Bộ 08 câu hỏi Triết Học Mác Lênin Ôn Thi Cao Học 1. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và ý nghĩa của định nghĩa này? 2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 3. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngựơc lại 4. Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận. 5. Thực tiễn là gì. Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 6. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 7. Biện chứng của CSHT và KTTT 8. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Trang 1Thân gửi các em!
ĐỀ CƯƠNG MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
I/ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
1 Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và ý nghĩa của định nghĩa này?
a Định nghĩa vật chất của Lênin
- Định nghĩa: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan,được đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Cần phân biệt khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học(phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất
và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái niệmvật chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành (khái niệm dùng để chỉnhững dạng vật chất cụ thể, cảm tính)
Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộctính tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức
Vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảmgiác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của conngười
Ý thức của con người chỉ là sự phản ánh đối với vật chất, vật chất làcái được ý thức phản ánh
- Ý nghĩa: định nghĩa này đã bao quát cả 2 mặt của vấn đề cơ bản của triếthọc, thể hiện rõ lập trường duy vật biện chứng Lênin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơbản của triết học đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 2 Định nghĩa này không quy vật chất về vật thể cụ thể (vì thế sẽ tạo ra kẻ
hở cho chủ nghĩa duy tâm tấn công), cũng không thể quy vật chất vào 1 khái niệmnào rộng hơn để định nghĩa nó (vì không có khái niệm nào rộng hơn khái niệm vậtchất) Vì thế chỉ định nghĩa nó bằng cách đối lập nó với ý thức để định nghĩa vạch
rõ tính thứ nhất và tính thứ 2, cái có trước và cái có sau
Định nghĩa nêu lên tính khái quát phổ biến rất cao của phạm trù vậtchất, nó bao gồm tất cả những gì tồn tại khách quan
Định nghĩa đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chấtvới tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù củacác khoa học chuyên ngành, từ đó:
Khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ (đồng nhấtvật chất với các dạng cụ thể của vật chất)
Cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc vềvật chất
Mở đường cổ vũ cho KH đi sâu khám phá ra những kết cấu phức tạphơn của thế giới vật chất
Lênin khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức,vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức qua đó:
Chống lại chủ nghĩa duy tâm tôn giáo
Chống lại chủ nghĩa duy vật tầm thường (coi ý thức cũng là 1 dạng vậtchất)
Con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lạithuyết không thể biết và hoài nghi luận)
Định nghĩa giúp chúng ta tìm được yếu tố vật chất trong lĩnh vực xãhội - đó là tồn tại xã hội, qua đó tạo lập cơ sở lí luận cho việc xây dựng quan điểmduy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế trong quan niệm duy tâm về xã
Trang 32/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
* Các nhà triết học duy tâm cho rằng, giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên
hệ với nhau, nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu tựnhiên
* Các nhà duy vật siêu hình không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật.Nếu có chăng thì theo họ đó là mối liên hệ ngẫu nhiên, không có cơ sở
* Triết học duy vật biện chứng thừa nhận mối liên hệ khách quan giữa các sựvật, hiện tượng
- Theo triết học Mác - Lênin, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định,
sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt,yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới
- Mối liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật hiện tượng trong
thế giới (cả tự nhiên, xã hội, và tư duy) dù đa dạng, phong phú, nhưng đều nằmtrong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tác độngảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác
- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới
b Tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan: Các mối liên hệ là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng,
nó không phụ thuộc vào ý thức của con người hay một thực thể tinh thần ở bênngoài quy định
- Tính phổ biến - nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư
duy; có ở mọi lúc, mọi nơi Các sự vật, hiện tượng, hay giữa các yếu tố cấu thànhnên sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với nhau
- Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự
vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau,giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó
Trang 4+ Sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời giankhác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau.
+ Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong nhữngđiều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động
và phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau
Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong - mốiliên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu - mối liên hệ thứ yếu…
Mỗi loại mối liên hệ có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự phát triển của
sự vật, hiện tượng Do vậy, sự phân chia các mối liên hệ là cần thiết Tuy nhiên, sựphân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối, tuỳ vào góc độ xem xét
c Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nguyên lý về mối liên hệ là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn
Quan điểm toàn diện đòi hỏi:
+ Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong mối liên hệ với các sự vật,hiện tượng khác; trong mối liên hệ giữa các bộ phận, các yếu tố cuả bản thân sự vật
đó
+ Để cải tạo sự vật trên thực tế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân loại đúng các mốiliên hệ, trên cơ sở đó nhận thức đúng và giải quyết đúng để thúc đẩy sự vật tiến lên
- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú nên trong hoạt động nhậnthức và thực tiễn phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể, tức là xem xét sự vậtluôn trong điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian cụ thể Quan điểm lịch sử -
cụ thể chống lại quan điểm giáo điều
2/ Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm:
Trang 5 Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng
để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật ,hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật , của một hiện tượng trong thế giới
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ củacác sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồntại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới Trong đó, những mối liên hệ phổ biếnnhất là những mối liên hệ ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, đó là mối liên hệgiữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cáiriêng , bản chất và hiện tượng…
- Tính chất:
Tính khách quan: sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau
của các sự vật hiện tượng ( hoặc trong bản thân chúng ) là cái vốn có của nó , tồntại độc lập , không phụ thuộc vào ý chí của con người hay của thần linh, thượng đế.Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt độngthực tiễn của mình Các mối liên hệ này bắt nguồn từ tính thống nhất của thế giớivật chất, từ sự tồn tại và phát triển của chính sự vật - hiện tượng
Tính phổ biến:
Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại trong những mối liên
hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự vật này thay đổi kéo theo sự vật kia thay đổi vàkhông có 1 sự vật - hiện tượng nào tồn tại 1 cách độc lập, tách rời
Mối liên hệ tồn tại ở trong tất cả các mặt:
Trong lĩnh vực tự nhiên: sự tác động lẫn nhau giữa các động vật và thực vật,
giữa cơ thể sống và môi trường
Trong lĩnh vực xã hội: đó là mối liên hệ giữa các giai cấp, liên hệ giữa các
nghành nghề, liên hệ giữa kinh tế - chính trị - văn hóa Trong đó mối liên hệ giữacon người và con người là phức tạp và đa dạng nhất
Trang 6Trong lĩnh vực tư duy: việc nắm vững những kiến thức thời phổ thông sẽ là
tiền đề và cơ sở để chúng ta thi đỗ và học tốt ở thời đại học
Tính đa dạng, phong phú:
Các sự vật, hiện tượng trên thế giới vật chất đa dạng, phong phú nênmối liên hệ giữa chúng cũng rất đa dạng, phong phú Các sự vật khác nhau đều cónhững mối liên hệ cụ thể khác nhau Cùng một sự vật, hiện tượng có nhiều mối liên
hệ khác nhau chi phối Đồng thời, có một mối liên hệ nào đó có thể chi phối đượcnhiều sự vật, hiện tượng
Căn cứ vào tính chất, đặc trưng của từng mối liên hệ, có thể phân loạithành các mối liên hệ sau: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ trực tiếp
và gián tiếp, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ cơ bản và không cơ bản,…
Sự phân chia những mối quan hệ chỉ là tương đối vì nó còn phụ thuộc vào khônggian và thời gian
Ví dụ: trên giảng đường và trong tiết học thì mối quan hệ giữa ngườihọc với người dạy là quan hệ thầy trò, nhưng khi ra khỏi trường, cả người học vàngười dạy đều tham gia vào một hoạt động, tổ chức khác thì lúc đó quan hệ của họ
sẽ không còn là quan hệ thầy trò nữa)
Trang 7nhau của sự vật hay hiện tượng; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quantrọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó.
