BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ Ở QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở các đô thị hiện nay diễn ra khá phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, bãi giữ xe,.. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông và làm mất vẽ mỹ quan. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương ở các đô thị càng nghiêm khắc hơn trong xử lí các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Riêng Tp. Cần Thơ, vào năm 2010 đã ban hành Quyết định số 15/2010 quy định về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn. Theo đó, người dân bị cấm sử dụng vỉa hè để phục vụ sinh hoạt ăn uống, vệ sinh; đổ nước sinh hoạt, nước thải chứa hóa chất ra lòng đường, vỉa hè; họp chợ, kinh doanh ăn uống, giữ xe không đúng nơi quy định,.. Quy định được áp dụng bằng cách treo bảng cấm buôn
bán trên các khu vực không được phép hoạt động, trên các vỉa hè cho phép sử dụng thì kẻ vạch trắng để chỉ giới hạn cho phép kinh doanh, công an trật tự thành phố thường xuyên đi tuần tra, nhắc nhở, phạt những hành vi đã nhắc nhỡ mà vẫn tiếp tục tái phạm. Nhưng sau những đợt tuần tra, phạt tiền, tịch thu hàng,.. Thì mọi việc lại tái diễn như cũ khi thấy vắng mặt lực lượng chức năng (Gia Tuệ, 2010).
Theo thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ người dân đang dựa vào vỉa hè để mưu sinh. Cho nên việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, mua bán đã trở thành vấn đề ngang giải đối với chính quyền địa phương. Vì vậy, phải sắp xếp sao cho người buôn bán có trật tự để vừa đảm bảo vẽ mỹ quan đô thị và an toàn giao thông mà vừa không làm mất công việc sinh sống của người dân và biện pháp được nhắc đến nhiều nhất là thu phí sử dụng vỉa hè. Theo ông Võ Văn Chính, phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều được trích dẫn bởi Gia Tuệ (2010): “Việc thu phí sử dụng vỉa hè đối với các hộ kinh doanh tại một số tuyến đường sẽ giúp công tác chăm sóc, duy tu, tăng cường vệ sinh vỉa hè được bảo đảm, đồng thời người dân cũng có ý thức hơn trong việc sử dụng vỉa hè”. Mức phí sử dụng mỗi mét vuông vỉa hè bằng 1% giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp do UBND TP. Cần Thơ ban hành hằng năm. Còn phí sử dụng mỗi mét vuông lòng đường để đậu xe bằng hai lần mức thu phí trên 1mét vuông vỉa hè. Nếu biện pháp này được thực hiện thì có thể nói đây là một tin mừng cho người dân buôn bán trên vỉa hè vì họ sẽ không cần phải lo lắng, canh chừng đội tuần tra của quận, tịch thu hàng hóa khi không dọn kịp, đồng thời cũng góp phần sử dụng vỉa hè có ý thức hơn, tạo nên nét văn minh đô thị.
CHƯƠNG 5
NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ
5.1.1 Thuận lợi
Cần Thơ là một trong những thành phố lớn của nước ta, dân cư khá đông đúc. Quận Ninh Kiều là trung tâm của TP. Cần Thơ nên mật độ dân số ở đây rất cao, số người đi đến trong ngày cũng rất nhiều. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc buôn bán, kinh doanh trên các tuyến đường, trục lộ chính.
TP. Cần Thơ là trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu của ĐBSCL, nên hàng năm sinh viên đổ về Cần Thơ là rất đông, có thể nói đây là đối tượng khách hàng chính của những người buôn bán trên vỉa hè. Một thuận lợi nữa là TP. Cần Thơ còn là trung tâm y tế hàng đầu của ĐBSCL, nên đối tượng tiếp theo của những người buôn bán trên vỉa hè là những bệnh nhân và người thân của họ.
5.1.2 Khó khăn
Xét về góc độ mang tính pháp lý thì đây là hoạt động mang tính trái với pháp luật của nhà nước, tuy nhiên nói về mặt bằng kinh doanh thì không đúng vị trí, còn về hình thức kinh doanh thì vẫn được nhà nước công nhận. Vì vậy khi trả lời phỏng vấn khoảng 95% những người này trả lời rằng: Những khó khăn của hoạt động buôn bán trên vỉa hè là thường xuyên bị công an đuổi bắt.
Một số khó khăn khác cũng được những người buôn bán trên vỉa hè cho biết là hoạt động này thường xuyên chịu tác động trực tiếp của thời tiết, những ngày mưa thì thu nhập của họ rất thấp.
Xét về gốc độ môi trường thì buôn bán trên vỉa hè cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, vì đa số những người buôn bán trên vỉa hè không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và cho rằng đó là nơi công cộng, không thu dọn sau khi buôn bán.
