1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng trong công tác quản lý chất thải y tế của các trung tâm y tế cấp huyện tại tỉnh quảng ninh (luận văn thạc sĩ khoa học)

71 32 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Tuy vâ ̣y , trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện, trung tâm y tế đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải nguy hại.. Chất thải rắn y tế phát sinh t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-*** -

Nguyễn Thị Phương

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA CÁC TRUNG TÂM Y TẾ CẤP

HUYỆN TẠI TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-*** -

Nguyễn Thị Phương

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA CÁC TRUNG TÂM Y TẾ CẤP

HUYỆN TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số : 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MẠNH KHẢI

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải người đã tận tuỵ dạy dỗ, hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá trình học tập cũng như làm luận văn Em xin cảm ơn Phòng Thí nghiệm nghiên cứu Môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã giúp đỡ em trong quá trình tiến hành thực nghiệm của luận văn Em xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khoẻ và thành công tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường và trong Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về chuyên môn và cho em những bài học, kinh nghiệm sống trong cuộc đời Cùng với đó em xin chân thành cảm ơn các anh (chị) Trung tâm Y tế Thành phố Hạ Long đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn

Học viên

Nguyễn Thị Phương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu và cấu trúc luận văn 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về chất thải y tế 3

1.1.1 Định nghĩa chất thải y tế 3

1.1.2 Nguồn và phân loại chất thải y tế 4

1.1.3 Xu hướng phát thải chất thải y tế 6

1.1.4 Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe 8

1.2 Công tác quản lý chất thải y tế 10

1.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế 11

1.2.2 Lượng phát sinh chất thải rắn y tế 12

1.2.3 Thành phần chất thải rắn y tế 14

1.2.4 Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế 14

1.2.5 Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải y tế ở Việt Nam 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 19

2.2 Thời gian nghiên cứu: 22

2.3 Phương pháp nghiên cứu 22

2.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u thứ cấp 22

2.3.2 Phương pháp phân tích mẫu và so sánh 23

2.3.4 Danh mục phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 24

Trang 5

2.3.5 Phương pháp phân loại chất thải y tế và phương pháp SWOT 25

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại các trung tâm y tế quy mô cấp huyện, tỉnh Quảng Ninh 27

3.1.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế 27

3.1.2 Hiện trạng quản lý nước thải y tế 38

3.2 Đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế quy mô cấp huyện tại tỉnh Quảng Ninh 48 3.2.1 Căn cứ pháp lý đề xuất mô hình 48

3.2.2 Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn y tế 50

3.2.3 Đề xuất mô hình quản lý nước thải y tế 57

KẾT LUẬN 60

1 Kết luận 60

2 Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Lượng chất thải thay đổi theo từng nước 7

Bảng 1.2 Lượng chất thải thay đổi theo từng loại trung tâm y tế cấp huyện 7

Bảng 1.3 Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng trung tâm y tế cấp huyện 7

Bảng 1.4 Lượng chất thải phát sinh theo tuyến trung tâm y tế cấp huyện 8

Bảng 1.5 Tỷ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ vật sắc nhọn 9

Bảng 1.6 Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế 9

Bảng 1.7 Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế 12

Bảng 1.8 Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2011 13

Bảng 1.9 Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong trung tâm y tế cấp huyện 13

Bảng 1.10 Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các Bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2010 15

Bảng 1.11 Thực trạng các trang thiết bị thug om, lưu trữ CTRYT tại một số thành phố 16

Bảng 2.1: Phương pháp đo tại hiện trường……… 25

Bảng 2.2 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm……… 25

Bảng 3.1 Khối lượng chất thải rắn y tế của các TTYT nhóm 1 (trên 200 giường bệnh) 27

Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn y tế của các TTYT nhóm 2 (100 - 200 giường bệnh) 28

Bảng 3.3 Khối lượng chất thải rắn y tế của các TTYT nhóm 3 (50 - 100 giường bệnh)……… 29

Bảng 3.4 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế nhóm 1 31

Bảng 3.5 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế nhóm 2 33

Bảng 3.6 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế nhóm 3 35

Bảng 3.7 Khối lượng nước thải phát sinh tại các trung tâm y tế cấp huyện, tỉnh Quảng Ninh 38

Trang 7

Bảng 3.8 Thực trạng chất lượng nước thải trung tâm y tế cấp huyện nhóm 1 trước

xử lý 39 Bảng 3.9 Thực trạng chất lượng nước thải trung tâm y tế cấp huyện bệnh viện/cơ sở

y tế nhóm 2 trước xử lý 40 Bảng 3.10 Thực trạng chất lượng nước thải trung tâm y tế cấp huyện nhóm 3 trước

xử lý 41 Bảng 3.8 Thực trạng chất lượng nước thải trung tâm y tế cấp huyện nhóm 1 sau xử lý 42 Bảng 3.9 Thực trạng chất lượng nước thải trung tâm y tế cấp huyện nhóm 2 sau xử lý 43 Bảng 3.10 Thực trạng chất lượng nước thải trung tâm y tế cấp huyện nhóm 3 sau

xử lý 43

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Thành phần chất thải rắn y tế dựa vào đặc tính lý hóa học 6

