Đặc điểm của công việc buôn bán trên vỉa hè

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 38)

4.2.4.1 Thời gian buôn bán

Theo kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.6, ta thấy đối tượng nghiên cứu đã có thời gian làm công việc buôn bán trên vỉa hè đã khá lâu. Trung bình là 3,6 năm, cao nhất là 15 năm làm việc với nghề và thấp nhất là 1 năm. Đối với những người buôn bán trên vỉa hè đây là công việc chính, đã gắn bó với cuộc sống của họ. Như vậy, số năm buôn bán trên vỉa hè sẽ gắn liền với kinh nghiệm làm việc của họ, nếu làm việc càng lâu thì họ sẽ có được nhiều kinh nghiệm hơn trong nghề, chẳng hạn như họ có thể biết được nhu cầu của khách hàng cũng như biết cách ứng xử trong công việc. Từ đó sẽ giúp cho công việc buôn bán của họ trở nên thuận lợi hơn.

Qua kết quả số liệu đã được phân tích ở bảng 4.6 ta thấy đa số những người buôn bán trên vỉa hè là làm việc suốt năm, vì đây là công việc chính tạo ra thu nhập của họ. Số tháng làm việc trong năm của đối tượng nghiên cứu cao nhất là 12 tháng/năm, trung bình là 11,1 tháng/năm và nhỏ nhất là 9 tháng/năm. Đối với những người làm việc chỉ có 9 tháng/năm thì đa số là những người lớn tuổi, do hạn chế về điều kiện sức khỏe nên không thường xuyên tham gia vào công việc.

Còn về số giờ bán hàng trong ngày của những người buôn bán trên vỉa hè thì rất linh hoạt, dao động từ 3 giờ đến 16 giờ trong ngày, trung bình là 8,6 giờ/ngày. Như đã nói ở trên, do đây là công việc gắn liền với cuộc sống của họ nên đa số thời gian trong ngày của những người buôn bán trên vỉa hè đều giành cho công việc. Cho nên có thể nói đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra thu nhập của họ, những người buôn bán trên vỉa hè cố gắng buôn bán nhiều giờ trong ngày để hy vọng họ sẽ có được nhiều khách hàng nhằm cải thiện thu nhập để giúp cuộc sống của họ được tốt hơn. Đối với những người buôn bán chỉ 3 giờ/ngày thì đối tượng chủ yếu của họ là những sinh viên, công nhân đi làm, học tập vào sáng sớm, đáp ứng nhu cầu ăn sáng cho những đối tượng này.

Bảng 4.6 Thời gian buôn bán của đối tượng nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Số năm tham gia buôn bán Năm 3,6 1 15

Số tháng bán hàng/năm Tháng/năm 11,1 9 12

Số giờ bán hàng/ngày Giờ/ngày 8,6 3 16

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

4.2.4.2 Hình thức buôn bán

Theo số liệu điều tra thực tế ta có hình 4.6, qua đó ta thấy có 51% là người buôn bán trên vỉa hè chọn hình thức buôn bán cố định một điểm trên vỉa hè. Những người này cho rằng cần phải có một địa điểm ổn định để thuận tiện hơn khi bán hàng, để tránh tình trạng thường xuyên thay đổi vị trí làm cho các khách hàng quen thuộc không biết nơi để mua hàng. Điều này cho thấy họ cũng có một chiến lược kinh doanh nhất định.

49%

51%

Cố định Lưu động

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

Còn lại một tỷ lệ cũng không nhỏ là 49% người buôn bán trên vỉa hè chọn hình thức bán hàng lưu động, những người này do không tìm được một địa điểm phù hợp nên bắt buộc phải buôn bán lưu động trên các vỉa hè. Còn một số người cho rằng họ phải bán lưu động bởi vì đây là hình thức kinh doanh trên vỉa hè bị nhà nước cấm, nên phải bán lưu động để tránh lực lượng công an bắt phạt hay bị tịch thu hàng hóa.

4.2.4.3 Địa điểm buôn bán

Theo kết quả khảo sát thực tế 100 người buôn bán trên vỉa hè thì đối tượng nghiên cứu thường chọn những địa điểm gần trường học, bệnh viện để buôn bán vì những nơi này thường tập trung rất nhiều người qua lại, ở đây họ hy vọng hàng hóa của họ tiêu thụ được nhiều hơn, đây cũng được xem là một chiến thuật để giúp công việc kinh doanh của họ được tốt hơn. Cụ thể ở hình 4.7 địa điểm bán gần trường học, bệnh viện chiếm 53%, 34% là gần công ty, cơ quan, cửa hàng, còn lại 13% thuộc nhóm khác, những người buôn bán trên vỉa hè thuộc nhóm khác thường chọn địa điểm bán là ở gần các con hẻm, khu dân cư…

