngay chính bản thân của họ Ngài dạy

Trang 3

rằng bản chất giác ngộ chỉ đến từ kinh nghiệm trực tiếp, chứ không thể thành tựu thông qua bằng niềm tin và các giáo điều Nhiều thế kỷ sau khi Ngài nhập diệt, Phật giáo được truyền bá khắp các nước châu Á và trở thành một tôn giáo

có sức ảnh hưởng lớn

Phật giáo là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát Cốt lõi của học thuyết này là

Tứ Diệu Đế Trong đó, khổ đế là chân lý về bản chất của nỗi khổ, nhân đế là chân lý về nguyên nhân nỗi khổ, diệu đế là chân lý về cảnh giới diệt khổ, đạo đế chỉ ra con đường diệt khổ Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc

ác thì phải chịu báo ứng Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi

không có thái độ phân biệt đẳng cấp Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng

cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn” Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân

biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng

tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có

quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật

1.2 Qúa trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam

Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

 Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc( từ năm 179 TCN đến năm 1427) là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp

 Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh

 Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19( từ năm 1801 đến hết năm 1900) là giai đoạn suy thoái

Trang 4

 Từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn chấn hưng.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, được truyền trực tiếp từ Ấn

Độ vào ngay từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên Con đường thứ hai

là từ thế kỉ IV – V, Việt Nam có thêm luồng Phật giáo Đại thừa từ Trung Hoa truyền vào Những vết tích đầu tiên được được ghi nhận với truyện cổ tích Chử Đồng Tử1 học đạo của một nhà sư Ấn Độ Đầu công nguyên, Luy Lâu (Bắc Ninh) là thủ phủ của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng Các dấu tích của Phật giáo tại Việt Nam được ghi nhận qua truyền thuyết như Man Nương Phật Mẫu2 xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà

La3(Ksudra) trong khoảng các năm 168-189 Phật giáo hình thành nên hệ thống

tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha được phiên âm trực tiếp

thành "Bụt", từ đó chữ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian Bụt được dân gian hóa coi như một vị thần cứu giúp người tốt Sau này, vào thế kỷ thứ IV - V, do ảnh hưởng của Phật giáo nhà Hán, Trung Quốc mà từ "Bụt" bị thay thế dần bởi từ "Phật"

Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm Đến thời nhà Đinh -Tiền

Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo4, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo5

được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái Đến cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của phong trào chấn hưng Phật giáo của các nước, Phật giáo

1 Là một nhân vật truyền thuyết và vị thánh nổi tiếng, được xem là một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam

2 là một nhân vật liên quan đến sự tích Phật giáo Việt Nam khi đạo Phật mới truyền sang đất Việt Bà có tên là

A Man, người làng Mãn Xá vùng Luy Lâu tên tục của làng là kẻ Mèn

3 Là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam Ông được mô tả như một nhà sư có liên quan đến truyền thuyết

về Tứ Pháp và chùa Dâu, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam.

4 là hệ thống tôn giáo hay tín ngưỡng chính thức của một quốc gia được nhà nước nước đó công nhận

5 một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo

lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.

Trang 5

Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu

1.3 Văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Văn hóa Phật giáo Việt Nam là nền văn hóa lấy giáo lý của Đức Phật làm trung tâm, xảy ra trên đất nước Việt Nam, cho con người Việt Nam, do con người Việt Nam tiếp nhận và biến đổi cho phù hợp với xã hội Việt Nam, trong lịch sử Việt Nam…nên gọi là văn hóa Phật giáo Việt Nam Cụ thể, nếu ta lấy sự truyền

bá Phật giáo vào Việt Nam cách đây 2.000 năm thì đồng nghĩa với ta có chừng

ấy năm văn hóa Phật giáo Việt Nam Như vậy, qua thời gian văn hóa Phật giáo

đã thấm nhuần vào phong tục tập quán, lối sống hình thành tư tưởng tình cảm… của người Việt Nam Tất cả những cái đó gọi là văn hóa Phật giáo Việt Nam Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam được tiếp nhận dễ dàng, tự nhiên vì tư tưởng có nhiều điểm tương đồng với phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Phật giáo từ ngoại lai trở thành bản địa, từ xa lạ trở thành thân thuộc với mọi người Có thể nói, chính truyền thống sẵn có của dân tộc đã dễ dàng hòa quyện với giáo lý Phật giáo, tạo nên một chủ nghĩa tích cực mang màu sắc Việt Phật giáo rất đồ sộ, có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Việt

