1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn hà tây

20 241 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 38,85 KB

Nội dung

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tây I). PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH. 1>. Phương hướng - Phát triển mạnh thị trường hàng hoá nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, xây dựng mạng lưới thương mại phân bố đều trong các vùng theo hướng gọn về đầu mối, mạnh về năng lực, trong đó thương nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Quy hoạch và phát triển mạnh các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng xăng dầu về nông thôn. Phát triển mạng lưới chợ, sử dụng và khai thác tốt các chợ hiện có, xây dựng những trung tâm thương mại . ở các vùng trong tỉnh. - Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại, xây dựng các đề án, chiến lược phát triển thương mại làm căn cứ đẩy mạnh hoạt động thương mại . - Củng cố và xắp xếp lại các doanh nghiệp thương mại theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật . - Khai thác và mở rộng thị trường trong tỉnh, thị trường nội và các tỉnh ngoài, liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất kinh doanh gắn giữa sản xuất với tiêu thụ. - Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, đầu tư khai thác nguồn và chế biến hàng nông sản thực phẩm để có mặt hàng xuất khẩu chủ lực với khối lượng lớn, mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phát triển mạnh các mặt hàng tỉnh có khả năng xuất khẩu, củng cố và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, có chính sách khuyến khích. 2 > Mục tiêu cụ thể đến năm 2005. + GDP thương mại dịch vụ chiếm 30% trong GDP của tỉnh + Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ thị trường xã hội tăng bình quân 12% năm. + Xuất khẩu đạt 80 triệu USD. + Nhập khẩu đạt 75 triệu USD. + Tốc độ tăng XNK bình quân hàng năm 15%. + Cơ bản có chiến lược phát triển các lĩnh vực của hoạt động thương mại. II). MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY. Để thực hiện các mục tiêu trên cần giải quyết các khó khăn hiện tại, phát huy lợi thế so sánh thương mại và tiềm năng của tỉnh. Muốn vậy cần thực hiện các giải pháp sau. 1. Giải pháp từ phía Nhà nước 1.1>. Giải pháp về mạng lưới thương mại. 1.1.1> Đối với thương nghiệp Nhà nước. +Cần xắp xếp quy hoạch, tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước không để như hiện nay, số lượng doanh nghiệp đônghoạt động không có hiệu quả. Có thể xắp xếp quy hoạch, tổ chức lại theo hướng như sau: Thứ nhất: Các công ty làm ăn có hiệu quả, có xu thế phát triển thì giữ nguyên và mở rộng quy mô, và các lĩnh vực kinh doanh như Công ty xăng dầu Sơn Bình, Công ty vật tư tổng hợp, Công ty XNK . Thứ hai: Nghiên cứu sát nhập một số công ty thương mại Nhà nước cấp huyện và một số công ty khác làm ăn thiếu hiệu quả ở đồng bằng, miền núi thành hai công ty thương mại và dịch vụ tổng hợp. Một công ty ở phía Bắc gồm 7 huyện thị, trụ sở đặt tại thị xã Sơn Tây lấy công ty thương mại dịch vụ Sơn Tây làm nền. Một công ty ở phía Nam gồm 7 huyện thị lấy công ty Công nghệ phẩm làm nền, trụ sở đặt tại thị xã Đông. Điều này có thể làm được nếu Sở thương mại phối hợp với các sở khác, UBND huyện thị, các công ty đề ra đề án sáp nhập hợp lý. Sát nhập giúp các công ty hiện nay tránh được rủi ro trong kinh doanh, giải quyết một số vấn đề tồn tại như vốn ít, lao động đông, khả năng vay vốn thấp, công tác nghiên cứu thị trường, tạo nguồn, bán hàng yếu kém . Vì sát nhập sẽ theo hướng tinh giảm về tổ chức, những lao động không đủ trình độ và khả năng hoạt động thương mại sẽ được đào tạo lại, sắp xắp công việc khác, cho nghỉ chế độ, . bộ máy quản lý gọn nhẹ . Thứ ba: Cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, giải