Xét về góc độ an toàn, buôn bán trên vỉa hè là hoạt động mua bán, lấn chiếm làn đường giành cho người đi bộ, buộc người đi bộ phải xuống lòng đường mà đi, tình trạng này thường dễ dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông, rất nguy hiểm.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước
Cần xây dựng một chương trình tổng quát hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những người có nguyện vọng; theo khảo sát thì những người có mong muốn chuyển đổi nghề là những người trẻ tuổi, còn sức lao động; chính quyền cần có các giải pháp đào tạo nghề cho họ để họ có cơ hội làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Cần có chính sách hỗ trợ vốn để những người buôn bán trên vỉa hè có được mặt bằng ổn định trong chợ hay khu vực riêng, để họ yên tâm buôn bán, đồng thời tạo ra nét riêng của thành phố, để vừa giúp họ có thể tiếp tục công việc buôn bán, vừa tạo ra những đặc trưng riêng của thành phố sẽ góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Cần có lực lượng cảnh sát đường phố hoạt động chuyên trách, để phạt nặng các trường hợp cố tình hoặc nhắc nhở những trường hợp chưa ý thức làm mất trật tự, lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè sai quy định. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các biểu hiện buôn bán thiếu văn hóa.
Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người buôn bán trong việc giữ gìn vệ sinh chung.
5.2.2 Giải pháp từ phía người buôn bán trên vỉa hè
Thực hiện theo đúng quy định về việc sử dụng vỉa hè của nhà nước như ở những nơi không được phép kinh doanh, buôn bán thì phải tuân thủ theo đúng quy định đó, còn những nơi được nhà nước cho phép sử dụng vỉa hè để buôn bán thì phải sử dụng theo đúng quy định về giới hạn phần vỉa hè được phép sử dụng.
Phải biết giữ gìn vệ sinh sau khi buôn bán để tránh tình trạng buôn bán xong bỏ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, làm mất vẽ mỹ quan đô thị.
Tích cực tuyên truyền, tham gia hỗ trợ nhà nước các hoạt động như tham gia lớp đào tạo nghề, bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm,.. Để tạo nên một thành phố nề nếp và văn minh.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về điều kiện ngoại cảnh, cũng như hình thức kinh doanh này chưa được nhà nước xem là hợp pháp nhưng công việc buôn bán trên vỉa hè cũng mang lại lợi ích khá lớn cho đại bộ phận dân nghèo, không có việc làm ổn định.
Qua phân tích, tìm hiểu thực trạng về vấn đề buôn bán trên vỉa hè tại địa bàn Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, có thể rút ra một số kết luận sau:
Người tham gia buôn bán trên vỉa hè thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, đa số họ đã lập gia đình, nên bị ràng buộc về cuộc sống, phải chăm sóc con cái, lo chi tiêu cho gia đình, điều kiện sống rất khó khăn, nhà đang ở đa số là thuê, mướn, mức sống còn thấp thiết bị trong nhà chủ yếu là những thiết bị cần thiết như tivi, xe đạp,.. Đa số những người buôn bán trên vỉa hè có trình độ thấp, nên rất khó có thể kiếm được một công việc ổn định trong công ty.
Thu nhập của người buôn bán trên vỉa hè bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố: - Ảnh hưởng bởi yếu tố loại hàng: Loại hàng là thực phẩm ảnh hưởng thuận chiều với thu nhập. Nếu loại hàng là thực phẩm thì thu nhập của người buôn bán trên vỉa hè sẽ tăng lên 278,656 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ảnh hưởng bởi yếu tố địa điểm bán: Địa điểm bán là gần trường học, bênh viện ảnh hưởng thuận chiều với thu nhập. Nếu địa điểm bán là gần trường học, bệnh viện thì thu nhập của người buôn bán trên vỉa hè sẽ tăng 495,041 đơn vị, trong điệu kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ảnh hưởng bởi yếu tố kinh nghiệm: Kinh nghiệm của người buôn bán trên vỉa hè ảnh hưởng thuận chiều với thu nhập. Khi kinh nghiệm làm việc tăng lên một đơn vị thì thu nhập của người buôn bán trên vỉa hè tăng lên 74,418 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ảnh hưởng bởi yếu tố hình thức bán là cố định: Hình thức bán là cố định ảnh hưởng thuận chiều với thu nhập. Nếu hình thức bán là cố định thì thu nhập của người buôn bán trên vỉa hè tăng 350,492 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ảnh hưởng bởi yếu tố vốn lưu động: Vốn lưu động ảnh hưởng thuận chiều vơi thu nhập. Khi vốn lưu động tăng lên một đơn vị thì thu nhập của
người buôn bán trên vỉa hè sẽ tăng thêm 0,060 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Về phía nhà nước
Cần đầu tư kinh phí cho các địa phương trong việc đào tạo nghề và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người lao động để không còn tình trạng vì không có nghề gì để làm phải buôn bán trên vỉa hè để kiếm sống.
