1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hướng dẫn thi công và biện pháp thi công Hệ thống bể nước tuần hoàn

48 107 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 503 KB

Nội dung

Yêu cầu tiêu chuẩn vật tư - vật liệu xây dựng.Vật tư, vật liệu đưa vào xây dựng công trình phải bảo đảm tiêu chuẩn Việt Nam,đúng chủng loại, chất lượng, số lượng, mẫu mã, nguồn gốc xuất

Trang 1

THUYếT MINH BIệN PHáP Tổ CHứC Và GIảI PHáP Kỹ THUậT THI CÔNGcác nội dung của thuyết minh

phần i :giới thiệu chung về công trình

i đặc điểm công trình

ii khối lợng thực hiện

phần II: biện pháp tổ chức thi công

i các căn cứ tổ chức thi công công trình

ii công tác tổ chức thi công công trình

phần iii: biện pháp kỹ thuật thi công

1 Biện pháp thi công đào đất, lấp đất hố móng

2 Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác cốt thép

3 Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác lắp dựng, tháo dỡ cốp pha

4 Biện pháp thi công bêtông

5 Biện pháp thi công công tác xây

6 Biện pháp thi công phần hoàn thiện

7 Biện pháp thi công lắp đặt điện, nớc

phần iv: biện pháp bảo đảm kỹ thuật thi công

1 Tổ chức quản lý chất lợng công trình

2 Tổ chức công tác nghiệm thu

3 Kế hoạch và tiến độ thi công

phần v : công tác an toàn lao động - phòng chống cháy nổ

và phòng chống lụt bảo

1 Biện pháp an toàn lao động

2 Biện pháp phòng chống cháy nổ

3 Biện pháp phòng chống bão lụt

phần vi : công tác vệ sinh môi trờng và an ninh trật tự

I ĐẶC ĐIỂM CễNG TRèNH

1 Tờn cụng trỡnh :Nhà máy kính nổi Chu Lai công suất 700 tấn SP/ngày

Hạng mục : Hệ thống nước tuần hoàn

2 Tờn chủ đầu tư : Cụng ty CP kớnh nổi Chu Lai - TKV.

Trang 2

3 Địa điểm xây dựng: Tam Hiệp - Núi Thành - Quảng Nam.

4 Quy mô xây dựng, giải pháp kỹ thuật công trình

Hệ thống nước tuần hoàn bao gồm

4.1 Bể nước tuần hoàn V=2400m 3

Dạng hình chữ nhật, Chiều dài =60 m, chiều rộng = 11m, chiều cao bể 4,75 m trong

đó phần nổi trên mặt đất là 1m, phần chìm trong đất là 3,95m

Mặt trên của nắp bể có lỗ thông hơi và cửa thăm lên xuống để làm vệ sinh trong bể.Kết cấu của bể cấu tạo như sau :

* Đáy bể : bằng BTCT mác 300 dày 450 mm gồm các lớp từ trên xuống:

+ Bê tông mịn mác 250 dày 30mm, dốc 3% về hướng rảnh thu nước+ Bê tông cốt thép đáy bể

+ Bê tông cốt thép nắp bể dày 150 mm

4.2 Trạm tái chế nước

a Giải pháp mặt bằng :

Gồm có 1 gian dành cho phòng thiết bị:

+ Chiều dài :18m, chiều rộng: 6,9m, diện tích: 124,2m2+ Chiều cao: 4,6m

Một gian dành cho phòng điều khiển:

+ Chiều dài :9m, chiều rộng: 6,9m, diện tích: 62.1m2+ Chiều cao: 4,6m

Trang 3

Một gian dành cho trạm nước:

+ Chiều dài :33m, chiều rộng: 6,9m, diện tích: 227,7m2+ Chiều cao: 4,6m

b Kết cấu công trình

+ Móng bằng BTCT

+ Dầm giằng móng bằng BTCT+ Tường xây gạch ống 9x9x19 dày 220 mm+ Mái BTCT đổ tại chổ, bên trên lợp mái tôn múi chiều dài bất kỳ

II KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN

- Căn cứ vào khối lượng trong Hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư

- Căn cứ vào Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công

-PHẦN II BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

I CÁC CĂN CỨ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH

1 Các căn cứ

- Hiện trường khu đất xây dựng, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, địa hình, địa chất thủy văn, đặc điểm cũng như các điều kiện an ninh an toàn xã hội của khu vực

- Quy mô và phạm vi của gói thầu

2 Các tiêu chuẩn - quy phạm thi công

Trong quá trình thi công, ngoài các chỉ dẫn kỹ thuật trong điều kiện hợp đồng và yêucầu về chất lượng kỹ thuật thi công Nhà thầu sẽ đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn cóliên quan được kê dưới đây:

1.TCVN 5637 1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng - Nguyên tắc

cơ bản

2.TCVN 5951 1995 Hướng dẫn xây dựng Sổ tay chất lượng

3.TCVN 4085 1985 Kết cấu gạch đá Quy phạm thi công và nghiệm thu

4.TCVN 4459 1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng

5.TCVN 4087 1985 Sử dụng máy xây dựng Yêu cầu chung

6.TCVN 4091 1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng

7.TCVN 4447 1987 Công tác đất-Quy phạm thi công và nghiệm thu

Trang 4

8.TCVN 4452 1987 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép lắp ghép Quy phạm thi công

13.TCXD 79 1980 Thi công và nghiệm thu công tác nền móng

14.TCVN 5841 1991 Bể chứa nước bằng BTCT - qui phạm thi công và nghiệm thu15.TCVN 5674 1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu 16.TCVN 5718 1993 Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng Yêu cầu kỹ thuậtchống thấm nước

17.TCXD 170 1989 Kết cấu thép, gia công, lắp đặt và nghiệm thu- Yêu cầu kĩ thuật18.TCVN 5640 1991 Bàn giao công trình xây dựng Nguyên tắc cơ bản

19.TCXD 159 1986 Trát đá trang trí Thi công và nghiệm thu

20.TCVN 567 1992 Công tác sơn, trần - qui phạm thi công và nghiệm thu

21.TCVN 5641 1991 Bể chứa bằng bê tông cốt thép Quy phạm thi công và nghiệmthu

22.TCVN 4519 1988 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình Quyphạm nghiệm thu và thi công

