1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá tác động của chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo (thuộc Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp) đến thu nhập của nông hộ: trường hợp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

89 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

HUỲNH KIÊM TRÍ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG LÚA GẠO THUỘC ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ: TRƯỜNG HỢP HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG

Trang 1

HUỲNH KIÊM TRÍ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG LÚA GẠO (THUỘC ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP) ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ: TRƯỜNG

HỢP HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, năm 2019

Trang 2

HUỲNH KIÊM TRÍ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG LÚA GẠO (THUỘC ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP) ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ: TRƯỜNG HỢP

HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài

TP Hồ Chí Minh, năm 2019

Trang 3

Luận văn tốt nghiệp này là sản phẩm của quá trình học tập và nghiên cứu thực tế của bản thân trong suốt thời gian theo học chương trình đào tạo sau đại học lớp Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính công k27 mở tại Đồng Tháp của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp rất nhiệt tình, có trách nhiệm của tập thể các Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy, đặc biệt đối với PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài - Giáo viên hướng dẫn và các cơ quan, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân xã Phú Đức, Phú Cường, các HTXNN: Tân Tiến, Phú Bình, Tân Cường, Tiến Cường cùng các nông hộ được chọn nghiên cứu đã không ngại khó khăn, nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn như ngày hôm nay

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy

đủ theo quy định

Cuối lời, tôi xin gửi đến PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài cùng tất cả quý Thầy, Cô

đã tham gia giảng dạy, quản lý lớp, hướng dẫn luận văn và các cơ quan, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân xã Phú Đức, Phú Cường, các HTXNN: Tân Tiến, Phú Bình, Tân Cường, Tiến Cường cùng các nông hộ lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất Xin cảm ơn Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đã tạo điều kiện về cơ

sở vật chất để Lớp học hoàn thành chương trình theo quy định

TÁC GIẢ

Huỳnh Kiêm Trí

Trang 4

1.3 Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận 04

1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn 05

Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN 09

Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN NGÀNH HÀNG LÚA GẠO ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

22

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện 22

Trang 5

3.1.3 Hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng 27 3.2 Thực trạng quá trình thực thi chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và kết quả đạt được

27

3.4 Tác động của Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo đến thu nhập

của nông hộ trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

33

3.4.1 Kiểm định điều kiện của phương pháp bán thí nghiệm 33 3.4.2 Kết quả thu nhập khi chưa có chính sách (năm 2013) 34 3.4.3 Kết quả thu nhập khi đã có chính sách (năm 2018) 36

nói chung cần hướng đến việc giúp nông dân khắc phục được tư tưởng trông

chờ, “tư duy mùa vụ”; “tư duy thương vụ” của doanh nghiệp; khắc phục tình

trạng liên kết thiếu bền vững như hiện nay

50

4.3.2 Doanh nghiệp cần đặt lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân lên trên

lợi nhuận của doanh nghiệp, phải là hình mẫu để các HTXNN noi theo

54

Trang 6

4.3.4 Các nông hộ trồng lúa phải tiên phong trong việc ứng dụng khoa học

kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện tốt phương châm “chăm chỉ, tự lực, hợp

tác” hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại trong tương lai

55

Trang 7

CT-XH : Chính trị - xã hội

Trang 8

Bảng 3.1 Giá trị sản xuất bình quân của 3 khu vực qua các năm 25 Bảng 3.2 Kết quả tổng hợp về sự khác biệt giữa các tiêu chí ở hai nhóm nông hộ tại thời điểm chƣa có chính sách (2013)

Trang 9

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết thu nhập của nông hộ 17 Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp bán thí nghiệm 20

Trang 10

1 Phần Ti ng việt

Tiêu đề: Đánh giá tác động của chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo

(thuộc Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp) đến thu nhập của nông hộ: trường

hợp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Tóm tắt: Luận văn này nghiên cứu tác động của chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo (thuộc Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp) đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt kép (DID) của phương pháp bán thí nghiệm để đánh giá tác động, mẫu nghiên cứu được lựa chọn với quy mô 200 hộ, trong đó có 100 hộ tham gia chính sách và 100

hộ không tham gia chính sách Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo có tác động làm tăng thu nhập bình quân đầu người của nông hộ trồng lúa lên 8,7 triệu đồng/người/năm, so với 3,93 triệu đồng/người/năm nếu không tham gia chính sách, như vậy sau 05 năm, chính sách đã tác động làm gia

tăng thu nhập bình quân của nông hộ là 4,77 triệu đồng người/năm Nhìn chung,

chính sách có làm tăng thu nhập của những nông hộ trồng lúa nhưng chưa nhiều Tác giả tiếp tục sử dụng kỹ thuật của nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan để tìm ra nguyên nhân, đây là cơ sở để tác giả đề ra các khuyến nghị, hàm ý cho chính sách, góp phần làm gia tăng thêm thu nhập cho các nông hộ trồng lúa trong tương lai

Từ khoá: Thu nhập, liên kết, nông hộ

2 English

a) Title: Assessing the impact of the policy to develop the rice industry (under the scheme of restructuring Dong Thap agriculture) to the income of farmers: the case of Tam Nong district, Dong Thap province

b) Abstract: This thesis studies the impact of the policy to develop the rice industry (under the Dong Thap agricultural restructuring scheme) to the income of households in Tam Nong district, Dong Thap province The author used a double

Trang 11

Research results show that: The policy of developing the rice industry has an impact

on increasing the per capita income of rice farmers to 8.7 million VND / person / year, compared with 3.93 million VND / people / year if they do not participate in the policy, so after 5 years, the policy has affected to increase the average income of households is 4.77 million VND / year In general, the policy has increased the income of rice farmers but not much The author continues to use the technique of qualitative research as in-depth interviews with related subjects to find out the cause, this is the basis for the author to make recommendations, implications for the policy, contributing to making increase income for rice farmers in the future

c) Keyword: Income, association and household

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Lý do họn t i luận văn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội 2011-2020, Chính phủ đã cụ thể hoá bằng Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày

24 tháng 4 năm 2012 về ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 Để triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 399/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hinh tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2012-2020

và Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 về phê duyệt Đề án Tái

cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững

Sau khi có chủ trương của Chính phủ, nhận thấy đây là thế mạnh của mình, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn đi đầu trong việc cụ thể hoá, áp dụng vào thực tiễn địa phương Ngày 15 tháng 6 năm 2012, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã chủ động gặp gỡ và làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về mục tiêu, định hướng của Tỉnh Sau buổi làm việc, Bộ đã thống nhất giao cho Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn giúp tỉnh Đồng Tháp xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành hàng nông nghiệp Trên cơ sở chỉ đạo trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã làm việc và đề nghị Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp

- nông thôn xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, xây dựng đề cương để Tỉnh phê duyệt và xin chủ trương chính thức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đề án trên là sáng kiến nhận được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước Ngày 24, 25 tháng 11 năm 2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với Tỉnh và chỉ đạo Đồng Tháp phải tích cực tìm tòi, sáng tạo nhiều mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn mới,

Trang 13

khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của Tỉnh và triển khai xây dựng

Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp có mục tiêu, định hướng chung đó là:

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giúp phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng sẵn có trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh trên cơ sở cơ cấu lại nội bộ ngành, lao động,

áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến với kết cấu hạ tầng đồng bộ; sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế tập thể, đa dạng các mô hình liên kết Mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội bền vững

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giúp nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững dựa trên đổi mới tổ chức sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật; chuyên môn hóa và tạo việc làm ổn định cho nông dân; nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới

Sau khi triển khai thực hiện Đề án tại Đồng Tháp, Tỉnh đã tập trung tái cơ cấu nông nghiệp với 5 ngành hàng chủ lực, lợi thế của địa phương, bao gồm: cá tra, lúa gạo, vịt, xoài và hoa kiểng Theo đó, huyện Tam Nông được Tỉnh giao thực hiện đối với ngành hàng lúa gạo Với mục tiêu, sứ mệnh là phát triển ngành lúa gạo trở thành ngành xuất khẩu chiến lược quốc gia theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, có giá trị gia tăng cao Rà soát quy hoạch vùng chuyên canh, cải thiện cơ cấu giống, tổ chức luân canh với hoa màu và thủy sản, tăng quy mô sản xuất, áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật thân thiện môi trường, chủ động điều tiết cung,

mở rộng thị trường, tăng cường liên kết kinh doanh giữa nông dân và doanh nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường chế biến tinh, chế biến sâu các sản phẩm từ lúa gạo, chế biến phụ phẩm, cải thiện công tác vận tải và hậu cần hỗ trợ tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu của lúa gạo Đồng Tháp

Với những mục tiêu, định hướng như trên, r ràng Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ mà tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện mang lại

Trang 14

nhiều lợi ích nếu như thực hiện thành công Tuy nhiên, thời gian qua theo quan sát

của tác giả thì việc triển khai thực hiện Đề án tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp chưa đạt mục tiêu, định hướng đề ra, chưa tác động khả quan đến thu nhập của dân

cư nông thôn, nhất là những nông hộ trồng lúa

Cho đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (Lê Thị Thảo Nguyên); Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn

tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (Nguyễn Kim Đồng); Đánh giá ảnh hưởng của chuyển

đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (Lê Quang Duy); Phát triển nông nghiệp TP.HCM theo hướng bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới (Trần Quang Hưng), v.v nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá tác động của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể là ngành hàng lúa gạo đến thu nhập của nông hộ Chính

vì vậy, tác giả chọn đề tài Đ nh gi t ng ủ hính s h ph t tri n ng nh

h ng l g o (thu Đ n t i ơ ấu n ng nghiệp Đồng Th p) n thu nhập

ủ n ng h : trường h p hu ện T m N ng, tỉnh Đồng Th p để làm luận văn

thạc s chuyên ngành Tài chính công

1.2 Mụ tiêu, âu hỏi hính s h ần trả lời

Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo (thuộc Đề án Tài cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp) tác động như thế nào đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp?

- Nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động đó là gì?

Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân, tác giả kỳ vọng s đưa ra được các khuyến nghị nhằm triển khai thành công chính sách này để từ đó gia tăng thu nhập cho nông

hộ trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

1.3 Khung phân tí h, ối tư ng nghiên ứu, dữ liệu v h ti p ận

1.3.1 Khung phân tích

Trang 15

Tác giả sử dụng c c t u t: Lý thuyết “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu

nhập của nông hộ”; Lý thuyết “Nhân chủng học” (lý thuyết sinh kế, tập quán canh

tác; liên kết hợp tác) u t c nhằm thực hiện mục tiêu của luận văn

1.3.2 Đối tượ iê cứu v dữ iệu

Tác giả sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:

- Báo cáo sơ kết thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nhiệp tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015-2017 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh;

- Dãy số liệu về thu nhập của 200 hộ dân (100 hộ nhóm xử lý và 100 hộ nhóm kiểm soát) vào năm 2013 và năm 2018

- Dữ liệu thu được từ phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến chính sách

như: hộ nông dân, nhà quản lý các hợp tác xã; các nhà quản lý, hoạch định chính sách; nhà khoa học; nhà phân phối, doanh nghiệp liên quan, v.v đây cũng chính

là đối tượ iê cứu của đề tài

1.3.3 Các ti cậ đề t i

Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp bán thí nghiệm;

Để trả lời câu hỏi thứ 2, tác giả sử dụng một kỹ thuật của phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu một số đối tượng liên quan (các

hộ dân thụ hưởng chính sách, các nhà quản lý chính sách )

1.4 K t ấu luận văn

Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận

Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo (thuộc Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp) đến thu nhập của nông

hộ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Chương 4: Nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động, kết luận và hàm ý chính sách

1.5 Tổng qu n tình hình nghiên ứu ó liên qu n n luận văn

Trang 16

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững nói chung và phát triển thị trường lúa gạo nói riêng, như:

Nghiên cứu về “Phát triển nông nghiệp TP.HCM theo hướng bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới” (Trần Quang Hưng, 2008) đã chỉ ra

những tồn tại, hạn chế của ngành nông nghiệp TPHCM đó là: công tác quy hoạch chưa được bảo đảm, sản xuất nông nghiệp chưa được định hướng r ràng; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa đi vào thực chất; đô thị hoá diễn ra nhanh, không được quy hoạch bài bản làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong canh tác, sản xuất nông nghiệp dẫn đến nhiều hệ luỵ như: nông dân mất đất, tỷ lệ thất nghiệp nông thôn gia tăng, ô nhiễm môi trường, Qua đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp giúp cho nông nghiệp TPHCM phát triển bền vững hơn và hội nhập tốt hơn với thế giới đó là: Chính phủ và chính quyền các cấp cần thống nhất, quyết tâm trong việc quy hoạch chi tiết các vùng kinh tế, chính sách phải cụ thể đến từng vùng, từng người dân; Tiếp tục nghiên cứu, định hướng và phát triển cây, con phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương; Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn phục vụ sản xuất của người dân, đặc biệt đối với các dự án, mô hình trang trại quy mô trung bình và lớn các ngân hàng cần mạnh dạn cho vay trung hạn, dài hạn với số vốn không khống chế Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có giá trị kinh tế cao và phù hợp với nhu cầu thị trường thay thế cho các giống cũ kém hiệu quả, khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, tăng năng suất và thu nhập cho nông dân

Nghiên cứu về “Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020” (Nguyễn Kim Đồng - 2012) nhận định: Phát triển bền

vững đang giống như “cơn sốt xã hội” trong quá trình phát triển kinh tế nước ta hiện nay, trong đó phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn là mấu chốt của quá trình phát triển nên được xã hội quan tâm nhiều hơn cả Qua phân tích, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện mô trường, xã hội và nguồn nhân lực là cốt l i, từ đó đề xuất giải pháp: Đối với nguồn nhân lực, cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch phát triển

Trang 17

nguồn nhân lực, đẩy mạnh giáo dục - đào tạo, chú trọng đến việc dạy nghề và chính sách thu hút, trọng nhân tài, từng bước xây dựng hệ thống nguồn nhân lực hành chính có chất lượng cao; Đối với bảo vệ môi trường và nạn phá rừng, cần cương quyết xử lý những hành vi trái pháp luật, xâm hại đến tài nguyên môi trường và tài nguyên rừng Cần có sự phối hợp giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh để thành lập tổ chức cấp Vùng để thống nhất các vấn đề có liên quan đến phát triển bền vững khu vực

Nghiên cứu của Lê Thị Thảo Nguyên (2016) về: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” [87] Chỉ ra rằng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại Quận 12 theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình cơ cấu ngành kinh tế Quận theo định hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phát triển toàn diện theo định hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm vững chắc an ninh và xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại gắn phát triển nông thôn với đô thị, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn là 1 nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của Quận 12 Từ đó, tác giả đã đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025 nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại quận 12 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Tác giả Lê Quang Duy (2016) nghiên cứu về “Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” [55, 57] Chỉ ra rằng: Thu nhập của nông hộ được xác định từ sáu nguồn chính; trong đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 18,78%, hoạt động phi nông nghiệp chiếm 77,32% và thu nhập khác chiếm 3,9% Nhìn chung, thu nhập của nhóm hộ chuyển đổi cao hơn nhóm hộ chưa chuyển đổi 48,02%; trong đó, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng góp phần tăng thu nhập khi mức độ chuyển đổi càng cao Tuy nhiên, nghiên cứu

Trang 18

này chỉ dừng lại phân tích việc chuyển đổi ở gốc độ sản xuất và đánh giá hiệu quả chuyển đổi một cách tổng quát dựa vào các yếu tố nguồn lực của hộ Từ đó tác giả

đề xuất một số giải pháp như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành A cần xác định r các chương trình, các dự án ưu tiên đầu tư phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp;

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nhiều hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó khâu đột phá là đầu tư phát triển giáo dục để nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nông dân; nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là giao thông đường bộ và hệ thống đê bao khép kín

Nghiên cứu của Thái Trúc Thọ (2014) về “Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành hàng lúa gạo ST của Sóc Trăng” đã chỉ ra rằng cụm ngành hàng lúa gạo ST chủ yếu đựa vào điều kiện tự nhiên, những kết quả đã có sẵn; năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp và cấp độ địa phương còn thấp Qua đó tác giả

đề xuất Cụm ngành hàng lúa gạo ST của Sóc Trăng cần mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư đảm bảo hơn; các loại giá cả, dịch bệnh, giống cần được kiểm soát tốt, chính quyền địa phương cần

hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, kinh phí để thực hiện tốt công tác giống và làm tốt công tác tạo cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp Cần có chính sách tập trung vào các vấn đề liên quan đến phát triển cụm ngành và nâng cao chuỗi giá trị, vai trò của nhà nước trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thuỷ lợi phục vụ vận chuyển, tưới tiêu cho vùng sản xuất lúa gạo ST Ngoài ra, Tỉnh cần chú trọng đến công tác xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh lúa gạo ST, đặc biệt là lúa thơm ST đến với người tiêu dùng; Chỉ đạo các ngành chức năng của Tỉnh tăng cường hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ST mới, sản xuất giống đi đôi với chất lượng giống

Tất cả những nghiên cứu trên chỉ đề cập đến vấn đề sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển, nâng cao chuỗi giá trị cụm ngành hàng lúa gạo, tuy nhiên chưa

có đề tài nghiên cứu nào đánh giá tác động tổng thể của việc tái cơ cấu ngành nông

Trang 19

nghiệp, cụ thể là những chính sách riêng biệt để thúc đẩy, phát triển ngành hàng lúa gạo tác động trực tiếp đến thu nhập của nông hộ như thế nào

1.6 Kỳ vọng t quả th hiện luận văn

Đề tài này hướng đến mục tiêu đánh giá tác động Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp (ngành hàng lúa gạo) đến thu nhập của nông hộ, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động đó Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân, tác giả kỳ vọng

s đưa ra được các khuyến nghị đến chính quyền địa phương có những cải thiện nhằm triển khai thực hiện thành công chính sách này để từ đó gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn, đặt biệt là các nông hộ trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Trang 20

CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN

2.1 C h i niệm

2.1.1 Nông dân, nông thôn

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề

mà tư liệu sản xuất chính là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội

Nông thôn là khu vực thường có diện tích rộng lớn, có những cảnh quan đẹp nơi không chịu ảnh hưởng r rệt của quá trình đô thị hóa Ở châu Âu vùng đồng quê (countryside) thường là những khu vực đồng bằng có những thảo nguyên, đồng cỏ rộng lớn gắn vơi những bãi cỏ xanh ngát, ở châu Á mà đặc biệt là Việt Nam, vùng đồng quê gắn liền với những cánh đồng, ruộng lúa thẳng cánh cò bay

2.1.2 Hộ ia đì , ô ộ

Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu), gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục (nhận con nuôi) Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung

Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam mở Wikipedia (https://vi.wikipedia.org - 2019) khái niệm nông hộ là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động nông nghiệp, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với công nghiệp Hay nói cách khác, nông hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất; luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh

Trang 21

Theo Frank Ellis (1993) thì nông hộ được khái niệm như là một hộ gia đình

mà trong đó các thành viên dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp

Như vậy, có thể hiểu nông hộ là những hộ sinh sống ở vùng nông thôn, sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp là chính, ngoài các hoạt động nông nghiệp, các nông hộ có thể phát triển sản xuất phi nông nghiệp như: thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, v.v

2.1.3 Hợ t c xã

Theo Luật Hợp tác xã (2012) khái niệm Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã

có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ

có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho

Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong một ngày, một tuần hay một tháng; hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người

ta thu nhập được khi bỏ công sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập Thu nhập bình quân/người/tháng được tính bằng cách chia tổng số thu nhập trong năm của hộ gia định cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng (Tổng cục Thống kê - 2010)

Trang 22

thu nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ đi chi phí và thuế sản xuất); thu nhập từ ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ đi chi phí và thuế sản xuất); thu nhập khác được tính vào thu nhập như cho, biếu, mừng, lãi tiết kiệm (Tổng cục Thống kê - 2010)

Theo Lê Đình Hải (2017) nhận định thu nhập của nông hộ là phần thu nhập của hộ gia đình thu về sau khi lấy tổng thu nhập trừ đi chi phí vật chất, tiền công và chi phí khác (bao gồm thuế, khấu hao tài sản cố định )

Vận dụng các quan điểm này, thu nhập của nông hộ ở địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp được xác định là phần thu còn lại của tổng thu sau khi trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ, khấu hao và thuế để có được khoản thu đó trong một thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm:

- Tiền công, tiền lương (nếu có);

- Sản xuất nông nghiệp (đã trừ chi phí và thuế sản xuất);

- Sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đã trừ chi phí và thuế sản xuất (nếu có);

- Nguồn khác, không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ

và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được (nếu có)

2.1.6 Si

Một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những

áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của

nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (Chambers, R And G Conway, 1992)

Khái niệm về sinh kế của hộ hay của một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ s thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó

Trang 23

Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sinh nhai (hay gọi là chiến lược sinh kế) khác nhau Kế sinh nhai của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề từ cơ bản đến quan trọng của cấp hộ, phải dựa vào năm loại nguồn lực (hay còn gọi là tài sản) cơ bản sau: nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý ngh a rộng hơn cho cả cộng đồng,

đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; Thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; Điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; Các cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin, v.v

2.1.7 Tậ qu ca t c, iê t ợ t c

Tập quán canh tác là thói quen thực hiện những công việc trên l nh vực nông

nghiệp nói chung trong đó chủ yếu là việc trồng trọt, cày bừa, cày cấy trên đất nông nghiệp để thu hoạch hoa lợi của cây lương thực, hoa màu đáp ứng nhu cầu ăn uống

và mưu sinh của con người hoặc nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp mà

nó trở thành nề nếp trong sản xuất thường ngày, được cộng đồng nơi có thói quen canh tác đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng đó

Liên kết hợp tác là một phần của kinh tế hợp tác hay còn gọi là kinh tế tập thể,

những người lao động tự nguyện góp vốn, của cải và sức lao động để tiến hành sản xuất kinh doanh trên cùng một phương tiện, công cụ trong các l nh vực sản xuất, dịch

vụ, lưu thông để hướng đến mua chung, bán chung nhằm mang lại lợi ích chung

Tác giả sử dụng các lý thuyết này để làm nền tảng phân tích, đánh giá các nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động của chính sách

2.2 Khung phân tích

2.2.1 C c tố ả ưở đ t u ậ của ô ộ

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam đa số khẳng định thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm: đất đai, trình độ học vấn, vốn, kinh nghiệm sản xuất, số lao động, khả năng đa dạng hoá thu nhập, cơ hội tiếp cận thị trường, v.v Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014) ở tỉnh An

Trang 24

Giang cho thấy các nhân tố như diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, trình

độ, vốn vay, lãi suất, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm và số lao động ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Kết quả nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan & Nguyễn Văn Hướng (2015) đã chỉ ra quy mô sản xuất, trình độ học vấn và số lượng lao động, phương tiện sản xuất hiện đại tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ, trong

đó diện tích đất có ảnh hưởng nhiều nhất Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Đình Hải (2017) cũng đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội như: Quy mô vay vốn, diện tích đất sản xuất, trình

độ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất Tác giả sử dụng lý thuyết này với mục tiêu xác định các biến kiểm soát để đưa vào mô hình nghiên cứu

2.2.2 C c tố ả ưở đ t u ậ của ô ộ u ệ Ta

Nô , tỉ Đồ T có c ứa c c u tố đặc trư cầ t c

Tam Nông là huyện vùng sâu phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, diện tích sản xuất nông nghiệp hằng năm khoảng 71.000 ha, đây

là nguồn lương thực cũng như thu nhập chính cho khoảng 85% người dân; nông nghiệp của Huyện thể hiện tính đa ngành như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản Sau khi chia tách huyện Tam Nông vào năm 1983, Huyện nhận thấy đây là vùng kinh tế mới nên tập trung khai hoang các vùng đất mới, rửa phèn, nền nông nghiệp của Huyện chậm phát triển, tổ chức sản xuất còn phân tán theo hình thức nông hộ, người dân nơi khác đến địa phương lập nghiệp, khai hoang đa phần là những cặp vợ chồng trẻ, người chồng, người cha là trụ cột gia đình gánh vác mọi chuyện đồng áng, tuy vậy nhưng do trình độ học vấn còn thấp nên việc áp dụng các quy trình, phương thức sản xuất tiên tiến còn nhiều hạn chế, đa phần nhờ vào kinh nghiệm sản xuất là chính Mặt khác, những người dân đến khai hoang đa số là thanh niên nên vốn sản xuất chưa nhiều, việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức gặp nhiều khó khăn

do chưa có tài sản thế chấp; diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn trong việc xây dựng cánh đồng lớn, các hình thức kinh tế hợp tác chưa được phát huy hiệu quả nên thu nhập của người dân còn thấp, thiếu sự bền

Trang 25

vững Do vậy, khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại

huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cần xem xét đến các yếu tố đặc trưng như sau:

2.2.2.1 Diện tích đất tham gia cánh đồng liên kết

Đa số các nghiên cứu cho thấy diện tích đất của hộ gia đình tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người của họ Phần lớn các hộ gia đình có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn thuộc loại khá, giàu, những hộ có diện tích đất ít hoặc không

có đất sản xuất đa số là các hộ nghèo Tình trạng hộ không có đất sản xuất hoặc có rất ít đất sản xuất cũng là bài toán khó cho việc nâng cao thu nhập, bởi vì diện tích nhỏ, manh mún, không tham gia cánh đồng liên kết mà tự canh tác riêng lẻ, gây khó khăn, trở ngại cho quá trình phát triển theo hướng sản xuất hiện đại, từ đó giá thành sản xuất cao hơn so với những hộ tham gia cánh đồng liên kết, sản phẩm làm ra giá bán không đồng đều, bấp bênh do đa phần bị thương lái ép giá, tỷ suất sinh lời ít dẫn đến thu nhập thấp

