Khắc phụctìnhtrạngHọcsinhbỏ học: Vận động đến làng xã Trước những lo âu của dư luận về vấn đề họcsinhbỏhọc hàng loạt ở một số địa phương gần đây, Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều cuộc bàn thảo nhằm tìm ra giải pháp mạnh để khắc phụctìnhtrạng này. Liên tục, lâu dài Trong cuộc hội thảo diễn ra chiều qua 18-3 tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì, đại diện các hội, đoàn thể đã thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ với Bộ GD- ĐT trong việc chống tình trạnghọcsinhbỏ học. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đặt vấn đề: mở cuộc vận động HS trở lại trường đến tận từng làng xã. Muốn vậy cần phải nắm đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân bỏhọc ở từng HS và có hỗ trợ đúng chỗ, đúng cách. Việc này không phải làm trong một thời điểm mà liên tục, lâu dài. Bên cạnh đó, kêu gọi các lực lượng xã hội xây dựng quĩ, tổ chức các đợt hỗ trợ thiết thực cho HS nghèo. PGS Trần Xuân Nhĩ, phó chủ tịch Hội Khuyến học VN, cho rằng Hội Khuyến học VN sẵn sàng phối hợp với ngành giáo dục để giải quyết bức xúc về việc HS bỏ học. Hội Khuyến học có trên 6 triệu hội viên, nếu tung lực lượng này đến từng làng xã vận động, tổ chức hỗ trợ HS sẽ rất hiệu quả. Ông Nhĩ đưa ra một ví dụ điển hình ở xã Thanh Cao, Thanh Oai (Hà Tây). Nghề làm pháo ở xã phải giải nghệ, Thanh Cao có đến 10% HS bỏhọc vì gia đình khó khăn. Nhưng với sự bắt tay chặt chẽ của nhà trường, Hội Khuyến học và chính quyền địa Học ghép lớp 3 và 5 tại điểm Trường Chiêu Sải Phìn, Trường tiểu học Lản Thì Thàng, huyện Tam Đường (Lai Châu) của cô giáo Phạm Bích Nhung thường xuyên có 6-10 em bỏhọc để đi làm nương cùng gia đình. Gia đình các em này làm nương xa, lại sống trên lán nương xa bản hàng tháng trời nên đi vận động các em rất khó khăn - Ảnh: Thông Thiện phương, sau năm năm tỉ lệ này chỉ còn 0,1%. "Chống lưu ban, bám sát đối tượng để dạy" là cách giảm tỉ lệ HS bỏhọc ở Thanh Cao. Một năm học tổng kiểm tra bốn lần, phân loại HS không đạt yêu cầu, phân công giáo viên và các lực lượng xã hội tìm hiểu nguyên nhân, kèm HS để theo kịp chương trình. Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, để làm được việc trên, không thể tách rời vai trò của các đoàn thể bên ngoài nhà trường. Đưa những HS không có điều kiện học tập tại trường vào các trung tâm học tập cộng đồng cũng là ý kiến được đề cập tại hội thảo. Hiện nay cả nước có gần 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, nhưng các trung tâm vẫn mỗi nơi hoạt động một cách, có nơi trung tâm học tập cộng đồng mới chỉ có cái vỏ, chương trình hoạt động thế nào là việc các địa phương lúng túng chưa có hướng thực hiện. Mô hình học tập trên cần phải có một qui chế hoạt động chung, hướng đến việc hỗ trợ thanh thiếu niên học văn hóa, học nghề. Rà soát chương trình - SGK trong một tháng: quá gấp! Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, việc rà soát chương trình - sách giáo khoa (SGK) đã được triển khai và kết quả rà soát sẽ được báo cáo tại hội nghị bàn về vấn đề này vào cuối tháng 4-2008. Việc tập hợp ý kiến đánh giá sẽ mở rộng trong cán bộ, giáo viên, các chuyên gia giáo dục và cả đại diện của Ủy ban Văn hóa - giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển giải thích mục đích của việc rà soát này: "Một bộ SGK chắc chắn không đảm bảo phù hợp với 100% HS ở tất cả vùng miền trên cả nước. Nhưng hiện VN chưa có điều kiện để làm nhiều bộ SGK, nên việc đánh giá lại sẽ điều chỉnh những bất hợp lý nếu có”. Mục đích đề ra thì lớn, nhưng theo ý kiến của PGS Trần Xuân Nhĩ, đánh giá SGK trong một tháng là việc quá gấp. Khó có thể có những ý kiến đánh giá xác đáng