KHU ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Việc buôn bán trên vỉa hè đã trở nên quen thuộc đối với nhiều cư dân đô thị Việt Nam. Đặc biệt là Hà Nội một thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị của
Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nước vẫn còn những quán nước, sạp quần áo, bãi giữ xe,.. Hoạt động từ sáng sớm cho đến tối trên các vỉa hè, lòng đường. Có thể nói buôn bán trên vỉa hè đã trở thành một đặc thù ở các vùng đô thị Việt Nam. Cũng chính vì thế mà hoạt động buôn bán trên vỉa hè đã có những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của đô thị Việt Nam, như gây ùn tắt giao thông, ô nhiễm môi trường, làm cản trở sự quy hoạch đô thị. Nhưng cũng không thể phủ nhận những gì từ hoạt động buôn bán trên vỉa hè mang lại, như giúp những người nghèo, trình độ thấp có được việc làm để tự nuôi sống.
Tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, vỉa hè là đất sống của nhiều người dân buôn bán nhỏ. Theo đề tài nghiên cứu: Hiện trạng và các giải pháp kinh tế vỉa hè tại TP. Hồ Chí Minh của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2004), đề tài khảo sát trên 35 tuyến đường trọng điểm với chiều dài khoảng 4,7 km, kết quả thu về là có gần 500 trường hợp bán hàng lưu động, 2.100 trường hợp buôn bán trên vỉa hè và hơn 5.000 trường hợp các gia đình có mặt tiền lấn ra vỉa hè để buôn bán (N.K.T, 2007). Qua kết quả khảo sát trên, có thể thấy hoạt động buôn bán trên vỉa hè diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức từ việc buôn bán lưu động trên các tuyến đường, vỉa hè đến các gia đình có mặt tiền là vỉa hè cũng tham gia buôn bán. Thêm vào đó chức năng chính của vỉa hè là phục vụ cho người đi bộ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Những hoạt động buôn bán trên vỉa hè thường xuyên vi phạm về an toàn giao thông, gây cản trở sự lưu thông của các phương tiện, kinh doanh không đúng trên phần vỉa hè được quy định sử dụng. Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai treo biển cấm hợp chợ lề đường, cấm lấn chiếm vỉa hè, lề đường buôn bán, cấm xã rác,.. Nhưng không được người dân chấp hành nghiêm túc, vì sau những đợt giải tỏa lại tiếp tục bày bán trở lại.
Riêng TP. Cần Thơ, do là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của vùng ĐBSCL, nên nhiều năm qua hoạt động buôn bán trên vỉa hè xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là ở quận Ninh Kiều, vì đây là địa bàn có nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều công ty, nhiều dịch vụ thu hút người lao động cũng như học sinh, sinh viên. Do vậy càng góp phần giúp những người không có việc hoặc những người có việc nhưng thu nhập thấp tập trung tại quận Ninh Kiều buôn bán. Việc buôn bán trên vỉa hè đã mang lại thu nhập cho nhiều người dân nghèo, không có trình độ nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều mặt trái của nó là làm mất vẽ mỹ quan đô thị, gây ùn tắt giao thông, ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần có giải pháp hợp lí cho vấn đề này.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ TẠI QUẬN NINH
KIỀU, TP. CẦN THƠ 4.1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ TẠI QUẬN
NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ
Từ lâu vỉa hè của những con đường trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã trở thành nơi diễn ra các hoạt động mua bán, kinh doanh. Từ những gánh hàng rong, đến những người có mặt tiền là vỉa hè cũng tham gia buôn bán dọc theo các trường học, bệnh viện, các con đường ta dễ dàng thấy hoạt động của họ diễn ra như thế nào, từ những xe nước mía, xe bánh mì đến cơm vỉa hè hay thời trang vỉa hè. Những hoạt động này diễn ra hết sức sôi nổi từ sáng sớm đến khuya.