Trong hoạt động thực tiễn
Để cải tạo sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổinhững mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như những mối liên hệ qua lại giữa sự vật
đó với các sự vật khác Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiềuphương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng Tuynhiên, chúng ta cũng cần phải kết hợp chặt chẽ giữa chính sách dàn đều và chínhsách có trọng điểm Vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể, vừa biết lựa chọn nhữngvấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề đó Qua đó khắc phục chủnghĩa chiết trung (kết hợp 1 cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành
1 hình ảnh không đúng về sự vật), ngụy biện (đưa cái không cơ bản thành cơ bản,đưa cái không bản chất thành cái bản chất)
Quan điểm lịch sử - cụ thể: mọi sự vật đều tồn tại trong không - thờigian nhất định và mang dấu ấn của không - thời gian đó Do vậy, chúng ta cần cóquan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra
Khi phân tích, xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong điều kiệnkhông - thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều kiện ấy có ảnhhưởng thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
Khi nghiên cứu 1 lý luận, 1 luận điểm khoa học nào đó cần phải phântích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lí luận đó Có như vậy mới đánhgiá đúng giá trị và hạn chế của lý luận đó Chân lý sẽ trở thành sai lầm nếu nó bịđẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó
Khi vận dụng 1 lí luận nào đó vào thực tiễn thì phải tính đến điều kiện
cụ thể của nơi được vận dụng Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của
sự vận dụng đó
Trang 83/ Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngựơc lại
a Khái niệm chất và khái niệm lượng.
- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứkhông phải là cái khác
+ Chất được biểu hiện thông qua thuộc tính của sự vật Mỗi sự vật có nhiềuthuộc tính, trong đó có thuộc tính cơ bản và không cơ bản Những thuộc tính cơbản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật
Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sựvật khác bởi vậy, sự phân chia thuộc tính cơ bản hay không cơ bản chỉ mang tínhtương đối
+ Chất của sự vật không những được quy định bởi các yếu tố tạo thành màcòn được quy định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật vềmặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triểncũng như các thuộc tính của sự vật
+ Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít,quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm Trong thực tế
số lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể.Nhưng có lượng có thể chỉ biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát Có lượngbiểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật Có lượng vạch ra yếu tố bênngoài của sự vật như (Chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật)
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang ý nghĩa tương đối
Trang 9b Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
* Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.
+ Mỗi sự vật là thể thống nhất của 2 mặt đối lập lượng và chất Hai mặt đốilập đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau Trong sự vật tính quy định vềchất không tồn tại nếu không có tính quy định về lượng và ngược lại
+ Khi sự vật đang tồn tại chất và lượng luôn thống nhất với nhau ở một độnhất định
Độ: Là khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cănbản về chất của sự vật, sự vật vẫn còn là nó chứ chưa chuyển thành cái khác
- Trong phạm vi độ nhất định 2 mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau
Trong đó lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định Lượng biến đổi
từ từ theo 2 chiều tăng dần (hoặc giảm dần) đến điểm giới hạn nhất định (điểm nút)thì sự vật sẽ thực hiện bước nhảy dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểmkhởi đầu của giai đoạn phát triển mới
* Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng.
- Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Chất mới có thểlàm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của
sự vật
Nội dung quy luật: Mọi sự vật là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thayđổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật thôngqua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại cóchất mới cao hơn… Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật khôngngừng biến đổi
Trang 10c) Ý nghĩa phương pháp luận:
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹdần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển hoá
về chất Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phảibiết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật (theo chiềuhướng tốt)
Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chínôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện bước nhảy liên tục
- Khi đã tích luỹ đủ về lượng phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy, phải kịpthời chuyển những sự thay đổi về lượng thành thay đổi về chất
- Chống lại tư tưởng bảo thủ trì trệ coi sự phát triển là sự biến đổi thuần vềlượng không giám thực hiện bước nhảy
Trong hoạt động con người phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bướcnhảy, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể
4/ Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Ý nghĩa phương pháp luận.
Vị trí quy luật: Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật, nói lên nguồn gốc động lực của sự phát triển Lênin gọi quy luật này là hạtnhân của phép biệt chứng, nghĩa là nắm bắt được quy luật này sẽ là cơ sở để hiểucác quy luật khác và hiểu được nguồn gốc vận động, phát triển của mọi hiện tượng
a Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
- Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệthống nhất, đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân các sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
Trang 11(Quan niệm siêu hình về mâu thuẫn - là cái đối lập phản logic, không có sựthống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập).
- Mặt đối lập là những mặt, thuộc tính, khuynh hướng có xu hướng vận
động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là tiền đề, điều kiện tồn tại của nhau.Chúng là nhân tố để tạo nên mâu thuẫn
Ví dụ:
Trong tự nhiên: Đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di truyền, hấp thụ
và bài tiết trong 1 con người …
Xã hội: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, sản xuất và tiêu dùng …
Trong tư duy : biết và chưa biết, chân lý và sai lầm, cái thiện và cáiác…
- Các tính chất chung của mâu thuẫn:
Tính khách quan
Tính phổ biến
Tính đa dạng, phong phú: mâu thuẫn bên trong - bên ngoài, mâu thuẫn
cơ bản - không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu - thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng - khôngđối kháng …
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuân do sự tác động giữa các mặt, cáckhuynh hướng trong cùng một sự vật
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đóvới sự vật khác
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chát của sự vật, quy định
sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phưng diện nào
đó của sự vật
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn hàng đầu ở một giai đoạn phát triểnnhất định của sự vật
Trang 12Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời tồn tại trong một giai đoạn phát triểnnào đó của sự vật, nhưng không phải đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủyếu chi phối.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, nhữngtập đoàn người có lợi ích cơ bản trái ngược nhau
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp có lợiích cơ bản không đối lập nhau
b Quá trình vận động của mâu thuẫn
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc,không tách rời nhau, quy định lẫn nhau, nương tựa, làm điều kiện tồn tại cho nhau(không có mặt này thì không có mặt kia ) giữa các mặt đối lập
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: dùng để chỉ khuynh hướng tác độngqua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập
- Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sựchuyển hóa giữa chúng
Quá trình chuyển hóa: lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khácbiệt và phát triển thành 2 mặt đối lập Khi 2 mặt đối lập của mâu thuẫn xung độtvới nhau gay gắt và khi điều kiện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâuthuẫn được giải quyết Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành vàquá trình tác động, chuyển hóa giữa 2 mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiệntượng luôn vận động và phát triển Bởi vậy, sự liên hệ, tác động, chuyển hóa giữacác mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới
Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đadạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào nhữngđiều kiện lịch sử, cụ thể
- Thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối
Trang 13 Thống nhất là tương đối tạm thời vì đứng im là tương đối Đứng im làmột hình thức vận động trong thế cân bằng khi sự vật đang là nó, chưa là sự vậtkhác Nhờ có đứng im, nhờ có thống nhất mà ta xác định được sự vật Trong thốngnhất bao hàm đấu tranh (vì thống nhất chỉ là tương đối, các mặt đối lập đều nằmtrong sự thống nhất).
Đấu tranh là tuyệt đối vì vận động là tuyệt đối
c Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong nhận thức
Tôn trọng mâu thuẫn
Việc nghiên cứu, nhận thức mâu thuẫn là cực kì quan trọng Bởi vìtrong tiến trình nhận thức mâu thuẫn, trước hết chúng ta phải nhận thức sự vật như
1 thực thể đồng nhất Tiếp đó, khi phân tích sâu hơn, ta phát hiện ra sự khác nhau,trong những khác nhau đó lại thấy những cái đối lập, nghiên cứu sự tác động qualại giữa các mặt đối lập ta biết được mâu thuẫn của nó và biết được nguồn gốc của
sự vận động và phát triển
Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theodõi quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; nghiên cứu sự đấu tranh củachúng qua từng giai đoạn; tìm hiểu những điều kiện làm cho những mặt đó biếnđổi; đánh giá đúng tính chất và vai trò của từng mặt và của cả mâu thuẫn trong từnggiai đoạn; xem những mặt đối lập đó có những yếu tố gì chung; xem mâu thuẫn đó
có gì giống với những mâu thuẫn khác và có những đặc điểm gì riêng, khác vớinhững mâu thuẫn khác
- Trong thực tiễn
Không điều hòa mâu thuẫn
Hoạt động thực tiễn nhằm biến đổi sự vật là quá trình giải thích mâuthuẫn của nó Muốn vậy, phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn;