HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM sách vì sự bình đẳng và dân chủ

144 1.1K 23
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM sách vì sự bình đẳng và dân chủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 1 CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1 TIẾT 1 SINH HOẠT DƯỚI CỜ I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh: + Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè + Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới. + Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: + Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường. + Phẩm chất: Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người. Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1. III. Các hoạt động dạy và học 1. Khởi động: HS tập trung trên sân cùng HS cả trường 2. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề Mục tiêu: Hoạt động này tạo hứng thú cho HS với những ngày đi học đầu tiên, được chào hỏi và biết chào hỏi mọi người khi gặp nhau. 1. Hướng dẫn HS xếp hàng theo đúng vị trí lớp học. 2. GV cho HS hát tập thể hoặc nghe bài hát: Lời chào của em – Sáng tác Nghiêm Bá Hồng. + Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát này? + Khi muốn làm quen với bạn mới, em sẽ làm gì? GV nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào chủ đề hoạt động HS thực hiện theo hướng dẫn của GV HS xếp hàng và nghe theo sự HD của GV. + Bài hát rất hay và vui tươi. Em rất thích bài hát này. + Em sẽ chào bạn và cười thật tươi với bạn. 3. GV thực hiện lời chào HS thật vui vẻ: + Cô chào cả lớp, chúng ta đã là HS lớp 1 rồi, sẽ có rất nhiều điều thú vị đến với chúng ta GV chào từng cá nhân GV hướng dẫn thêm:” Khi cô chào ai thì người đó sẽ chào lại cô”. VD: + Cô chào Hoa Hôm nay em thấy đi học có vui không? + Cô chào Minh. Hôm nay ai đưa em đi học? … GV chào vui vẻ và thân mật với tất cả HS của mình. HS lắng nghe cô giáo. + HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn + Em chào cô giáo ạ Em rất vui khi được gặp cô và các bạn. Em chào cô ạ Hôm nay mẹ đưa em đến trường ạ. … 3. Tổng kết hoạt động Dặn dò HS Kh bước vào lớp 1 cá em sẽ gặp thềm nhiều bạn mới, thầy cô mới… vì vậy các em nên chào hỏi mọi nguowig khi gặp mặt nhé. HS lắng nghe, thực hiện. KẾ HOẠCH BÀI DẠY HĐTN LỚP 1 TUẦN 1 CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1 TIẾT 1HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỂ I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh: + Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè + Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới. + Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: + Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường. + Phẩm chất: Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người. Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1. III. Các hoạt động dạy và học 1. Khởi động: HS hát tập thể bài hát: Đàn gà con 2. Bài mới Hoạt động 2: Khám phá – Kết nối kinh nghiệm 1. GV trao đổi cùng HS: Từ ngày đầu đến trường đến nay, mỗi bạn đã làm quen được với bao nhiêu bạn mới? Hãy chia sẻ với cả lớp nào? Ai đã làm quen được với thầy cô giáo mới? GV mời một số HS trả lời HS hát. Em đã làm quên được với rất nhiều bạn mới đó là bạn: Nam, Hoa, Lan, … HS giơ tay phát biểu. 2. GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề trong SGK HĐTN 1 trang 5 và cho biết: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì và có cảm xúc như thế nào? GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát tranh và chia sẻ ý kiến của mình sau khi HS đã trao đổi nhóm đôi xong. HS quan sát tranh và trao đổi nhóm đôi: + Các bạn nhỏ chào hỏi nhau, làm quen nhau rất vui vẻ. + Bạn nhỏ chào cô giáo và thích thú khi được cô khen. + Bạn nhỏ chào Bác bảo vệ rất lễ phép. + Các bạn nhỏ háo hức khi nghe cô giáo nói. HS chia sẻ ý kiến trước lớp 3. Cho HS chia sẻ kinh nghiệm: + Em cảm thấy thế nào khi gặp thầy cô và bạn bè mới. GV quan sát xem HS nào tự tin, HS nào chưa tự tin trong môi trường học tập mới để có sự hỗ trợ giúp đỡ. Một số HS dựa vào kinh nghiệm của bản thân chia sẻ cảm xúc của mình khi gặp thầy cô và bạn bè mới. + Em cảm thấy rất vui. + Em cảm thấy rất bỡ ngỡ. + Em cảm thấy rất hồi hộp. Hoạt động 3: Giới thiệu bản thân 1. GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở yêu cầu 1 nhiệm vụ 2 trang 7 và nghe 2 bạn Hải và Hà chào nhau. (GV đọc cho HS nghe lời thoại của 2 bạn nhỏ trong tranh) HS quan sát tranh. Nhận xét về lời thoại của hai bạn nhỏ trong tranh. HS có thể tự đưa ra ý kiến về lời chào hỏi với bạn bè khi mới gặp. 2. Em hãy tự giới thiệu bản thân GV làm mẫu trước lớp và nên nhấn mạnh: Khi giới thiệu chúng ta nên nói tên mình và có thể nói thêm điều mà mình thích. VD: Cô chào cả lớp. Cô tên là Mai. Cô rất thích nầu ăn. GV gọi 1 HS lên làm mẫu. GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ: Giới thiệu về bản thân với các bạn trong nhóm. GV cho HS đổi nhóm để các em có thể làm quen được vói các bạn trong nhóm khác. GV mời một số HS chia sẻ trước lớp: Qua phần giới thiệu em đã nhớ được tên của bao nhiêu bạn trong lớp mình rồi. Hãy cho cô và các bạn biết nào? HS lắng nghe và quan sát GV làm mẫu. “Tớ tên là Lan. Tớ rất thích chơi búp bê”. HS thực hành giới thiệu bản thân mình trong nhóm. Các bạn đổi nhóm để giới thiệu. Một số HS chia sẻ ý kiến trước lớp. 3. Tổng kết hoạt động Nhắc nhở HS khi giới thiệu bản thân vứi các bạn nên nói vui vẻ thoải mái, to rõ ràng và cởi mở. Dặn các em có thể tìm hiểu và làm quen với các bạn lớp khác. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. ______________________________________ TUẦN 1 CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1 TIẾT 1 SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh: + Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè + Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới. + Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: + Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường. + Phẩm chất: Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người. Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1. III. Các hoạt động dạy và học I. NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN: 1. Đạo đức: Nhìn chung các em ngoan ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết tốt với bạn bè. Trong tuần không có hiện tượng nói tục, nói bậy hoặc đánh cãi chửi nhau. 2. Học tập: Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp .Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chăm học , chưa chịu khó học bài, chưa viết được. 3. Thể dục vệ sinh: Một số em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đầu túc cắt gon gàng. Bên cạnh đó còn một số em vệ sinh cá nhân chưa được sach sẽ. Vệ sinh lớp học sạch sẽ. II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1. Làm quen với các bạn cùng lớp GV giao nhiệm vụ: cả lớp làm quen nhau. Yêu cầu khi làm quen: Nói lời chào với bạn: xin chào, chào bạn, chào Hà... Tự giới thiệu: tên, sở thích và nói đủ nghe, rõ ràng. Hành vi bắt tay, mỉm cười thân thiện và mắt nhìn vào bạn. 2. Xây dựng nội quy lớp học GV cùng HS thảo luận và đưa ra nội quy lớp học: + Đi học đúng giờ. + Không ăn quà vặt trong lớp. + Không nói chuyện riêng trong giờ học. + Hăng hái phát biểu xây dựng bài. + Không vứt rác bừa bãi ra lớp và sân trường. HS cùng học thuộc nội quy. III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI: Tiếp tục thực hiện và duy trì tốt mọi nề nếp, mọi hoạt động của lớp, của nhà trường, của liên đội . Nâng cao chất lượng học tập Xây dựng tốt nề nếp tự quản. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HĐTN LỚP 1 TUẦN 2 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỂ I MỤC TIÊU: Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè. Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị và bạn bè mới. Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp. II CHUẨN BỊ : Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề. Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. ổn định lớp II. Bài mới Hoạt động 1: giới thiệu chủ đề 1. GV cho hs hát tập thể bài Lời chào của em, Sáng tác Nghiêm Bá Hồng. 2. GV thực hiện lời chào học sinh thật vui vẻ. Cô chào cả lớp Chúng ta đã là HS lớp 1 rồi. Có rất nhiều điều thú vị đến với chúng ta Cô chào từng cá nhân: + Cô chào Hoa, em có thấy đi học có vui không? + Cô chào Minh Hôm nay ai đưa em đi học GV chào vui vẻ và thân mật với tất cả HS của mình. ( GV hướng dẫn thêm khi cô chào ai đó thì người đó sẽ chào lại cô 3. GV trao đổi cùng HS Từ ngày đầu đến trường đến nay, mỗi em đã làm quen được với bao nhiêu bạn mới? Hãy chia sẻ với cả lớp nao. Ai đã làm quen thêm được với thầy cô giáo mới? GV mời một hs trả lời. 4. GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 trang 5 và cho biết. Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì và có cảm xúc như thê nào? Gợi ý: Các bạn nhỏ chào hỏi, làm quen nhau vui vẻ. Bạn nhỏ chào cô giáo và thích thú khi được cô khen. Bạn nhỏ chào bác bảo vệ Các bạn nhỏ háo hức nghe cô giáo nói. 5. GV hỏi: Cac em cảm thấy thế nào khi gặp thầy cô bạn bè mới? GV quan sát xem HS nào tự tin, HS nào chưa tự tin trong môi trường học tập mới để có hỗ trợ hiệu quả. 6. GV kết luận: Bước vào lớp 1, chúng ta sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, nhiều các cô các bác trong trường... Và khi gặp mọi người chúng ta cần vui vẻ chào hỏi. Chủ đề của chúng ta hôm nay là Chào lớp 1. Hoạt động 2: giới thiệu bản thân 1. GV chia lớp thành 6 nhóm và nhiệm vụ cho HS: giới thiệu về bản thân. 2. GV làm mẫu trước lớp. Cô chào các em Cô tên là Mai. Cô rất yêu trẻ em. GV nhấn mạnh: Khi giới thiệu, chúng ta giới thiệu tên mình và có thể nói thêm một điều gì mà mình yêu thích. GV mời một em lên làm mẫu: Tôi tên là Hoa, tôi rất thích nhảy dây 3. GV yêu cầu HS lần lượt thực hành giới thiệu bản thân trược nhóm. 4. GV có thể đổi nhóm để HS giới thiệu bản thân với nhiều bạn hơn. 5. GV đặt câu hỏi : Qua phần giới thiệu, ai nhớ được tên bao nhiêu bạn trong lớp cuả mình, giơ tay lên nào 6. GV mời một số HS chia sẻ trước lớp 7. GV nhận xét, nhắc nhở HS cần nói rõ ràng, tự tin, vui vẻ khi giới thiệu về bản thân. Hoạt động 3: Làm quen với các bạn, các anh chị. 1. GV giao nhiệm vụ: cả lớp làm quen nhau. Yêu cầu khi làm quen: Nói lời chào với bạn: xin chào, chào bạn, chào Hà... Tự giới thiệu: tên, sở thích và nói đủ nghe, rõ ràng. Hành vi bắt tay, mỉm cười thân thiện và mắt nhìn vào bạn. 2. GV làm mẫu về làm quen nhau: quen với bạn, quen với anh ( chị ) 3. GV cho lớp đứng thành bốn hàng ngang, hai hàng đứng quay mặt vào nhau và thực hành làm quen. Sau đó đổi vị trí để tăng phần thực hành làm quen với bạn. 4. GV cho HS sắm vai để làm quen với anh chị lớp trên bằng cách : một hàng sắm vai, một hàng là HS lớp 1. 5. GV yêu cầu HS nhớ tên và sở thích của những bạn mà mình đã làm quen và hãy kể những cái tên đó với bạn ngồi bên cạnh và xem bạn mình nhớ được bao nhiêu bạn. 6. GV trao đổi với lớp và ghi nhận Ai nhớ được 8 10 bạn? Ai nhớ được 5 7 bạn? Ai nhớ được dưới 5 bạn? Ai nhớ sở thích của các bạn mình đã làm quen được? Sở thích của các bạn đó là gì? Em ấn tượng với bạn nào nhất khi em làm quen? Vì sao? 7. GV chia sẻ cảm xúc của mình khi quan sát HS hoạt động và nhận xét hoạt động, khen ngợi các em tự tin, nhớ nhiều tên, sở thích của các bạn và nhắc nhở những em cần rèn luyện thêm, tập trung hơn. Hoạt động 4: Chào hỏi và làm quen Hoạt động nhóm: 1. GV giao nhiệm vụ cho HS giới thiệu làm quen với nhau theo nhóm 3. 2. GV yêu cầu HS quan sát tranh ở hoạt động 1, nhiệm vụ 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 trang 8 giới thiệu nội dung tranh: Hà giới thiệu bạn An học khác lớp cho Hải trong giờ ra chơi. Hải và An chào hỏi, làm quen. GV cùng với 2 HS làm mẫu giới thiệu làm quen. GV nói Mình xin giới thiệu đây là Hải, còn đây là Hà. Hải và Hà quay hướng về nhau, có thể bắt tay nhau và nói Chào bạn, mình là... ( Có thể bổ sung: Rất vui được làm quen với bạn ) 3. GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 3 HS; A B C: A giới thiệu B cho C, sau đó B và C làm quen với nhau. Lần lượt cả 3 HS đều thực hành giới thiệu 2 bạn còn lại làm quen trong nhóm. 4. GV quan sát hoạt động thực hành giới thiệu và làm quen của các nhóm. 5. GV hỏi HS Em ấn tượng với phần tự giới thiệu của bạn nào nhất? Em ấn tượng với phần làm quen của bạn nào nhất? 6. GV nhận xét hoạt động, ghi nhận sự cố gắng của HS và hướng dẫn các em cần rèn luyện thêm. Hoạt động 5: Chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi. ( Sắm vai, luyện tập theo nhóm ) 1. GV giao nhiệm vụ : mỗi bạn sẽ thực hiện phần chào hỏi thầy cô và người lớn tuổi khi gặp trong trường. 2. GV hướng dẫn cách chào: Đứng ngay ngắn, hai tay để xuôi tay theo thân mình ( một số nơi có thể có văn hóa khoanh tay ) và nói lời chào: Em chào thầy cô ạ, Cháu chào báccôchú ạ. Thái độ cần thể hiện sự tươi tắn và kính trọng. 3. GV cho lớp thực hành theo nhóm đôi: 1 bạn là HS lớp 1, 1 bạn sắm vai là GV hoặc người lớn tuổi. Sau đó đổi vai cho nhau. 4. GV quan sát thực hành của HS và hỗ trợ khi cần thiết. 5. GV nhận xét và tổng kết hoạt động. Hoạt động 6: Làm quen mọi người trong tiệc sinh nhật. ( Sắm vai ) 1. GV yêu cầu HS quan sát tranh ở nhiệm vụ 5 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 trang 10 11. Nếu có điều kiện, GV có thể trình chiếu tranh lên màn hình để HS quan sát. 2. GV giao nhiệm vụ : sắm vai Hải và làm quen với mọi người trong bữa tiệc sinh nhật. Trong bữa tiệc có: ông bà; bố mẹ Hà; anh chị, các bạn và em bé. 3. GV yêu cầu HS lần lượt thực hành làm quen theo nhóm. Lời chào cần theo thứ tự: Cháu chào ông bà ạ Cháu chào cô chú ạ Em chào anh ( chị ) ạ Chào các ban Chào em bé nhé Sau khi chào xong có thể tự giới thiệu: Cháu tên là Hải, cháu học cùng lớp Hà ạ. 4. GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Lưu ý ; Hướng dẫn thêm đối với các lời chào hỏi, làm quen chưa đầy đủ thành phần, ngữ điệu và hành vi chào hỏi, làm quen chưa phù hợp. GV có thể sử dụng nhiệm vụ 4 trong vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1 để tổ chức hoạt động cho HS. Hoạt động 7; Nhìn lại tôi ( Phương pháp và hình thức tổ chức: hướng dẫn nhóm lớn, hoạt động cá nhân ) 1. Yêu cầu HS quan sát tranh ở nhiệm vụ 6 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 trang 12 2. GV giải thích các nội dung đánh giá và đặt câu hỏi, làm quen như thế nào ? + Gợi ý đáp án: Tranh 1: hình ảnh 2 HS vui vẻ tự tin, thân thiện chào hỏi, làm quen với nhau. Tranh 2: Hình ảnh 2 HS chủ động lễ phép chào hỏi, làm quen với thầy cô. 3. GV đặt câu hỏi để HS có thể tự đánh giá đối với mỗi tình huống chào hỏi trong từng tranh. Bạn nào tự tin, thân thiện chào hỏi, làm quen với các bạn và anh chị ? Bạn nào luôn lễ phép chào hỏi thầy cô, người lớn? 4. GV ghi lại kết quả tự đánh giá, nhận xét và tổng kết hoạt động. Hoạt động 8: Thích gì, mong gì ở bạn. ( phương pháp và hình thức tổ chức: hoạt động nhóm ) 1. GV lựa chọn hai phẩm chất cơ bản để đánh giá: thái độ vui vẻ, thân thiện trong các hoạt động làm quen với ban bè và lễ phép với thầy, cô giáo. 2. GV chia lớp thành các nhóm (4 6HS) và phát cho mỗi nhóm một phiếu đánh giá: Mức độ : Chưa thân thiện, thân thiện, rất thân thiện. 3. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và đánh dấu vào ô phù hợp để nhận xét từng bạn trong nhóm. 4. GV mời đại diện của từng nhóm lên trình bày dựa trên bảng kết quả thảo luận nhóm. 5. GV tổng kết hoạt động và lưu ý đối với nhóm có đánh giá chưa hoàn toàn chính xác, khách quan; GV sẽ có bổ sung, phân tích để điều chỉnh phù hợp nhưng cần tế nhị. Hoạt động 9: Lựa chọn danh hiệu ( Phương pháp và hình thức tổ chức: trò chơi tập thể ) 1. GV nhận xét sự tiến bộ của HS sau 3 tuần học chủ đề Chào lớp 1 theo các tiêu chí: tự tin chào hỏi, làm quen; hành vi và lời nói phù hợp với từng đối tượng làm quen; thân thiện trong giao tiếp. 2. GV tổ chức trò chơi: Danh hiệu của bạn là gì? GV đưa ra 3 danh hiệu với vị trí khác nhau trong lớp. Nhóm danh hiệu 1 : Thân thiện và vui vẻ. Nhóm danh hiệu 2: Tự tin về bản thân. Nhóm danh hiệu 3: Chủ động làm quen. + Yêu cầu hs lựa chọn nhóm danh hiệu phù hợp với bản thân và đứng vào vị trí dành cho nhóm đó. 3. GV yêu cầu HS suy nghĩ và đứng vào vị trí của nhóm phù hợp với mình nhất. Nếu có 1 số HS không lựa chọn được, GV cùng HS phân tích và cùng chọn cho HS đó một vị trí phù hợp. 4. GV có thể cho hoạt động lần 2,3. HS có thể thay đổi và nếu thấy mình có thể đứng ở vị trí của nhóm khác thì di chuyển về nhóm đó. Như vậy, một HS tối đa có thể đứng ở cả 3 nhóm. GV ghi nhận các kết quả này. 5. GV tổng kết hoạt động. Hoạt động 10: Xây dựng kế hoạch rèn luyện. ( Hoạt động cá nhân ) 1. GV cho HS thể hiện dự định rèn luyện tiếp theo: Em sẽ làm gì để mình luôn vui vẻ, tự tin trong giao tiếp? + Gợi ý : Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. Luôn chào hỏi vui vẻ, tự tin, thân thiện với mọi người trong giao tiếp. 2. Yêu cầu HS thực hiện đứng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân. a. Mỗi ngày đến trường : Nở nụ cười, chào thầy, gọi bạn, chào ngày mới vui. b. Tan học về nhà : Chào ông, chào bà, Chào cha, chào mẹ, Chào người thân yêu. c. Nhữn lời chào hay: Theo em cả ngày, Ai cũng quý mến, Khen em trò ngoan. III. Củng cố dặn dò Nội dung bài học về chủ đề gi ? Qua bài học chúng ta học được những gi? Nhắc nhở vận dụng vào thực tiễn. HS hát HS nghe hs nghe hướng dẫn HS trả lời HS trả lời 1 em trả lời Quan sát tranh trong SGK và trả lời. HS nghe gợi ý Trả lời Lắng nghe cô kết luận Hoạt động theo nhóm Nghe quan sát. 1 em làm mẫu Từng em lần lượt giới thiệu Trả lời. 1 em thực hiện Lắng nghe. Từng em thực hiện Quan sát Lớp thành 4 hàng ngang, 2 hàng đứng quay mặt vào nhau. 2 hàng thực hiện lần lượt. Trả lời. Từng e trả lời câu hỏi. Trả lời câu hỏi. Lắng nghe nhận xét. Thực hiện theo nhóm 3 Nghe, quan sát tranh SGK 2 HS làm mẫu cùng cô. 3 em thực hiện theo nhóm. Trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi. Lắng nghe hướng dẫn Từng em thực hiện phần chào hỏi. Lắng nghe hướng dẫn Thực hiện theo nhóm đôi. Quan sát tranh SGK hoặc máy chiếu. Thực hiện đóng vai. Thực hiện theo nhóm. Quan sát tranh SGK Nghe, trả lời câu hỏi. Nghe Trả lời câu hỏi. Làm vào phiếu làm theo nhóm. Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày. Lắng nghe. Từng em thực hiện chọn nhóm. Chọn theo nhóm Trả lời câu hỏi Nghe cách hướng dẫn Trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi Tuần 2: SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh: + Biết được ý nghĩa của ngày trung thu + Cùng các bạn vui vẻ tham gia HĐ ngày trung thu II. Nội dung hoạt động Phần 1: Sơ kết hoạt động tuần, phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo(10 phút) Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề( 25 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1.Tìm hiểu về ngày tết trung thu và nội quy của lớp của trường. Mục tiêu: HS hiểu được trung thu là ngày tết của trẻ em. HS được tham gia rước đèn trung thu ở lớp, ở trường, ở nhà. HS hiểu và thực hiện tốt những điều cơ bản trong nội qui của nhà trường. GV giới thiệu về ngày tết trung thu: Theo truyền thống , hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày tết trung thu. Tết trung thu là ngày hội tưng bừng của trẻ em Gv hướng dẫn hs cách rước đèn và bày cỗ đêm Trung thu. Gv tập cho hs học thuộc bài hát Đêm trung thu. Hoạt động 2: Vui trung thu GV hs tập hợp xếp thành hàng đôi. Gv hd hs rước đèn đi vòng quanh khu lớp học cùng với các bạn hs trong lớp và toàn trường Cả lớp cùng chiêm ngưỡng mâm cỗ Trung thu và vỗ tay hát vang bài Đêm Trung thu. Gv hướng dẫn hs cùng phá cỗ trong lớp Hoạt động 3: Tìm hiểu nội quy của lớp, của trường. GV giới thiệu cho học sinh: nơi phòng học của các lớp, phòng thư viện,phòng hiệu trưởng, phòng họp của các thầy cô và cán bộ trong trường, phòng vệ sinh… Tham quan tìm hiểu về nhà trường. Gv giới thiệu cho học sinh nắm tên trường, ngày thành lập trường, số lớp học, số giáo viên. Gv dẫn học sinh tham quan một vong trong khuôn viên trường học nắm các phong… Bước 3: Tìm hiểu về nội quy trường học. Gv giới thiệu nội quy của nhà trường về giờ giấc, đạo đức, học tập, ý thức kỉ luật… Bước 4: Nhận xét đánh gía HS lắng nghe HS Lắng nghe HS tập hát từng câu, đoạn, bài HS thực hành xếp hàng và tập đi rước đèn trong lớp và trong khuôn viên trường học. Hs nghe gv giới thiệu. Hs tham quan dưới sự dẫn dắt cgv HS thảo luận đưa ra ý kiến để thực hiện tốt các quy định đó KẾ HOẠCH BÀI DẠY HĐTN LỚP 1 TUẦN 3 CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1 SINH HOẠT DƯỚI CỜ I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh: + Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè + Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới. + Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: + Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường. + Phẩm chất: Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người. Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường. Yêu cầu tổ chức: Đối tượng tham gia: HS toàn trường, GVCN lớp, BGH nhà trường, TPT Đội. Cách thức tổ chức: Đảm bảo tính trang nghiêm, sinh động hấp dẫn, gần gũi tạo hứng thú với HS, đảm bảo an toàn cho HS. Các hình thức, Phương pháp: Tổ chức với quy mô toàn trường. Phương pháp thực hiện mẫu HS múa hát theo. II. Chuẩn bị: TPT Đội chuẩn bị băng nhạc bài múa hát tập thể: Đọi ta lớn lên cùng đất nước. III. Các hoạt động dạy và học Phần 1; Nghi lễ: Lễ chào cờ Lớp trực tuần tổng kết HĐ của toàn trường trong tuần vừa qua. TPT Đội nhận xét HĐ Đội của nhà trường. BGH lên nhận xét HĐ của tuàn trường trong tuần qua và neu nhiệm vụ phương hướng tuần tới Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề 1. Khởi động Toàn trường hát tập thể bài hát: Em yêu trường em Người điều khiển nêu ý nghĩa của buổi sinh họat và mục đích của HĐ. 2. Tham gia múa hát tập thể và thể hiện sự thân thiện với anh chị và các bạn GVCN kết hợp hướng dẫn học sinh và hỗ trợ TPT Đội. Cho HS toàn trường nghe bài hát múa tập thể và xem đội văn nghệ nhà trường múa mẫu. Cử HS trong đội văn nghệ nhà trường xuống các lớp 1 cùng với GVCN lớp 1 để hướng dẫn HS lớp 1 tập múa, hát. Toàn trường tập múa hát bài tập thể dưới sự hướng dẫn của GV TPT Đội. HS lớp 1 phối hợp với các anh chị trong đội văn nghệ để thực hiện. HS các lớp khác thực hiện dưới sự hỗ trợ của GVCN lớp mình. HS toàn trường tập múa, hát lại dưới sự hướng dẫn của TPT Đội và có đội văn nghệ múa mẫu. HS toàn trường biểu diễn lại cho các thầy cô giáo trong trường xem. 3. Củng cố, dặn dò GV TPT Đội nêu ý nghĩa của HĐ và nhắc nhở chuẩn bị cho hoạt đọn sinh họt dưới cờ tuần sau. CHỦ ÐỀ 2: HỌC VUI VẺ, CHƠI AN TOÀN I. MỤC TIÊU: Với chủ đề này, HS: 1. Kiến thức: Thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi và tự bảo vệ bản thân. Biết cách tự bảo vệ bản thân khi tham gia hoạt động. 2.Năng lực: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất: Chăm học, nhân ái. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề, bài hát Em yêu trường em 2. Học sinh: SHS, vở BTTN, bộ thẻ . III. CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Tiết 1 TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 5’ 10’ 12’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: Chào lớp Một Em đã làm quen được bao nhiêu thầy cô, bạn bè mới? Em cảm thấy như thế nào khi gặp thầy, cô và bạn bè mới? Em ấn tượng hay thích người nào nhất? Vì sao em thích người ấy? GV nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề Mục tiêu: Giúp HS có cảm xúc tích cực với các hoạt động trong một ngày ở trường, hào hứng khám phá chủ đề mới. Cách tổ chức: GV cho cả lớp hát bài Em yêu trường em. Hỏi cả lớp:+ Cảm xúc của HS sau khi hát bài hát này? + Bạn nào không còn khó chịu khi buổi sáng bố mẹ gọi dậy đi học? + Vì sao em vui vẻ đến trường? + Vì sao chưa vui vẻ khi đi học? HS trả lời, GV lắng nghe, động viên, khích lệ HS. GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh? + Phía trên là hoạt động trong giờ chơi. + Bên dưới là giờ học với hình ảnh cô giáo đang giảng bài, các bạn HS đang giơ tay phát biểu với gương mặt vui vẻ. GV đặt câu hỏi cho cả lớp: + Các bạn trong tranh có cảm xúc như thế nào khi tham gia các hoạt động ở trường? + Các em thích mình giống bạn nào trong bức tranh này? GV chốt: Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hoạt động trong một ngày ở trường, nhận biết và thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi, biết được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ khi ở trường. Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động diễn ra trong một ngày ở trường Mục tiêu: Giúp HS kể tên được các hoạt động diễn ra trong một ngày ở trường và xác định được hoạt động đó có ích lợi gì, mình thích nhất hoạt động nào. Cách tổ chức: Quan sát tranh và trả lời theo nhóm đôi. GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết: + Tên các hoạt động diễn ra 1 ngày ở trường theo trình tự các bức tranh. + Các hoạt động khác ở trường của em ( nếu có) GV gọi một số HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chốt đá GV hỏi:+ Trong các hoạt động đó, em thích nhất hoạt động nào? Vì sao? + Trong các giờ học, em thích giờ học nào nhất? Vì sao? GV tổng kết ý kiến của HS, nêu ý nghĩa của các HĐ diễn ra trong 1 ngày và khuyến khích HS thực hiện giờ nào việc nấy. Hoạt động 3: Thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện việc thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực. Thông qua HĐ này, GV củng cố viêc thực hiện nhiệm vụ 2 trong SGK HĐTN 1. Cách tổ chức: Thảo luận nhóm 3. GV yêu cầu mở VBT HĐTN1, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Những bạn nào trong tranh học tập tích cực? Vì sao? + Những bạn nào học tập không tích cực? Vì sao? HS chia sẻ trong nhóm về những việc mình đã làm trong giờ học tích cực trong tuần qua và những lợi ích của việc học tập mang lại. (VD: Tớ chăm chú nghe cô giảng nên tớ hiểu bài nhanh). GV đặt câu hỏi cho lớp chia sẻ trong nhóm: Em thực hiện những việc làm nào để giờ học tích cực? GV mời HS chia sẻ phần thảo luận của nhóm. GV rèn một số tín hiệu để quản lí hành vi để quản lí HS trong giờ học. VD: Khi cô để ngón tay lên miệng cả lớp giữ yên lặng. Cô gõ thước vào bảng tất cả chú ý nhìn lên bảng,... ( GV đưa các tín hiệu mà mình hay dùng với HS để HS hiểu và làm theo, để giờ học tích cực hơn,…) GVchốt: Chăm chú nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu, ghi chép bài cẩn thận, không nói chuyện riêng, không trêu chọc bạn, không ăn quà vặt, không ngủ gật, không mất tập trung và nhìn ra cửa sổ hay nằm bò ra bàn trong giờ học,…gây ảnh hưởng đến lớp học, tích cực tham gia làm việc nhóm. 3.Củng cố, dặn dò: Ở trường,em cảm thấy như thế nào? Trong các giờ học em thích giờ học nào nhất? vì sao? Em muốn thay đổi gì ở giờ học của cô để giờ học trở nên thú vị hơn? GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo. HS trả lời Cả lớp hát. HS trả lời + Một nhóm bạn đứng góc bên trái đang ngắm hoa và trò chuyện vui vẻ; + Ở giữa là nhóm các bạn nam và nữ đang chơi trò chơi dân gian “ Mèo đuổi chuột”; + Một nhóm bạn đứng góc bên phải đang thích thú nhìn các bạn chơi. + Tranh 1: Bố mẹ đưa con đến trường. + Tranh 2: Giờ học ở lớp + Tranh 3: Vui chơi trong ra chơi + Tranh 4: Giờ học chiều + Tranh 5: Giờ học ngoại khóa ( học võ). Tranh 6: Bố mẹ đón con khi tan học. HS thảo luận nhóm Đại diện HS trả lời + Những bạn trong tranh học tập tích cực: giơ tay phát biểu; những bạn chăm chú nghe giảng; những bạn đang ghi chép bài; Bạn đứng lên phát biểu. + Những bạn trong tranh học tập không tích cực: Ở dãy bàn bên trái: Hai bạn nam ngồi bàn cuối cùng đang nói chuyện riêng; bạn nữ ngồi bàn thứ 4 đang ăn quà vặt; bạn nam ngồi ở bàn thứ 3 đang ngủ gật. Ở dãy bàn bên phải: Bạn nam ngồi ở bàn cuối cùng đang không tập trung, lơ đãng nhìn ra ngoài của sổ; bạn nam ngồi ở bàn 4 đang nằm gục xuống bàn; bạn nam ở bàn 3 đang giật tóc trêu chọc bạn tr Tiết 2 TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 3’ 10’ 5’ 13’ 3’ 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: Học an toàn, chơi vui vẻ. Em hãy kể những hoạt động thường diễn ra ở lớp? Để giờ học tích cực, em cần làm gì? GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hiện và chia sẻ những việc làm trong giờ ra chơi. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được những việc nào nên làm và không nên làm trong giờ ra chơi. Cách tổ chức: Hướng dẫn nhóm lớn, chia sẻ nhóm đôi. GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 18 19 và trả lời các câu hỏi: + Những việc nào nên làm, những việc nào không nên làm trong giờ ra chơi? + GV gọi một số HS trả lời, HS khác bổ sung, góp ý. GVyêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi: Những việc mà em thường làm trong giờ ra chơi; việc nào nên làm; việc nào không nên làm. GV mời một số HS chia sẻ về việc mình đã làm trong giờ ra chơi và cảm xúc khi làm những việc đó. GV nhắc HS nên tham gia những hoạt động có tính vận động phù hợp, giao lưu trò chơi, thư giãn cùng các bạn,… để tiết học sau hiệu quả hơn, vui vẻ hơn. GV HD một số HS chưa biết cách hòa nhập cùng chơi với các bạn để các em tự tin, chủ động hơn tham gia vào hoạt động. GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động có ích trong giờ ra chơi. GV quan sát và có phản hồi sau đó. Hoạt động 2: Giữ an toàn khi ở trường Mục tiêu: giúp HS nhận diện được những việc làm có thể gây ra nguy hiểm để từ đó tự bảo vệ bản thân và giữ an toàn khi ở trường. Cách tổ chức: Thảo luận nhóm 4. GV giao nhiệm vụ nhóm: Mỗi nhóm thảo luận một bức tranh ở HĐ 1 nhiệm vụ 4 SGK20 trả lời câu hỏi: + Vì sao các bạn trong tranh bị đau, bị ngã? + Nếu là các bạn trong tranh, em sẽ làm gì để giữ an toàn khi vui chơi? Các nhóm thực hiện nhiệm vụ đã được giao. Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận GV giao nhiệm vụ lần 2: tương tự như lần 1 với các tranh ở HĐ 3SGK21 với câu hỏi: + Việc làm trong tranh của các bạn trong tranh có thể gây ra những nguy hiểm gì? Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận GV hỏi cả lớp: + Tuần vừa qua, em đã thực hiện những việc làm nào đẻ tự bảo vệ bản thân? GV dặn dò HS luôn giữ an toàn khi ra chơi và nhận xét về hoạt động. Dặn dò HS thực hiện. Hoạt động 3: Xử lý tình huống Mục tiêu: Giúp HS thể hiện được các kĩ năng xử lý tình huống liên quan đến việc thực hiện những việc làm cho giờ học vui vẻ và tự bảo vệ bản thân khi ở trường. Cách tổ chức: Sắm vai, thảo luận GV giao nhiệm vụ xử lý tình huống, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp nhất. GV nêu từng tình huống cho HS thảo luận và giải quyết: + Tình huống 1: Khi em đang đứng ở cổng trường chờ bố mẹ đến đón, có một bác mà em chưa từng gặp đến và nói: “ Bác là bạn cùng cơ quan với mẹ cháu, hôm nay mẹ cháu về muộn nên nhờ bác đưa cháu đến cơ quan”. Nếu là em, em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Bạn ngồi cùng bàn với em mang bim bim đến lớp và để trong ngăn bàn, trong giờ học bạn ấy bóc ra và rủ em cùng ăn. Em sẽ làm gì? + Tình huống 3: Trong giờ ra chơi, em nhìn thấy các bạn nô đùa và nhảy cả lên bàn ghế trong lớp, em sẽ làm gì? + Tình huống 4: Ở góc sân trường có một cây xoài, quả đã chín. Một bạn rủ em trèo cây để hái quả. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? GV cho HS thảo luận theo bàn về cách giải quyết và có thể yêu cầu HS sắm vai để xử lý tình huống. GV tổ chức cho HS sắm vai xử lý tình huống và yêu cầu các nhóm bổ sung. GV phân tích cách xử lý của HS và chốt lại cách xử lý phù hợp nhất. GV tiếp tục như vậy với các tình huống tiếp theo. ( GV có thể thay tình huống phù hợp với địa phương) 4. Củng cố, dặn dò: GDHS: Khi bị thấy bạn đau hoặc bạn – Em ngã ở trường, em sẽ làm gì? Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo. Hát HS trả lời + Những việc nên làm trong giờ ra chơi: trò chuyện với bạn; chơi ô ăn quan; đá cầu; nhảy lò cò; tưới cây, nhổ cỏ,kể chuyện cho các bạn nghe. + Những việc không nên làm trong giờ ra chơi: đá bóng không đúng nơi quy định; ngồi trên lan can đọc sách; đứng một mình ở trong lớp; đứng trên lan can. + Các bạn trong tranh bị đau, bị ngã vì: Tranh 1: Một bạn HS chạy ở ngoài hành lang và va vào một bạn khác đi ngược chiều. Tranh 2: Bạn HS bị trượt chân khi chạy qua chỗ có vũng nước. Tranh 3: Bạn HS bị va đầu vào cửa sổ khi đi trên hành lang do không quan sát xung quanh. + Nếu là các bạn nhỏ trong tranh, em sẽ chú ý quan sát khi đi học. + HS trả lời: Tranh 1: 2 bạn có thể làm hỏng bàn ghế, bị ngã, bị đau,… Tranh 2: Bạn nam có thể làm bẩn tường, bị ngã, nguy hiểm đến tính mạng. Tranh 3: Hai bạn có thể va vào các bạn khác, bị ngã, bị đau. HS thảo luận, sắm vai HS giải quyết vấn đề Tiết 3 TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 3’ 13’ 15’ 3’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ:Học vui vẻ, chơi an toàn Để giữ an toàn khi ở trường em cần phải làm gì? Em sẽ làm gì khi bạn em thấy có người lạ đón bạn em? GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Nhìn lại tôi Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá việc thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực, thực hiện những việc nên làm trong giờ ra chơi, tự bảo vệ bản thân khi ở trường và thông qua tự đánh giá, HS hiểu hơn về chủ đề. Cách tổ chức: Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân Yêu cầu HS quan sát tranh ở nhiệm vụ 5 SGK 22. GV hướng dẫn và giải thích các nội dung tranh. GV đặt câu hỏi theo gợi ý từ tranh để HS có thể tự đánh giá, GV đặt câu hỏi: + Nếu HS có thực hiện thì giơ tay, nếu không thực hiện thì không giơ tay. + Các em có tích cực trong giờ học không?( VD: Chăm chú nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu,…) + Các em có tham gia chơi cùng các bạn trong giờ ra chơi không? + Khi đi lại các em có chú ý quan sát, giữ trật tự khi di chuyển không? GV tổng kết, động viên, khuyên khích HS. Hoạt động 2: Thích gì, mong gì ở bạn. Mục tiêu: Giúp HS thông qua đánh giá của các bạn, thấy được sự tiến bộ của bản thân, thực hiện được những việc làm phù hợp trong giờ học, trong giờ chơi, biết giữ an toàn chơi và bảo vệ bản thân. Cách tổ chức: nhóm 3 4 người GV giao nhiệm vụ nhóm: Lần lựợt theo chiều kim đồng hồ, mỗi HS nói một việc mà bạn kế bên đã làm tốt để giờ học tích cực, một việc bạn làm có ích và an toàn trong giờ ra chơi. GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm, GV quan sát, điều chỉnh. GV yêu cầu nhóm chia sẻ theo vòng tròn ngược lại, nói một điều mình mong muốn bạn thay đổi hoặc cố gắng hơn. GV hỗ trợ HS cách hoàn thiện những điều mà bạn được mong chờ điều chỉnh và tiến bộ hơn. GV khen ngợi, động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của HS. 4. Củng cố, dặn dò: GDHS: Để giờ học tích cực em cần làm gì ở nhà, ở lớp? Em mong gì những bạn còn hạn chế? Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo. Hát + Tranh 1: hăng hái trong giờ ra chơi, tích cực trong giờ học. + Tranh 2: Chơi cùng bạn + Tranh 3: Chú ý quan sát, giữ trật tự khi di chuyển. HS thảo luận nhóm HS chia sẻ Em cần chuẩn bị bài ở nhà, cần phát biểu bài, cần chú ý nghe giảng… Tiết 4 TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 3’ 13’ 15’ 3’ 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ: Học an toàn, chơi vui vẻ. Em có thích lớp học sôi nổi, tích cực không? Vì sao? Để giờ học tích cực, em cần làm gì? GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khảo sát những điều HS làm được Mục tiêu: Giúp GV đánh giá HS về mức độ thực hiện những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi, giữ an toàn khi vui chơi và thực hiện những việc làm tự bảo vệ bản thân. Cách tổ chức: HD nhóm lớn GV nêu các việc đã làm đượcvà yêu cầu HS giơ thẻ ngôi sao theo mức độ thực hiện. + Màu xanh: thường xuyên thực hiện + Màu vàng: thỉnh thoảng thực hiện + Màu đỏ: chưa thực hiện GV cho HS làm vào bảng tự đánh giá. GV quan sát, ghi những trường hợp đặc biệt. GV nhận xét, đánh giá hoạt động và khen ngợi, khuyến khích HS tiếp tục rèn luyện. Hoạt động 2: Luôn giữ an toàn, vui vẻ cho bản thân Mục tiêu: giúp HS bước đầu có ý thức về việc rèn luyện tiếp theo để rèn luyện bản thân. Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân GV cho HS nói dự định rèn luyện tiếp theo để hoàn thiện bản thân. + Em sẽ làm gì để giờ học tích cực hơn? + Em sẽ làm gì để giờ chơi bổ ích và an toàn hơn? Hướng dẫn HS cách lập kế hoạch theo dõi sự tiến bộ của bản thân. ( VD: Trang trí bảng dự định thay đổi như một bản cam kết và treo lên góc học tập, hằng ngày đánh dấu vào những việc mình đã làm được). Thường xuyên chia sẻ với người thân, bạn bè, thầy cô giáo về những việc em đã làm được trong dự định của mình. Yêu cầu HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Thực hiện những việc làm phù hợp trong giờ học, giờ chơi. Tự bảo vệ bản thân khi vui chơi ở trường. Tích cực tham gia các hoạt động ở trường, lớp. GV động viên, khuyến khích và tôn trọng kế hoạch HS. Phối hợp cùng phụ huynh theo dõi, điều chỉnh quá trình thực hiện của HS. 4.Củng cố, dặn dò: GDHS làm bảng nội quy, bảng trang trí lớp học chơi vui vẻ, học an toàn. Nhận xét, tuyên dương HS. Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo. HS hoạt động cá nhân và trả lời Tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo: CHỦ ĐỀ 3 : NÓI LỜI YÊU THƯƠNG ( Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận điện được những lời nói yêu thương và ý nghĩa của lời nói yêu thương. Giúp học sinh thực hiện được lời nói yêu thương phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp khác nhau. II. Chuẩn bị : Giáo viên: Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm. Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, bài tập Hoạt động trải nghiệm 1. III. Các bước tiến hành hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. GV cho HS hát tập thể bài Tìm bạn thân. 2. Các hoạt động. Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề. Mục tiêu: Hoạt động này giúp hs nhận diện được những lời nói yêu thương và ý nghĩa của lời nói yêu thương. Từ đó, tạo được sự hứng thú và huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề. Cách tiến hành: GV yêu cầu hoạt động nhóm 4 với nội dụng: Hãy nghĩ xem bạn bên cạnh mình có điểm gì để khen và nói với bạn điều đó theo vòng tròn 4 người. GV làm mẫu. GVgọi một số HS phát biểu xem bạn thích gì ở em. GV hỏi: ? Khi nhận được lời yêu thương, lời khen em thấy thế nào? ? Ai thích lời nói của bạn nào nhất ? Gv yêu cầu hs quan sát tranh chủ đề và mời hs trả lời câu hỏi : ? Các bạn nhỏ trong tranh làm gì và nói gì với cô giáo ? ? Gương mặt của cô giáo như thế nào ? Gv chốt lại: Trong tranh là khung cảnh Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, các bạn nhỏ đến tặng hoa cô giáo và nói lời chức mừng, cảm ơn cô giáo. Cô giáo cảm thấy rất vui khi nhận những lời yêu thương từ các bạn HS. Chúng ta có muốn học cách nói lời yêu thương và đáp lại lời yêu thương không nào ? Vậy các em cùng cô học cách nói lời yêu thương và đáp lại lời yêu thương qua hoạt động 2. Hoạt động 2: Nói lời yêu thương khi nào? Mục tiêu: Hoạt động này giúp Hs nói được lời yêu thương phù hợp với hoàn cảnh. Thông qua đó, củng cố kiến thức và kĩ năng được thực hiện trong nhiệm vụ 1 SGK Hoạt động trải nghiệm 1. Cách tiến hành: Quan sát tranh và thảo luận: GV yêu cầu HS quan sát 5 bức tranh trong SGK trang 24 – 25 và thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau: + Các bạn nhỏ trong tranh nói những lời yêu thương nào ? + Chúng ta nói lời yêu thương khi nào ? GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày. Nói lời yêu thương trong các tình huống: Gv mời liên tiếp nhiều HS nói những nói yêu thương khác nhau cho mỗi tình huống ở mỗi tranh. GV làm mẫu tranh 1. GV khuyến khích động viênHS. GV trao đổi với cả lớp: ? Nếu nhận được những lời yêu thương : khen, động viên, an ủi…em cảm thấy thế nào ? 3.Tổng kết. GV nhận xét, động viên HS. GV kết luận : + Ai cũng rất thích được nghe lời yêu thương, khi nhận được lời nói yêu thương chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. + Chúng ta hãy nói lời yêu thương khi : Muốn an ủi, động viên, khuyến khích người khác; trong dịp lễ tết, sinh nhật và trong những tình huống giao tiếp hằng ngày. Dặn HS về nhà nói những lời yêu thương với ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình. HS hát tập thể. HS hoạt động nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: Tớ thích mái tóc dài của bạn, Bạn hát rất hay, bạn vẽ rất đẹp…… Bạn thích em chăm học, bạn thích em đi học đúng giờ… Em thấy rất vui. HS trả lời. Các bạn nhỏ trong tranh đang tặng hoa cho cô giáo và nói lời chúc mừng cô. Cô giáo rất vui. HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4. Các bạn nhỏ trong tranh nói những lời yêu thương: + Tranh 1: Em chúc cô thành công ạ + Tranh 2: Tớ thích bức tranh này. + Tranh 3: Con chúc bố mạnh khỏe ạ. + Tranh 4: Mẹ ơi con yêu mẹ + Tranh 5: Bà ơi bà có mệt lắm không ạ? Nói lời yêu thương khi nào: + Nói lời yêu thương vào dịp lễ dịp tết, sinh nhật….( tranh 1,tranh 3) + Nói lời yêu thương khi mình có cảm xúc với ai trong sinh hoạt hằng ngày (tranh 4) + Nói lời yêu thương khi muốn an ủi động viên, khích lệ ai đó.( tranh 2, tranh 5) Tranh 1 : Con chúc cô vui vẻ ạ, con cảm ơn có ạ Tranh 2:Bạn vẽ đẹp quá. Tranh 3: Con chúc bố sinh nhật vui vẻ ạ Tranh 4: Con yêu mẹ nhiều lắm ạ Tranh 5: Bà ơi bà nhanh khỏi bệnh nhé Em cảm thấy rất vui, cảm động , hạnh phúc…. CHỦ ĐỀ 3 : NÓI LỜI YÊU THƯƠNG ( Tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện nói lời chúc, lời biết ơn, lời khen với mọi người. Giúp học sinh rèn luyện nói lời thăm hỏi động viên, an ủi với mọi người trong các tình huống khác nhau. II. Chuẩn bị : Giáo viên: Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm. Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, bài tập Hoạt động trải nghiệm 1. III. Các bước tiến hành hoạt động : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. GV cho HS hát tập thể bài Chúc tết ông bà. ? Bạn nhỏ trong bài hát chúc Tết ông bà, bố mẹ như thế nào ? ? Các em trong những dịp Tết, sinh nhất các em chúc ông bà, bố mẹ, bạn bè như thế nào ? 2. Các hoạt động: Hoạt động 3: Nói lời chúc, lời biết ơn, lời khen. Mục tiêu: Hoạt động này giúp hs rèn luyện nói lời chúc, lời biết ơn , lời khen với mọi người. Thông qua hoạt động này, Gv củng cố kiến thức, kĩ năng được thực hiện ở nhiệm vụ 2 SGK Hoạt động trải nghiệm. Cách tiến hành: GV yêu cầu cả lớp mở SGK trang 26 27 GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống trong mỗi tranh. Yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi nói lời yêu thương theo các tình huống trong tranh 1, 2, 3, 6. GV thực hiện nói mẫu. GV gọi HS thực hành nói trước lớp. GV nhận xét hoạt động, lưu ý HS về thái độ khi nói lời yêu thương. GV cho HS đọc đoạn sau để ghi nhớ cách thể hiện thái độ: Để nói lời yêu thương, Em hãy nở nụ cười, Ánh mắt nhìn thân thiện, Với giọng nói nhẹ nhàng. Gv tổ chức trò chơi “ Ai khen nhanh và thân thiện” + Gv phổ biến cách chơi: Gv mời một bạn đứng ở trước lớp, Gv cho hs quan sát bạn và nghĩ về một điều muốn khen bạn. + Gv gọi khoảng 5 bạn nói những lời khen khác nhau dành cho bạn. Gv chốt lại: Các em hãy quan sát những điều tốt đẹp ở bạn và dành cho bạn những lời yêu thương. Gv nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 4: Nói lời hỏi thăm, động viên, an ủi. Mục tiêu: Hoạt động này giúp hs rèn luyện nói lời hỏi thăn, động viên, an ủi với mọi người trong các tình huống khác nhau. Thông qua hoạt động này, Gv củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 2 SGK Hoạt động trải nghiệm 1. Cách tiến hành: Gv hỏi : + Hôm nay, Minh cảm thấy thế nào? + Hoa có thích hoạt động vừa rồi của lớp chúng mình không? + Vì sao hôm nay bạn Lan tươi cười thế nhỉ ? + Khi được cô hỏi thăm em cảm thấy như thế nào? Gv yêu cầu hs quan sát tranh 4, 5, 7 trong SGK trang 27 và thực hành nói những lời hỏi thăm, động viên, an ủi phù hợp với mỗi tranh theo cặp. Gv gọi một vài cặp thực hành trước lớp. + Mọi người cảm thấy như thế nào khi nhận được lời nói yêu thương của em ? Gv nêu thêm một số tình huống để hs thực hành hỏi thăm, động viên, an ủi. + Hỏi thăm khi bà bị ốm. + Nói lời an ủi bạn khi bạn bị trêu chọc. + Nói lời động viên khi mẹ buồn. Gv gọi hs thực hành trước lớp các tình huống bổ sung. 3. Tổng kết. Gv tổng kết hoạt động. Dặn hs thường xuyên nói những lời hỏi thăm, khen ngợi, động viên, an ủi mọi người trong cuộc sống. Cả lớp hát. Chúc ông bà sống lâu, chúc bố mẹ mạnh khỏe. Tranh 1 : Mừng thọ ông bà. Tranh 2 : Thấy bạn gọn gàng, xinh xắn. Tranh 3 : Thể hiện lòng biết ơn. Tranh 4: Cổ vũ bạn. Tranh 5: Mẹ đi xa về. Tranh 6: Thấy tranh vẽ của em đẹp. Tranh 7: Thấy bạn buồn. Lời chúc, biết ơn: + Tranh 1 : Cháu chúc ông bà sống lâu + Tranh 3 : Chúng em cảm ơn cô ạ Lời khen: + Tranh 2 : Bạn tết tóc xinh quá + Tranh 6 : Tranh của em đẹp quá HS đọc đồng thanh. HS tham gia trò chơi. Bạn có mái tóc rất đẹp… Bạn có chiếc váy thật xinh. Hs trả lời. Em cảm thấy rất vui. Hs làm việc theo cặp. Lời động viên, hỏi thăm, an ủi,. + Tranh 4 : Các bạn cố lên nhé + Tranh 5 :Mẹ ơi, con nhớ mẹ. + Tranh 7: Bạn ơi, đừng buồn nữa nhé Mọi người rất vui, hành phúc, cảm động. Bà ơi bà có mệt không. Bạn ơi đừng buồn nữa, ra đây chơi cùng mình đi. Mẹ ơi, mẹ đừng buồn nữa ạ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 3: NÓI LỜI YÊU THƯƠNG (tiết 3) I. Mục tiêu: Nói, đáp lời yêu thương trong một số tình huống khác nhau. Thể hiện sự vui vẻ, thân thiện khi đáp lời yêu thương. II. Chuẩn bị đồ dùng: Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm Máy tính, màn hình tivi Dụng cụ để HS đóng vai. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động: GV hướng dẫn HS tham gia khởi động GV: “Miệng đâu, miệng đâu?” GV “Miệng nói lời yêu thương” GV “Miệng nói lời yêu thương với…..” Bây giờ chúng ta sẽ thử nhé + Miệng đâu là miệng đâu? + Miệng nói lời yêu thương + Miệng nói lời yêu thương với bố của mình Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu nhé + Miệng đâu là miệng đâu? + Miệng nói lời yêu thương + Miệng nói lời yêu thương với ông của mình? + ? Con đã nói lời yêu thương này với ông khi nào? Gv nhận xét + Miệng đâu là miệng đâu? + Miệng nói lời yêu thương + Miệng nói lời yêu thương với bạn ngồi bên cạnh mình Ồ Mái tóc của bạn Khải Vy rất đẹp, cô mời con đứng lên cho các bạn cùng chiêm ngưỡng nào? Cô cảm ơn các con. + Miệng đâu là miệng đâu? + Miệng nói lời yêu thương + Miệng nói lời yêu thương với mẹ + ? Con nói lời yêu thương với mẹ khi nào? Nhận xét ? Vậy các con đã nhận được lời yêu thương nào từ mẹ của mình? Nhận xét, tuyên dương GV chốt. B. Bài mới: Giới thiệu bài: Chủ đề 3, Nói lời yêu thương tiết 3. (GV ghi bảng) 1. Nội dung 1: a. Tranh 1 Gv đưa tranh 1 và hỏi: Bạn đã nói lời yêu thương gì? Bạn đã nói gì khi nhận được lời yêu thương? ? Giờ cô muốn hỏi các con, con sẽ nói gì khi nhận được lời yêu thương? Bạn có chiếc áo đẹp quá Bạn có bím tóc xinh quá Hôm nay bạn rất xinh Nhận xét, tuyên dương b. Tranh 2. Các con sẽ thảo luận nhóm đôi về nội dung: Các bạn nói gì khi nhận được lời yêu thương? Sau đó các con sẽ lên chia sẻ trước lớp. Thời gian thảo luận 2 phút. Mời các bạn lên chia sẻ Khen các nhóm Bạn đã nói gì khi nhận được lời yêu thương? Các nhóm khác nhận xét? Nhận xét, tuyên dương Liên hệ: Gọi HS chia sẻ: Đã được nhận lời yêu thương và đã đáp lời yêu thương như thế nào? Gv chốt: Khi nhận được lời yêu thương thì các con cần đáp lại lời yêu thương đó. 2. Nội dung 2: Gv đưa 2 tình huống, gọi HS nêu: Hướng dẫn HS đóng vai + Nhóm 1,2 thảo luận sắm vai về nội dung tình huống 1. + Nhóm 3,4 thảo luận sắm vai về nội dung tình huống 2. Thời gian thảo luận 4 phút, sau đó các nhóm lên chia sẻ trước lớp. Mời các nhóm lên chia sẻ tình huống 1 Khen ngợi. ? Bạn nhỏ đã nhận được gì? Bạn nhỏ đã nói gì? Con có ý kiến nhận xét gì? Con thấy các bạn đã biết cách đáp lời yêu thương chưa? Con có đồng ý với cách đáp lời yêu thương của bạn không? Mời các nhóm lên chia sẻ tình huống 2 Cô mời các nhóm còn lại cho ý kiến nào? Ngoài cách đáp lời yêu thương của nhóm bạn, thì các con còn có cách đáp nào khác? Gv chốt Liên hệ: Các nhóm chúng ta tiếp tục thảo luận để dựng lại 1 tình huống mà các con đã được nhận và đáp lời yêu thương. Thời gian 2p Các nhóm lên dựng lại tình huống, chia sẻ trước lớp. Nhận xét, khen ngợi 3. Nội dung 3: Qua phần chia sẻ, dựng lại tình huống về nhận và đáp lời yêu thương của nội dung 2. Bạn đã thể hiện thái độ như thế nào khi nhận lời yêu thương? ? Vậy khi nhận lời nói yêu thương, các con nên thể hiện thái độ như thế nào?  Vừa rồi các con đã biết nói và đáp lời yêu thương trong một số tình huống khác nhau và đã biết cách thể hiện thái độ vui vẻ, thân thiện khi nhận và đáp lời yêu thương. Cô mong rằng sau Hoạt động trải nghiệm ngày hôm nay các con sẽ luôn biết nói và đáp lời yêu thương với thái độ thân thiện và vui vẻ với mợi người. Quan sát, lắng nghe “Miệng đây, miệng đây” “Miệng nói lời yêu thương với ai?” + Miệng đây là miệng đây + Miệng nói lời yêu thương với ai? + HS giơ tay + Miệng đây là miệng đây + Miệng nói lời yêu thương với ai? + HS nói + HS trả lời + Miệng đây là miệng đây + Miệng nói lời yêu thương với ai? + HS nói HS đứng lên. + Miệng đây là miệng đây + Miệng nói lời yêu thương với ai? + HS nói + HS trả lời 3 – 4 HS chia sẻ Lắng nghe Lắng nghe HS quan sát và trả lời: 2 HS trả lời 2 HS trả lời 3 4 HS trả lời HS thảo luận nhóm đôi HS thảo luận cặp đôi Các nhóm lên chia sẻ Bạn nói Em cảm ơn chị ạ Con đồng ý với nhóm bạn. 3 – 4 HS chia sẻ Lắng nghe 2 HS đọc: Em nói lời gì trong các tình huống sau: TH 1 Em nhận được lời chúc mừng sinh nhật. TH 2 Em được cô giáo khen. HS về nhóm thảo luận + 2 nhóm thể hiện tình huống 1 Bạn nhỏ được nhận quà và được nhận lời chúc mừng sinh nhật của bố mẹ. Bạn nhỏ được nhận quà và được nhận lời chúc mừng sinh nhật của cô giáo và các bạn. Bạn đã nói Con cảm ơn bố, mẹ và anh đã dành những lời chúc tốt đẹp dành cho con. Con rất vui ạ Bạn đã nói Con cảm ơn cô và các bạn, con rất xúc động ạ Đồng ý. Rồi ạ Có ạ + 2 nhóm thể hiện tình huống 2 HS nêu 2 – 3 HS nêu C

TUẦN CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ I Mục tiêu: - Sau học học sinh: + Tự tin giới thiệu thân với bạn bè + Chào hỏi, làm quen với thầy cô, anh chị, bạn bè + Thể thân thiện giao tiếp - Chủ đề góp phần hình thành phát triển cho học sinh: + Năng lực giao tiếp: thể qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn lớp, trường + Phẩm chất: * Nhân ái: thể qua việc yêu quý, giúp đỡ người * Chăm chỉ: thể qua việc chủ động tham gia vào hoạt động khác nhà trường II Chuẩn bị: Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm III Các hoạt động dạy học Khởi động: HS tập trung sân HS trường Bài Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề Mục tiêu: Hoạt động tạo hứng thú cho HS với ngày học đầu tiên, chào hỏi biết chào hỏi người gặp Hướng dẫn HS xếp hàng theo vị trí lớp học GV cho HS hát tập thể nghe hát: Lời chào em – Sáng tác Nghiêm Bá Hồng - HS thực theo hướng dẫn GV - HS xếp hàng nghe theo HD GV + Nêu cảm xúc em sau nghe hát này? + Khi muốn làm quen với bạn mới, em làm gì? - GV nhận xét câu trả lời học sinh dẫn dắt vào chủ đề hoạt động GV thực lời chào HS thật vui vẻ: + Cô chào lớp, HS lớp rồi, có nhiều điều thú vị đến với - GV chào cá nhân GV hướng dẫn thêm:” Khi chào người chào lại cơ” VD: + Cơ chào Hoa! Hơm em thấy học có vui khơng? + Cô chào Minh Hôm đưa em học? … - GV chào vui vẻ thân mật với tất HS + Bài hát hay vui tươi Em thích hát + Em chào bạn cười thật tươi với bạn - HS lắng nghe cô giáo + HS lắng nghe thực theo hướng dẫn + Em chào cô giáo ạ! Em vui gặp cô bạn - Em chào cô ạ! Hôm mẹ đưa em đến trường … Tổng kết hoạt động - Dặn dò HS - HS lắng nghe, thực Kh bước vào lớp cá em gặp thềm nhiều bạn mới, thầy mới… em nên chào hỏi nguowig gặp mặt KẾ HOẠCH BÀI DẠY HĐTN LỚP TUẦN CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP TIẾT 1HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỂ I Mục tiêu: - Sau học học sinh: + Tự tin giới thiệu thân với bạn bè + Chào hỏi, làm quen với thầy cô, anh chị, bạn bè + Thể thân thiện giao tiếp - Chủ đề góp phần hình thành phát triển cho học sinh: + Năng lực giao tiếp: thể qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn lớp, trường + Phẩm chất: * Nhân ái: thể qua việc yêu quý, giúp đỡ người * Chăm chỉ: thể qua việc chủ động tham gia vào hoạt động khác nhà trường II Chuẩn bị: Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm III Các hoạt động dạy học Khởi động: - HS hát tập thể hát: Đàn gà Bài Hoạt động 2: Khám phá – Kết nối kinh nghiệm GV trao đổi HS: - Từ ngày đầu đến trường đến nay, bạn làm quen với bạn mới? Hãy chia sẻ với lớp nào? - Ai làm quen với thầy cô giáo mới? - GV mời số HS trả lời GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề SGK HĐTN trang cho biết: Các bạn nhỏ tranh làm có cảm xúc nào? - HS hát - Em làm quên với nhiều bạn bạn: Nam, Hoa, Lan, … - HS giơ tay phát biểu - HS quan sát tranh trao đổi nhóm đôi: + Các bạn nhỏ chào hỏi nhau, làm quen vui vẻ + Bạn nhỏ chào cô giáo thích thú khen + Bạn nhỏ chào Bác bảo vệ lễ phép + Các bạn nhỏ háo hức nghe giáo nói - GV tổ chức cho HS lớp quan sát - HS chia sẻ ý kiến trước lớp tranh chia sẻ ý kiến sau HS trao đổi nhóm đơi xong Cho HS chia sẻ kinh nghiệm: - Một số HS dựa vào kinh nghiệm thân chia sẻ cảm xúc gặp thầy cô bạn bè + Em cảm thấy gặp thầy + Em cảm thấy vui cô bạn bè + Em cảm thấy bỡ ngỡ + Em cảm thấy hồi hộp GV quan sát xem HS tự tin, HS chưa tự tin môi trường học tập để có hỗ trợ giúp đỡ Hoạt động 3: Giới thiệu thân GV hướng dẫn HS quan sát tranh - HS quan sát tranh yêu cầu nhiệm vụ trang nghe bạn Hải Hà chào - Nhận xét lời thoại hai bạn (GV đọc cho HS nghe lời thoại nhỏ tranh bạn nhỏ tranh) - HS tự đưa ý kiến lời chào hỏi với bạn bè gặp Em tự giới thiệu thân * GV làm mẫu trước lớp nên nhấn mạnh: Khi giới thiệu nên nói HS lắng nghe quan sát GV làm tên nói thêm điều mà mẫu thích VD: Cơ chào lớp Cơ tên Mai Cơ thích nầu ăn - GV gọi HS lên làm mẫu - “Tớ tên Lan Tớ thích chơi búp bê” - GV yêu cầu HS thực theo nhóm - HS thực hành giới thiệu thân giao nhiệm vụ: Giới thiệu nhóm thân với bạn nhóm - GV cho HS đổi nhóm để em có - Các bạn đổi nhóm để giới thiệu thể làm quen vói bạn nhóm khác - GV mời số HS chia sẻ trước - Một số HS chia sẻ ý kiến trước lớp lớp: Qua phần giới thiệu em nhớ tên bạn lớp Hãy cho bạn biết nào? Tổng kết hoạt động - Nhắc nhở HS giới thiệu thân HS thực theo hướng dẫn GV vứi bạn nên nói vui vẻ thoải mái, to rõ ràng cởi mở - Dặn em tìm hiểu làm quen với bạn lớp khác TUẦN CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP TIẾT SINH HOẠT LỚP I Mục tiêu: - Sau học học sinh: + Tự tin giới thiệu thân với bạn bè + Chào hỏi, làm quen với thầy cô, anh chị, bạn bè + Thể thân thiện giao tiếp - Chủ đề góp phần hình thành phát triển cho học sinh: + Năng lực giao tiếp: thể qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn lớp, trường + Phẩm chất: * Nhân ái: thể qua việc yêu quý, giúp đỡ người * Chăm chỉ: thể qua việc chủ động tham gia vào hoạt động khác nhà trường II Chuẩn bị: Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm III Các hoạt động dạy học I NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN: Đạo đức: Nhìn chung em ngoan ngoan, lễ phép lời thầy giáo, đồn kết tốt với bạn bè Trong tuần khơng có tượng nói tục, nói bậy đánh cãi chửi Học tập: - Các em có ý thức học đều, dần vào nề nếp Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập tốt - Tuy nhiên số em chưa chăm học , chưa chịu khó học bài, chưa viết Thể dục vệ sinh: - Một số em ăn mặc gọn gàng sẽ, đầu túc cắt gon gàng Bên cạnh số em vệ sinh cá nhân chưa sach - Vệ sinh lớp học II HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Làm