Hình 3.1 Quy trình xử lý chất thải rắn trung tâm y tế cấp huyện 30

Hình 3.2: Mạng lưới thoát nước tại các trung tâm y tế cấp huyện 45

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của các trung tâm y tế cấp huyện 46

Hình 3.4 Mô hình đề xuất quản lý CTRYT cho các trung tâm y tế cấp huyện tại Quảng Ninh 50

Hình 3.5 Mô hình quản lý nước thải trung tâm y tế cấp huyện tuyến huyện quy mô trên 100 giường bệnh 58

Hình 3.6 Mô hình quản lý nước thải trung tâm y tế cấp huyện quy mô từ 50 - 100 giường bệnh 59

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng , kinh tế cũng phát triển , sự quan tâm của người dân đến sức khỏe của mình ngày càng được chú trọng dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng , qua đó số bệnh viện gia tăng Tuy vâ ̣y , trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện, trung tâm y tế đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải nguy hại Hiện tại, chất thải bệnh viện /cơ sở y tế đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện /cơ

sở y tế trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường dân cư xung quanh, gây dư luận trong cộng đồng

Tỉnh Quảng Ninh có 14 trung tâm Y tế cấp huyện nằm khắp nơi trên địa bàn tỉnh Việc phát triển và năng cấp các trung tâm y tế là một nhu cầu thiết yếu và cần thiết của xã hội song sự phát triển ồ ạt tới việc không đồng bộ của hoạt động bộ máy, đặc biệt bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được đặt ra sau cùng trong quá trình phát triển này

Các cơ sở y tế và số lượng giường bệnh tăng; Thực hành y học hiện đại với nhiều phương pháp chuẩn đoán và điều trị mới, tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần; Dân số tăng, người dân được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế dẫn đến khối lượng chất thải y tế phát sinh ngày càng tăng ở hầu hết các địa phương Trong quá trình hoạt động các cơ sở y tế thải ra môi trường những chất thải làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí và làm lan truyền mầm bệnh tới các vùng xung quanh Chất thải y tế đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là chất thải rắn Nguyên nhân của hiện tượng trên không chỉ bởi tính chất nguy hại của chất thải y tế mà còn bởi công tác quản lý và xử lý chưa thực

sự đem lại hiệu quả

Một số công trình nghiên cứu trước đây đã tiến hành điều tra về thực trạng cũng như các ảnh hưởng của chất thải bệnh viện đối với môi trường Song việc đua

ra một bức tranh tổng quát về công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện cấp huyện vẵn chưa được rõ nét, Từ tháng 6/2017 mô hình thay đổi các bệnh viện cấp huyện tỉnh Quảng Ninh đổi thành Trung tâm y tế cấp huyện Là học viên cao học của tỉnh, tôi mong muốn đóng góp công sức của mình dể thực hiện công cuộc phát

Trang 11

2

triển bền vững tại địa phương, Do đó tôi chọn tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài " Đánh

giá thực trạng trong công tác quản lý chất thải y tế của các Trung tâm Y tế cấp huyện tại Quảng Ninh"

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng quản lý chất thải y tế của các trung tâm y tế quy

mô cấp huyện tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất được mô hình quản lý chất thải y tế của các trung tâm y tế quy mô cấp huyện tỉnh Quảng Ninh

3 Nội dung nghiên cứu và cấu trúc luận văn

 Các nội dung nghiên cứu chính

- Đánh giá đặc điểm, chất lượng nước thải phát sinh từ hệ thống các trung tâm

y tế tuyến huyện tỉnh Quảng Ninh

- Đánh giá các mô hình quản lý chất thải y tế tại các trung tâm y tế tuyến huyện hiện nay

- Đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế phù hợp cho các trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh Quảng Ninh

 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận văn bao gồm 3 chương

chính:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trang 12

Để xác định nguồn phát thải, tải lượng của chất thải y tế nói chung và tỷ lệ chất thải rắn nguy hại nói riêng có rất nhiều cách đánh giá khác nhau và chưa thực

sự thống nhất

Một cách tiếp cận thuyết phục để có thể dự báo, ước lượng chất thải y tế nói chung và số lượng hay tỷ lệ chất thải y tế nguy hại nói riêng phải dựa vào các yếu tố như sau:

Số lượng, đặc điểm, phạm vi cứu chữa, qui mô khám bệnh, điều trị của tất cả các cơ sở y tế

Số lượng giường bệnh tại trung tâm y tế và các cơ sở y tế có giường bệnh từ tuyến huyện và tương đương trở lên bao gồm cả các bệnh viện do ngành y tế quản

- Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y Tế

- Các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh

- Các cơ sở y tế tuyến huyện

Trang 13

4

- Các cơ sở y tế tuyến xã và tương đương

Trong đó, quy mô trung tâm y tế tuyến huyện gọi là trung tâm y tế cấp huyện, tuyến tỉnh gọi là bệnh viện tỉnh và tuyến sau cùng là các bệnh viện tuyến Trung Ương Đa số các bệnh viện của các tuyến là qui mô bệnh viện đa khoa, một số bệnh viện chuyên khoa Các bệnh viện nêu trên là các cơ sở y tế có giường bệnh, thường xuyên hoạt động khám chữa bệnh và cũng thường xuyên phát thải chất thải rắn y tế [4]