2.2.2.2 Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm là những kỹ năng, bí quyết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Kết quả nghiên cứu cho thấy số năm kinh nghiệm của chủ hộ càng cao thì thu nhập bình quân của hộ càng tăng Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu tất

cả các yếu tố đầu vào là giống nhau, hai nông dân với sự khác nhau về kinh nghiệm

và kiến thức thì s có kết quả sản xuất khác nhau hoàn toàn

2.2.2.3 Trình độ học vấn

Học vấn có tính chất quyết định cho sự phát triển và trình độ học vấn giúp cho người nông dân tăng cường khả năng nắm bắt thông tin, người có kiến thức giúp cho họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp ở các đô thị lớn Tuy nhiên, đa số nông dân hiện nay trình độ học vấn thấp, canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất là chính

2.2.2.4 Số lượng thành viên trong hộ

Hộ gia đình có đông con thì thu nhập bình quân đầu người s giảm, điều này càng đúng khi các hộ gia đình nông thôn, nhất là các hộ canh tác, sản xuất nông

Trang 26

nghiệp để tạo ra thu nhập là chủ yếu, vì thế trong điều kiện diện tích đất canh tác hạn chế, việc tăng nhân khẩu s làm giảm thu nhập bình quân của hộ

2.2.2.5 Cách tiếp cận vốn tín dụng chính thức

Vốn là điều kiện quan trọng, thiết yếu ban đầu của các nông hộ kết hợp với trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu khoa học kỹ thuật và nắm bắt thông tin thị trường s giúp nhiều hộ mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

Nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phát triển sinh kế của nông dân Nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng s giúp những hộ có ruộng đất rất

ít hoặc thiếu vốn có khả năng giải quyết được vấn đề khó khăn trong sản xuất hoặc thuê đất mở rộng liên kết sản xuất, nếu không có vốn tín dụng của các ngân hàng thì người nông dân phải vay thêm từ các nguồn không chính thức như tín dụng đen với lãi suất cao ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân Tuy nhiên, không phải hộ gia đình nào cũng có khả năng tiếp cận được vốn tín dụng chính thức để phục vụ cho việc đầu tư sản xuất (mua phân bón, giống cây trồng, đầu tư máy móc, trang thiết bị nông nghiệp ) hoặc thuê đất mở rộng sản xuất

2.2.3 Khung phân tích

- Biến phụ thuộc (Y): Thể hiện thu nhập bình quân đầu người/năm của nông

hộ trồng lúa đang sinh sống tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Thu nhập bình quân đầu người/năm được tính bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ chia cho số nhân khẩu trong hộ Thu nhập của hộ được tính như sau: lấy tổng thu nhập của hộ trừ đi các khoản chi phí (chi phí đầu vào phải bỏ ra trong quá trình sản xuất của hộ)

- Biến độc lập chính: Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo thuộc Đề án TCCNN tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu trở thành ngành xuất khẩu chiến lược quốc gia theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, có giá trị gia tăng cao Rà soát quy hoạch vùng chuyên canh, cải thiện cơ cấu giống, tổ chức luân canh với hoa màu và thủy sản, tăng quy mô sản xuất, áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật thân thiện môi trường, chủ động điều tiết cung, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết kinh doanh giữa nông dân và doanh nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường chế

Trang 27

biến tinh, chế biến sâu các sản phẩm từ lúa gạo, chế biến phụ phẩm, cải thiện công tác vận tải và hậu cần hỗ trợ tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu của lúa gạo Đồng Tháp

- Các biến kiểm soát: huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một huyện nông nghiệp của Tỉnh, các nông hộ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, diện tích gieo trồng lúa hằng năm khoảng 71.000ha, với sản lượng lúa hằng năm tương đương 360.000tấn, đây là nguồn cung cấp lương thực cũng như thu nhập chính cho khoảng 85% người dân Tuy nhiên, đến mùa thu hoạch, điệp khúc “được mùa mất giá” hay

“được giá mất mùa” cứ xoay quanh bà con nông dân làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành hàng lúa gạo Nguyên nhân chủ yếu do đa số hộ nông dân có tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún, theo tập quán, tư duy cũ “mạnh ai nấy làm”,

“mạnh ai nấy bán”, “tự sản”, “tự tiêu”; khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức để

mở rộng diện tích sản xuất còn hạn chế; trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm yếu tố đầu vào chưa đồng đều; liên kết đầu vào với liên kết đầu ra chưa chặt ch , thiếu liên kết giữa các bên liên quan, v.v

Chính vì vậy, dựa trên cơ sở lý thuyết, các công trình nghiên cứu trước đây

và khi đánh giá trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp tác giả lựa chọn các biến kiểm soát ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ là: diện tích đất tham gia liên kết; khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức; trình độ học vấn của chủ hộ; kinh nghiệm sản xuất và số lượng thành viên trong hộ để xây dựng khung phân tích cũng như làm cơ sở để chọn được 02 nhóm đối tượng nghiên cứu tương đồng

Trên cơ sở lý thuyết và điều kiện đặc thù của địa bàn nghiên cứu, tác giả phác thảo khung phân tích như sau:

Trang 28

Hinh 2.1: Khung phân tí h thu nhập ủ n ng h

Nguồn: Tác giả nghiên cứu, tổng hợp

2.3 Dữ liệu thu thập

- Dữ liệu thứ cấp: Để đánh giá chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo thuộc Đề án TCCNN Đồng Tháp tác động như thế nào đến thu nhập của nông hộ, tác giả thu thập và phân tích dữ liệu trong các báo cáo, văn bản chỉ đạo về thực thi chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo của các cơ quan chức năng, hầu hết các thông tin điều được các cơ quan nhà nước góp ý, thẩm định và có giá trị pháp lý, có

độ tin cậy cao Tác giả tập trung thu thập thông tin ở các cơ quan chức năng như:

+ Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về quan điểm, chủ trương, các Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, các Kế hoạch thực hiện của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, các báo cáo sơ kết thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2018 Các văn bản của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể tỉnh Đồng Tháp về việc cụ thể hoá, tuyên truyền thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nhiệp đối với chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cấp trung ương, cấp tỉnh trong quá trình thực thi chính sách