thể các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làm ăn lỗ thường xuyên, vốn quá ít, lĩnh vực hoạt động không cần thiết phải giữ vai trò chủ đạo thì nên bán khoán, cho thuê, giải thể, cổ phần hóa. Tiến hành cổ phần hóa theo nghị định 44/CP, 28/CP và các văn bản hướng dẫn khác của chính phủ, các bộ, UBND tỉnh. Khi tiến hành cổ phần hóa cần khắc phục một số cản trở như Giám đốc, ban lãnh đạo các công ty tâm lý không muốn, giải quyết các vấn đề tồn tại của công ty như nợ thuế, nợ ngân hàng, nợ lương, các khoản thu khó đòi, các phân xưởng không còn hiệu quả .Cần có cơ chế thu hút người mua cổ phiếu như cho mua với khối lượng nhất định, cho mức lãi mấy năm đầu cao . đối với cán bộ, công nhân của doanh nghiệp mua chưa có tiền có thể cho chịu một vài năm không lấy lãi, đánh giá tài sản phải trung thực, khách quan, tiến hành cổ phần công khai, dân chủ . Sở thương mại phối hợp với các sở chủ quản khác như Ban đổi mới DN của tỉnh, UBND các huyện thị xây dựng đề án cổ phần hoá cho từng doanh nghiệp. Trong đề án phải giải quyết được những vấn đề tồn tại, đưa ra tương lai phát triển của công ty sau khi cổ phần, đề án phải làm cho lãnh đạo công ty, công nhân nên tin rằng cổ phần hóa là con đường đúng đắn dẫn đến thành công của công ty. Tiến hành bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP. Muốn bán, khoán, cho thuê được thì cũng phải giải quyết một số khó khăn của các công ty như trên. Ngoài ra cần có quy hoạch lại mạng lưới các cửa hàng buôn bán của TNQD nhất là mạng lưới bán lẻ xăng dầu của tỉnh. Trong quy hoạch cần chú ý đến: + Thực trạng mạng lưới các cửa hàng (ra sao ) + Khả năng đáp ứng nhu cầu hiện nay của nhân dân (thế nào ) + Khả năng xây dựng mới, củng cố các cửa hàng hiện có (ra sao ) + Nhu cầu của nhân dân trong tương lai (tăng hay giảm ) + Có thể quy hoạch ở đâu (là hợp lý ) Sở thương mại cần phối hợp với các Sở khác, UBND các huyện. thị trong tỉnh xây dựng bản quy hoạch chi tiết mạng lưới các cửa buôn bán từ nay đến năm 2010, 2020 để làm căn cứ kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp, nhân dân trong và ngoài tỉnh mở cửa hàng, đồng thời tránh sự phân bố không đồng đều dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh chồng chéo, vừa hiệu quả thấp vừa không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân về trao đổi hàng hoá khắc phục tình trạng cái cần thì cửa hàng không có, cái có thì cửa hàng không cần. + Xây dựng mạng lưới các hợp tác xã nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi làm dịch vụ thương mại, thành lập các HTX thương mại. Điều này sẽ giúp giải quyết mạng lưới thương mại ở nông thôn, miền núi còn mỏng thưa. Các HTX nông nghiệp là nơi gần dân nhất, nắm được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân về thương mại. Do vậy HTX nông nghiệp làm dịch vụ thương mại sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu hàng hóa của nhân dân. HTX nông nghiệp có thể làm các dịch vụ sau: • Dịch vụ tưới tiêu. • Dịch vụ bảo vự thực vật • Dịch vụ vật tư nông nghiệp • Dịch vụ giống cây trồng • Dịch vụ chuyển giao KHKT- CN • Dịch vụ tiêu dùng • Dịch vụ xây dựng dân dụng • Dịch vụ khác Cái khó nhất của các HTX nông nghiệp làm dịch vụ thương mại là vốn ít, quan hệ với nhà cung cấp còn rất hạn chế, cán bộ còn chưa quen với công việc này, trình độ còn yếu kém . Do vậy Sở thương mại cần tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ của hợp tác xã về kiến thức chuyên ngành . Trước mắt cần tiến hành chỉ đạo làm thử một số HTX nông nghiệp điển hình làm dịch vụ thương mại sau đó tổng kết rút kinh nghiệm và nhân ra toàn tỉnh. 1.1.2>. Đối với thương nghiệp ngoài Nhà nước. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, tư thương kinh doanh những mặt hàng tỉnh sẵn có, thương nghiệp Nhà nước bỏ trống. Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép đăng ký kinh doanh, kiểm tra kiểm soát thị trường tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tư thương hoạt động. Cho phép doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tư thương hoạt động với quy mô không hạn chế, phạm vi hoạt động không hạn chế (trừ một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện), có thể tồn tại độc lập hoặc liên doanh liên kết với DNNN hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tư thương hoạt động ở miền núi, vùng sâu vùng xa có chính sách ưu tiên hơn với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tư thương hoạt động ở vùng đồng bằng. Có thể giảm thuế, trợ cước một số mặt hàng . thưởng khi thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh, chính phủ với đồng bào dân tộc thiều số, đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất hàng hoá ở đây. 1.2>. Các giải pháp về xuất nhập khẩu. 2 - Thành lập thêm các công ty chuyên kinh doanh XNK trênsở giữ vững các công ty XNK hiện nay 3 - Mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty XNK tỉnh 4 - Tăng cường đào tạo lao động cho các công ty XNK bằng cách cử các cán bộ đi học tại chức, tập huấn ở các trường trong và ngoài nước về XNK. Cần có chế độ khuyến khích người lao động đi học, tự học như vẫn cấp lương trong thời gian đi học, trợ cấp . Khuyến khích sự sáng tạo trong công tác tìm nguồn cung cấp hàng, thị trường XNK, cách tổ chức, quản lý thu mua, bán hàng. - Thành lập hiệp hội XNK tỉnh. Hiệp hội này có các thành viên là các doanh nghiệp, tư nhân tham gia XNK, có con giấu và trụ sở hoạt động riêng. Hiệp hội là cơ quan giải quyết cách tranh chấp của các DN XNKtrong tỉnh khi xảy ra tranh chấp, đại diện cho các DN XNK trong tỉnh ký kết các văn bản, hợp đồng XNK, nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng cho các DN, thông tin lại cho các DN về tình hình thị trường XNK, những cơ hội thách trong tương lai . Hiệp hội trực thuộc Sở thương mạ - Sở thương mại cần phối hợp với các Sở khác xây dựng chiến lược XNK của tỉnh từ nay đến năm 2010, 2020. Chiến lược sẽ là căn cứ để chỉ đạo hoạt động XNK của tỉnh. Khi xây dựng chiến lược cần chú ý * Thực trạng XNK tỉnh trong thời gian qua. * Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới. * Những biên động về KT-XH, CT-VH . có thể có. Chiến lược cần gắn với quy hoạch tổng thể ngành thương mại, quy hoạch phát triển kinh tế Tây đến năm 2010. - Sở thương mại phối hợp với các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở công nghiệp, Sở xây dựng, UBND huyện thị nghiên cứu chi tiết các mặt hàng thế mạnh của tỉnh có thể XK để từ đó có giải pháp phát triển nguồn hàng có đủ chất lượng và số lượng XK. Trước mắt cần: * Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh cây lạc, đậu, tương, vùng lúa phục vụ xuất khẩu. Phải chú ý từ khâu chọn đất, chọn giống, khâu chăm bón, khoa học kỹ thuật Phải làm tốt công tác thuỷ lợi, đê điều tránh phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Cần thiết cho xây dựng nhà kính, nhà trồng . Các vùng chuyên canh này phải tập trung không phân tán * Xây dựng các nhà máy chế biến, tìm kiếm các giải pháp khoa học kỹ thuật chế bảo toàn các sản phẩm của tỉnh để có thể dự trữ chờ XK khi giá cả thị trường thấp. * Phát triển mạnh các làng nghề thủ công truyền thống, hình thành các cụm công nghiệp làng nghề. Các làng nghề hiện nay gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở kỹ thuật hạ tầng (nhà xưởng công cụ . ) yếu kém, môi trường bị ô nhiễm nặng, trình độ người lao động yếu kém, sản phẩm làm ra giá thành cao sức cạnh tranh thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, người tâm huyết với nghề ngày càng ít đi . UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích phát triển