23.TCVN 5576 1991 Hệ thống cấp thoát nước.Quy phạm quản lý kỹ thuật

24.TCVN 5639 1991 Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong Nguyên tắc cơ bản

25.Các yêu cầu kỹ thuật được qui định trong hồ sơ thiét kế kèm theo và các quy định

kỹ thuật hiện hành khác có liên quan

26.Các phương pháp thử và phương pháp lấy mẫu thử áp dụng theo tuyển tập xây dựngViệt Nam ( tập X và XI)

27.TCVN 2287 1978 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động Quy định cơ bản

28.TCVN 2291 1978 Phương tiện bảo vệ người lao động Phân loại

29.TCVN 4086 1985 An toàn điện trong xây dựng Yêu cầu chung

30.TCVN 4244 1986 Quy phạm an toàn thiết bị nâng

31.TCVN 5308 1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

32.TCVN 3255 1986 An toàn nổ Yêu cầu chung

33.TCVN 3254 1989 An toàn cháy Yêu cầu chung

II CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH

1 Công tác nhận mặt bằng thi công

Sau khi nhận bàn giao mặt bằng nhà thầu sẽ nhanh chóng triển khai công việc dọn dẹp,chuẩn bị mặt bằng để triển khai thi công ngay

Chủ đầu tư cùng tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế bàn giao mặt bằng thi công và cáccọc mốc, điểm, trục định vị công trình cho nhà thầu Trên cơ sở mốc chuẩn của chủ đầu tưbàn giao, nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng mạng lưới định vị chuẩn cho công trình, bảo quảntrong suốt quá trình thi công,

Trang 5

Trước khi tiến hành thi công công trình, nhà thầu tiến hành định vị công trình ra thựcđịa theo bản vẽ thiết kế Hệ thống kích thước tim của lưới cột được xác định bằng máykinh vĩ, hệ thống này được bắn gửi lên các vật cố định hoặc làm cọc mốc bêtông đặt cáchtrục biên của công trình đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình thi công.

Cao độ chuẩn của công trình được xác định trên cơ sở cao độ chuẩn được bàn giao từchủ đầu tư Nhà thầu sử dụng máy thuỷ bình để xác định và cao độ chuẩn của công trìnhđược bắn gửi vào các vật cố định bên ngoài công trình sau đó bắn chuyển vào công trình

2 Tổ chức công trường, tổng mặt bằng thi công

Sau khi nhận mặt bằng thi công, nhà thầu tiến hành tổ chức các biện pháp tạo ranh giớikhu vực thi công nhắm đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên, dân cư đang làm việc

và sinh sống tại khu vực này Công tác an toàn, an ninh công trường được thiết lập bằng hệthống hàng rào tạm chắc chắn, có biển báo hiệu, đèn bảo vệ đầy đủ ánh sáng vào buổi tối,ban đêm

Căn cứ vào mặt bằng thi công thực tế tại hiện trường, nhà thầu bố trí mặt bằng tổ chứcthi công: xây dựng các kho tàng, lán trại, hệ thống cấp thoát nước công trường, điện thicông, đường giao thông nội bộ, xưởng gia công cốt thép, thiết bị giàn giáo vật tư đáp ứngcho thi công

Nhà thầu chủ động làm việc với ngành giao thông công chính và công an địa phương đểxin phép cho các loại xe máy, thiết bị hoạt động trên đường phố, ra vào công trình

a Nguồn điện :

Nhà thầu sẽ liên hệ với Chủ đầu tư và cơ quan quản lý điện khu vực để lắp đặt các thiết

bị điện phục vụ thi công theo yêu cầu của điện lực tại điện phương về sử dụng điện

Tại điểm đấu điện có công tơ chia ra làm 02 tuyến :

+ Tuyến 1: phục vụ điện động lực cho các máy hàn, máy trộn bêtông, máy trộn vữa vàcác thiết bị khác phục vụ thi công

+ Tuyến 2: Phục vụ công tác bảo vệ và sinh hoạt tại công trường

Toàn bộ hệ thống dây dẫn điện đều đi trên các cột gỗ cao 3m dọc theo hàng rào côngtrường và phân nhánh đến từng phụ tải Trong trường hợp phải đi ngầm để bảo đảm antoàn thì sử dụng hệ thống dây cáp ngầm bọc PVC đủ công suất

Để đề phòng tình huống sự cố mất điện, nhà thầu bố trí 01 máy phát điện tự hành cócông suất 15KW đảm bảo liên tục có điện phục vụ thi công và bảo vệ công trình

b Nguồn nước :

Liên hệ với chủ đầu tư và ngành nước để mua nước, lắp đồng hồ để thanh toán nướcphục vụ sinh hoạt và thi công công trình Ngoài ra, có thể dùng nước giếng khoan để thicông khi xét nghiệm nước đạt tiêu chuẩn cho phép để sử dụng cho thi công và sinh hoạt.Xây bể chứa nước tạm để chứa nước chủ động cho thi công công trình

Trang 6

c Thoỏt nước thi cụng:

Trong quỏ trỡnh tổ chức thi cụng, nước sinh hoạt, nước mưa và nước dư trong quỏ trỡnhthi cụng (nước ngõm chống thấm sàn, nước rửa cốt liệu) được thu về hố ga và thoỏt vàomạng thoỏt nước của khu vực qua hệ thống rónh tạm Toàn bộ rỏc thải trong sinh hoạt vàthi cụng được thu gom vận chuyển đi đổ đỳng nơi quy định để đảm bảo vệ sinh chung và

mỹ quan khu vực cụng trường

3 Tổ chức nhõn lực thi cụng

Ngay sau khi tiến hành ký kết hợp đồng và bàn giao mặt bằng, nhà thấu sẽ huy độngngay lực lượng thi cụng, thành lập ban chỉ đạo tại cụng ty và ban điều hành thi cụng tạicụng trường, bố trớ cỏn bộ kỹ thuật, kinh tế vật tư, an toàn viờn, điều động cỏc tổ cụng nhõntheo tiến độ yờu cầu cụng việc

a Sơ đồ tổ chức quản lý hiện trường thi cụng cụng trỡnh:

Sơ đồ bố trí ban chỉ huy công trờng

Quan hệ chỉ đạo công việc

b Ban điều hành cụng trường:

Cụng ty giao nhiệm vụ thi cụng trực tiếp thi cụng cụng trỡnh cho Ban chỉ huy cụngtrường thực hiện

Bộ mỏy quản lý thi cụng làm việc thường xuyờn trực tiếp tại cụng trường gồm:

1 Nguyễn Văn Phỳc Chỉ huy trưởng KS Thủy Lợi 10 năm

2 Hoàng Văn Vĩnh Chỉ huy phú KS Kinh Tế 15 năm

3 Nguyễn Bỡnh Kỹ thuật trưởng KS.XD DD&CN 05 năm

4 Trần Văn Cương CB Kỹ thuật KS.XD DD&CN 03 năm

5 Trần Văn Độ CB Kỹ thuật KS Điện 03 năm

Cán bộ vật t

Trang 7

6 Trịnh Văn Dũng CB Vật tư Trung cấp 03 năm

7 Nguyễn Tường Xuân Thủ kho Trung cấp 03 năm

- Chỉ huy trưởng công trường (Kỹ sư Thủy Lợi): Đã có trên 10 năm kinh nghiệm thi côngxây dựng cơ bản và đã chỉ huy trưởng các công trình cùng loại, cùng cấp, đã có chứng chỉgiám sát chất lượng công trình xây dựng

- Cán bộ phụ trách kỹ thuật : là kỹ sư xây dựng DD &CNcó trên 05 năm kinhnghiệm thi công công trình cơ bản

- Cán bộ kỹ thuật thi công :

+ 01 Kỹ sư xây dựng DD&CN : kinh nghiệm thi công trên 03 năm

+ 01 Trung cấp xây dựng DD&CN : kinh nghiệm thi công trên 05 năm

+ 01 Kỹ sư điện kỹ thuật: kinh nghiệm thi công trên 03 năm

Ngoài ra còn có:

+ Kế toán - thống kê: 01 người

+ Nhân viên vật tư: 01 người

+ Nhân viên bảo vệ và thủ kho công trình: 02 người

c Lực lượng công nhân trực tiếp :

Được điều động bố trí phù hợp theo tiến độ thi công Bố trí các tổ thợ tham gia xâydựng công trình như sau:

- Tổ thợ nề và hoàn thiện: 1 tổ = 20 người

- Tổ thợ cốt thép: 1 tổ = 10 người

- Tổ thi công điện, nước: 1 tổ = 15 người

- Số thợ bình quân trên công trường: 30 người/ ngày

- Số thợ cao nhất trong công trình: 60 người/ngày

Khi đổ bê tông dầm, sàn toàn khối có khối lượng lớn, Nhà thầu chúng tôi huy độngthêm lực lượng nhân công tại địa phương để thi công

- Thời gian làm việc: 8 giờ/1 ca

- Ngày làm việc: 1 ca Riêng đổ bê tông dầm, sàn toàn khối có khối lượng lớn, Nhàthầu sẽ bố trí chia nhiều ca, kíp để thay nhau đổ bê tông đến khi hoàn thành mới thôi

Đây là lực lượng thợ chủ yếu của Công ty, được đào tạo cơ bản và có tay nghề cao

để thi công công trình đảm bảo đạt chất lượng kỹ, mỹ thuật và tiến độ tốt

d Quản lý nhân lực:

Trang 8

Nhõn lực để thi cụng được bố trớ ở một khu vực trong cụng trường, là lực lượngcụng nhõn xõy dựng của Cụng ty, được đào tạo qua trường dạy nghề, trực tiếp thi cụng cỏccụng tỏc nề, điện, nước, cơ khớ, hoàn thiện Cụng ty cam kết điều phối đủ nhõn lực đảmbảo thi cụng cỏc hạng mục cụng việc theo đỳng tiến độ đó lập

Thực hiện cụng tỏc đăng ký tạm trỳ tạm vắng với chớnh quyền địa phương sở tại cho

số cỏn bộ, cụng nhõn thi cụng, nhõn viờn bảo vệ ở lại cụng trường

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xó hội trờn địa bàn đúng quõn

Lập nội quy cụng trường và nội quy an toàn lao động, tổ chức cho cụng nhõn họctập và thực hiện nghiờm tỳc những Quy định của Chủ đầu tư yờu cầu

4 Thiết bị mỏy múc phục vụ thi cụng

trọng

01 Máy trộn bê tông 350L Cái 02 T Quốc 350L

07 Máy đào bánh xích Komatsu 0,65m3 Cái 02 Nhật 0,7m3

16 Tole cốp pha định hình M2 3.000 Hàn Quốc

18 Cây thép chống AD Cây 3000 T.Tiên

Trang 9

TT Tªn thiÕt bÞ §VT Sè l- îng Níc sx suÊt, t¶i C«ng

a Tổ chức cung ứng vật tư đáp ứng các yêu cầu sau:

Việc cung ứng vật tư cho công trình do Công ty chủ động theo yêu cầu tiến độ từnghạng mục công việc của công trình Bao gồm:

- Các loại vật liệu xi măng, sắt thép, gạch, sơn ,điện, nước các loại: Hợp đồng quaĐại lý và Nhà sản xuất có Chi nhánh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam vàcác vùng phụ cận

- Đá xây dựng được cung ứng tại mỏ đá trên địa bàn địa phương sản xuất đảm bảotiêu chuẩn chất lượng và vận chuyển tới chân công trình

- Nguồn cung cấp vật liệu tại địa phương thực hiện đúng theo quy định của chuyênngành quản lý xây dựng

- Vật tư đưa vào sử dụng đúng chủng loại, kích thước chất lượng sản phẩm theo yêucầu hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư, đáp ứng với tiêu chuẩn kỹ thuật và quyphạm hiện hành

- Tổ chức cung ứng bảo đảm khối lượng các loại vật tư đến chân công trình chủ yếudùng phương tiện vận tải xe của Công ty Tất cả các loại xe chở vật liệu phải được che phủbằng bạt kín tránh gây ô nhiễm môi trường và phải xin giấy phép khi xe vào đường cấm

b Biện pháp tổ chức cung ứng vật tư:

- Tính toán khối lượng chủng loại vật tư và lập kế hoạch cho từng giai đoạn thi công

phù hợp theo tiến độ công trình (Chú ý đến các loại vật tư dự trữ hợp lý không bị ảnh

hưởng do thời tiết như: gạch, cát, …).