Thu nhập

ủ nông

- Diện tích đất tham gia liên kết

- Khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức

- Trình độ học vấn của chủ hộ

- Kinh nghiệm sản xuất

- Số lượng thành viên trong hộ

Trang 29

+ Đối với cấp huyện, tác giả sử dụng các văn bản của Huyện uỷ, UBND huyện Tam Nông, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể CT - XH Huyện, Chi cục Thống kê Huyện về kết quả thực hiện Đề án TCCNN đối với chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo; thu thập các thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, KT -

XH của Huyện có tác động đến quá trình thực thi chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo; niên giám thống kê của Huyện từ năm 2014 - 2017; các kế hoạch và báo cáo sơ kết thực hiện Đề án TCCNN đối với chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo Huyện, giai đoạn 2013 - 2018

- Dữ liệu sơ cấp:

Tác giả tự thu thập dãy số liệu về thu nhập của 200 hộ dân (100 hộ nhóm xử

lý và 100 hộ nhóm kiểm soát) vào năm 2013 và năm 2018

Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến chính sách như: hộ nông dân, các hợp tác xã; các nhà quản lý, hoạch định chính sách; nhà phân phối, doanh nghiệp, v.v

2.4 C h ti p ận v thuật s dụng th hiện mụ tiêu t i

Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt/khác biệt kép (DID) của phương pháp bán thí nghiệm, cụ thể chọn ra 02 nhóm đối tượng nghiên cứu, 01 là nhóm 100 hộ dân thụ hưởng chính sách (gọi là nhóm

xử lý) và 01 nhóm 100 hộ dân khác có điều kiện tương đồng về diện tích đất tham gia liên kết; khả năng tiếp cận vốn tín dụng; trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất với nhóm xử lý nhưng không thụ hưởng từ chính sách (gọi là nhóm kiểm

soát) để khảo sát, phân tích

Phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu để đánh giá tác động của một chính sách kinh tế Để áp dụng được phương pháp này tác giả cần phải có các số liệu vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của nhiều đối tượng quan sát khác nhau Phương pháp này được thực hiện bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng chính sách (nhóm xử lý), nhóm còn lại không được áp dụng chính sách (nhóm kiểm soát) Ta gọi H là biến giả định, H=0: hộ thuộc nhóm kiểm soát; H=1: hộ thuộc

Trang 30

s loại bỏ được ảnh hưởng của những nhân tố khác

Ta gọi I (thu nhập) là đầu ra của chính sách Với T=0 là khi chưa có chính sách, T=1 là sau khi có chính sách Trước khi áp dụng một chính sách mới, chúng ta tiến hành thu thập thông tin về đầu ra (I) của cả hai nhóm và so sánh xem có sự khác biệt nhau như thế nào Sau đó, chính sách được chọn s được áp dụng lên nhóm xử lý và không được áp dụng lên nhóm kiểm soát Sau một khoảng thời gian

áp dụng nhất định, ta tiếp tục thu thập thông tin về đầu ra của hai nhóm này một lần nữa, khi đó so sánh sự khác biệt trước và sau khi có chính sách trong đầu ra của cả hai nhóm

Khi đó, nếu có sự khác biệt trong mức độ biến thiên trong đầu ra giữa hai nhóm xử lý và nhóm kiểm soát thì đó chính là tác động do chính sách mang lại Kết quả này vừa phản ánh sự khác biệt về mặt thời gian trước và sau khi có chính sách vừa phản ánh sự khác biệt chéo giữa nhóm tham gia chính sách và nhóm không tham gia chính sách

Kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) của phương pháp bán thí nghiệm được mô tả cụ thể như sau:

Vào thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là I1

(H=0, T=0) và đầu ra của nhóm xử lý là I2 (H=1, T=0) Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là I2-I1 Tại thời điểm sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là I3 (H=0, T=1) và đầu ra của nhóm xử lý là I4 (H=1, T=1) Khi đó, chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là I4-I3 Tác động của chính sách

là (I4-I3) - (I2-I1) (Xem hình 2)

Trang 31

Đầu ra (I)

I4(H=1)

Tác động của chính sách mang lại

I2(H=1)

I3(H=0)

I1(H=0)

Hình 2.2: Đồ thị bi u diễn t ng ủ phương ph p b n thí nghiệm

Nguồn: Tác giả tổng hợp các phương pháp nghiên cứu về chính sách kinh tế

Mặc dù, thu nhập của nông hộ tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là hàm

đa biến, không chỉ phụ thuộc vào việc tham gia chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như diện tích đất tham gia liên kết; khả năng tiếp cận vốn tín dụng; trình độ học vấn; kinh nghiệm sản xuất và số thành viên của chủ hộ Nhưng, như tác giả đã trình bày ở trên, tác giả chọn 2 nhóm đối tượng nghiên cứu có điều kiện tương đồng nhau về diện tích đất tham gia liên kết; khả năng tiếp cận vốn tín dụng; trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất

và số thành viên của chủ hộ nên đã loại bỏ được tác động của các nhân tố này

Ngoài ra, để trả lời câu hỏi thứ 2, tác giả sử dụng một kỹ thuật của phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu một số đối tượng liên quan (các hộ dân thụ hưởng chính sách; thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc các HTXNN; Các doanh nghiệp tham gia liên kết; các nhà quản lý chính sách,

cụ thể là Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông, v.v ) để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động

đó là gì, làm cơ sở để đưa ra những khuyến nghị, hàm ý cho chính sách

Tóm tắt Chương 2

Ở Chương 2 này chủ yếu trình bày khái quát những khái niệm cơ bản về Đề án TCCNN, chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo, lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng

Trang 32

đến thu nhập của nông hộ, cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện mục tiêu

đề tài Ngoài yếu tố chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo tác động trực tiếp đến thu nhập của nông hộ còn có một số yếu tố kinh tế xã hội mang tính đặc trưng như diện tích đất sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, học vấn, số lượng thành viên trong hộ, khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ

ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Từ đó, làm cơ sở xây dựng khung phân tích và phương pháp đánh giá tác động của chính sách ở chương 3

Trang 33

Hình 3.1: Bản ồ tỉnh Đồng Th p

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp (website: www.dongthap.gov.vn)

Trang 34

Phía Bắc giáp huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng;

Phía Nam giáp huyện Thanh Bình;

Phía Đông giáp huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và tỉnh Long An;