2.Gía trị của văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần người Việt Nam

Phật giáo tồn tại ở nước ta gần 2000 năm lịch sử Trong gần 2000 năm ấy, văn hóa Phật giáo đã sâu rễ bền gốc trong tâm thức của người Việt Những ngôi chùa tháp, những pho tượng thờ trong đó nói gì về kiến trúc, mỹ thuật, về ý nghĩa xã hội Những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo của người Việt được biểu hiện qua ý thức tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, nếp sống đạo đức, nếp sống tâm linh, tục lệ tang lễ, lễ hội Một mảng lớn ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo trong văn hóa Việt Nam Phật giáo gần như chủ động trong mọi sinh hoạt văn hóa, thậm chí cả sau này khi Nho giáo có thế đứng vững vàng trong quốc gia Quả thật trong tâm hồn dân tộc Việt Nam đã

Trang 6

sẵn có mầm mống tinh thần Phật giáo Văn hóa Phật Giáo là viên đá tảng cho nền văn hóa dân tộc Ngày nay những hào nhoáng của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không ít một số người, nhưng cơ bản nền văn hóa dân tộc đang còn bền chặt, khiến cho người Việt Nam dù có bị lôi cuốn phần nào trong một thời gian, cũng đã hồi đầu trở lại với cội nguồn yêu dấu của tiền nhân Văn hoá Phật giáo dù trải qua những thời cơ và thách thức khác nhau, nhưng vẫn tiếp nối và khẳng định sứ mệnh của Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy văn hoá dân tộc Nằm trong vùng văn hoá Trung - Ấn, người Việt tiếp thu một cách chọn lọc những tinh hoa văn hoá của hai nguồn ảnh hưởng này Từ đó tạo ra những giá trị văn hoá đa dạng trong đời sống sinh hoạt và ứng xử của người Việt Văn hoá Phật giáo trong quá trình giao thoa, tiếp biến đã trở thành một chỉnh thể không thể tách rời với văn hoá dân tộc, mang lại những giá trị tinh thần to lớn cho con người Việt Nam:

2.1 Gía trị tới đạo đức và lối ứng xử của người Việt

Sinh thời, đức Phật đã từng dạy rằng: “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dàng chư Phật” Thực hiện được lời dạy này của đức Phật, con người có thể giải quyết những vấn nạn đang đặt ra cho loài người ở các cấp độ cá nhân, gia đình,

xã hội và toàn nhân loại Đó là tính ích kỷ cá nhân, bạo lực gia đình, lối sống hưởng thụ vật chất, đạo đức xã hội bị xuống cấp, xung đột sắc tộc, tôn giáo, nguy cơ chiến tranh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.v.v

Đạo đức Phật giáo hòa nhập với các giá trị đạo đức của dân tộc trở thành phương tiện diễn đạt quan niệm đạo đức truyền thống của người Việt Nam Các thuật ngữ như “từ bi, hỷ xả”, “vô ngã, vị tha”, “cứu nhân độ thế”, “tu nhân tích đức”, “sống nhân từ để phúc cho đời sau”… đã không còn nguyên nghĩa của riêng Phật giáo, mà trở thành một phần trong lẽ sống của người Việt, trở thành ngôn ngữ của đời sống thường ngày Cách thức giao tiếp, ứng xử của người Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quan niệm Phật giáo Nét phổ

Trang 7

biến trong quan hệ ứng xử và giao tiếp của Phật giáo là cái thật, cái thiện ở cả thân, khẩu, ý Trong bát chính đạo của Phật giáo, có chính ngữ (giữ cho lời nói được đúng mực), đó chính là một trong các điều kiện để mỗi con người có những ứng xử phù hợp với mọi người trong xã hội Về ứng xử, giao tiếp trong gia đình, Phật giáo đề cao sự hòa thuận và trách nhiệm của các bậc cha mẹ, anh

em, vợ chồng… đề cao sự hiếu thuận thông qua thực hiện Tứ ân Điều này được

thể hiện rất nhiều trong ca dao, tục ngữ Việt Nam như: “Đi khắp thế gian,

không ai tốt bằng mẹ/Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha” hay “Anh