Theo số liệu của cục thống kê TP. Cần Thơ về tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp được thực hiện 5 năm 1 lần. Được thể hiện qua hình 4.1, cụ thể ở quận Ninh Kiều năm 2007 có khoảng 3.486 người tham gia buôn bán trên vỉa hè đến năm 2012 số người tham gia buôn bán trên vỉa hè là 4573 người, so với năm 2007 tăng 31,18% (tăng thêm khoảng 1087 người) tham gia buôn bán trên vỉa hè, đều này có thể lý giải là do quận Ninh Kiều là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị không chỉ của TP. Cần Thơ mà còn là của ĐBSCL, đây cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất ở Cần Thơ và tập trung nhiều lao động nhất nên nhiều người đã chọn quận Ninh Kiều là nơi lý tưởng để kinh doanh, mua, bán, đặc biệt là buôn bán trên vỉa hè. Lý do tiếp theo là do tốc độ đô thị hóa ở Cần Thơ và các vùng lân cận diễn ra khá nhanh, nên diện tích đất canh tác nông nghiệp của người dân bị thu hẹp lại, người dân thiếu đất canh tác nên kinh tế không đủ sống vì vậy nhiều người đã tập trung về đây buôn bán, kinh doanh trên vỉa hè nhằm cải thiện kinh tế gia đình.
3486 4573 0 1000 2000 3000 4000 5000 Người 2007 2012 Năm
Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ, 2012
Theo hình 4.2, năm 2007 buôn bán trên vỉa hè tạo công ăn việc làm cho 4.247 lao động, trong đó lao động nữ là 2.109 người và lao động nam là 2.138 người. Năm 2012, buôn bán trên vỉa hè giải quyết việc làm cho khoảng 5.361 lao động tăng 26,23% so với năm 2007 (khoảng 1.114 người), trong đó lao động nữ 2.726 người (tăng 29,25% so với năm 2007), lao động nam 2.635 người (tăng 23,24% so với năm 2007). Điều này có thể lý giải được tại sao những năm vừa qua vấn đề cấm buôn bán trên vỉa hè lại trở nên khó khăn đến vậy, nhìn trên thực tế thì những người buôn bán trên vỉa hè đa số là dân nghèo, không có trình độ, nếu không cho họ tiếp tục buôn bán trên vỉa hè thì số lao động đó sẽ phải làm gì đây, trong khi đó lại là công việc mưu sinh hằng ngày của họ. Còn nếu không quản lí nghiêm túc thì tình hình buôn bán sẽ trở nên lộn xộn, làm mất vẽ mỹ quan đô thị. Vì vậy cần phải tìm hiểu kĩ hơn về công việc của họ để có thể đề xuất ra những giải pháp một cách hợp lí.
4247 2138 2109 5361 2635 2726 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Người 2007 2012 Năm Tổng số lao động Lao động nam Lao động nữ
Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ, 2012
Hình 4.2 Số lao động tham gia buôn bán trên vỉa hè năm 2007 và 2012
4.2 MÔ TẢ MẪU QUAN SÁT
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu khảo sát 100 người buôn bán trên vỉa hè tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đây là phương pháp lấy mẫu dựa trên sự thuận tiện hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng được phỏng vấn, như trong đề tài này tác giả có thể gặp bất cứ đối tượng nào buôn bán trên vỉa hè ở địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ để xin thực hiện cuộc phỏng vấn, nếu đối tượng được phỏng vấn không đồng ý thì tác giả chuyển sang đối tượng khác. Còn nếu đối tượng được phỏng vấn chấp nhận thực hiện cuộc phỏng vấn thì tác giả sẽ trực tiếp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế trước. Phương pháp này có thể giúp tác giả dễ dàng tập hợp các đơn vị mẫu, đồng thời giúp tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí trong quá trình tác giả đi lấy mẫu.
Mặt khác, thì phương pháp này cũng có mặt hạn chế là làm cho kết quả nghiên cứu có thể không đạt được độ chính xác cao nhất.
4.2.1 Thông tin chung về gia đình của đối tượng nghiên cứu
Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy số thành viên trong hộ của người buôn bán trên vỉa hè ở mức tương đối cao, trung bình là 3,78 người/hộ, hộ có số thành viên cao nhất là 6 người/hộ, ít nhất là 2 người/hộ - đây là những hộ mới ra riêng, đang tự lập sự nghiệp riêng hoặc là những người chưa có vợ, chồng còn sống chung với cha hoặc mẹ.