1.1.2 Nguồn và phân loại chất thải y tế

Việc phân loại và xác định chất thải y tế của đa số các nước trên thế giới, kể

cả các nước trong khu vực cũng như hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO) khá nhất quán và nhìn chung đều bao gồm các loại chính như sau:

a Chất thải lây nhiễm bao gồm:

- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật

CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;

- Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm

b Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;

- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại

từ nhà sản xuất;

- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;

Trang 14

5

- Chất hàn răng amalgam thải bỏ;

- Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT)

c Chất thải y tế thông thường bao gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;

- Sản phẩm thải lỏng không nguy hại

Chất thải rắn y tế phát sinh trong cư sở y tế chủ yếu là do các hoạt động chuyên môn và phụ thuộc vào số giường bệnh, số bệnh nhân nằm điều trị (tỷ lệ sử dụng giường bệnh) và còn một lượng chất thải sinh hoạt từ nhân viên y tế trong bệnh viện

Đối với các bệnh viện ở Việt Nam, do đặc điểm có mặt một số lượng đáng

kể người nhà bệnh nhân, người thăm nuôi, một vài dịch vụ khác như nhà hàng ăn uống, sách, báo mà số lượng người vãng lai này khá lớn nhiều khi tương đương với số bệnh nhân nằm viện Chính hiện trạng này làm cho khối lượng phát sinh chất thải rắn trong bệnh viện tăng lên, đặc điểm thành phần chất thải bệnh viện cũng thay đổi theo (có thể tăng tỉ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt) Kết quả này dẫn tới sự quá tải hệ thống thu gom và xử lý chất thải vốn được thiết kế theo số giường bệnh

Sự quá tải này cũng là nguyên nhân dẫn đến quản lý, thu gom và phân loại

và xử lý thiếu nghiêm ngặt và không tuân thủ các qui định bắt buộc, do đó dẫn đến tình trạng là một tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại có thể bị lẫn vô chất thải rắn chung

và phát tán ra môi trường bên ngoài, trở thành nguồn gây ô nhiễm và có khả năng gây ra các rủi ro về môi trường và sức khoẻ

Trang 15

6

Hình 1.1 Thành phần chất thải rắn y tế dựa vào đặc tính lý hóa học

1.1.3 Xu hướng phát thải chất thải y tế

a Đối với chất thải y tế chung

Tổng lượng chất thải y tế chung ít biến đổi do tổng số giường bệnh tương đối

ổn định Mặc dù có sự gia tăng số giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện trở lên trong các giai đoạn từ 1995 tới nay nhưng số giường bệnh tại các cơ sở y tế khác như trạm y tế cơ quan, điều dưỡng lại giảm [10]

b Chất thải y tế nguy hại [23]

Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch

cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan con người, động vật, bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế Nếu những chất này không được huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người

Tuy tổng thải chung chất thải y tế tăng ít hoặc chỉ tăng nhẹ, nhưng lượng chất thải y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt lại gia tăng lên theo thời gian do 2 xu thế sau:

- Tăng tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng một lần như kim bơm tiêm, đè lưỡi, găng tay phẫu thuật, ống thông, túi thu dịch dẫn lưu, bông băng, vải trải phẫu thuật, quần áo phẫu thuật…

- Tăng số lượng các giường bệnh ở cơ sở điều trị từ tuyến huyện và tương đương trở lên

- Ngày càng ứng dụng nhiều hơn các kỹ thuật cao trong tất cả các khâu từ khám bệnh, xét nghiệm, chuẩn đoán và điều trị [23]

Trang 16

7

c Khối lượng chất thải phát sinh

Khối lượng chất thải y tế không chỉ thay đổi theo từng khu vực địa lý, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như:

- Cơ cấu bệnh tật bình thường, dịch bệnh, thảm hoạ đột xuất

- Loại và qui mô bệnh viện

- Số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú

- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực

- Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc

- Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân [20]

Tham khảo tài liệu nước ngoài cho thấy khối lượng chất thải rắn y tế cũng được ước lượng trên cơ sở số giường bệnh và hệ số phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thay đổi theo mức thu nhập, thay đổi theo loại bệnh viện mức phát thải khác nhau theo các khoa phòng chuyên môn cụ thể như sau:

Bảng 1.1 Lượng chất thải thay đổi theo từng nước

Chất thải bệnh viện nói

(Nguồn: Bộ tài Nguyên và Môi trường -2015)

Bảng 1.2 Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện

Nguồn phát sinh Lượng chất thải theo từng bệnh viện

(kg/giường/ngày)

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường 2015)

Trang 17

8

Bảng 1.3 Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng

bệnh viện Các bộ phận khác

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường -2015)

Ở một số nước trên thế giới có hệ thống y tế giống Việt Nam là có bệnh viện tuyến Trung Ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện thì hệ số phát thải chất thải rắn y tế cũng dao động khá lớn về tổng lượng thải cũng như tỷ lệ chất thải nguy hại [10]