Phía Tây giáp thị xã Hồng Ngự và huyện Thanh Bình

Tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 474,3 Km2 (đứng thứ 3 trong các huyện, thị, thành phố trong tỉnh), dân số trung bình năm 2018 là 106.565 người, với khoảng 25.040 hộ Trong đó, số dân nông thôn chiếm khoảng 85% Mật độ dân số trung bình 215 người /km2

, huyện chia làm 12 đơn vị hành chính với 11 xã và 01 thị trấn Trung tâm hành chính huyện đặt tại thị trấn Tràm Chim (Chi cục Thống kê huyện Tam Nông - 2018)

Hình 3.2: Bản ồ hu ện T m N ng, tỉnh Đồng Th p

Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

(website: www.tamnong.dongthap.gov.vn) 3.1.1.2 Thời tiết - khí hậu - thuỷ văn

- Thời tiết, khí hậu: Huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa rỏ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

Trang 35

năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm 29,19 0C, độ ẩm khoảng 82,5% Ở Huyện hầu như không có mùa đông

- Thủy văn: Hệ thống sông ngòi chằng chịt, hằng năm mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11 đem lại nguồn lợi thủy sản cho địa phương và một lượng lớn phù sa bồi đắp cho đồng ruộng Song, vài năm gần đây do biến đổi khí hậu cộng với lượng nước trên sông MêKong ngày càng ít cũng gây không ít khó khăn cho đời sống người dân trong Huyện

3.1.1.3 Đất đai - thổ nhưỡng

Hiện Huyện có 33.404 ha đất nông nghiệp chuyên trồng lúa và hoa màu; có

376 ha đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản và có khoảng 6.700 ha rừng, chủ yếu là rừng thứ sinh đang phát triển trở lại thông qua công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng, trong đó có khoảng 1.000 ha rừng sản xuất và khoảng 5.700 ha rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Tràm Chim, đây là 1 trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam, được Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2000 của Thế giới với hơn 100 loài động vật có xương sống,

40 loài cá và 147 loài chim nước, đặc biệt nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như Siếu đầu đỏ, te vàng, bồ nông, gà đãy Java, cồng cộc, v.v Do vậy, đây là nguồn tài nguyên quý giá của Huyện có thể phát triển sinh kế góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân trong tương lai

3.1.2 Về phát triển kinh t - xã hội

3.1.2.1 Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng kinh

tế của Huyện hằng năm vẫn tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nhưng tỷ trọng khu vực nông nghiệp vẫn còn mức cao

- Sản xuất nông nghiệp: Diện tích gieo trồng lúa đạt hằng năm khoảng

71.000 ha Trong đó, giống lúa chất lượng cao đạt 80,77%; diện tích cánh đồng lớn, giảm giá thành gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm chiếm 61,46%; thu hoạch bằng máy cơ giới ước đạt 100%; Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng

Trang 36

hiện đại, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, trọng tâm là đã triển khai quy hoạch vùng sản xuất lúa - màu - thủy sản, thực hiện thí điểm nhiều

mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế, duy trì và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp triển khai các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cao giá trị sản xuất gắn sản xuất với thị trường

- Sản xuất công nghiệp: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đóng

góp tích cực cho mục tiêu tăng trưởng của Huyện, sản phẩm phát triển đa dạng hơn như chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản, quần áo may sẵn, thịt gia súc giết mổ ướp lạnh, gạo xay xát lau bóng, gỗ xẻ các loại, làm các sản phẩm từ lục bình, góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển dịch cấu kinh tế của địa phương

- Hoạt động thương mại - dịch vụ: Hệ thống các chợ được đầu tư nâng cấp

đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm thực hiện thường xuyên

Thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020, đã tập trung tuyên truyền và phát triển một số sản phẩm đặc trưng của địa phương như

cá khô, mật ong, kiệu, gạo sạch, sản phẩm từ sen, góp phần phục vụ du lịch; bên cạnh thực hiện du lịch trải nghiệm ở 03 xã Phú Đức, Phú Thọ và thị trấn Tràm Chim thu hút khách đến tham quan du lịch, hiện tại với nguồn vốn vay ưu đãi của Tỉnh, một số nông dân đã mạnh dạn thành lập các Homestay như: Tư Cá Linh, Sáu

Lế, Vườn sinh thái Thanh Long Ba Na góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch ở địa phương

Trang 37

Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Tam Nông năm 2019 3.1.2.2 Về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, đến nay đã có 03 xã được công nhận đạt chuẩn gồm Phú Cường, An Hòa, Hòa Bình Đối với các xã điểm, giai đoạn 2016 - 2020, gồm: Phú Đức, Phú Thọ, Tân Công Sính đã đạt từ 14 - 16 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 13 tiêu chí trở lên

3.1.2.3 Về phát triển kinh tế tập thể, trọng tâm là các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn, bước đầu hình thành mô hình hội quán nông dân

Từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020 đến nay với chủ trương không thành lập mới, chỉ tập trung củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã Đến

nay toàn huyện Tam Nông có 32 HTX nông nghiệp và 03 HTX phi nông nghiệp, tất

cả đều đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012 Đa số các hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, có lãi; chú trọng phát triển và huy động nguồn vốn góp của thành viên, hoạt động liên kết hợp tác giữa hợp tác xã với tổ hợp tác được mở rộng Đồng thời, đã tổ chức thành lập Phú Nông Hội quán tại xã Phú Thọ với 41 thành viên, Hiệp Tâm Hội quán tại xã Phú Hiệp với 55 thành viên và Hội quán du lịch Tràm Chim với 30 thành viên, đây chính là bước khởi đầu để tiến tới thành lập các HTXNN kiểu mới

Trang 38

3.1.3 Hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng

3.1.4.1 Về giao thông nông thôn

Huyện đang được Tỉnh đầu tư xây dựng mới tuyến đường An Hoà - Hoà Bình với tổng chiều dài khoảng 25km, đầu tư sửa chữa tuyến đường ĐT844 đoạn từ thị trấn Tràm Chim đến xã An Long với tổng chiều dài 21km, Tỉnh đang hoàn chỉnh

hồ sơ chuẩn bị mở rộng, nâng cấp tuyến QL30 đi ngang Huyện với chiều dài trên 20km, bảo đảm kết nối các xã với huyện lỵ và trung tâm tỉnh Đồng Tháp Hệ thống giao thông nông thôn còn đang trong quá trình hình thành, huyện Tam Nông hiện có

03 tuyến đường liên huyện kết nối được với tất cả 12 huyện, thị, thành trong Tỉnh

và 06 tuyến đường liên xã kết nối được với 12 xã, thị trấn trong Huyện (Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Tam Nông - 2018)