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư bằng cách lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ

lý và kích thước hình học và được Chủ đầu tư đồng ý trước khi cung ứng

- Toàn bộ vật tư đưa vào công trình được nhập kho đều có nhãn mác, xuất xứ củanhà sản xuất và xuất thi công theo tiến độ

- Lập phương án bảo quản vật tư khi vận chuyển vào kho công trình nhất là xi măng

và sắt thép, gỗ, các thiết bị điện, nước

- Thực hiện nghiêm túc thời gian vật tư lưu kho theo đúng quy định

Trang 10

c Yêu cầu tiêu chuẩn vật tư - vật liệu xây dựng.

Vật tư, vật liệu đưa vào xây dựng công trình phải bảo đảm tiêu chuẩn Việt Nam,đúng chủng loại, chất lượng, số lượng, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ đã ghi trong Hồ sơ thiết

kế và Hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư yêu cầu; đều có nhãn mác của nhà sản xuất và nhàcung ứng được trình báo cho Chủ đầu tư biết để kiểm tra và lấy mẫu thí nghiệm tại hiệntrường để xác định chất lượng trước khi đưa vào thi công công trình

d Kế hoạch và biện pháp cung ứng vật tư:

- Thành lập bộ phận cung ứng vật tư phục vụ cho công trình

- Lập tiến độ cung ứng các loại vật tư, vật liệu chính

Căn cứ vào tiến độ thực hiện các công tác xây lắp để có dự trù khối lượng vật tư cầnthiết trong thời gian 4 ngày, với các loại vật liệu như thép, gạch, đá cát được cung ứng vềsớm hơn và có dự trữ đề phòng xảy ra hiện tượng "sốt" khan hiếm

- Chúng tôi giải quyết vấn đề sử dụng tối đa những vật liệu sẵn có của địa phương,nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về quy cách, chất lượng vật liệu theo quy phạm thiết kếyêu cầu và chủ đầu tư đồng ý

- Công tác cung ứng vật tư là khâu then chốt quyết định đến chất lượng, tiến độ thicông công trình, chúng tôi lên biểu đồ cung ứng vật tư:

+ Biểu đồ tin cậy của nguồn vật tư

+ Biểu đồ hệ số an toàn về cung ứng vật tư

+ Biểu đồ nhu cầu vật tư

+ Từ đó xác định hệ số an toàn cung cấp vật tư theo từng thời điểm, tiến độ thi công

để tránh trục trặc cung cấp vật tư do các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công

-PHẦN III BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

- Căn cứ vào đặc điểm công trình, khối lượng chi tiết trong Hồ sơ mời thầu

- Căn cứ vào tiến độ yêu cầu của Chủ đầu tư Nhà thầu chúng tôi chọn giải pháp thicông chính xây dựng công trình như sau:

1 Đối với toàn bộ công trình, tiến hành thi công tuần tự các các hạng mục vànghiệm thu các công việc, hạng mục thi công theo giai đoạn kỹ thuật

2 Đối với các hạng mục được bố trí song song thi công xen kẽ, nhưng không ảnh

hưởng đến quy trình quy phạm kỹ thuật và chất lượng công việc

Trang 11

3 Phân chia quá trình thi công thành các giai đoạn như: thi công phần móng, bể

nước, phần thân , phần hoàn thiện

4 Trong quá trình thi công từng công việc, phân chia theo từng khu vực thi côngcho phù hợp với thực tế công trường, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, sử dụng được tối đalực lượng thi công và khả năng luân chuyển coppha cây chống, các thiết bị Giảm tối đacác khoảng thời gian gián đoạn trên công trường, nhằm đảm bảo tiến độ thi công, chất

lượng công việc và hiệu quả kinh tế (Có bản vẽ biện pháp tổ chức và tiến độ thi công)

5 Tổ chức công tác thi công xây lắp chính kết hợp với một số công tác khác như:Gia công cửa các loại, trang trí nội thất; thoát nước, để đảm bảo thời gian thi công phù hợpvới các yêu cầu kỹ thuật

6 Dùng coppha thép, tấm thép, cây chống thép, giàn giáo khung Tiệp, coppha gỗvới nhiều mô đun khác nhau tiện dụng trong lắp dựng và tháo dỡ Giàn giáo và cây chống

sử dụng bằng gỗ và thép định hình để đảm bảo tiến độ và hiệu quả kinh tế

Hệ thống giàn giáo và cây chống sắt kết hợp coppha cây chống gỗ cho từng loại kếtcấu công việc Trên cơ sở thi công xong từng giai đoạn dầm, sàn BTCT của tầng 1, sautháo dỡ coppha, kết hợp chuyển giàn giáo phục vụ công tác hoàn thiện

7 Nguyên tắc tổ chức thi công:

- Tập trung thi công nhanh các khối lượng phần thô Hạng mục: Móng, bể nướckhung bê tông cốt thép dầm sàn , lợp mái

- Công tác hoàn thiện từ trên xuống và từ ngoài nhà vào trong Kết hợp tháo cốppha bể nước, sàn để hoàn thiện công tác trát tường, trần bê tông Tranh thủ thời gian mùakhô để tập trung hoàn thiện khối lượng các công tác thi công ngoài trời

- Chủ động tính toán tập kết vật tư, vật liệu đảm bảo chất lượng, khối lượng thicông

- Nghiệm thu từng loại cấu kiện sản phẩm đơn chiếc mẫu, sau đó mới gia công lắpdựng theo tiến độ đã định

- Tuân thủ công tác nghiệm thu từng hạng mục công việc, từng giai đoạn với Chủđầu tư và Tư vấn Giám sát theo Quy định nghiệm thu hiện hành

8 Phương tiện thiết bị vận chuyển vật liệu:

- Tời điện loại công suất 3KW và ròng rọc dây thừng kết hợp

- Vận chuyển ngang: Sử dụng xe rùa, xe cải tiến, xô

Việc bố trí các máy móc thiết bị thi công phù hợp với Biện pháp thi công từng phầncông việc

1 Biện pháp thi công đào đất, lấp đất hố móng

1.1.Công tác đào đất hố móng:

Trang 12

Do khối lượng đào đất lớn, nền nhà thầu chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợpvới sửa bằng thủ công Đất đào 1 phần được vận chuyển ra khỏi công trường đổ về bãi thải,một phần để lại xung quanh hố móng và các khu đất chưa khởi công để sau này lấp đất hốmóng, tôn nền.