Bảng 4.1 Thông tin gia đình người buôn bán trên vỉa hè Đơn vị: người
Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
Số thành viên trong hộ 3,78 2,0 6,0
Số con trong gia đình 1,34 0,0 3,0
Số con còn đi học 0,94 0,0 3,0
Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013
Số con trung bình trong hộ của người buôn bán trên vỉa hè là 1,34 người/hộ, hộ có con nhiều nhất là 3 người/hộ, như vậy với 3 người con trong một gia đình lao động bình thường là mức tương đối khá cao, trong khi đó số con còn đi học cao nhất là 3 người/hộ, số con còn đi học trong gia đình cũng ở mức khá cao và đây là nhóm người phụ thuộc, điều này dẫn đến gánh nặng trên đôi vai của người làm cha, làm mẹ cũng tăng theo. Số con trong gia đình cũng như số con còn đi học của những người buôn bán trên vỉa hè nhỏ nhất là bằng 0, vì đây là những người chưa lập gia đình hoặc đã lập gia đình nhưng chưa sinh con, hoặc những người này đã có con rồi nhưng chưa đến tuổi đi học hoặc đã nghỉ học.
4.2.2 Điều kiện sống hiện tại của người buôn bán trên vỉa hè
Có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của con người. Những tiêu chí này được xây dựng tùy thuộc vào mỗi quốc gia, đặc điểm tập quán riêng của mỗi cộng đồng dân cư, song các tiêu chí này cũng chỉ xoay quanh việc thỏa mãn hai nhu cầu sống chủ yếu đó là nhu cầu về đời sống vật chất và nhu cầu về đời sống tinh thần của con người. Đời sống tinh thần được xem là sự thỏa mãn về học hỏi nâng cao sự hiểu biết, nhu cầu vươn đến cái chân thiện mỹ của con người. Nó được thể hiện qua các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao. Đời sống vật chất là sự đáp ứng về các phương tiện vật chất sử dụng hằng ngày như nhà cửa, phương tiện sinh hoạt, các thiết bị tiện nghi trong gia đình. Để đánh giá chất lượng cuộc sống của những người buôn bán trên vỉa hè, đề tài nghiên cứu các tiêu chí về điều kiện nhà ở tại TP. Cần Thơ, thiết bị trong nhà ở hiện tại và loại dịch vụ công cộng mà những
người buôn bán trên vỉa hè đang sử dụng trong gia đình. Thông qua những tiêu chí đó ta có kết luận một cách khái quát hơn về mức sống hiện tại của những người buôn bán trên vỉa hè.
4.2.2.1 Điều kiện nhà ở tại TP. Cần Thơ
Nhà ở là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống, nó là nơi để gia đình sum hợp, là nơi thờ cúng tổ tiên và có thể nói đây là tiêu chí đầu tiên để đánh giá tình hình kinh tế của những người buôn bán trên vỉa hè.
Theo kết quả điều tra thực tế hình 4.2 ta thấy trong 100 người buôn bán trên vỉa hè thì có 61 người đang ở nhà thuê (chiếm 61%), đây là những người nhập cư từ các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau lên Cần Thơ để kiếm sống, những người này do cuộc sống dưới quê khó khăn, không có đất sản xuất, nên đã quyết định lên Cần Thơ để lập nghiệp. Đối với những người này thì việc sở hữu một căn nhà tại Cần Thơ là một điều hết sức khó khăn, vì đa số những đối tượng nhập cư trong đề tài này là những người nghèo, không có trình độ, nghề nghiệp không ổn định. Đồng thời cũng có một số người buôn bán trên vỉa hè là người dân Cần Thơ, những người này trước kia ở chung với cha, mẹ nhưng khi có vợ, có chồng đến lúc phải ra riêng để tự lập thì do điều kiện sống khó khăn nên họ chưa có khả năng mua nhà, vì vậy họ phải thuê nhà để ở.