Bảng 1.4 Lượng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện

1.1.4 Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe

a Tác hại của chất thải y tế đối với sức khỏe con người

Ảnh hưởng của vật sắc nhọn

Các vật thể trong thành phần chất thải y tế nguy hại có thể chứa đựng một lượng rất lớn bất kỳ tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nào như tụ cầu, HIV, viêm gan B Các vật sắc nhọn có thể không chỉ là những nguyên nhân gây ra các vết cắt, vết đâm thủng mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh Tỷ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ các vật sắc nhọn được tóm tắt trong bảng 1.5 [10]

Trang 18

9

Bảng 1.5 Tỷ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ vật sắc nhọn

(Nguồn: Phạm Ngọc Châu.-2015)

Ảnh hưởng của chất thải nhiễm khuẩn

Rác thải y tế với những thành phần phức tạp có nguy cơ gây ra những loại bệnh tật nguy hiểm Quá trình lây nhiễm từ rác thải y tế có thể lây qua nhiều con đường như đường tiêu hóa ăn uống, đường hô hấp, đường máu ngay cả khi chúng

ta không trực tiếp tiếp xúc với chúng [10]

Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với chất thải y tế được liệt kê trong bảng 1.6

Bảng 1.6 Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế

Các dạng nhiễm khuẩn Ví dụ về tác nhân gây bệnh Chất truyền

Nhiễm khuẩn đường tiêu

hoá

Vi khuẩn đường tiêu hoá:

Salmonella, shigella, trứng giun Phân và chất nôn

sinh dục

Viêm gan B và C Virus viêm gan B và C Máu và dịch thể

(Nguồn: Phạm Ngọc Châu - 2015)

Ảnh hưởng của hoá chất thải và dược phẩm

Rất nhiều hoá chất và dược phẩm trong các cơ sở y tế là chất thải nguy hại (gây độc, ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, gây sốc, độc tính di truyền) Ví dụ các bác sĩ hay dược sĩ gây mê có thể bị mắc các bệnh đường hô hấp hoặc viêm da khi pha chế

Trang 19

Những người làm công tác xử lý các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao cũng có thể bị nhiều tổn thương nghiêm trọng (có thể bị cắt cụt một phần cơ thể) do bất cẩn hoặc

sơ ý trong các thao tác bảo quản, dùng chất phóng xạ Vì vậy những chất phóng xạ này phải được xử lý nghiêm ngặt theo đúng quy định [20]

Tính nhạy cảm của cộng đồng đối với chất thải

Bên cạnh việc gây ra nguy hại cho sức khoẻ, cộng đồng rất nhạy cảm đối với các chất thải từ hoạt động phẫu thuật nếu họ nhìn thấy các bộ phận hoặc cơ quan của cơ thể hoặc bào thai được để lẫn với rác thải công cộng Do vậy không được để lẫn các chất thải phẫu thuật (các bộ phận thừa, cắt bỏ từ cơ thể người ) với các loại rác thải công cộng [18]

b Sự tồn lưu tác nhân gây bệnh trong môi trường

Các vi khuẩn có trong chất thải y tế, được phát thải ra trong môi trường, có thời gian tồn lưu ngoài môi trường trong điều kiện tự nhiên Thời gian tồn lưu tác nhân gây bệnh ngoài môi trường có giới hạn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là yếu tố lý học, hoá học môi trường như nhiệt độ môi trường, hoạt độ nước, tia cực tím, pH của môi trường, oxi tự do [17]

1.2 Công tác quản lý chất thải y tế

Hiện nay, nước ta có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại bao gồm: 1.263 cơ

sở khám chữa bệnh thuộc tuyến trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân; 1.016 cơ sở y tế dự phòng từ TW-DP; 77 cơ sở đào tạo y dược tuyến TW-tỉnh; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã; với tổng số hơn 219.800 giường bệnh [10] Tuy số lượng cơ sở khám chữa bệnh và lượng giường bệnh là khá lớn nhưng tính bình quân, số giường bệnh trên 1 vạn dân đã giảm đi theo thời gian Nếu năm 1995, tỷ lệ này là 26,7 giường/1 vạn dân, giảm xuống còn 25,6 giường/1

Trang 20

11

vạn dân (năm 1999) và năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn là 25,5 giường/1 vạn dân Tính đến năm 2018, theo thống kê của Bộ y tế có 26 giường/1 vạn dân Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng và đầu tư của ngành y tế không theo kịp sự phát triển chung của toàn xã hội [12]

Với số lượng bệnh viện và số giường bệnh khá lớn, thống kê đã cho thấy, tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó

có 40 - 50 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải xử lý Đến năm 2008, tổng lượng CTR y tế phát sinh là hon 490 tấn/ngày, trong đó có khoảng 60 - 70 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải xử lý [9]

Trong số hơn 13.640 cơ sở khám chữa bệnh có 41 cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm 36 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng và 2 cơ

sở khác) thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế với 15.340 giường bệnh Các cơ sở khám chữa bệnh này phần lớn đã được đầu tư, áp dụng công nghệ thiêu đốt chất thải tập trung hoặc lò đốt,