em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” đã trở thành đạo lý, lẽ

sống của người Việt

Những quan niệm ở hiền gặp lành, gieo gió phải gặt bão, nhân nào quả đấy, cha

mẹ hiền lành để đức cho con, bản chất từ bi hỷ xả đã thấm sâu trong đời sống tinh thần dân tộc, hướng mọi tầng lớp nhân dân vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức vì dân, vì nước Hầu hết người Việt Nam nào cũng tin tưởng sống có đạo đức, thì ắt sẽ gặt hái được điều thiện, điều tốt; sống vô đạo đức, trái luân thường đạo lý ắt sẽ gặp quả báo Ngày nay, đại đa số người Việt Nam dù không theo Đạo Phật, không thuộc kinh Phật nhưng khi đi lễ chùa hay cúng bái

đều niệm “Nam mô a di đà Phật” hay “Nam mô quan thế âm bồ tát” Qua

những phân tích trên, có thể thấy Phật giáo đã thực sự đi vào lối sống của người Việt qua chức năng giáo dục, hướng lối sống con người tới những giá trị tốt đẹp, nhân văn

2.2 Gía trị tới phong tục tập quán

Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều tác động của nhiều trào lưu văn hóa khác nhau Trong đó, văn hóa Phật Giao được coi là một dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không

ít các tập tục dân gian mà vẫn còn tồn tại và lưu giữ những giá trị tinh thần đáng trân trọng cho đến ngày nay

Trang 8

Tập tục ăn chay, phóng sinh, bố thí

Đông đảo người Việt Nam từ xưa đến nay đều chịu ảnh hưởng của nếp sống văn hóa này Ăn chay xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo Đạo Phật không muốn sát sinh, mà trái lại phải thương yêu mọi loài Ăn chay và thờ Phật là việc

đi đôi với nhau của người Việt Nam

Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của Đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống của người dân Từ tinh thần đó, truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam ra đời, người dân làm phước bằng cách bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khổ, hoạn nạn

Tập tục cúng rằm, mồng một và lễ chùa

Từ xa xưa, người Việt Nam đã hình thành nên thói quen đến chùa để tìm sự bình an cho tâm hồn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh thoát và yên bình của phong cảnh và những pho tượng, lắng nghe tiếng chuông ngân vang Từ đó hình thành một nét phong tục lâu đời “đi chùa Lễ Phật” của tồ tiên Những ngày lễ hội lớn trong năm từ văn hóa Phật Giaos như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, … đã trở thành những ngày hội văn hóa lớn của Việt Nam, điều này cũng phù hợp với nét sinh hoạt cộng đồng – một sinh hoạt truyền thống của dân tộc ta Có thể liệt kê ra đây hàng trăm ngôi chùa như thế trải dài trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam: chùa Mía, chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên - Huế), chùa Giác Lâm (Tp.Hồ Chí Minh), chùa Tam Tạng (Sóc Trăng) Những đại lễ Phật giáo trên là chất keo gắn bó người dân Việt, góp phần nâng cao tình yêu thương đồng loại và nảy

nở lòng hy sinh, tính vị tha, củng có lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ Qua thời gian, những giá trị tốt đẹp đó ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân

2.3 Gía trị tới văn học nghệ thuật

Trang 9

Qua ca dao, thơ ca

Văn hóa Phật Giáo được thể hiện thông qua những tư tưởng mà ông cha ta đề cập đề cập đến trong ca dao dân ca với một đề tài hay khía cạnh của cuộc sống

để nhắc nhở, khuyên răn dạy bảo, với mục đích để xây dựng một cuộc sống an vui, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tọc Việt Nam Quan niệm đạo Phật là đạo hiếu, Lời dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ đã in đậm trong lòng mỗi người dân Việt Nam Điều đó được thể hiện linh động và sáng

tạo qua những câu ca dao tục ngữ:“Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như

nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Nét văn hóa đặc sắc này còn được ảnh hưởng rõ nét trong lĩnh vực thơ văn thông qua những bài thơ ca của đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều với những tác phẩm để đời, có giá trị lớn trong suốt chiều dài lịch sử như Truyện

Kiều, Chinh Phụ Ngâm:“Đã mang lấy nghiệp vào thân/Thì đừng trách lẫn trời

gần trời xa”.