3.1.4.2 Về giao thông thuỷ lợi, thuỷ lợi nội đồng

Huyện đang sở hữu kênh Đồng Tiến nối với sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long

An, đây là tuyến giao thông thuỷ huyết mạch của địa phương, hằng năm vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ chiếm tỷ trọng tương đối lớn Ngoài ra, Tam Nông có khá nhiều kênh rạch thuỷ lợi nội đồng do quá trình đào kênh dẫn nước rửa phèn để phục vụ sản xuất nông nghiệp Nhìn chung, giao thông đường thủy thuận lợi do có nhiều kênh rạch, đây cũng là lợi thế của địa phương nếu như được khai thác đúng với tiềm năng

3.2 Th c tr ng quá trình th c thi chính sách phát tri n ngành hàng lúa g o t i huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và k t quả t ư c

Như đã phân tích ở trên, Tam Nông là huyện vùng sâu, diện tích sản xuất nông nghiệp hằng năm khoảng 71.000 ha, chủ yếu là cây lúa, đây là nguồn lương thực cũng như thu nhập chính cho khoảng 85% người dân Trước yêu cầu sản xuất theo định hướng thị trường, huyện Tam Nông nhận thấy phải tổ chức lại sản xuất hướng đến mục tiêu chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống với quá nhiều hạn rủi

ro, bất lợi do biến đổi khí hậu sang nền nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, thực hiện theo chuỗi giá trị gắn với liên kết và tiêu thụ là một định hướng xuyên suốt trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp Huyện nhà

Trang 39

Bám sát Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ Huyện đối với l nh vực nông nghiệp - nông thôn, huyện Tam Nông xác định tiềm năng, lợi thế của địa phương

là nông nghiệp mà cây lúa tiếp tục đóng vai trò chủ lực, từ đó đã lãnh đạo, chỉ đạo từng bước thay đổi nhận thức của nông dân trong nền kinh tế thị trường, tập trung đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế hợp tác, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, giúp gia tăng lợi nhuận cho nông dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương

Tam Nông được Tỉnh chọn triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với ngành hàng lúa gạo”; từ năm 2014 đã triển khai thực hiện Đề án cánh đồng liên

kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo với diện tích 5.489 ha ở 12 HTX nông nghiệp

và được các doanh nghiệp như: Công ty Lương thực Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn, Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty TNHH MTV Kinh doanh và xay sát lúa gạo Cẩm Nguyên, Công ty TNHH Lương thực Tân Hồng tham gia cung ứng vật tư đầu vào và Doanh nghiệp liên kết tiêu thụ đầu ra sản phẩm Trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện Đề án, nhìn chung các doanh nghiệp đều có tâm huyết trong việc liên kết và được người dân đồng tình hưởng ứng, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nông dân tiếp cận và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp thực hiện tốt việc liên kết đầu vào, đầu ra

Những năm đầu khi triển khai thực hiện Đề án (2014), để hình thành vùng nguyên liệu lớn, thu hút doanh nghiệp liên kết đầu tư, tiêu thụ góp phần thực hiện mục tiêu quy hoạch vùng chuyên canh, cải thiện cơ cấu giống, tổ chức luân canh với hoa màu và thủy sản, tăng quy mô sản xuất, áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật thân thiện môi trường, chủ động điều tiết cung, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết kinh doanh giữa nông dân và doanh nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường chế biến tinh, chế biến sâu các sản phẩm từ lúa gạo, chế biến phụ phẩm, cải thiện công tác vận tải và hậu cần hỗ trợ tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu của lúa gạo Đồng Tháp; đồng thời định hướng cho người dân quen dần theo phương pháp sản xuất tập thể, Huyện đã chủ động tổ chức lại sản xuất, tiếp tục phát triển

Trang 40

thành cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, theo đó vụ Đông Xuân 2014

- 2015 tiếp tục mở rộng cánh đồng với diện tích 1.181,4 ha ở 07 HTX nông nghiệp, nâng tổng số diện tích trên địa bàn huyện là 14.285 ha (chiếm 47,2 % diện tích sản xuất); đồng thời được các Doanh nghiệp ký kết hợp đồng ngay từ đầu vụ với diện tích 1.378 ha/10.852 tấn, với giá cao hơn thương lái bên ngoài từ 100 - 150 đồng/kg (lúa tươi)

Từ hiệu quả mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã giải quyết được phần nào khó khăn cho nông dân, từng bước sắp xếp lại quy trình sản xuất tại địa phương, góp phần gia tăng thu nhập cho nông hộ trồng lúa

Qua các năm triển khai thực hiện, đến năm 2018 diện tích cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ đạt trên 44.155 ha (Vụ đông Xuân 2017 - 2018 là 18.164 ha, vụ

Hè Thu là 18.184 ha, vụ Thu Đông là 7.807 ha, giá thành sản xuất khoảng 2.719 đồng/kg (thấp hơn 485 đồng/kg so với sản xuất truyền thống), lợi nhuận đạt 18.785.000 đồng/ha (cao hơn 1.472.500 đồng/ha so với sản xuất truyền thống), có

14 doanh nghiệp hợp đồng thu mua lúa hàng hoá với diện tích trên 3.610 ha/22.030 tấn, tăng 2.294 ha và 13.378 tấn so với cùng kỳ năm trước (Vụ Đông Xuân 1.473 ha/9.981 tấn, vụ Hè Thu 1.602/9.106 tấn, vụ Thu Đông là 535 ha/2.943 tấn) (Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Tái cơ cấu nông nghiệp huyện Tam Nông - 2018)

Hiệu quả của việc thực hiện cánh đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản: Theo điều tra sơ bộ nông dân khi tham gia thực hiện mô hình cánh đồng liên kết đã áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: quy trình “3 giảm - 3 tăng”; “1 phải - 5 giảm”; sử dụng phân bón vùi, phân bón thông minh (1 lần cho cả vụ); Tham gia chuỗi liên kết sản xuất đầu vào -đầu ra như mua giá thấp, bán giá cao so với người không tham gia; Được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hiện đại, có chính sách hỗ trợ vay vốn, tích tụ ruộng đất, v.v Tất cả những quy trình trên đã góp phần làm cho giá thành sản xuất lúa, tăng lợi nhuận của nông dân Như vậy, với diện tích 44.155 ha thực hiện cánh đồng liên kết và việc áp dụng các quy trình làm tăng thêm lợi nhuận từ giảm giá

Ngày đăng: 01/09/2020, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w