Nếu chỉ tính riêng cho 19 bệnh viện tuyến Trung ương, khối lượng chất thải y

tế phát sinh vào khoảng 19,8 tấn/ngày, trong đó, khoảng 80,7% là CTR y tế thông thường, 19,3% còn lại là chất thải y tế nguy hại (chất thải lây nhiễm và chất thải hóa học và phóng xạ)

Thống kê của Cục Quản lý Môi trường Y tế (năm 2014) cho thấy, đối với 79 bệnh viện trên toàn quốc nằm trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg thì tính trung bình, các cơ sở này phát sinh lượng chất thải y tế nguy hại lên đến 7,7 tấn/ngày (con

số này chưa tính đến lượng chất thải y tế thông thường)

Tuy nhiên, còn trên 13.400 cơ sở khám chữa bệnh do địa phương (cụ thể là sở

Y tế) và các ngành khác quản lý, là nguồn phát sinh CTR y tế rất lớn Với 373 cơ sở

y tế ở tuyến tỉnh, lượng chất thải y tế phát sinh vào khoảng 24 tấn/ngày; tuyến y tế

cấp huyện với 686 cơ sở, lượng chất thải y tế phát sinh khoảng 16,3 tấn/ngày

Lượng chất thải này được phân tán tại nhiều điểm nên còn có sự quan tâm chỉ đạo

và đầu tư hiệu quả để quản lý chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm này [9]

1.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế

Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu ; các trung tâm xét nghiệm và

Trang 21

12

nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược (Bảng 1.7) [2]

Bảng 1.7 Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế

Chất thải sinh hoạt Các chất thải ra từ khu bếp, khu nhà hành chính, các

loại bao gói

Chất thải chứa các vi trùng

gây bệnh

Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh nhân

Chất thải bị nhiễm bẩn Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải ra từ quá trình lau cọ rửa sàn nhà

Chất thải đặc biệt

Các chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng

xạ, hóa chất dược từ các khoa khám, chữa bệnh, hoạt

động thực nghiệm, khoa dược

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2015)

1.2.2 Lượng phát sinh chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế

Theo số liệu thống kê tại Báo cáo môi trường quốc gia 2015 về chất thải y tế

đã khảo sát khối lượng chất thải y tế tại một số tỉnh thành trên cả nước; khối lượng chất thải y tế có xu hướng tăng cao tại các đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị loại I như Khánh Hòa, Nghệ An

Bảng 1.8 thống kê cụ thể khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm

2011 [2]

Trang 22

(Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường năm 2015)

Theo nghiên cứu điều tra của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2014-2015, tổng lượng chất thải rắn y tế trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 1630 tấn/ngày là CTR y

tế nguy hại Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày (Bảng 1.9) [2]

Bảng 1.9 Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện

BV huyện

Trung bình

BV

TW

BV tỉnh

BV huyện

Trung bình Bệnh viện 0,97 0,88 0,73

Trang 23

14

1.2.3 Thành phần chất thải rắn y tế

Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù

so với các loại CTR khác Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể

Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTR y tế, chưa kể 52% CTR y tế là các chất hữu cơ [23]

Trong thành phần CTR y tế có lượng lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại

Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế" nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý

Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP Chỉ có 29,3% sử dụng túi

có thành dày theo đúng quy chế [11]

Chất thải y tế "đã được chứa trong các thùng đựng chất thải Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế" (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh) Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện

có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế "lối đi riêng để vận chuyển chất thải Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp đậy Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế" quản lý chất thải y tế [11]

1.2.4 Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế

Công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm bởi các cấp

từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định ở các bệnh viện khá cao

Trang 24

15

Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của

Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển

và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó [2]

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại )

Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy

để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường [2]

Bảng 1.10 Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các Bệnh viện trên

địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2010 Các yêu câu theo quy chế quản lý CTRYT Tỷ lệ tuân thủ (%)

Túi đựng chất thải y tế đúng quy cách về bề dày

và dung tích

66,67

Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc 30,67

Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng

(Số liệu thống kê trung bình của Sở y tế từ kết quả khảo sát 74 Bệnh viện Hà Nội

năm 2013 – 2014 - Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2015)

Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó khăn Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác

Trang 25

Tổng Thành phố Nội Hà HCM TP Nẵng Đà Phòng Hải Huế

Trang 26

17

Chất thải rắn y tế được thu gom phân loại và vận chuyển về khu trung chuyển tại bệnh viện Thực tế trong quy hoạch xây dựng cũng chưa có những hướng dẫn cho việc xây dựng, các khu vực trung chuyển chất thải rắn bện viện Hầu hết các điểm tập trung chất thải rắn y tế được bố trí trên một khu đất bên trong khuôn viên bệnh viện thành một khu trung chuyển Các khu trung chuyển có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, côn trùng dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí lại gần nơi đi lại, những người không

có nhiệm vụ dễ xâm nhập Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu trữ chất thải đạt tiêu chuẩn qui định [2]

Chất thải rắn y tế được nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đến thu gom các túi chất thải tại khu vực trung chuyển của bệnh viện, các nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về những nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại

1.2.5 Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải y tế ở Việt Nam

Hiện nay, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách của nước ta Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn bệnh viện kém hiệu quả đang gây dư luận trong cộng đồng và đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặt biệt là ngành y tế Những khó khăn chủ yếu:

- Nguồn kinh phí đầu tư cho chất thải y tế lớn Theo ước tính sơ bộ, tổng kinh phí đầu tư cho toàn bộ chương trình đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng và khí vào khoảng 1,6 tỷ đồng chưa kể chi phí cho sử dụng đất, phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bảo trì Vốn đầu tư cần được huy động

từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn giúp đỡ của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ

- Bệnh viện có lò đốt nhưng kinh phí để chi trả cho năng lượng để vận hành,

xử lý tro, để trả lương cho nhân công còn chưa được quy định sẽ lấy từ đâu Các bệnh viện không thể tự tiện nâng giá khám bệnh để bù vào chi phí xử lý chất thải của mình Vì vậy có bệnh viện tuy đã trang bị lò đốt rác y tế nhưng vẫn không vận hành vì không có đủ kinh phí

Trang 27

18

- Nhận thức về thực hành xử lý chất thải rắn y tế trong cán bộ y tế, nhân viên trực tiếp làm công tác xử lý chất thải bệnh viện vẫn còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả phân loại, thu gom và vận chuyển, tiêu huỷ chất thải Một số lãnh đạo bệnh viện chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý chất thải Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng vẫn chưa sâu rộng, đôi khi dư luận qua báo chí còn làm dân hoang mang, gây tâm lý quá lo sợ đối với chất thải bệnh viện từ đó gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành [3]

- Môi trường thực hiện pháp chế chưa thuận lợi mặc dù đã có luật bảo vệ môi trường, qui chế quản lý chất thải nguy hại do thủ tướng chính phủ ban hành và qui chế quản lý chất thải y tế do bộ trưởng bộ y tế ban hành nhưng các văn bản pháp quy này chưa thực sự thấm sâu vào đời sống Việc thực hiện đúng quy chế quản lý chất thải y tế mới chỉ có ở một số ít bệnh viện

- Các giải pháp về xử lý chất thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn xử lý chất thải

Trang 28

Phạm vi: 06 TTYT nhóm 1 có quy mô trên 200 giường trở lên, 05 TTYT nhóm

2 có quy mô 100 – 200 giường, 03 TTYT nhóm 3 có quy mô dưới 100 giường

Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Quảng Ninh là một tỉnh miền núi phía Bắc có một vị trí đặc biêt quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cùng với Hà Nội, Hải Phòng hợp thành ba trọng điểm tam giác kinh tế phía Bắc Quảng Ninh có rất nhiều thế mạnh để phát triển một nền kinh tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như công nghiệp trong đó có công nghiệp khai thác than, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, du lịch Ngày nay có rất nhiều công trình công cộng được xây dựng ở Quảng Ninh đó hệ thống các trường học, cơ sở khám chữa bệnh, điểm vui chơi giải trí trong đó nổi bật lên là sự quan tâm của cho sự nghiệp y tế

và chăm sóc sức khỏe cho người dân Các Trung tâm y tế tuyến huyện tại Quảng Ninh được chia thành 3 nhóm

- Nhóm 1 là nhóm các trung tâm y tế có quy mô giường bệnh trên 200 giường bệnh bao gồm: TTYT thị xã Đông Triều, TTYT Thị xã Quảng Yên, TTYT Hoành Bồ, TYTY Tiên Yên, TTYT Vân Đồn, TTYT TP Móng Cái

- Nhóm 2 gồm TTYT có quy mô từ 100 - 200 giường bệnh bao gồm TYTT Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô, Bình Liêu, Ba Chẽ

- Nhóm 3 là nhóm các TTYT có quy mô dưới 100 giường bệnh bao gồm TTYT TP Uông Bí, TP Hạ Long, TP Cẩm Phả

- Đặc điểm:

+ Các Trung tâm Y tế thuộc nhóm 1, nhóm 2 là các trung tâm y tế đa chức năng

+ Các trung tâm Y tế thuộc nhóm 3 quy mô Trung tâm y tế 1 chức năng

- Chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Y tế đa chức năng chức năng

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

+ Chức năng

Trang 29

20

Trung tâm Y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật

về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y tế dự phòng; dân số - kế hoạch

hóa gia đình (KHHGĐ) và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật

+ Nhiệm vụ và quyền hạn

- Thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS,

bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế

trường học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát sinh, lây

lan dịch bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân

- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh

và sức khỏe lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh

trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước

- Thực hiện các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn;

tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn

theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống ngộ độc

thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; hướng dẫn, giám sát cơ sở sản

xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo

quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng

theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động; khám bệnh, chữa

bệnh cho các trường hơp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh

nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi

điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển

tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo

quy định; tham gia khám giám định y khoa, khám giám định pháp y khi được

trưng cầu

- Thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải

thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; các hoạt động về dân số và phát triển;

cung cấp các dịch vụ về dân số - KHHGĐ theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyên

môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân;

tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm

- Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp

luật của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức

khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển trên địa bàn

Trang 30

21

- Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, công trường xí nghiệp

- Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân viên y tế thuộc thẩm quyền quản

lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản cán bộ dân số xã, cộng tác viên thôn bản, khu phố và các đối tượng khác theo phân công, phân cấp của Sở