như tạo điều kiện vay vốn dễ ràng cho các làng, thành lập hiệp hội làng nghề tỉnh, chỉ đạo chi cục kiểm lâm giành một số chỉ tiêu gỗ cung cấp cho các làng nghề, xây dựng cá cụm công nghiệp làng nghề, có chính sách với các nghệ nhân, giảm thuế hoặc miễn thuế cho các làng nghề mới, cho các làng nghề có sản phẩm tiêu thụ khó khăn, đào tạo lao động, đầu tư cơ sở hạ tầng, khắc phục ô nhiễm môi trường . hướng dẫn các làng luật pháp, cung cấp thông tin về thị trường giá cả và nơi có thể mua hàng của làng nghề, tư vấn về mẫu mã . * Thành lập các công ty, kêu gọi nước ngoài khai thác các nguồn tài nguyên có thể XK của tỉnh như đá vôi, Apatit, nước khoáng, vật liệu xây dựng . Đồng thời củng cố các năng lực công ty hoạt động trên lĩnh vực này hiện có. - UBND tỉnh cần giành một phần ngân sách hoặc lấy phần thuế XNK các doanh nghiệp lập quỹ hỗ trợ XNK của tỉnh. Quỹ này sẽ dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp XNK có thành tích (theo tiêu chuẩn của tỉnh ), chi cho nghiên cứu các chiến lược, chính sách về XNK . - Cần phải xây dựng điểm thông quan tại thị xã Đông vì từ năm 2001-2010, các doanh nghiệp có hoạt động XNK, kinh ngạnh XNK của Tây và vùng lân cận tăng trưởng với tốc độ nhanh, khối lượng lưu chuyển hàng hoá ngày càng lớn, đầu mối doanh nghiệp ngày càng nhiều . Nếu phải làm thủ tục XNK tại các cửa khẩu xa sẽ làm tăng chi phí, mất thời gian không khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn Tây. - Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các vùng trong cả nước đặc biệt chú trọng tới Nội, Đồng bằng sông Hồng, Tây bắc, Đông bắc. Tây cần tìm hiểu các khả năng hợp tác, có thể đề xuất với các tỉnh bạn phương hướng hợp tác . Mở rông quan hệ với các thị trường nước ngoài bằng nhiều cách như kết nghĩa với các tỉnh thành của các nước, giao lưu văn hoá . 1.3>. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng của hoạt động thương mại. 1.3.1). Giải pháp về chợ. - Sở thương mại phối hợp với các sở khác, UBND huyện tiến hành quy hoạch lại hệ thống chợ hiện nay. Trong đó: Giai đoạn 2001-2005 + Xoá bỏ hoàn toàn chợ họp trên đường phố, đường đi lại gây cản trở giao thông mất mỹ quan đô thị. Tìm nơi khác thích hợp xây chợ. + Củng cố 14 chợ kiên cố đã có xây dựng mới 14 chợ kiên cố nữa ở các nơi thích hợp trong tỉnh để làm sao đây chính là các nơi phát triển hàng hoá trong tỉnh. Trong các chợ này áp dụng hình thức kinh doanh kiểu đô thị. + Cùng với chợ hiện tại, bố trí các chợ với quy mô thích hợp ở các khu tập trung để đáp ứng nhu cầu mua bán các mặt hàng nhật dụng, nông sản thực phẩm, rau quả phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Ở nông thôn, vùng núi bình quân 2-3 xã xây dựng một chợ để phục vụ lưu thông hàng hoá cho địa phương. Ở một số khu công nghiệp lớn xây dựng một số chợ chính có chức năng phát luồng hàng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong khu vực. Từng bước cải tạo nâng cấp các chợ xã. Giai đoạn 2005-2010: + Tiếp tục xây dựng kiên cố cho 47 chợ lớn tại các khu đô thị mới, cụm kinh tế thương mại của các huyện, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động thương mại theo hướng văn minh thương nghiệp. + Xoá bỏ toàn bộ chợ tạm (lều, lán ) còn lại thay vào đó xây bán kiên cố, chấm dứt tuyệt đối mọi hình thức họp chợ trên đường phố. + Hình thành một số chợ chuyên doanh một số mặt hàng nhất định như: chợ cây con giống, chợ hoa quả, chợ hàng tư liệu sản xuất . + Tiếp tục cho hình thành các chợ mới tại các cụm dân cư mới hình thành hoặc các khu vực còn thiếu chợ. Căn cứ vào thực trạng chợ hiện nay ta có thể quy hoạch như sau: STT Hiện trạng Quy hoạch Tổng số Chợ kiên cố Chợ tạm Tổng số Chợ kiên cố Chợ tạm Tổng số 168 14 154 176 75 101 1 TX Đông 12 2 10 13 6 7 2 TX Sơn Tây 7 1 6 9 6 3 3 Ba Vì 20 20 20 6 14 