Qua những tác phẩm văn học

Qua văn học, ta tiếp nhận mọi cái đẹp về cuộc sống thông qua cảm quan thẩm

mỹ quần chúng nền tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng cũng được nhân dân phản ảnh vào văn học bằng cái nhìn thẩm mỹ của nhân dân lao động Tiêu biểu

như truyện cổ tích như "Cây nêu ngày tết"6 Hay truyện "Man Nương" liên

quan với sự tích Chùa Dâu ở Thuận Thành (Bắc Ninh) là một chuyện nảy sinh trong thời kỳ hưng khởi của Phật giáo ở nước ta khoảng từ thế kỷ II-IX Những yếu tố thần thoại về thần Inđora (Mây, mưa, sấm, chớp hay thường gọi là Phong, Lôi, Vũ, Ðiện) mà Phật giáo từng sử dụng nay lại được chuyện Man Nương khai thác và kết hợp với tính ngưỡng dân gian Việt Nam về thần Mưa, Gió, Chớp, Sét thể hiện dưới hình thức mới: đưa những yếu tố ngoại lai vào

6 Là một truyện cổ tích kết hợp nhiều chuyện khác trong đó có truyện Bụt và quỷ trồng chung và chia hoa lợi - Một Phật thoại có nguồn gốc dân gian Ấn Ðộ nhưng lại được gắn với phong tục ngày tết của nhân dân ta

Trang 10

khuôn bản lĩnh Việt, sử dụng những yếu tố ấy để bổ sung vào kho tàng văn học Việt Những câu truyện cổ tích thế sự cũng mang yếu tố của đạo Phật như

truyện "Tấm Cám" Ông Bụt trong "Tấm Cám" đã hình tượng hóa tấm lòng cưu

mang của người Việt bằng màu sắc Phật giáo Ngay đoạn kết của truyện Tấm

Cám cũng mang tư tưởng Phật giáo của nhân dân "Thiện thắng ác", "Chính

nghĩa thắng gian tà", Tấm sống lại và trở thành người sau bao lần bị tiêu diệt và

hóa thân thành "chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, cây thị" Ở đây thuyết

luân hồi của đạo Phật đã trở thành chỗ dựa và phương tiện nghệ thuật, giúp cho tác giả dân gian thực hiện ước mơ công bằng xã hội và liên tưởng thẩm mỹ của mình một cách thuận lợi trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng sáng tạo

2.4 Phật giáo là phương diện thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và tính vị tha của dân tộc Việt Nam

Phật giáo đã góp phần cùng với dân tộc Việt Nam trong việc xây dựng tấm lòng bao dung rộng lớn, vô ngã, vị tha cùng với tinh thần nhân đạo sâu sắc Tinh thần bao dung rộng lớn được thể hiện trước lỗi lầm của con người Trong cách ứng

xử của người Việt thể hiện rất rõ như: “biển cả mênh mông, quay đầu là bờ”,

“đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”… Tinh thần bao dung còn được thể hiện trong cách ứng xử với kẻ thù khi chúng bại trận, trong chính sách nhân đạo đối với tù binh Phật giáo nói đạo lý vô ngã là muốn con người hiểu rằng cái tôi thực ra chỉ là giả tướng do 4 đại: đất, nước, lửa, gió tạm thời hợp nhau tạo thành, theo quy luật có ngày nó sẽ bị tan rã, suy yếu, già rồi chết Do vậy, con người không nên mê muội theo đuổi danh lợi, không cần thiết phải tranh giành mà cần phải độ lượng, khoan dung với mọi người Đó cũng chính là cách con người hoàn thiện bản thân để tiến tới giải thoát Với thuyết vô thường, vô ngã, Phật giáo đem lại cho con người một triết lý sống vị tha, nhân bản Khi đã thấu suốt được chân lý này, con người sẽ vươn lên khỏi cuộc sống vị kỷ mà sống theo tinh thần từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha Như vậy, Phật giáo là một tôn giáo giàu tình thương, yêu chuộng hòa bình Với lý tưởng nhân văn, bác ái, Phật

Ngày đăng: 06/09/2020, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w