Đối với những người buôn bán trên vỉa hè thuộc dạng hàng rong không có mặt bằng buôn bán thì cần quy hoạch những đối tượng này vào một khu tập trung như chợ hay những khu vực riêng để họ có được mặt bằng buôn bán, nhằm tạo ra một điểm buôn bán riêng của thành phố, giúp thu hút khách du lịch, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Còn đối với những đối tượng có mặt bằng buôn bán nhưng lấn chiếm ra phần vỉa hè không được phép sử dụng thì cần xử lí nghiêm khắc những đối tượng này.
Thực hiện các chương trình giáo dục văn hóa sâu rộng trong mọi người về ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng đất nước.
6.2.2 Về phía người buôn bán trên vỉa hè
Không thực hiện các hành vi ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh thành phố như phải biết thu gom rác sau khi buôn bán, buôn bán theo đúng quy định mà phần vỉa hè được nhà nước cho phép sử dụng để góp phần xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh hiện đại.
Phải ý thức về hành vi giao tiếp của mình trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động buôn bán, ăn nói lịch sự, hạn chế tối đa việc “nói thách” trong buôn bán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B.T.Ph, 2008. Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. <http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khanh-thanh-benh-vien-da-khoa-trung- uong-can-tho-230254.htm>. [Ngày truy cập: 24 tháng 10 năm 2013].
2. Đặng Văn Rỡ, 2009. Phân tích thực trạng bán hàng rong tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
3. Đỗ Nam, 2013. Thành phố Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. <http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin- tuc/item/346402-.html>. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013].
4. Gia Tuệ, 2010. Cần Thơ: Nan giải chuyện trả lại vỉa hè cho người đi bộ. <http://phapluattp.vn/20100904095351248p0c1085/can-tho-nan-giai- chuyen-tra-lai-via-he-cho-nguoi-di-bo.htm>. [Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm 2013].
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng. Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê.
6. Huỳnh Hải, 2013. ĐH Cần Thơ khai giảng năm học mới. <
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dh-can-tho-khai-giang-nam-hoc- moi-777654.htm>. [Ngày truy cập: 24 tháng 10 năm 2013].
7. Lê Thông và cộng sự, 2011. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học Sư Phạm, trang 103.
8. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. Giáo trình Nghiên cứu Marketing. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ.
9. Lý Quỳnh Anh, 2005. Vài nét về kinh tế phi chính thức.
<http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/vainetvekinhtephi-nd-16603.html>.
[Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013].
10. N.H, 2011. Đào tạo hơn 7000 SV trong năm học 2011-2012. <
http://www.baomoi.com/Dao-tao-hon-7000-SV-trong-nam-hoc-
20112012/108/7146327.epi>. [Ngày truy cập: 24 tháng 10 năm 2013].
11. N.K.T, 2007. Có một nền kinh tế vỉa hè ?. < http://vietbao.vn/Trang- ban-doc/Co-mot-nen-kinh-te-via-he/20762342/478/>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2013].
12. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa hoc, Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 240-250.
13. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 5, trang 33-34.
14. Nguyễn Thế Duy, 2013. Thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
15. Nguyễn Thế Nghĩa, 2005. Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở Tp. HCM. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, trang 131.
16. Phạm Thanh Thôi, 2005. Hoạt động “kinh tế vỉa hè” và việc quy hoạch xây dựng văn minh đô thị ở TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí chuyên ngành Quy hoạch – Xây dựng, Bộ Xây dựng, số 17, trang 64-67.
17. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2004. Khu vực kinh tế phi chính thức, thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý. Hà Nội: Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 14-15-17.
18. Số liệu thống kê của Cục thống kê thành phố Cần Thơ.
19. Tấn Thái, 2006. Cần Thơ: qui định về việc sử dụng vỉa hè. <http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Can-Tho-qui-dinh-ve-viec-su-dung-via- he/40135872/218/>. [Ngày truy cập: 9 tháng 10 năm 2013].
20. Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Cần Thơ: Nhà xuất bản thống kê.
21. Trần Minh Đức, 2011. Phát triển kinh tế vỉa hè như thế nào?. <http://sgtt.vn/Ban-doc/136596/Phat-trien-kinh-te-via-he-nhu-the-nao.html >. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013].
22. Trần Văn Tấn, 2006. Kinh tế đô thị và vùng. Dự án quản lí đô thị ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội, trang 18.
23. Truơng Bá Thanh và Đào Hữu Hòa, 2010. Vấn đề di dân trong quá trình đô thị hóa – Từ lý luận đến định hướng chính sách. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại Học Đà Nẵng, Số 3, trang 175-176.
24. Việt Báo, 2011. “Kinh tế vỉa hè” và văn minh đô thị <http://vietbao.vn/Xa-hoi/Kinh-te-via-he-va-van-minh-do-
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ VIỆC BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Xin chào anh (chị), tôi là Nguyễn Thị Bé Ngoan, hiện là sinh viên thuộc Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang làm đề tài “Thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở địa bàn quận Ninh kiều, TP.Cần Thơ”. Rất mong anh/chị vui lòng dành khoảng ít phút để giúp tôi hoàn