Máy đào sẽ đào đến cách cao độ thiết kế của hố móng khoảng 20 cm thì dừng lại vàcho đào thủ công sửa đến cao độ thiết kế

Móng được đào theo độ vát thiết kế để tránh sạt lở

Trong quá trình thi công luôn có bộ phận trắc đạc theo dõi để kiểm tra cao độ hốmóng

Để việc tiến hành thi công đào đất được thuận lợi, Nhà thầu sẽ cho làm các rãnh thunước dẫn về hố ga thu nước, bố trí bơm nước có công suất lớn để bơm nước ngầm và nướcmưa, đảm bảo hố móng luôn khô ráo, dùng ống bơm dẫn nước ra ngoài hố ga nước thảichung của khu vực

Hố móng đào xong được kiểm tra kỹ càng về định vị tim, cốt, địa chất của đất Nếuphát hiện đất có sự thay đổi về địa chất sẽ báo cáo với bên A, tư vấn giám sát và thiết kế có

ý kiến xử lý Nghiệm thu nền đất xong mới tiến hành công tác tiếp theo

* Sự cố thường gặp khi đào đất và biện pháp xử lý :

- Đang đào đất, gặp trời mưa làm cho đất bị sụt lở xuống đáy móng Khi tạnh mưanhanh chóng lấy hết chỗ đất sập xuống, lúc vét đất sập lở sẽ tiến hành chữa lại 15cm đáy

hố đào so với cốt thiết kế Khi bóc bỏ lớp đất chữa lại này (bằng thủ công) đến đâu tiếnhành làm lớp lót móng bằng bê tông đá 4x6 ngay kịp thời

- Có biện pháp tiêu nước bề mặt để khi gặp mưa nước không chảy từ mặt xuống đáy

hố đào Làm rãnh ở mép hố đào, quanh hố móng để tránh nước chảy xuống hố đào

1.2.Công tác lấp đất hố móng:

Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi bê tông đài móng và giằng móng

đã được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công Thi công lấp đất hố móng bằngmáy kết hợp với thủ công Đất được lấp theo từng đợt, lóng nước và đầm chặt bằng máyđầm cóc Mikasa đến độ chặt thiết kế

Đất lấp móng và cát tôn nền được chia thành từng lớp dày từ 20-25cm, đầm chặtbằng máy đầm cóc đến độ chặt , kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh

Công tác lấp đất hố móng nhà thầu đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Đất không lẫn tạp chất, vật rắn làm ảnh hưởng đến công tác đầm

+ Vệ sinh hố lấp, vứt bỏ gỗ vụn, sắt vụn Không làm ảnh hưởng đến các kết cấu đãthi công và thép chờ thi công dầm giằng, trụ

+ Kiểm tra độ đầm chặt của từng lớp đất, nếu không đạt yêu cầu thì phải làm lại

Trang 13

+ Nếu trong điều kiện thời tiết có mưa lớn ảnh hưởng tới lớp đất đầm đã đạt yêu cầuthì làm lại và lớp đất đó phải được kiểm tra lại.

+ Đất lấp phải đạt cao độ thiết kế

+ Thường xuyên có đủ lượng nước để đảm bảo các lớp cát đắp được chặt đều

+ Lấp, đầm xong đất tiến hành nghiệm thu và lập hồ sơ hoàn công

2 Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác cốt thép

2.1.Yêu cầu kỹ thuật:

a Vật liệu:

Cốt thép trong bê tông được sử dụng là cốt thép Liên doanh sản xuất tại Việt Nam,

có trên thị trường thành phố và vùng phụ cận

- Cốt thép được áp dụng và đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-85

"Thép cốt bê tông cán nóng" và TCVN 4453-95 "Kết cấu bêtông cốt thép toàn khối Quyphạm thi công và nghiệm thu"

- Thép khi đưa vào sử dụng thi công, phải có chứng chỉ của nhà sản xuất và phảiđược kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý, có giấy xác nhận chất lượng của cơ quan hành nghề kiểmnghiệm vật liệu xây dựng

- Cốt thép trước khi gia công phải bảo đảm bề mặt sạch không được dính bùn đấtdầu mỡ, sơn hay rỉ sắt, thành vẩy Thép được kéo thẳng, độ cong vênh không được vượtquá sai số cho phép theo quy phạm TCVN 4453-95

- Các loại thép phải được đánh giá đúng chất lượng, đúng chủng loại, đủ số lượng,kích thước gia công lắp đặt vào đúng cấu kiện theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế Trong quátrình thi công nếu thị trường không đủ chủng loại cốt thép đã cung ứng, cần phải thay đổichủng loại thép Liên doanh để đảm bảo tiến độ thi công, thì phải báo cho Tư vấn giám sát

và Chủ đầu tư, khi được sự chấp thuận đồng ý chuyển đổi bằng văn bản mới cung ứng chothi công tiếp theo

b Bảo quản cốt thép

- Cốt thép được bảo quản riêng theo từng nhóm và có biện pháp chống ăn mòn,chống han rỉ , cốt thép đảm bảo sạch, không dính bùn, dầu mỡ, sơn dính bám vào, không

có vẩy sắt và lớp gỉ, không sứt sẹo

- Cốt thép được cất giữ trong nhà kho và xếp thành đống phân biệt theo số hiệu,đường kính, chiều dài và mã hiệu để tiện việc sử dụng Không xếp lẫn lộn giữa cốt thép rỉ

và chưa rỉ Khi xếp cốt thép ở bãi ngoài hiện trường thì kê 1 đầu cao, 1 đầu thấp trên nềncứng không có cỏ mọc Thép kê cao hơn nền ít nhất 50 cm, không xếp cao quá 1,2 m vàrộng quá 2m, có bạt che phủ kín

c Gia công cốt thép

Trang 14

- Cốt thép bị bẹp, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, làm sạch bề mặt hoặc donguyên nhân khác gây nên không quá giới hạn cho phép là 5% đường kính.