53% 34%

13%

Gần trường học, bệnh viện Gần công ty, cơ quan, cửa hàng Khác

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

Hình 4.7 Địa điểm buôn bán của đối tượng nghiên cứu

4.2.4.4 Nhóm loại hàng buôn bán

Nhu cầu của con người thì rất đa dạng, theo đó để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thì người kinh doanh phải chọn cho mình một hay nhiều mặt hàng để kinh doanh. 53% 31% 9% 7% Thực phẩm Tiêu dùng Giải trí Vé số

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

Hình 4.8 Loại hàng hóa buôn bán

Theo kết quả từ hình 4.8, nhóm thực phẩm được người buôn bán trên vỉa hè lựa chọn nhiều nhất chiếm 53% bao gồm các mặt hàng như: Cơm, hủ tiếu,

bánh mì, nước uống, rau quả tươi,.. Đây là những loại thực phẩm rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nó đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng hằng ngày cho cơ thể để con người có thể lao động, học tập tốt. Những người buôn bán trên vỉa hè đã nắm bắt được nhu cầu thực tế đó nên đã có rất nhiều đối tượng nghiên cứu đã chọn loại hàng là thực phẩm để kinh doanh. Và họ kì vọng về những loại hàng này sẽ giúp họ có thể cải thiện được tình hình kinh tế gia đình.

Tiếp theo là hàng tiêu dùng cũng được lựa chọn khá cao của nhiều người buôn bán, cụ thể là chiếm 31% bao gồm các mặt hàng như: quần áo, giày dép,.. Còn lại 2 nhóm cùng chiếm tỷ lệ cũng tương đối gần bằng nhau: nhóm giải trí như đĩa DVD, CVD, báo vỉa hè,.. Chiếm 9 % và nhóm còn lại là vé số chiếm 7%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4.5 Sự thay đổi hàng hóa buôn bán trong năm

Tùy theo từng loại hàng kinh doanh mà người buôn bán trên vỉa hè có những hình thức kinh doanh các mặt hàng của mình khác nhau. Có thể chỉ kinh doanh một loại hàng duy nhất hoặc là bán từng loại hàng theo từng mùa vụ. Ví dụ, đối với những người kinh doanh như băng đĩa thì khi vào mùa mà người ta thường rủ nhau đi chơi thả diều thì vào mùa này nhu cầu về diều tăng vọt, tranh thủ tìm một chút lợi nhuận hấp dẫn từ tình hình này họ có thể tạm ngưng bán băng đĩa quay sang kinh doanh bán diều. Mặt khác, còn tùy theo đặc tính của từng lọai hàng mà tại thời điểm đó mới có để bán ví dụ như chôm chôm, xoài,.. Vào đúng mùa vụ của những loại trái cây này thì mới có hàng để bán. 85 15 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Người

Cố định suốt năm Bán theo mùa

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

Hình 4.9 Sự thay đổi hàng hóa buôn bán trong năm

Theo hình 4.9 thì đến 85 người được phỏng vấn chọn là họ buôn bán chỉ một loại hàng duy nhất suốt năm. Điều này phù hợp với nghiên cứu về trình độ học vấn của những người buôn bán trên vỉa hè, như đã nói đại đa số những

muốn thay đổi vì sợ rủi ro, đồng thời họ cũng có những khách quen, việc thay đổi hàng hóa sẽ ảnh hưởng không tốt đến thu nhập cũng như việc mất khách quen. Còn lại 15 người chấp nhận thay đổi mặt hàng buôn bán theo mùa vụ vì họ hy vọng điều này sẽ mang đến lợi nhuận cao.

4.2.4.6 Thời điểm bán hàng

Khác với các loại hình kinh doanh khác, buôn bán trên vỉa hè có điểm đặc trưng là người bán có thể không cần phải ngồi bán suốt cả ngày. Tùy vào hoàn cảnh mỗi người, hoàn cảnh gia đình mà người bán phân bổ thời gian bán hàng cho phù hợp, vì đây là loại hình kinh doanh với các mặt hàng có giá rẻ chủ yếu là phục vụ học sinh - sinh viên và những người có thu nhập thấp nên thời gian buôn bán của họ thường tập trung vào buổi tối. Trong đó, có một số người vì đây là loại hình kinh doanh chính, tạo ra thu nhập cơ bản cho gia đình nên họ bán hàng cả ngày không có phân biệt buổi sáng hay tối.

Bảng 4.7 Thời điểm bán hàng của đối tượng nghiên cứu

Thời điểm Tần số (lần) Phần trăm (%)

Cả ngày 14 14 Buổi Sáng 12 12 Buổi trưa 6 6 Buổi tối 20 20 Không cố định 48 48 Tổng 100 100

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

Phân tích số liệu thu thập cho ra kết quả bảng 4.7, số người buôn bán cả ngày chiếm 14%. Thời gian buôn bán không cố định chiếm tỷ lệ khá cao là 48%, những người này có thời gian buôn bán không cố định, có khi họ buôn bán cả ngày, hoặc hai buổi trong ngày hoặc chỉ buôn bán một buổi là do họ còn bị chi phối bởi công việc chăm sóc con cái trong gia đình. Còn lại là những người chỉ buôn bán buổi sáng hay buổi trưa hay buổi tối, chiếm tỷ lệ lần lượt là 12%, 6%, 20%.