Y tế; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành

để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật

- Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật

- Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế, dân số và phát triển ở địa phương khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo phân công, phân cấp của Sở

- Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế theo quy định của pháp luật

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ -Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật -Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch UBND cấp huyên, thành phố giao

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cảu trung tâm y tế một chức năng ( các trung tâm Y tế nhóm 3)

Chức năng

-Trung tâm Y tế thành phố Hạ Long có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn thành phố và triển khai thực hiện công tác khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa khu vực

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật

về công tác khám, chữa bệnh và về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trang 31

22

Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khoẻ lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ tr-ường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khoẻ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn; Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về công tác khám, chữa bệnh, khám quản lý sức khỏe tại các phòng khám đa khoa khu vực Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế cấp xã, nhân viên y tế thôn, bản Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu

y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công;

Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố giao;

2.2 Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 6/2019 đến hết tháng 12/2019

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Căn cứ vào nội dung của đề tài luận văn, lựa chọn các tài liệu cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các tài liệu được tìm hiểu, thu thập gồm:

- Tổng quan về công tác quản lý môi trường tại các trung tâm y tế quy mô

cấp huyện

- Báo cáo quan trắc môi trường tại các trung tâm y tế quy mô cấp huyện, tỉnh Quảng Ninh trong 05 năm trở lại đây

Trang 32

23

- Thu thập các tài liệu về đánh giá công tác quản lý môi trường, quản lý chất thải y tế, ưu nhược điểm cũng như những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải y tế

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đề tài nghiên cứu, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế

- Thu thập, thống kê và phân tích các số liệu, tài liệu, báo cáo, nghiên cứu đã được công bố, sách giáo trình, sách giáo khoa, các nguồn tài liệu đáng tin cậy từ Bộ

Y tế, Sở Y tế Quảng Ninh các quận, huyện trên địa bàn tỉnh, từ các phương tiện truyền thông

2.3.2 Phương pháp phân tích mẫu và so sánh

Luận văn tiến hành lấy 14 mẫu nước thải tại vị trí trước xử lý và sau xử lý của

hệ thống xử lý nước thải của 14 Trung tâm y tế tuyến huyện thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn

Mẫu nước được lấy trong điều kiện thời tiết tốt: trời nắng, nhiệt độ tại thời điểm lấy mẫu 23oC Mẫu nước thải trước và sau xử lý khi lấy về được bảo quản và phân tích các chỉ tiêu: BOD5, COD, H2S, tổng phốt pho, tổng nitơ, Amoni và Coliform, pH, TSS, Nitrat, Salmonella.spp, Shigella, Vibrio cholera

+ Các chỉ tiêu lý, hóa học được phân tích tại Phòng thí nghiệm Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

+ Các chỉ tiêu vi sinh vật được phân tích tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu,

Sử dụng phương pháp, cách thức bảo quản mẫu, háo chất , dụng cụ lấy mẫu phù hợp với các thông số quan trắc theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, kỹ thuận Việt Nam hiện hành Vận chuyenr mẫu đảm bảo toàn mẫu về chất lượng và số lượng Thời gian vận chuyển và nhiệt độ cảu mẫu đảm bảo tuân thủ các thông số hướng dẫn về kỹ thuật lấy mẫu

- Phương pháp lấy mẫu hiện trường:

+ Nước thải: phương pháp lấy mẫu HD.LM,02/TCVN 5999:1995

Trang 33

24

2.3.4 Danh mục phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Bảng 2.1: Phương pháp đo tại hiện trường

STT Tên thông số Phương pháp đo Dải đo Ghi chú

Bảng 2.2 : Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Trang 34

25

2.3.5 Phương pháp phân loại chất thải y tế và phương pháp SWOT

Quan sát trực tiếp quá trình xử lý chất thải y tế

- Chất thải lây nhiễm: gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc, chất thải lây nhiễm nguy cơ cao, chất thải giải phẫu

- Chất thải nguy hại: gồm dược phẩm quá hạn, các hóa chất trong y tế, chất gây độc tế bào, chất thải chứa kim loại nặng (từ nhiệt kế, huyết áp kế )

- Chất thải y tế thông thường: gồm chất thải sinh hoạt, các chất thải từ hoạt động khám chữa bệnh không dính máu và dịch sinh học và hóa chất độc hại, chất thải sinh hoạt từ khu vực hành chính, lá cây

a) Dùng bảng kiểm, đánh giá thực trạng quản lý chất thải (thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý)

- Cơ sở pháp lý để xây dựng bảng kiểm căn cứ thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT - Quy định về quản lý chất thải y tế, quy chế quản lý chất thải y tế của bệnh viện;

- Cách xây dựng bảng kiểm xác định các tiêu chí chính và phụ để đưa ra thang điểm Tiêu chí chính là những tiêu chí quan trọng, bắt buộc phải có hoặc cần được