Trong khi đó chỉ có 21% nhà đang ở là thuộc sở hữu chung vợ chồng của những người buôn bán trên vỉa hè và còn lại 18% là thuộc sở hữu của người thân (cha, mẹ, ông bà,..). Qua kết quả trên cho chúng ta thấy rõ hơn cuộc sống của những người buôn bán trên vỉa hè còn gặp rất nhiều khó khăn, họ chưa có điều kiện để mua nhà, mà phải thuê ở các khu nhà trọ nhỏ trong các con hẻm hoặc may mắn hơn là được người thân để lại cho họ.
61% 21% 18% Thuê Sở hữu Người thân
Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013
Hình 4.3 Điều kiện nhà ở của người buôn bán trên vỉa hè năm 2013
4.2.2.2 Thiết bị trong nhà ở hiện tại của người buôn bán trên vỉa hè
Thiết bị được sử dụng trong nhà ở hiện tại của những buôn bán trên vỉa hè là tiêu chí tiếp theo để phản ánh mức sống của họ. Vì vậy đề tài đã khảo sát
thiết bị trong nhà ở hiện tại thông qua phỏng vấn 100 người buôn bán trên vỉa hè. Ta được kết quả ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Thiết bị trong nhà ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu
Thiết bị cần thiết Số ý kiến
Ý kiến (lần) Tỷ trọng (%) Tivi 58 13,9 Đầu DVD, Karaoke 17 4,2 Máy vi tính 11 2,6 Xe gắn máy 78 18,7 Xe đạp 100 23,9 Tủ lạnh 7 1,7 Bếp gaz 73 17,5 Máy giặt 6 1,4 Quạt máy 67 16,1 Tổng 417 100,0
Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013
Qua bảng 4.2 thì hầu như thiết bị trong nhà ở hiện tại của người buôn bán trên vỉa hè chủ yếu là những thiết bị cần thiết như xe đạp, xe máy, bếp ga, quạt máy và tivi lần lượt chiếm tỷ trọng là 23,9%, 18,7%, 17,5%, 16,1% và 13,9%. Điều này cho thấy những người buôn bán trên vỉa hè mức sống chưa cao, vật dụng trong gia đình chủ yếu để đi lại, phục vụ cho công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày trong gia đình. Còn những thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy giặt, tủ lạnh,.. Thì chưa được sử dụng phổ biến trong gia đình người buôn bán trên vỉa hè và chiếm tỷ trọng không quá 5%.
4.2.2.3 Sử dụng dịch vụ công cộng
Trong quá trình khảo sát 100 người buôn bán trên vỉa hè về loại dịch vụ công cộng được sử dụng trong gia đình thể hiện ở bảng 4.3 thì có tổng cộng là 311 ý kiến. Trong đó điện, nước máy là sự lựa chọn tối đa, cả hai loại dịch vụ này đều được 100 người buôn bán trên vỉa hè lựa chọn. Hầu như gia đình nào cũng phải sử dụng đến hai loại dịch vụ đó, vì đây là những loại dịch vụ cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của gia đình, để phục vụ cho việc học tập của con cái, cũng như sinh hoạt trong gia đình. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu cung cấp thêm thông tin là do họ đang sống trong một môi trường như ở TP. Cần Thơ, với nguồn nước bị ô nhiễm do rác thải từ các nhà máy xí nghiệp, hộ gia đình nên không có cách nào khác là họ phải sử dụng nước máy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Bảng 4.3 Dịch vụ công cộng được người buôn bán trên vỉa hè sử dụng
Loại dịch vụ công cộng Số ý kiến
Ý kiến (lần) Tỷ trọng (%) Điện 100 32,2 Điện thoại 96 30,9 Internet 7 2,2 Truyền hình cáp 8 2,5 Nước máy 100 32,2 Tổng 311 100,0
Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013
Tiếp theo đó là điện thoại được 96 sự lựa chọn. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì họ dễ dàng tiếp cận với những loại công nghệ hiện đại như điện thoại bởi vì khi sử dụng điện thoại không cần phải có trình độ cao. Bên cạnh đó, nó còn giúp ít cho họ rất nhiều trong liên lạc buôn