đóng góp cho ngành. Việc nên có một bộ SGK hay có chương trình - SGK dành riêng cho các HS đặc thù (HS vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số) cũng được đề cập trở lại. Tại cuộc hội thảo khoa học trước đó bàn về những giải pháp chuyên môn chống tìnhtrạng HS tiểu họcbỏhọc (diễn ra ngày 15-3), bà Đặng Huỳnh Mai, nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết từng có chương trình 100 tuần cho HS tiểu học vùng khó khăn (chương trình chung là 165 tuần), nhưng Họcsinh bị lưu ban, họcsinhbỏhọc chính là "đội quân trù bị” của các tệ nạn xã hội. Chúng ta kêu gọi chống ma túy, chống các tệ nạn xã hội khác, đó chỉ là giải quyết "phần ngọn", còn việc chống HS bỏhọc mới là giải quyết phần gốc rễ PGS Trần Xuân Nhĩ (phó chủ tịch Hội Khuyến học VN) chính các địa phương đề xuất không nên có sự phân biệt này. Khi có chương trình chung duy nhất cả nước, thực tế cho thấy chương trình phù hợp với HS thành thị, vùng thuận lợi thì lại quá sức với HS khó khăn. Và cách giải quyết trước mắt chỉ có thể là "dạy học linh hoạt". Ông Thái Huy Vinh, phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho rằng SGK mới viết lại, không nên thay đổi. Nhưng để có thể thực hiện được việc "dạy học linh hoạt" thì nên viết lại… sách giáo viên, thậm chí hướng dẫn kỹ cho giáo viên việc dạy HS yếu kém. Theo ông Trần Xuân Nhĩ, HS vùng sâu vùng xa khó có thể đáp ứng yêu cầu của chương trình chung. Vì thế, sau đợt khảo sát, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu hướng giãn thời gian với cả chương trình tiểu học và phổ thông cho những HS này. Bám họcsinh để dạy! Cụm từ "dạy bám sát chương trình" rất quen thuộc với người trong ngành giáo dục, nhưng trong hội thảo ngày 15-3 bà Đặng Huỳnh Mai đã đặt ra một vấn đề để trưng cầu ý kiến là "không bám chương trình mà bám họcsinh để dạy". Vấn đề bà Mai đưa ra nhắm đến những HS yếu kém, HS vùng khó khăn. Vì có một thực tế rất phổ biến ở các địa phương là "giáo viên dạy như sách"! Bà Nguyễn Thị Ngọc, phó phòng giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Lạng Sơn, cho biết với việc HS bỏhọc do không theo được chương trình, trước hết phải nghiêm khắc nhận trách nhiệm về phía giáo viên. Một tìnhtrạng phổ biến tại nhiều trường học ở Lạng Sơn là giáo viên cố gắng "chạy" cho đúng phân phối chương trình, bám sát SGK. Nếu không bám sách mà bám đối tượng để dạy, nhà trường sẽ phê bình, kiểm điểm. Tìnhtrạng này không chỉ có ở địa phương miền núi mà cả ở những vùng thuận lợi. Thẳng thắn thừa nhận một phần lớn nguyên nhân HS bỏhọc do học yếu kém, ông Trần Hữu Tháp, phó giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, cho rằng đội ngũ giáo viên cần có kinh nghiệm để bám sát đối tượng HS, không chỉ hiểu trình độ tiếp thu của HS mà còn hiểu tâm lý HS. Như vậy, sau việc rà soát chương trình - SGK sẽ phải rà soát năng lực thực tế của đội ngũ giáo viên. Khoảng cách xa giữa chuẩn bằng cấp và năng lực thực tế của đội ngũ giáo viên cũng đang là vấn đề bất cập chưa có hướng giải quyết. TRỊNH VĨNH HÀ Ban thiếu nhi T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có sáng kiến: Đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp xây dựng quĩ hỗ trợ họcsinh khó khăn trên cả nước, nhằm góp phần hạn chế tình trạnghọcsinhbỏ học. Quĩ sẽ kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà tài trợ và đông đảo nhân dân cả nước. . Khắc phục tình trạng Học sinh bỏ học: Vận động đến làng xã Trước những lo âu của dư luận về vấn đề học sinh bỏ học hàng loạt ở một. Bộ GD-ĐT phối hợp xây dựng quĩ hỗ trợ học sinh khó khăn trên cả nước, nhằm góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Quĩ sẽ kêu gọi sự ủng hộ của các