- Dùng máy cắt thép theo phương pháp cơ học, phù hợp với hình dạng và qui cáchthiết kế Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được kiểm tra theo từng lô và với sai số cho phépđối với thép đã gia công không vượt quá chỉ số qui định trong qui phạm Mỗi lô gồm 100thanh thép cùng loại đã cắt uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra

- Cốt thép được uốn nguội và dung sai uốn đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN

4453-95 Khi uốn cốt thép sẽ tuân theo chỉ dẫn sau:

+ Chỗ bắt đầu uốn cong sẽ được hình thành một đoạn cong phẳng đều, bán kínhcong bằng 15 lần đường kính cốt thép, góc độ và vị trí chỗ uốn cong đảm bảo phù hợp vớiqui định của thiết kế

+ Móc cong ở hai đầu cốt thép đều hướng vào phía trong kết cấu Nếu đường kínhcủa cốt thép đai từ 6-10 mm thì đoạn thẳng ở đầu móc uốn của cốt đai đảm bảo không nhỏhơn 60 mm Nếu đường kính của cốt thép đai từ 10-12mm thì đoạn thẳng ở đầu móc uốncủa cốt đai đảm bảo không nhỏ hơn 80 mm

+ Cốt thép đều được uốn nguội, tuyệt đối không uốn nóng

+ Cốt thép sau khi được uốn cong đảm bảo không vượt quá các trị số quy định sau:

1 Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực trong kết cấu:

3 Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn:

b – Khi chiều dài lớn hơn 10 m  (d+0,2d)

4 Sai lệch về góc uốn cốt thép

0

Trang 15

* Nối, hàn cốt thép:

- Cốt thép được đặt trong ván khuôn đúng vị trí thiết kế, được hàn hoặc buộc theođúng tiêu chuẩn TCXD 234-1999 "Nối cốt thép có gờ" Chiều cao đường hàn, chiều dàimối hàn đảm bảo theo thiết kế, đường hàn đặc chắc, đầy, không hàn cháy, hàn xong được

vệ sinh ngay Chiều dài nối theo thiết kế được kỹ sư giám sát hiện trường ghi chép cẩn thận

và được nghiệm thu trước khi đổ bê tông

- Khi nối cốt thép tuyệt đối không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cốt thépchịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có gờ

- Khi kiểm tra hình dạng mặt ngoài mối nối hàn bằng mắt thường đảm bảo các yêucầu sau: Mặt nhẵn và đều, không phồng bọt, không đóng cục, không cháy, không đứtquãng, không bị giảm tiết diện cục bộ Dọc chiều dài mối hàn kim loại đông đặc, không cókhe nứt, tại mặt nối tiếp không có khe hở, đường tim của hai cốt thép trùng nhau Cốt théphàn xong lấy búa gõ có tiếng kêu giòn

Kiểm tra sai số cho phép của kích thước thép so với thiết kế và sai số cho phép củamối hàn theo các quy định trong bảng sau:

1 Sai số về kích thước chung của khung hàn phẳng và lưới hàn

phẳng, cũng như theo độ dài của các thanh gia công riêng lẻ

a - Khi đường kính cốt thép nhỏ hơn 16 mm

Theo chiều rộng hoặc chiều cao của thành phẩm  5 mm

Trang 16

Khi kích thước của thành phẩm theo chiều rộng hay chiều cao

nhỏ hơn 1 m

 3 mm

b - Khi đường kính cốt thép từ 18 – 40 mm

Theo chiều rộng hoặc chiều cao của thành phẩm  10 mmKhi kích thước của thành phẩm theo chiều rộng hay chiều cao

c - Khi đường kính cốt thép lớn hơn 40 mm

2 Theo chiều rộng hoặc chiều cao của thành phẩm

Sai số về khoảng cách giữa các thanh ngang (thanh nối) của

khung hàn, sai số về kích thước của ô lưới hàn và về khoảng

cách giữa các bộ phận phẳng của khung không gian

 20 mm

 10 mm

3 Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực riêng biệt của các

khung không gian với đường kính thanh là:

4 Sai số theo mặt phẳng của các lưới khung hoặc các khung hàn

khi đường kính của các thanh là:

5 Sai lệch về vị trí chỗ uốn của thanh cốt thép  2 d

7 Sai lệch về vị trí số độ võng thi công các khung cốt thép chịu

* Phương pháp nối buộc.

- Đường kính của thanh nối buộc không vượt quá 25mm

Trang 17

- Trước khi nối, tiến hành lập hồ sơ bố trí mối nối, không đặt mối nối tại những vịtrí chịu lực lớn, chỗ uốn cong.

- Chiều dài các đoạn nối quy định như sau:

TT Loại cốt thép

Chiều dài nối buộc Khu vực chịu kéo Khu vực chịu nén Dầm và

tường

Các kết cấu khác

Cốt thép

có móc

Cốt thép không móc

- Vận chuyển cốt thép đã gia công đến vị trí lắp dựng đảm bảo thành phẩm không

hư hỏng và biến dạng Nếu trong quá trình vận chuyển cốt thép bị biến dạng thì trước khilắp dựng đều được sửa chữa lại

- Cốt thép được kê với ván khuôn bằng viên kê bằng bê tông Vị trí và loại viên bảo

hộ đảm bảo cốt thép không bị ăn mòn và phù hợp với tính chất chịu lực sau này của côngtrình

- Vị trí khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ và kích thước của các bộ phận cốt thép đềuđược thực hiện theo sơ đồ đã vạch sẵn phù hợp với qui định của bản vẽ thiết kế Cốt thép

đã được lắp dựng đảm bảo không biến dạng và xê dịch vị trí trong quá trình thi công.Những cấu kiện sắt thép cố định đặt trước vào bê tông như bu lông, cầu thang… đảm bảolắp đặt đúng vị trí thiết kế quy định, nếu không cần chôn sẵn thì tiến hành đặt ống tre, nứa