4 Phúc Thọ 8 8 11 5 6 5 Thạch Thất 10 1 9 10 4 6 6 Đan Phượng 8 8 11 5 6 7 Hoài Đức 10 10 10 4 6 8 Quốc Oai 7 7 9 4 5 9 Chương Mỹ 16 3 13 16 8 8 10 Thanh Oai 15 15 15 6 9 11 Thường Tín 10 10 10 2 8 12 Ứng Hoà 23 4 19 23 11 12 13 Phú Xuyên 15 3 12 15 6 9 14 Mỹ Đức 7 7 7 5 2 Đổi mới tổ chức quản lý Nhà nước về chợ và hệ thống trực tiếp quản lý kinh doanh các hoạt động dịch vụ cho các chợ. Ở tỉnh Sở Thương Mại bố trí một bộ phận chuyên nghiên cứu, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của tỉnh về quản lý chợ trên địa bàn. Ở huyện, thị xã hình thành bộ phận tổ chức quản lý chợ nằm trong phòng tài chính thương nghiệp làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra sự thực hiện của các ban quản lý chợ trên địa bàn về việc tổ chức sắp xếp người buôn bán vào chợ, hướng dẫn người buôn bán thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh thương mại, dịch vụ (như về đăng ký kinh doanh, về thuế, về chất lượng hàng, về hàng giả, hàng lậu, giá sàn, giá trần với một số mặt hàng). Ở các chợ thành lập các ban quản lý có nhiệm vụ sắp xếp các quầy hàng, chỗ bán hàng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh doanh quản lý tài của chợ, cho thuê chỗ bán hàng, tổ chức các dịch vụ trong chợ. - Ban hành quy chế quản lý chợ, làm hành lang pháp lý cho hoạt động của chợ. Quy chế này do Sở thương mại nghiên cứu đề xuất với UBND tỉnh ra quyết định. - Cho phép tư nhân, doanh nghiệp ngoài Nhà nước và mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các chợ (theo quy hoạch) với hình thức BOT. Nhà nước (UBND tỉnh) cần giao cho Sở thương mại nghiên cứu các hình thức kêu gọi vốn đầu tư xây dựng chợ và là chủ đầu tư xây dựng một số chợ lớn. - UBND các cấp cần tạo điều kiện về đất, về địa điểm để xây dựng chợ. 1.3.2) Giải pháp về cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước. - Sở thương mại và các sở khác . cần thống nhất quan điểm trong việc xem xét thủ tục đầu tư đổi mới, nâng cấp các công trình sản xuất, trang thiết bị, xây dựng trụ sở, cửa hàng, . của các doanh nghiệp tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đề nghị cho ý kiến thì phải nhanh chóng đưa ra các ý kiến. Các ý kiến khi đưa ra cần tham khảo các cơ quan khác có liên quan . có như vậy mới không có ý kiến trái ngược nhau. Trong trường hợp ý kiến không thống nhất thì phải nhanh chóng thống nhất. - Đối với các cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của tỉnh, Sở thương mại cần tham gia chỉ đạo chặt chẽ từ khâu nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, đến khâu thi công, khánh thành. Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nếu có khó khăn từ phía Nhà nước. 1.3.3) Về trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại, . Hiện tỉnh chưa có một trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại có tầm cỡ nào. Điều này khiến cho hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm . của các doanh nghiệp, người kinh doanh trong tỉnh bị hạn chế vì không có nơi trưng bày, nơi tổ chức hội chợ, nơi giao dịch bán buôn bán lẻ đủ tầm cỡ. Trong thời gian tới tỉnh cần đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, . nói trên, trước mắt cần tập trung xây dựng năm trung tâm thương mại là: trung tâm thương mại Đông, trung tâm thương mại Sơn Tây, trung tâm thương mại Xuân Mai, trung tâm thương mại Hoà Lạc, trung tâm thương mại Miếu Môn. Tại các trung tâm thương mại này có các siêu thị bán buôn, bán lẻ, các văn phòng đại diện các hãng buôn, các nhà sản xuất, nơi cung cấp thông tin thương mại, phòng giao dịch ký kết hợp đồng, triển lãm giới thiệu hàng hoá, văn phòng làm dịch vụ tư vấn thương mại, dịch vụ ngân hàng, ăn ở, đi lại và các khách sạn . Quy mô của các trung tâm thương mại có thể như sau: + Trung tâm thương mại Đông: Đến năm 2010 