4.2.4.7 Nguồn vốn buôn bán và thu nhập

Qua kết quả thống kê của bảng 4.8 cho ta thấy số vốn buôn bán của người buôn bán trên vỉa hè là rất ít. Đối với vốn cố định thì có thể nói đây là điều kiện đầu tiên để những người buôn bán trên vỉa hè có thể tham gia vào công việc. Vốn cố định trong đề tài là số tiền mà đối tượng nghiên cứu sử dụng cho việc mua công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị,.. Để phục vụ cho công việc buôn bán của họ. Qua kết quả phân tích số liệu ở bảng 4.8 cho thấy mức vốn trung bình cần có khi tham gia vào công việc buôn bán trên vỉa hè là

1,197 triệu, có thể nói đây là một mức vốn thấp so với giá cả thị trường hiện nay. Đối với những người bán vé số thì đa số vốn cố định của họ là không có. Vì khi họ lấy vé số thì nơi giao vé số sẽ cấp cho họ một cái tủ kiến để họ trưng bày vé số.

Bảng 4.8 Nguồn vốn và thu nhập của người buôn bán trên vỉa hè

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Vốn cố định 1197 0 4000

Vốn lưu động/ngày 415 0 3000

Thu nhập/ngày 155 60 400

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

Vốn lưu động của những người buôn bán trên vỉa hè là số tiền mà họ bỏ ra mua nguyên liệu, sản phẩm để buôn bán. Có thể nói nguồn vốn này khá quan trọng đối với những người kinh doanh vì nó giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Đây được xem như là tiêu chí để đánh giá khả năng tiêu thụ của những mặt hàng mà người buôn bán trên vỉa hè đang kinh doanh. Theo kết quả điều tra ở bảng 4.8 ta thấy số vốn lưu động hằng ngày của đối tượng nghiên cứu trung bình là 415 nghìn/ngày và cao nhất là 3 triệu/ngày. Theo suy nghĩ bình thường thì vốn lưu động càng nhiều thì thu nhập càng cao, ví dụ như bán bánh mì, nếu vốn bỏ ra mua nguyên liệu cao, tức là số bánh bán ra nhiều thì đồng nghĩa thu nhập của họ cũng sẽ tăng theo. Thu nhập trung bình từ công việc buôn bán trên vỉa hè đem lại là 155 nghìn/ngày, đây là một mức thu nhập khá cao, đủ để họ chi trả các khoảng chi phí sinh hoạt hằng ngày và có thể tiết kiệm một khoản tiền nhất định.

4.2.4.8 Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại và dự định nghề nghiệp trong tương lai

Theo kết quả điều tra về mức độ hài lòng của công việc thì có 8% rất hài lòng, 37% hài lòng, và 46% là bình thường, đây thường là những người làm việc lâu năm với nghề, đã quen với công việc hiện tại, họ cho rằng công việc này đơn giản, phù với trình độ cũng như sức khỏe của họ. Còn lại 2% là rất không hài lòng, 7% không hài lòng. Những đối tượng này thường là những người có thu nhập thấp từ công việc buôn bán trên vỉa hè, hoặc có người trả lời rằng do công việc này phải thường di chuyển do bị công an đuổi bắt nên rất cực. Đa số những người này có ý định muốn đổi nghề.

Bảng 4.9 Mức độ hài lòng đối với công việc của đối tượng nghiên cứu Mức độ hài lòng Tần số (lần) Phần trăm (%) Rất không hài lòng 2 2 Không hài lòng 7 7 Bình thường 46 46 Hài lòng 37 37 Rất hài lòng 8 8 Tổng 100 100

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

Hình 4.10 cho thấy tỷ lệ người có ý định đổi nghề rất thấp so với những người không có ý định đổi nghề chiểm tỷ lệ chỉ 14% trong khi những người không có ý định đổi nghề lên đến 86%, trả lời phỏng vấn đa số những người buôn bán trên vỉa hè đưa ra những lý do chính khiến họ không có ý định đổi nghề là công việc này gắn bó với họ đã lâu, cũng đã quen với công việc hiện tại hoặc có người trả lời rằng do không có điều kiện để thay đổi nghề và có người trả lời là không có nghề khác để làm hoặc có một số người cho rằng họ không có trình độ nên không thể làm được nghề khác, thêm một số ý kiến cho rằng họ đã lớn tuổi rồi nên cũng không thể thay đổi nghề được do điều kiện sức khỏe không làm những công việc khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

86% 14%

Không Có

Nguồn: số liệu thu thập, tháng 10/2013

Hình 4.10 Dự định đổi nghề

Còn nhóm những người có ý định đổi nghề nổi bật lên với ý kiến, là do hình thức này thường xuyên bị công an bắt phạt, tịch thu hàng hóa nên lợi nhuận rất bấp bên, do không tìm được việc nào khác để làm nên phải làm việc này để kiếm sống qua từng ngày chờ lúc tìm được việc khác sẽ đổi nghề.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 38)