để chừa lỗ, tuyệt đối không làm gãy cốt chịu lực khi thi công

- Để đảm bảo khoảng cách giữa cốt thép và ván khuôn, chúng tôi sử dụng nhữngviên bảo hộ bằng bê tông có chiều dày bằng lớp bảo vệ và có dây thép buộc chặt vào cấukiện kê vào giữa ván khuôn và cốt thép, không dùng dầu mẩu cốt thép để kê Giữa hai lớpcốt thép có đặt cữ để giữ khoảng cách giữa chúng theo đúng quy định của thiết kế

- Liên kết từng thanh thép tại vị trí giao nhau được tiến hành bằng phương pháp nốibuộc hoặc hàn

- Sau khi lắp dựng, các sai số không vượt quá trị số quy định trong bảng sau:

Trang 18

TT Các loại sai số phép (mm) Trị số cho

1 Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực riêng biệt

2 Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều

hàng theo chiều cao

a – Trong các dầm, khung và bản có chiều dày lớn hơn 100

b – Trong tường và bản có chiều dày đến 100 mm và lớp bảo

3 Sai số về khoảng cách giữa các cốt đai của khung  10

4 Sai số cục bộ về chiều dày của lớp bảo vệ

b – Trong móng nằm dưới kết cấu và các thiết bị kỹ thuật

d – Trong tường và bản có chiều dày lớn hơn 100 mm  5

5 Sai số về khoảng cách giữa các thanh phân bố trong một hàng

b – Trong các kết cấu bê tông khối lớn  406

7

Sai số về cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều ngang

(không kể các trường hợp khi các đai đặt nghiêng theo quy

phạm)

Sai số về vị trí tim của các thanh đặt ở đầu khung hàn nối tại

hiện trường với các khung khi đường kính của thanh

 10

Trang 19

8 Sai số về vị trí mối hàn của các thanh theo chiều dài của bộ

phận

a - ở các khung và các kết cấu tường móng  20

9 Sai số của vị trí các bộ phận cốt thép của các kết cấu khối lớn

(khung, khối, giàn) so với thiết kế

e Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép

Các sản phẩm gia công được thường xuyên tổ chức kiểm tra, thí nghiệm đảm bảotheo tiêu chuẩn Việt Nam 4453-95 "Kết cấu bêtông cốt thép toàn khối Quy phạm thi công

và nghiệm thu" Khi nhập cốt thép đưa vào sử dụng cho công trình, nhà thầu cùng tư vấngiám sát và chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiệm thu vật liệu để loại các thanh cốt thép khôngđảm bảo quy cách chất lượng Khi đặt xong cốt thép vào ván khuôn và trước khi đổ bê tôngnhà thầu sẽ tổ chức nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng, khi nào nghiệm thu nội bộ côngviệc xong thì nhà thầu mới cùng cùng tư vấn giám sát và chủ đầu tư tiến hành nghiệm thucốt thép, chỉ khi nào toàn bộ cốt thép phù hợp với các điều kiện vệ sinh sạch sẽ, kích thướccác điểm uốn, chất lượng mối nối, vị trí lắp đặt và chiều dài lớp bảo vệ theo đúng thiết kếmới được phép tiến hành đổ bê tông Hồ sơ nghiệm thu cốt thép bao gồm: Chứng chỉ nơisản xuất thép, bản vẽ thiết kế (ghi đủ mọi thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công) kếtquả kiểm tra mẫu thử và chất lượng mối hàn, chất lượng gia công thép, biên bản nghiệmthu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng Tưvấn giám sát và cán bộ kỹ thuật thi công cùng kiểm tra, sau khi được sự đồng ý nghiệm thucủa tư vấn giám sát mới làm công việc tiếp theo

Công tác nghiệm thu cốt thép được lập thành biên bản trong đó ghi số các bản vẽ thicông, các sai số so với thiết kế, đánh giá chất lượng công tác cốt thép và kết luận khả năng

đổ bê tông kèm theo biên bản nghiệm thu cốt thép có những tài liệu sau:

+ Các bản lý lịch cốt thép và que hàn của nhà máy sản xuất hoặc các bản phân tíchcủa phòng thí nghiệm

+ Các biên bản nghiệm thu cốt thép gia công ở xưởng với các kết quả thí nghiệmmối hàn, thí nghiệm cơ học của cốt thép chịu lực theo quy định trong thiết kế

+ Các biên bản thí nghiệm các mối hàn cốt thép tại hiện trường

+ Các bản sao hoặc thống kê các văn bản cho phép thay đổi trong bản vẽ thi công.Căn cứ vào các mốc trắc đạc trên sàn kiểm tra độ chính xác của các thép chờ

Trang 20

Trước khi đổ bê tông sàn tầng dưới, kiểm tra thép chờ cột tầng trên Thép chờ cột,cốt đai được buộc đầy đủ, chắc chắn đảm bảo độ cứng và không bị xê dịch khi đổ bê tông.Cốt dọc ở miệng trên ván khuôn được neo chắc vào ván khuôn để giữ vị trí chính xác trongván khuôn, tránh bị chuyển vị.

2.2 Lắp đặt cốt thép một số kết cấu cụ thể :

a Móng bể :

- Xác định trục, tâm móng, cao độ đặt lưới thép ở đế móng

- Lắp lưới thép đế móng có thể gia công lắp buộc tại hố móng Lưới thép được đặttrên các con kê để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ

b Dựng buộc cốt thép thành bể :

- Kiểm tra vị trí thành bể

- Dựng buộc tại chỗ , bắt đầu từ thép móng, đặt cốt thép đúng vị trí rồi nối bằngbuộc hoặc hàn, lồng cốt đai từ trên xuống và buộc với thép đứng theo thiết kế Chú ý phảiđảm bảo chiều dày lớp bảo vệ

c Cốt thép dầm sàn.

- Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép

- Với các thanh nối thì phải chọn chỗ có mô men uốn nhỏ nhất

- Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí cốt đai vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạmkhít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp

- Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rútdần các thanh gỗ kê ra

3 Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác lắp dựng, tháo dỡ cốp pha

Giải pháp cốp pha, dàn giáo cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình Ngoài racòn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ

3.1 Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha:

Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ ổn định trong quá trình đổ bê tông, độ vững chắc và mứcđộbiến dạng đảm bảo trong phạm vị cho phép, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông

Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bêtông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết

Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khilắp đặt cốt thép

3.2 Lắp đặt cốp pha một số kết cấu cụ thể

Trang 21

a Lắp đặt ván khuôn móng

- Ván khuôn móng bể được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép

- Ghép ván khuôn theo đúng kích thước của móng cụ thể

- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ

b Ván khuôn thành

- Trước tiên phải tiến hành đổ mầm thành bể cao 50mm để tạo dưỡng dựng vánkhuôn Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên nền sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha thành

- Gia công thành từng mảng có kích thước hợp lý

- Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của thành bể

- Dùng gông(bằng thép hoặc gỗ cố định),khoảng cách các gông khoảng 50 cm

- Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân ván khuôn thành bể có chừa lỗ để vệsinh trước khi đổ bê tông

- Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của ván khuôn thành bể

- Cố định ván khuôn cột bằng các dây neo hoặc cây chống

- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng các giằng

- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định méptrên bằng các gông , cây chống xiên , bu lông

- Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế

Trang 22

d Ván khuôn sàn

- Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo khung Tiệp chịu lực bằng thép và hệ

xà gồ bằng gỗ, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ

- Theo chu vi sàn có ván diềm, ván diềm được liên kết bằng đinh con đỉa vàothành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm

3.3 Kiểm tra, nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha

Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra, nghiệm thu vánkhuôn theo nội dung sau:

- Kiểm tra hình dáng kích thước theo bảng sau

Các yêu cầu cần kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra

Cốp pha đã lắp dựng:

Hình dáng và kích thước Bằng mắt,

đo bằng thước Phù hợp với kết cấu của thiết kế

Kết cấu cốp pha Bằng mắt Đảm bảo các bộ phận chịu lựccủa đà giáo hạn chế số lượng

Bằng mắt Cốp pha được ghép kín, khít,đảm bảo không mất nước xi

măng khi đổ đầm bê tông

Chi tiết chôn ngầm và đặt

sẵn

Xác định kích thước,

vị trí và số lượngbằng các phương tiệnthích hợp

Đảm bảo kích thước, vị trí và

số lượng theo quy định

Chống dính cốp pha Bằng mắt Lớp chống dính phủ kín cácmặt cốp pha tiếp xúc với bê

tông

Vệ sinh bên trong cốp pha Bằng mắt

Không còn rác, bùn đất và cácchất bẩn khác bên trong cốppha

Độ nghiêng, cao độ và Bằng mắt, máy trắc Không vượt quá các trị số ghi

Trang 23

kích thước cốp pha đạc và các thiết bị phù

hợp

Độ ẩm của cốp pha gỗ Bằng mắt Cốp pha gỗ đã được tưới nước

trước khi đổ bê tông

Đà giáo đã lắp dựng:

Kết cấu đà giáo Bằng mắt, đối chiếu

với thiết kế đà giáo

Đà giáo được lắp dựng đảm bảokích thước, số lượng và vị trítheo thiết kế

Cột chống đà giáo

Bằng mắt, dùng taylắc mạnh các cộtchống, các nêm ởtừng cột chống

Cột chống được kê, đệm và đặtlên trên nền cứng, đảm bảo ổnđịnh

Độ cứng và ổn định Bằng mắt, đối chiếuvới thiết kế đà giáo

Cột chống được giằng chéo vàgiằng ngang đủ số lượng, kíchthước và vị trí theo thiết kế

- Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống

- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông)

- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau

- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm

- Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu

- Khoảng cách ván khuôn với cốt thép

- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha

3.4 Công tác tháo dỡ ván khuôn:

Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kếtcấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi côngsau

Thời gian tối thiểu cần thiết kể từ khi đổ bê tông tới khi tháo dỡ ván khuôn, đối vớicác kết cấu khác nhau sẽ được tuân theo bảng sau:

Vị trí Ngày đối với bê tông xi măng Portland

thông thường

Mặt bên dầm, tường, cột (chưa chịu lực) 2

Trang 24

Nhiệt độ trung bình hàng ngày (0C) 15 20 25 30

Thời gian tối thiều để đạt 25 daN/cm2 2 1,5 1 1

Đối với ván khuôn chịu tải trọng (trọng lượng cốt thép và trọng lượng hỗn hợp bê tôngmới đổ) thời gian tháo dỡ ván khuôn dựa vào kết quả thí nghiệm cường độ bê tông Trongtrường hợp không có kết quả thí nghiệm thì sẽ tuân theo thời gian tối thiểu qui định sau:

Tên gọi kết cấu công trình được để tháo ván Cường độ đạt

Các kết cấu ô văng, công xôn, sênô chỉ tháo đáy khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết

Ngày đăng: 28/08/2020, 15:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

16 Tole cốp pha định hình M2 3.000 Quốc Hàn - Hướng dẫn thi công và biện pháp thi công Hệ thống bể nước tuần hoàn
16 Tole cốp pha định hình M2 3.000 Quốc Hàn (Trang 9)
- Sau khi lắp dựng, cỏc sai số khụng vượt quỏ trị số quy định trong bảng sau: - Hướng dẫn thi công và biện pháp thi công Hệ thống bể nước tuần hoàn
au khi lắp dựng, cỏc sai số khụng vượt quỏ trị số quy định trong bảng sau: (Trang 18)
- Kiểm tra hỡnh dỏng kớch thước theo bảng sau - Hướng dẫn thi công và biện pháp thi công Hệ thống bể nước tuần hoàn
i ểm tra hỡnh dỏng kớch thước theo bảng sau (Trang 22)
Căn cứ theo mụ dun độ lớn Mc, cỏt chia làm bốn loại như trong bảng sau: - Hướng dẫn thi công và biện pháp thi công Hệ thống bể nước tuần hoàn
n cứ theo mụ dun độ lớn Mc, cỏt chia làm bốn loại như trong bảng sau: (Trang 27)
Bảng thiết bị đo lường (tại nơi trộn) - Hướng dẫn thi công và biện pháp thi công Hệ thống bể nước tuần hoàn
Bảng thi ết bị đo lường (tại nơi trộn) (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w