trung tâm này phải đảm nhận khối lượng lớn công việc, quản lý và điều phối lượng hàng hoá XNK trị giá khoảng 500 đến 800 triệu USD trong đó XK chiếm 50%. Điều phối và vận chuyển khối lượng hàng hoá ra vào tỉnh khoảng 3-4 triệu tấn năm 2010 trong đó trực tiếp điều phối và vận chuyển khối lượng hàng hoá ra vào khu vực thị xã Đông khoảng 60-70% trong đó hàng vào chủ yếu là hàng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, một số hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng ra chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp, vật tư thiết bị, hàng may mặc. Siêu thị và các nơi bán hàng cung cấp các hàng hoá tiêu dùng cho khoảng 100-150 nghìn dân mỗi năm kể cả khách vãng lai . Do vậy diện tích sàn của trung tâm cần rộng khoảng 25-30 nghìn m 2 , vốn đầu tư khoảng 15-20 triệu USD. + Trung tâm thương mại Sơn Tây: Diện tích sàn khoảng 15-20 nghìn m 2 , vốn đầu tư khoảng 10-15 triệu USD. Nó gồm một số văn phòng đại diện tư vấn đầu tư, khách sạn và một số siêu thị nhỏ với phương thức bán hàng thuận tiện văn minh để phục vụ dân cư trong khu vực và khách du lịch trong và ngoài nước. + Trung tâm thương mại Xuân Mai: Đây là trung tâm có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá sản xuất trong tỉnh cho khu công nghệp Xuân Mai, tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá sản xuất trên địa bàn, cung cấp hàng tiêu dùng cho dân cư thị trấn Xuân Mai và các vùng phụ cận, ngoài ra trung tâm còn là đầu mối giao lưu hàng hoá với các tỉnh vùng Tây Bắc. Diện tích sàn nên ở mức 15- 20 nghìn m 2 gồm các trung tâm chuyển phát luồng hàng bán buôn, bán lẻ các sản phẩm hàng hoá sản xuất trong khu vực và siêu thị loại nhỏ phục vụ dân cư trong vùng, vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD. + Trung tâm thương mại Hoà Lạc: Đây là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh giai đoạn 2001 đến 2020. Trung tâm này chủ yếu phát triển vào những năm sau 2010 và có nhiệm vụ cung cấp vật tư nguyên liệu cho khu công nghiệp Hoà Lạc, hàng tiêu dùng cho dân cư trên địa bàn và các vùng lân cận, tổ chức tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá sản xuất trên địa bàn. Ngoài ra trung tâm thương mại này còn là đầu mối giao lưu với các trung tâm thương mại huyện thị trong tỉnh với các vùng trong cả nước kể cả với các tổ chức nước ngoài. Trung tâm thương mại này nên có diện tích sàn khoảng 30-40 m 2 gồm các văn phòng, khách sạn, các siêu thị phục vụ dân cư và khách du lịch. Kinh phí đầu tư khoảng 20 triệu USD. + Trung tâm thương mại Miếu Môn: trung tâm thương mại này sẽ được hình thành cùng với sự phát triển của khu đô thị Miếu Môn và cảng hàng không, dịch vụ hàng không quốc tế . Trung tâm có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng không, khách du lịch và dân cư trong vùng nên quy mô không lớn. Diện tích chỉ nên khoảng 8-10 m 2 bao gồm siêu thị, chợ, cửa hàng kinh doanh. Kinh phí đầu tư khoảng 5 triệu USD. [...]... vào các khâu (nội dung hoạt động, nâng cao uy tín, chăm lo đời sống cán bộ và nhân viên Kết Luận Hoạt động thương mại có vai trò quan trọng trong việc pháp triển kinh tế xã hội ở Tây Nó có đặc điểm riêng, chịu sự ảnh hưởng của một số nhân tố nhất định và có điều kiện tồn tại riêng Hoạt động thương mại là tất yếu khách quan, bao gồm nhiều hoạt động Hoạt động thương mại Tây thời gian qua đã có... minh thương nghiệp Nếu làm được như vậy nhất định hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển mạnh mẽ Danh mục tài liệu tham khảo 1) Luật thương mại 2) Kỷ yếu hội thảo: Thương mại với nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước (ĐHTM 5/1999) 3) Quy hoạch phát triển thương mại Tây đến năm 2010 4) “40 năm TNQD Sơn Bình” Sở thương mại Tây 5) “50 năm TM Việt nam” Bộ thương mại. .. thương mại Tây) 7) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây lần thứ IX 8) Niên giám thống kê các năm 1993, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 1999 tỉnh Tây (Cục thống kê tỉnh ) 9) Quy hoạch phát triển tỉnh Tây đến năm 2010 (Viện quy hoạch & TKNN- UBKH Tây) 10) “Làng nghề Tây thực trạng và giải pháp (Nguyễn Ngọc Khoa 11/1999) 11) Các báo: + Thương mại + Con số và sự kiện + Tây + Thương. .. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như GDP thương mại dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ cao, XNK có dấu hiệu tích cực, giải quyết phần nào công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ cho nhân dân nhưng hoạt động thương mại Tây còn nhiều bất cập như cơ sở hạ tầng yếu kém, doanh nghiệp thương mại nhiều nhưng số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả... động hiệu quả không lớn, lao động đông nhưng trình độ yếu kém, vốn ít lợi nhuận thấp , Cơ chế chính sách còn nhiều cản trở, quản lý Nhà nước về thương mại chưa theo kịp yêu cầu Đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay Để đẩy mạnh được các cơ quan Nhà nước của tỉnh cần phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp phù hợp ở trên, phải có bước đi thích hợp,... kinh doanh XNK, kinh doanh nội thương, xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, vv + Chính sách về đất: Giành một số đất thuận tiện về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc làm trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại, chợ, cửa hàng Giảm thuế thuê đất cho người đầu tư kinh doanh thương mại có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của tỉnh Quy hoạch một số đất thích hợp làm vùng chuyên... chính sách cho hoạt động thương mại - UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở thương mại, Sởpháp tiến hành rà soát lại các văn bản mà tỉnh ra về thương mại xem có chỗ nào chưa hợp lý, còn gây khó hiểu và mâu thuẫn nhau để tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động thương mại Sở thương mại cần nghiên cứu lại các cách tuyên truyền phổ biến pháp luật thương mại cho phù hợp với thực tế, để... biến, bảo quản hàng XK, làm kho bãi chứa đựng hàng hoá, làm các khu công nghiệp, khu đô thị mới vv + Chính sách về lao động: Khuyến khích các doanh nghiệp tuyển lao động, quy định một số mức lương cho một số ngành sản xuất kinh doanh dựa vào mức lương cơ bản của Nhà nước và đặc thù của hoạt động hoạt động kinh doanh, sản xuất Hàng năm thưởng cho các đơn vị có nhiều thành tích trong việc giải quyết việc...- Ngoài các trung tâm thương mại nói trên tỉnh cũng nên đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện và các cụm thương mại- dịch vụ có chức năng chủ yếu là bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong khu vực Các trung tâm cấp huyện gồm có một cửa hàng thường là cửa hàng bách hoá lớn, hoặc một cửa hàng lớn bán nhiều loại hàng hoá khác nhau hoặc là một siêu thị nhỏ và nhiều cửa hàng bán lẻ khác Ngoài ra... nhiều nhà đầu tư rót vốn đầu tư UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích như cho thuê đất với giá rẻ, thời gian thuê đất dài đủ để các nhà đầu tư thu hồi đủ vốn và có lãi, miễn giảm thuế một số năm đầu khi trung tâm thương mại đi vào hoạt động, cho vay vốn với lãi suất thấp, ưu tiên một số điều kiện khác như trang bị hệ thống thông tin liên lạc 1.4) Các giải pháp về cơ chế, chính sách cho hoạt động thương . Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn hà tây I). PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH. 1>. Phương hướng - Phát triển mạnh thị. quân hàng năm 15%. + Cơ bản có chiến lược phát triển các lĩnh vực của hoạt động thương mại. II). MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

Ngày đăng: 17/10/2013, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w