ưu tiên so với những tiêu chí khác ví dụ bệnh viện phải có xe chở chất thải riêng biệt, chất thải lây nhiễm phải được xử lý sơ bộ tại nơi phát sinh… Tiêu chí chính cho thang điểm tối đa là 5, tiêu chí phụ cho thang điểm tối đa là 3

- Cách chấm điểm do tác giả đề xuất: Chấm điểm từ 1 đến mức tối đa mỗi tiêu chí theo mức độ đạt được; 0 điểm cho tiêu chí không thực hiện được hoặc không có

- Mức điểm đánh giá như sau:

Trang 35

26

Quy cách chấm điểm: Mỗi nhóm CTRYT là một tiêu chí, theo quy định có 5 nhóm nên có 5 tiêu chí; mỗi một mã màu của dụng cụ đựng CTRYT là 1 tiêu chí, có

4 mã màu là 4 tiêu chí Tất cả có 9 tiêu chí tương ứng với điểm tối đa là 9 điểm cho

cả 9 tiêu chí đúng, 1 điểm cho mỗi một tiêu chí được xác định đúng Mức điểm như sau:

+ Chấm đạt điểm 9: Hiểu biết tốt

+ Chấm đạt từ 7 - 8 điểm: Hiểu biết khá

+ Chấm điểm từ 5 – 6: Hiểu biết trung bình

+ Đạt < 5 điểm: Hiểu biết kém

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel

Ngày đăng: 03/09/2020, 11:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Nguyên Môi Trường (2015), Báo cáo môi trường Quốc gia 2015 - Chất thải rắn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường Quốc gia 2015 - Chất thải rắn
Tác giả: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Năm: 2015
2. Bộ Tài Nguyên Môi Trường (2015), Báo cáo môi trường Quốc gia 2015 - Chất thải rắn y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường Quốc gia 2015 - Chất thải rắn y tế
Tác giả: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Năm: 2015
3. Bộ Y tế (2008), Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015 Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2008
4. Phạm Ngọc Châu (2015), Môi trường nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải, Cục Bảo vệ Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải
Tác giả: Phạm Ngọc Châu
Năm: 2015
5. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng (2001), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật môi trường
Tác giả: Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2001
6. Đinh Hữu Dũng (2003), Nghiên cứu thực trạng và tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp, Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng và tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp
Tác giả: Đinh Hữu Dũng
Năm: 2003
7. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước tập II - Xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoát nước tập II - Xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Tác giả: Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật"
Năm: 2002
8. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2000), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, "Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Tác giả: Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2000
9. Nguyễn Ngọc Quý (2012), Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại Hà Nội, Luận văn Ths.ngành Khoa học Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quý
Năm: 2012
10. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2003), Quản lý chất thải nguy hại, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải nguy hại
Tác giả: Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
Năm: 2003
11. Bùi Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Tâm (2012), Đánh giá nhận thức, thái độ của nhân viên y tế trong việc thu gom, phân loại chất thải y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Thống Nhất, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16, Phụ bản số 01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhận thức, thái độ của nhân viên y tế trong việc thu gom, phân loại chất thải y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Thống Nhất
Tác giả: Bùi Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Tâm
Năm: 2012
12. Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Bệnh viện Đa khoa Nam Định và đề xuất mô hình can thiệp, Luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh viện Đa khoa Nam Định và đề xuất mô hình can thiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
Năm: 2012
13. Viện Công nghệ môi trường (2002), Công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện, Hà Nội.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện
Tác giả: Viện Công nghệ môi trường
Năm: 2002
14. California Integrated Waste Management Board (1994), Medical waster issues study, Sacramento, The Board Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medical waster issues study, Sacramento
Tác giả: California Integrated Waste Management Board
Năm: 1994
15. Canadian Standards Association (1992), Guidelines for the management of biomedical waste in Canada, Ottawa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines for the management of biomedical waste in Canada
Tác giả: Canadian Standards Association
Năm: 1992
16. Health Services Advisory Committee (1999), Safe Diposal of clinical waste, Sudbury: HSE books, Great Britain Sách, tạp chí
Tiêu đề: Safe Diposal of clinical waste, Sudbury: HSE books
Tác giả: Health Services Advisory Committee
Năm: 1999
17. Jenny Appleton, Mansoor Ali (2000), Risks from healthcare waste to the poor, Weel, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risks from healthcare waste to the poor, Weel
Tác giả: Jenny Appleton, Mansoor Ali
Năm: 2000
18. Turberg, W.L (1996), Biohazardous waste: risk assessment, policy andnanagement, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biohazardous waste: risk assessment, policy andnanagement
Tác giả: Turberg, W.L
Năm: 1996
19. WHO (1997), Treatment waste from hospitals and other health care establishment, Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Treatment waste from hospitals and other health care establishment
Tác giả: WHO
Năm: 1997
20. Okayama- Daigaku, Kanky Ao - Rikogakubu (2006), Interational Seminar on New Trends in Hazadous and Medical waste management, Okayama Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interational Seminar on New Trends in Hazadous and Medical waste management
Tác giả: Okayama- Daigaku, Kanky Ao - Rikogakubu
Năm: 2006

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w