quen với bạn lớp GV giao nhiệm vụ: lớp làm quen Yêu cầu làm quen: - Nói lời chào với bạn: xin chào, chào bạn, chào Hà - Tự giới thiệu: tên, sở thích nói đủ nghe, rõ ràng - Hành vi bắt tay, mỉm cười thân thiện mắt nhìn vào bạn Xây dựng nội quy lớp học - GV HS thảo luận đưa nội quy lớp học: + Đi học + Không ăn quà vặt lớp + Không nói chuyện riêng học + Hăng hái phát biểu xây dựng + Không vứt rác bừa bãi lớp sân trường - HS học thuộc nội quy III PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI: - Tiếp tục thực trì tốt nề nếp, hoạt động lớp, nhà trường, liên đội - Nâng cao chất lượng học tập - Xây dựng tốt nề nếp tự quản KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HĐTN LỚP TUẦN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỂ I/ MỤC TIÊU: - Tự tin giới thiệu thân với bạn bè - Chào hỏi, làm quen với thầy cô, anh chị bạn bè - Thể thân thiện giao tiếp II / CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề - Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, thực hành Hoạt động trải nghiệm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I ổn định lớp II Bài * Hoạt động 1: giới thiệu chủ đề GV cho hs hát tập thể Lời chào em, Sáng tác Nghiêm Bá Hồng - HS hát GV thực lời chào học sinh thật vui vẻ - " Cô chào lớp! Chúng ta HS lớp Có nhiều điều thú vị đến với chúng ta" - HS nghe - Cô chào cá nhân: + " Cô chào Hoa, em có thấy học có vui khơng?" + " Cơ chào Minh! Hôm đưa em học" GV chào vui vẻ thân mật với tất HS ( GV hướng dẫn thêm chào người chào lại " - hs nghe hướng dẫn GV trao đổi HS - Từ ngày đầu đến trường đến nay, em làm quen với bạn mới? Hãy chia sẻ với lớp nao - Ai làm quen thêm với thầy cô giáo mới? - HS trả lời GV mời hs trả lời GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề SGK Hoạt động trải nghiệm trang cho biết Các bạn nhỏ - HS trả lời tranh làm có cảm xúc thê nào? - em trả lời Gợi ý: - Các bạn nhỏ chào hỏi, làm - Quan sát tranh SGK trả lời quen vui vẻ - Bạn nhỏ chào giáo thích thú khen - Bạn nhỏ chào bác bảo vệ - Các bạn nhỏ háo hức nghe giáo nói - HS nghe gợi ý GV hỏi: Cac em cảm thấy gặp thầy cô bạn bè mới? GV quan sát xem HS tự tin, HS chưa tự tin mơi trường học tập để có hỗ trợ hiệu GV kết luận: Bước vào lớp 1, có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, nhiều cô bác trường Và gặp người cần vui vẻ chào hỏi Chủ đề hôm Chào lớp * Hoạt động 2: giới thiệu thân GV chia lớp thành nhóm nhiệm - Trả lời vụ cho HS: giới thiệu thân GV làm mẫu trước lớp " Cô chào em! Cô tên Mai Cô yêu trẻ em" GV nhấn mạnh: Khi giới thiệu, giới thiệu tên nói thêm điều mà u thích - Lắng nghe kết luận GV mời em lên làm mẫu: ' Tơi tên Hoa, tơi thích nhảy dây" GV yêu cầu HS thực hành giới thiệu thân trược nhóm - Hoạt động theo nhóm GV đổi nhóm để HS giới thiệu thân với nhiều bạn GV đặt câu hỏi : Qua phần giới thiệu, nhớ tên bạn lớp cuả mình, giơ tay lên nào! - Nghe quan sát GV mời số HS chia sẻ trước lớp GV nhận xét, nhắc nhở HS cần nói rõ ràng, tự tin, vui vẻ giới thiệu thân * Hoạt động 3: Làm quen với bạn, anh chị - em làm mẫu GV giao nhiệm vụ: lớp làm quen Yêu cầu làm quen: - Từng em giới thiệu - Nói lời chào với bạn: xin chào, chào bạn, chào Hà - Tự giới thiệu: tên, sở thích nói đủ nghe, rõ ràng - Hành vi bắt tay, mỉm cười thân thiện mắt nhìn vào bạn GV làm mẫu làm quen nhau: quen với bạn, quen với anh ( chị ) - Trả lời GV cho lớp đứng thành bốn hàng ngang, hai hàng đứng quay mặt vào thực hành làm quen Sau đổi vị trí để tăng phần thực hành làm quen với bạn - em thực - Lắng nghe GV cho HS sắm vai để làm quen với anh chị lớp cách : hàng sắm vai, hàng HS lớp GV yêu cầu HS nhớ tên sở thích bạn mà làm quen kể tên với bạn ngồi bên cạnh xem bạn nhớ bạn - Từng em thực GV trao đổi với lớp ghi nhận - Ai nhớ 8- 10 bạn? Ai nhớ 5- bạn? Ai nhớ bạn? - Ai nhớ sở thích bạn làm quen được? Sở thích bạn gì? - Em ấn tượng với bạn em làm quen? Vì sao? GV chia sẻ cảm xúc quan sát HS hoạt động nhận xét hoạt động, khen ngợi em tự tin, nhớ nhiều tên, sở thích bạn nhắc nhở em cần rèn luyện thêm, tập trung *Hoạt động 4: Chào hỏi làm quen - Quan sát - Lớp thành hàng ngang, hàng đứng quay mặt vào - hàng thực Hoạt động nhóm: GV giao nhiệm vụ cho HS giới thiệu làm quen với theo nhóm GV yêu cầu HS quan sát tranh hoạt động 1, nhiệm vụ SGK - Trả lời thiệu cảnh quan vẽ cho biết bạn chia sẻ điều mình làm việc cho thích tranh bạn đường Các bạn nhóm nói cho bạn biết thích tranh bạn - GV quan sát nhóm hoạt động hỗ trợ nhóm - GV nhận xét, tổng kết hoạt động - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau TIẾT Hoạt động 6: Vận động bảo vệ cảnh quan môi trường Mục tiêu: Giúp HS biết vận động người bảo vệ cảnh quan môi trường Hoạt động củng cố việc thực nhiệm vụ SGK - GV giao nhiệm vụ nhóm: Các thành - HS lắng nghe viên nhóm kêu gọi bạn tham gia bảo vệ cảnh quan Khi vận động, HS nói được: + Chào khán giả giới thiệu tên + Nói cảnh vật mà muốn bảo vệ, phải bảo vệ + Chúng ta nên làm để bảo vệ cảnh quan ? - GV làm mẫu vận động người bảo - HS quan sát lắng nghe vệ cảnh quan (của tranh trang 81) - HS thảo luận nhóm - GV cho HS thảo luận nhóm - Đại diện số nhóm trình bày - GV nhận xét, tun dương nhóm C Phản hồi hướng dẫn rèn luyện Hoạt động 7: Nhìn lại tơi (10’) Mục tiêu: Giúp HS đánh giá mức độ tham gia thực hoạt động bảo vệ cảnh quan mơi trường để có ý thức hoạt động - GV yêu cầu HS quan sát tranh nhiệm - HS quan sát tranh vụ trang 82 SGK, mô tả nội dung tranh, ( sử dụng nhiệm vụ tập) - GV đặt câu hỏi phù hợp với tranh để HS tự đánh giá: - HS ln thực giơ thẻ ngơi + Em tham gia quét dọn vệ xanh; thực giơ thẻ sinh nơi cơng cộng giống bạn ngơi vàng, thực tranh 1? giơ thẻ đỏ + Em thường tham gia chăm học hoa, trồng nơi công cộng giống bạn tranh 2? + Em nhặt rác thấy rác nơi công cộng giống bạn tranh 3? - GV nhận xét, khích lệ động viên HS Hoạt động 8: Thích gì, mong bạn (10’) Mục tiêu: Giúp HS biết cách ghi nhận điều bạn làm được, điều bạn cần tiến việc bảo vệ cảnh quan môi trường cá nhân vui vẻ tiếp nhận ý kiến bạn dành cho - GV giao nhiệm vụ nhóm: Mỗi bạn - HS lắng nghe nhóm nói điều bạn làm tốt điều bạn cần cố gắng bảo vệ cảnh quan mơi trường - HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ viết - GV cho HS thảo luận nhóm chia sẻ vào giấy với bạn viết vào giấy - GV bao quát hoạt động hỗ trợ nhóm - GV nhận xét Hoạt động 9: Xác định vị trí (8’) Mục tiêu: Giúp GV nhận diện khả tự đánh giá kĩ liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên HS, qua GV đánh gia khách quan tiến HS - GV giao nhiệm vụ cho lớp : Hãy suy nghĩ xem phù hợp với bậc - HS lắng nghe đứng bậc nghe thầy hỏi - GV đưa quy định vị trí: A luôn thực hiện, B thường xuyên thực hiện, C thực Sau GV đọc nội dung nhận xét, thấy xứng đáng bậc đứng bậc + Khơng vứt rác, không hái hoa, bẻ cành + Tham gia quét dọn, giữ vệ sinh - HS tự đánh giá chung + Cách vận động người tham gia bảo vệ môi trường hấp dẫn - G V đọc tiêu chí, quan sát HS tự - HS lắng nghe đứng lên bậc nào.(GV hỏi HS có với vị trí chọn khơng, sao?) - GV nhận xét, nhắc nhở, điều chỉnh vị trí hS cần, viết vào bảng xếp hạng vị trí hS lựa chọn - GV tổng kết hoạt động dặn HS phải bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Hoạt động 10: Tự giác bảo vệ cảnh quan môi trường lúc, nơi (7’) Mục tiêu: Giúp HS ý giữ gìn vệ sinh mơi trường để dần trở thành ý thức tự giác - GV giao nhiệm vụ nhóm: thảo luận - HS lắng nghe cách mà nhóm giữ gìn cảnh quan thiên nhiên lúc nơi nhắc nhở thực - GV tổ chức cho nhóm chia sẻ - HS chia sẻ nhóm - Một số HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét hoạt động dặn - HS lắng nghe HS ý thức giữ gìn cảnh quan mơi trường.- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau CHỦ ÐỀ 9: XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VUI VẺ II MỤC TIÊU: Với chủ đề này, HS: - Mơ tả hình thức bên ngồi thân: nhận diện hình thức; đặc điểm cử chỉ; thái độ thân - Thể tự tin, biểu cảm xúc tích cực, tơn trọng khác biệt - Chăm sóc thân giữ tinh thần vui vẻ - Em thực hành động thể trung thực, thật II CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Giấy bìa màu - thẻ cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, căm giận) Học sinh: - Sách giáo khoa - Giấy màu, keo, bút,… - Thẻ hình ảnh thân thẻ cảm xúc III CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Tuần 32 Hoạt động dạy TG A KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH Hoạt động học NGHIỆM *Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề 10’ - Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận hình ảnh thân hình ảnh mà thích - Cách tổ chức: Hỏi, đáp + GV cho lớp hát hát quen thuộc Yêu cầu tất học sinh thể gương mặt - Cả lớp hát vui vẻ hát + Hỏi lớp: Quan sát tranh cho biết bạn tranh làm gì? + Hỏi tiếp: Các bạn vẽ ai? + Đang vẽ + GV vấn nhanh: Em thích + Vẽ thân tranh bạn nào? + Nhiều HS trả lời + GV nhấn mạnh: Vì em thích tranh đó? Em muốn vẽ hình ảnh + Vui vẻ, thú vị hay cáu giận, thân nào? v.v… + Mời số HS chia sẻ GV nhận xét, kết luận + Mời HS đọc tên chủ đề nói ý nghĩa chủ đề Chúng ta cần xem cần chuẩn bị chủ đề để hiểu thân, thêm yêu thân khắc họa hình ảnh đáng yêu *Hoạt động 2: Phát họa hình dáng 15’ tơi - Mục tiêu: Giúp HS nhận diện hình thức bên ngồi thân (SGK/tr84) ln biết yêu thân Thông qua hoạt động này, GV củng cố thực nhiệm vụ SGK - Cách tổ chức: Hoạt động nhóm + GV giao nhiệm vụ nhóm: Hãy miêu tả vẻ bên ngồi thân cho bạn nhóm Em thấy thân có đặc biệt so với bạn nhóm + Chia lớp thành nhóm ba yêu cầu nhóm thực nhiệm vụ + Mời nhóm HS lên bục giảng vui vẻ so sánh + HS 1: Tơi có gương mặt trịn, tóc ngắn cao so với bạn + HS 2: …… + GV nhận xét hoạt động nhóm kết luận: Chúng ta không giống tất thật tuyệt vời! Hãy tự hào Chúng ta cần biết yêu thân, chăm sóc thân yêu thương tất bạn *Hoạt động 3: Nhận diện biểu cảm 15’ xúc - Mục tiêu: Giúp HS biết quan sát, nhận diện biểu cảm xúc khác gương mặt thân người khác (SGK/tr85), tảng giáo dục đồng tâm - Cách tổ chức: Hoạt động nhóm + Chuẩn bị cho nhóm thẻ cảm xúc GV giới thiệu thẻ cảm xúc: buồn, tức giận, ngạc nhiên, vui vẻ,… + Nói: Cơ muốn chọn gương mặt buồn + Các nhóm giơ thẻ mặt buồn + Nói: Cơ muốn chọn gương mặt vui + Các nhóm giơ thẻ mặt vui + Nói: Cơ muốn chọn gương mặt ngạc nhiên + Nói: Cơ muốn chọn gương mặt tức giận + Các nhóm giơ thẻ mặt ngạc nhiên + Các nhóm giơ thẻ mặt tức giận + Có thể nâng cao: Cơ nói tình huống, lớp xem tình ấy, bạn nhỏ vui hay buồn nhé: Bạn nhỏ cô giáo khen + HS chọn thẻ cảm xúc giơ lên Bạn nhỏ bị mẹ mắng Bạn nhỏ bị bạn trêu chọc Bạn nhỏ đến sân chơi + Yêu cầu số HS kể lại việc mang lại + Nhiều HS kể cho em vui vẻ + GV nhận xét, tổng kết hoạt động Tuần 33 Hoạt động dạy TG B RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀ VẬN Hoạt động học DỤNG – MỞ RỘNG *Hoạt động 4: Thể cảm xúc khác 15’ - Mục tiêu: Giúp HS nhận diện biết cách tạo cảm xúc tích cực, từ tạo nên hình ảnh đáng u thân Thơng qua hoạt động này, GV củng cố hoạt động SGK - Cách tổ chức: Hoạt động nhóm lớn + GV giao nhiệm vụ cho lớp: Hãy thể gương mặt cảm xúc theo yêu cầu (vui - Cả lớp thể gương mặt cảm xúc theo yêu cầu buồn, ngạc nhiên, tức giận) SGK/tr 86 + GV phổ biến cách hoạt động: Giơ thẻ gương mặt cảm xúc hỏi cảm - Cả lớp làm gương mặt cảm xúc theo thẻ đưa xúc gì, sau yêu cầu lớp làm gương mặt cảm xúc + GV lớp thực hoạt động - Cả lớp chụp ảnh để ghi GV chụp ảnh để ghi lại gương lại gương mặt cảm xúc mặt cảm xúc HS, để HS nhìn lại gương mặt biểu cảm em Làm làm lại vài lần Lưu ý: Làm trạng thái vui nhiều trạng thái khác + GV khơng dùng thẻ nữa, nói điều mang lại cho em niềm vui Ví dụ: - Cả lớp thể gương mặt Em khen ngoan tươi vui Em nhận quà… + GV yêu cầu HS thể mức độ cảm - HS thể mức độ cảm xúc khác (nhiều lần) cách thể xúc khác (nhiều lần) khác Làm mẫu: cười mĩm, cười giòn tan, ánh mắt vui lấp lánh, … *Hoạt động 5: Chăm sóc sức khỏe 10’ - Mục tiêu: Giúp HS biết cách thực việc chăm sóc thân để thân khỏe mạnh, tươi tắn - Cách tổ chức: Thảo luận nhóm + Cho HS thảo luận nhiệm vụ SGK/tr 87 + HS thảo luận nêu việc để thân khỏe mạnh, tươi tắn + Gọi HS trình bày + Ăn uống đủ chất; Tập thể dục; Ngủ giờ, đủ giấc + GV nhận xét, dặn HS: cần thực việc rèn luyện chăm sóc sức khỏe để thân ln giúp có tâm trạng vui + Lắng nghe vẻ thoải mái *Hoạt động 6: Giới thiệu hình ảnh tơi - Mục tiêu: Giúp HS nhận diện lại thân, đưa mong muốn hình ảnh thân tự tin chia sẻ với bạn bè, thầy cô - Cách tổ chức: Hoạt động nhóm 3, trình diễn mẫu + GV cho HS hát Tìm bạn thân 15’ + Cả lớp hát Tìm bạn thân + Giao nhiệm vụ nhóm: Hãy giới thiệu thẻ cho nhóm với nội dung “Tơi với HĐ u thích” + GV mời HS lên giới thiệu mẫu để lớp biết cách thục + Em chào cơ, chào bạn, tên … (đưa thẻ bìa); bạn hàng xóm mình, thích chơi với bạn (đưa thẻ 1); yêu hay chơi đùa với bạn cún mỉnh (đưa thẻ 2); giúp mẹ phơi quần (đưa ảnh 3) Xin cảm ơn người lắng nghe + Chia lớp theo nhóm 3, yêu cầu HS thảo + Các nhóm để thẻ luận (2’) sau chia sẻ thẻ hồn thiện bàn (gồm thẻ nhóm bìa thẻ với hình ảnh thân HĐ nhóm khác nhau) + GV nhận xét hoạt động khẳng định hình ảnh HS lớn lên so - Lắng nghe với ngày đầu vào lớp + Dặn dò: Cần lưu giữ hình ảnh ln giữ hình ảnh người vui vẻ, tự tin Tuần 34 Hoạt động dạy *Hoạt động 7: Tạo thoải mái, vui vẻ TG 20’ Hoạt động học - Mục tiêu: Giúp HS củng cố số cách làm cho vui vẻ, thoải mái từ biết cách chuyển trạng thái tích cực - Cách tổ chức: Luyện tập theo nhóm + GV HS chia sẻ cách làm cho vui vẻ (nhiệm vụ SGK/tr 88, 89) + Hỏi: Ai thực hành biện pháp + Cho HS thực hành số biện pháp vận + HS GV chia sẻ cách làm cho vui vẻ + HS chia sẻ động theo nhạc: GV giao nhiệm vụ làm mẫu (GV lựa chọn hát quen thuộc có + Cả lớp đứng dậy, làm động động tác minh họa) tác theo nhạc: giơ tay nào, nắm lấy tai này, lắc lư đầu này, bé không lắc, bé không lắc, … + GV tổ chức cho HS thực theo nhóm + HS thực theo nhóm cho thêm vui vẻ + Hỏi: Em có cảm nhận sau hoạt động này? + Sảng khoái, dễ chịu, vui vẻ + GV nhận xét, dặn HS: cần vận động, rèn luyện sức khỏe để tâm trạng trở nên vui - Cả lớp lắng nghe vẻ *Hoạt động 8: Sắp xếp, trang trí gian 15’ triển lãm “Hình ảnh tơi” - Mục tiêu: Giúp HS tự lực xếp, trang trí, tổ chức hoạt động, hợp tác thực nhiệm vụ chung - Phương pháp: Thực hành theo nhóm - Cách tổ chức: + GV giao nhiệm vụ cho nhóm: Sắp xếp, trang trí khơng gian triển lãm sản phẩm nhóm để người đến tham quan - Cả lớp lắng nghe + GV đưa yêu cầu: gian triển lãm xếp gọn gàng, dẹp thẻ để người nhìn thấy + GV xác định vị trí khơng gian cho nhóm để xếp - Các nhóm xếp, trang trí + GV quan sát điều chỉnh không gian cho nhóm khơng gian triển lãm sản phẩm nhóm + Dặn dị: Các nhóm bảo quản gian triển lãm cho học sau + Nhận xét hoạt động HS gian - Lắng nghe triển lãm Tuần 35 Hoạt động dạy TG C PHẢN HỒI VÀ HƯỚNG DẪN Hoạt động học RÈN LUYỆN TIẾP THEO *Hoạt động 9: Em học làm gì? 10’ - Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá khả mô tả thân, cách tích cực hóa thân tự hào thơng qua giới thiệu thân - Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân + Yêu cầu HS quan sát nhiệm vụ SGK/tr 92 + Giải thích nội dung đánh giá: + Lắng nghe Hình vẽ nhóm bạn (nam/nữ) tập thể dục Hình vẽ nhóm bạn (nam/nữ) chơi vui vẻ Hình vẽ bạn nam nhìn ống nhịm quan sát xung quanh + Hỏi: Em làm để hình ảnh + Tập thể dục thường xuyên, vui vẻ? chơi thể thao, chơi bạn cách vui vẻ, khám phá giới xung quanh + GV nhận xét, khích lệ, động viên HS *Hoạt động 10: Thích gì, mong bạn? - Mục tiêu: Giúp HS hình thành kỹ đánh giá đồng đẳng, biết cách đánh giá không làm tổn thương bạn, hoàn thiện dần kỹ tự đánh giá, làm cho tự đánh giá khách quan 10’ - Cách tổ chức: Hoạt động nhóm + GV giao nhiệm vụ nhóm: Yêu cầu HS + HS thảo luận nhóm nói điều thích vẻ bên bạn điều mong bạn tiến + GV bao quát nhóm + Mời HS nói lại nội dung thảo luận + HS 1: Mình thích bạn cười Bạn bớt cáu gắt + HS 2: Mình thích mái tóc bạn,… + HS 3: Mình thích bạn mặc váy hồng… + HS 4: … + GV nhận xét tổng kết hoạt động *Hoạt động 11: Tham quan triển lãm 10’ “Hình ảnh tơi” - Mục tiêu: Giúp GV đánh giá tự tin HS điều chỉnh thân - Cách tổ chức: Triển lãm theo nhóm + Chia nhóm, tổ chức cho nhóm tham quan triển lãm, yêu cầu HS nhóm - Cả lớp lắng nghe thẻ mà em thích, em muốn học từ bạn + Cho HS chậm rãi, không chen lấn xô - HS tham quan đẩy, giữ trật tự tham quan (5 phút) + GV trao đổi với lớp, đặt câu hỏi: - HS trả lời câu hỏi Ai u thân mình? Ai ln thân thiện hay tươi cười? Ai nghĩ thay đổi để tốt hơn? + GV ghi chép lại thông tin - Lắng nghe trường hợp thiếu tự tin để hỗ trợ thêm cho em + GV khảo sát HS: Em chia sẻ với - HS chọn thẻ thú vị nhất, lớp thích thẻ nào? Em học trả lời từ bạn? + GV đánh giá gian triển lãm với hình ảnh HS, đánh giá tinh thần hợp tác HS nhóm, thái độ tham quan thể mong muốn em ngày có hình ảnh thân đẹp nữa, tốt (GV xem tất thẻ trước đó) + GV nhận xét dặn dò HS lưu thẻ hồ sơ hoạt động *Hoạt động 12: Thay đổi điều 10’ nào? - Mục tiêu: Giúp HS bước đầu có ý thức việc rèn luyện để hoàn thiện thân - Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm + GV giao nhiệm vụ nhóm: Từng HS nói + HS nói lại với nhóm điều mà lại với nhóm điều mà bạn mong bạn mong tiến tiến hơn, chia sẻ với bạn nhóm hơn, chia sẻ với bạn việc làm để thay đổi thân; nhóm việc làm để nhóm góp ý cho bạn dự định thay đổi thay đổi thân + GV mời số HS trình bày dự định + HS trình bày + GV nhận xét hoạt động HS + Căn dặn HS rèn luyện hành vi mong + Lắng nghe muốn ngày Mời bạn tham khảo thêm thơng tin hữu ích khác chun mục Tài liệu HoaTieu.vn ... viên: Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm - Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, tập Hoạt động trải nghiệm III Các bước tiến hành hoạt động: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Khởi động. .. quan đến chủ đề - Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, thực hành Hoạt động trải nghiệm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I ổn định lớp II Bài * Hoạt động. .. vàng, màu xanh, màu đỏ - Giấy ăn Học sinh: - SGK Hoạt động trải nghiệm, Vở tập Hoạt động trải nghiệm - Khăn mặt III Các hoạt động dạy học A Khám phá – kết nối kinh nghiệm Hoạt động dạy Hoạt động

Ngày đăng: 03/09/2020, 12:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TUẦN 3 CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1 SINH HOẠT DƯỚI CỜ

  • * Yêu cầu tổ chức:

  • II. Chuẩn bị:

  • III. Các hoạt động dạy và học Phần 1; Nghi lễ:

  • Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề

  • 2. Tham gia múa hát tập thể và thể hiện sự thân thiện với anh chị và các bạn

  • 3. Củng cố, dặn dò

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan