Tình hình kinh tế thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 25)

3.1.8.1 Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP của TP. Cần Thơ năm 2012 đạt 11,5%, cao hơn 1,2 lần so với mức tăng của các tỉnh ĐBSCL.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. Tổng vốn đầu tư xã hội của Cần Thơ luôn xếp thứ nhất trong vùng ĐBSCL, cụ thể là năm 2012 đạt 34.498 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2010, nhiều công trình trọng điểm được hoàn thành và đưa vào sử dụng như: đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh; 121 công trình sản xuất, thương mại dịch vụ, giao thông, phúc lợi xã hội khác đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD (tương đương 53,7 triệu đồng ) tăng 174 USD so với năm 2011 (Đỗ Nam, 2013).

3.1.8.2 Nông nghiệp

Theo Niên giám thống kê thành phố Cần thơ năm 2012 thì TP. Cần Thơ có diện tích đất nông nghiệp là 140.895 ha, được sử dụng để trồng lúa, rau màu và các loại cây ăn quả. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của TP. Cần Thơ chuyển dần theo hướng chuyên canh chất lượng cao, cung cấp phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt.

Năm 2012 sản xuất nông nghiệp Cần Thơ được mùa, sản lượng và năng suất cây trồng vật nuôi đều tăng, tạo thêm động lực cho nông dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế - xã hội. Diện tích gieo trồng lúa cả năm thực hiện được 228.184 ha, sản lượng lúa đạt 1.318.241 tấn, giá trị sản xuất bình quân đạt 150 triệu đồng/ha canh tác, cao nhất từ trước đến nay (Đỗ Nam, 2013).

3.1.8.3 Công nghiệp

Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Cần Thơ tập trung vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiêp điện - điện tử - tin học, công nghiệp cơ khí, hóa chất, bao bì, may mặc và công nghiệp vật liệu xây dựng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2011, đóng góp hơn 15% tổng giá trị công nghiệp toàn vùng ĐBSCL. Để góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, thành phố đã triển khai kế hoạch đầu tư mở rộng các khu công nghiệp tập trung: Hưng Phú 1, 2; Trà Nóc 1, 2; khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh. Đến cuối năm 2012 các khu công nghiệp thu hút thêm 15 dự án mới, nâng tổng số dự án trong các khu công nghiệp lên 206 dự án với tổng vốn đăng ký 1.846 tỷ USD, thu hút 34.214 lao động, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 2.870 triệu USD (Đỗ Nam, 2013).

3.1.8.4 Thương mại và Dịch Vụ

TP. Cần Thơ luôn quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ, thu hút đông đảo các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đến làm ăn, đáp ứng nhu cầu mua sắm những mặt hàng thiết yếu của người dân trong vùng ĐBSCL.

Hiện nay, TP. Cần Thơ còn khuyến khích các doanh nghiệp, siêu thị tổ chức bán hàng lưu động ở những vùng nông thôn, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2012 thực hiện được 101.122 tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn vùng (Đỗ Nam, 2013).

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)