Đề tài phân tích những nội dung lý luận cơ bản của năng lực phản biện, nghiên cứu những nhân tố cơ bản cấu thành năng lực phản của người học viên, chỉ ra những yếu tố tác động. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nâng cao năng lực phản biện
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Nâng cao năng lực phản biện trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường Sĩ quan Chính trị hiên nay” là công trình nghiên cứu của chúng tôi, không sao chép, không trùng lặp
với bất cứ công trình nào đã được công bố, nếu sai chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Hộiđồng khoa học các cấp
T.M BAN ĐỀ TÀI
Thượng sĩ Nguyễn Văn Sang
Trang 2BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
02 KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC PHẢN BIỆN TRONG THỰC HÀNH XÊMINA CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
1.1 Một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực phản
biện trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ
1.2 Thực trạng năng lực phản biện trong thực hành
xêmina của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện
Chương 2 YÊU CẦU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
PHẢN BIỆN TRONG THỰC HÀNH XÊMINA CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ THỜI GIAN TỚI
27
2.1 Yêu cầu nâng cao năng lực phản biện trong thực
hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
2.2 Giải pháp nâng cao nâng cao năng lực phản biện
trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan
Trang 4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Trong hệ thống GD – ĐT của đất nước, giáo dục đại học là bậc học đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, sản phẩm đầu ra của giáodục đại học phải có đầy đủ các tiêu chí về kiến thức, năng lực nhận thức, nănglực tự chủ, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm NLPB trong thực hành xêmina cókhả năng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, gópphần rèn luyện người học có kỹ năng phản biện xã hội khi tham gia vào cuộcsống Đồng thời, góp phần đào tạo con người năng động, sáng tạo, đáp ứngtốt yêu cầu của cuộc sống hiện đại Phản biện trong học tập giúp cho cả thầy
và trò có cái nhìn khách quan, công tâm về chân lý của mọi vấn đề, góp phầnđáp ứng yêu cầu của một giờ thực hành xêmina
Nhận thức được ý nghĩa đó cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quan tâm nhiềuhơn đến việc nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên toàn Nhàtrường nói chung và học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV nói riêng Nhờ
sự quan tâm chỉ đạo đó trong thời gian qua việc nâng cao NLPB trong thựchành xêmina đã đạt được nhiều kết quả: đa số học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT có nhận thức đúng về NLPB trong thực hànhxêmina, có niềm tin vào NLPB trong thực hành xêmina sẽ đem lại hiệu quảtốt cho bản thân, có dũng khí trình bày chính kiến cá nhân, có hứng thú trước
và trong thực hành xêmina, rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo để thực hànhphản biện cho có hiệu quả… Những kết quả này góp phần nâng cao chấtlượng GD - ĐT của Nhà trường Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đượcthì việc nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần nghiêm túc nhìn nhận,khắc phục đó là: một bộ phận học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTrường SQCT nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về NLPB trong thực hànhxêmina, chưa có niềm tin vào việc nâng cao NLPB trong thực hành xêmina sẽđem lại hiệu quả cao cho bản thân, thiếu dũng khí để tham gia phản biện, sốkhác chưa thực sự hứng thú với thực hành phản biện, ý thức trách nhiệm kémtrong tham gia các buổi xêmina, kỹ năng tham gia thảo luận còn hạn chế.Những hạn chế, yếu kém đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quá trìnhgiáo dục đào tạo của Nhà trường
Năng lực phản biện trong thực hành xêmina liền với chủ thể ngườihọc, nó là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện, chịu sự tác động củarất nhiều nhân tố khác nhau Việc rèn luyện năng lực này có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong nâng cao chất lượng các buổi xêmina nói riêng, nâng caochất lượng giáo dục đào tạo nói chung, nhất là trong xu thế đổi mới giáo dục
Trang 6theo hướng thực hành như hiện nay Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề
“Nâng cao năng lực phản biện trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học là rất cần thiết về lý luận thực tiễn.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan
Năng lực phản biện nói chung và NLPB trong thực hành xêmina nóiriêng, đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học,học giả trong và ngoài Quân đội Cho đến nay, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu liên quan đến vấn đề này được công bố, tiêu biểu như:
Nghiên cứu về vấn đề tư duy bao gồm một số công trình:
Trong “Chuyên đề giáo dục - Tư duy phản biện”, Đại học Nha Trang
[8] đã đưa ra những vấn đề căn bản của tư duy phản biện và vấn đề tiến hànhnâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Qua nghiên cứu “Đặc điểm phát triển tư duy biện chứng duy vật của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” [12], Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Bá
Dương, Hà Nội, 2000 Tác giả đã chỉ ra tư duy biện chứng duy vật của độingũ sĩ quan mang: tính khoa học, tính nghệ thuật
Tác giả Đào Văn Tiến với: “Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [7],
Trên cơ sở phân tích những khó khăn, trở ngại trong học tập Luận án đãnghiên cứu thực trạng và đề ra một só biện pháp tâm lý xã hội nâng caonăng lực tư duy sáng tạo như: sự quam tâm của cấp ủy, người chỉ huy; đổimới cách dạy, cách học; tạo lập môi trường sư phạm lành mạnh…
Nghiên cứu về tư duy phản biện bao gồm một số công trình như:
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hòa trong tạp chí khoa học – Đại
học Đồng Nai: “Bàn về tư duy phản biện trong giáo dục đại học” [13] đã
chỉ ra sự cần thiết của tư duy phản biện trong học tập đại học như: Xuấtphát từ vai trò của tư duy phản biện; từ yêu cầu của khu vực hóa, toàn cầuhóa; từ yêu cầu của quá trình học tập đại học…
Tác giả Bùi Ngọc Quân đi sâu vào nghiên cứu vào vấn đề nâng caonăng lực phản biện đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở
Trường Đại Chính trị qua luận án Thạc sĩ “Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường Đại học Chính trị” [3].
Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ về thực chất năng lực phản biện của họcviên Trường Đại học Chính trị và đưa ra một số giải pháp căn bản để nâng
Trang 7cao năng lực phản biện cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTrường Đại học Chính trị.
Đề tài nghiên cứu “Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở các Nhà trường Quân đội hiện nay” [11] đề tài
tham gia tuổi trẻ sáng tạo toàn quân của tác giả Nguyễn Trọng Tài đã luậngiải những vấn đề căn bản mà Nhà trường Quân đội cần giải quyết nhằmbồi dưỡng hiệu quả kỹ năng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV
Nhìn chung, các tài liệu, công trình khoa học đó đã đề cập tới nhiều vấn
đề quan trọng liên quan đến đề tài như: tính cấp thiết, bản chất, đặc điểm vàtính chất của TDPB, NLPB; đánh giá thực trạng nâng cao NLPB, xác địnhphương hướng, nhiệm vụ và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nângcao NLPB; xác định vai trò của cá nhân và các tổ chức trong nâng cao NLPBvới nhiều giải pháp Song, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu có hệthống, chuyên sâu về nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT hiện nay Vì vậy, đề tài là mộtcông trình khoa học độc lập, không trùng lắp với bất kỳ công trình khoa họcnào đã công bố mà nhóm tác giả được biết
3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn để đề xuất yêucầu, giải pháp nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay
* Nội dung nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về NLPB trong thực hành xêmina vànâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoahọc xã hội và nhân văn ở Trường SQCT
- Đánh giá thực trạng về NLPB trong thực hành xêmina cho học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
- Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp nâng cao NLPB trong thực hànhxêmina cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT thờigian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao NLPB trong thực hành xêmina của
học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT
Trang 8* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: về hoạt động NLPB trong thực hành xêmina của họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV trình độ đại học
- Về không gian: ở tiểu đoàn 7 Trường SQCT
- Về thời gian: các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát từ năm 2015 đếnnay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềphản biện và NLPB
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội như: hệ thống
- cấu trúc, lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học vàphương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ thực chất quá trình sử dụng tư duy trong thựchành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCThiện nay
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học để xácđịnh phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ học viênKHXH&NV của Nhà trường trong những năm tới Ngoài ra, đề tài có thể làmtài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại nhàtrường
7 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, kiến nghị, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 9Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC PHẢN BIỆN TRONG THỰC HÀNH XÊMINA CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở
TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
1.1 Những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực phản biện trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
1.1.1 Năng lực phản biện trong thực hành xêmina của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
1.1.1.1 Quan niệm về năng lực phản biện trong thực hành xêmina
Năng lực theo nghĩa thông thường là khả năng của con người hoànthành một công việc nào đó, là biểu hiện của lao động Theo từ điển tiếngViệt: năng lực là: “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thựchiện một hoạt động nào đó; phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con ngườikhả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.” [18, tr.660-661] Thuật ngữ “năng lực” được đặt trong quan hệ với thuật ngữ “phẩmchất” của tâm lý học, đạo đức học đặt để phản ánh những thuộc tính của nhâncách, trong đó, năng lực đồng nghĩa với “tài” (thuật ngữ sử dụng đi đôi vớiđức), chính là khả năng nhận thức những hoạt động nhất định và thực hiện cóhiệu quả những hoạt động đó
Năng lực trong triết học Mác-Lênin bao giờ cũng là của một chủ thể cụthể C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn
bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong mộtcon người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ramột giá trị sử dụng nào đó” [4, tr 251] Ông coi năng lực là những yếu tốthuộc về “thể chất và tinh thần” của một con người nhất định, thông qua quátrình huy động, vận dụng vào hiện thực “mỗi khi sản xuất ra một giá trị sửdụng nào đó” Theo đó, hoạt động sống của con người luôn phải chấp nhận sựgắn liền của năng lực và sự phát triển của năng lực Không có năng lực táchrời hoạt động thực tiễn Năng lực của con người tồn tại dưới hai dạng chính:dạng tiềm năng và dạng hiện thực
Kế thừa các quan niệm về năng lực trên, nhóm tác giả đã đưa ra khái
niệm về năng lực: “năng lực là tổng hợp những yếu tố chủ quan của con người tạo thành khả năng giải quyết một vấn đề cụ thể xác định”.
Trang 10Phản biện là hành động xuất hiện một cách tự nhiên trong một xã hội
mà ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của mình Phảnbiện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hóa chính trị, làmcho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần với đờisống con người hơn Theo đó, phản biện là sự tranh luận, tức là đưa ra lập
luận để làm rõ đúng – sai Trong phản biện phải hội đủ các luận cứ (thực tiễn,
khoa học) để làm rõ cái đúng, cái sai của vấn đề đang tranh luận Là sự tranhluận, phản biện bao hàm cả biện luận và phản biện luận, chứ không chỉ “mộtchiều” Trong phản biện không chỉ là bác bỏ, phủ định, mà có thể có cả sự bổsung, làm rõ hơn vấn đề ở góc độ, phương diện khác nhau Do đó, không thểđồng nhất phản biện với phản bác
Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thểloại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, cáchành vi của mình Trong khoa học phản biện cũng là một trong những cáchthức chủ yếu điểm các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học Còntrong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra
một xã hội dân chủ Trên thực tế đời sống có rất nhiều hình thức phản biện
được áp dụng và đưa ra nghiên cứu như: phản biện xã hội, phản biện khoahọc, phản biện trong học tập Để hoạt động phản biện được thực hiện tốtngười tham gia phản biện cần đảm bảo một số nguyên tắc: cần có những hiểubiết cơ bản về vấn đề phản biện; trong quá trình phản biện tránh rơi vào bácbỏ hay ngụy biện; công nhận và tôn trọng giá trị của người khác; phát triển
các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp Như vậy, “Phản biện là việc làm cần thiết trong lý luận, qua đó người ta đưa ra những lập luận, lý lẽ, bằng chứng, nhằm lý giải, chứng minh ngược lại một vấn đề nào đó, một hiện tượng nào đó, một quan điểm nào đó, một công trình nghiên cứu nào đó v.v , trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống”.
Trong phạm vi giáo dục, “phản biện” được hiểu là: đối thoại giữa ngườihọc với người dạy, người học với người học, để chiếm lĩnh nội dung bài học,đồng thời rèn tập ở người học một số kĩ năng, phẩm chất cần cho việc phản
biện chuyên môn Đó chính là khả năng phân tích, đánh giá một thông tin, một vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức mà bài học, môn học đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định rõ tính chính xác của thông tin, vấn đề đó
Năng lực phản biện trong học tập không phải là năng lực sẵn có mà nóphải được hình thành theo thời gian qua quá trình học tập và rèn luyện thôngqua nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong đó có xêmina Năng lựcphản biện trong thực hành xêmina không phải là một khái niệm mới mà nó đã
có từ khá lâu Trong các buổi xêmina học viên phải trình bày quan điểm, suynghĩ, hiểu biết của mình về vấn đề mà giảng viên nêu ra để làm sáng tỏ
Trang 11Nhưng trong quá trình tranh luận nhưng do ý kiến chủ quan của mỗi cá nhâncác vấn đề nêu ra đôi khi còn chưa được làm sáng tỏ Vì vậy, phải cần có các
ý kiến phản biện của nhiều học viên khác nhau tranh luận xoay quanh vấn đề
đó để làm sáng tỏ Hoặc khi trình bày ý kiến của mình, học viên thấy có nhiều
ý kiến khác bổ sung làm rõ nhưng lại không phù hợp hoặc không đi theomạch suy nghĩ của mình thì người học viên cần phải tiến hành phản biện lạicác ý kiến đó để bảo vệ quan điểm của mình
Năng lực phản biện bộc lộ qua kỹ năng lập luận trong nói, viết là hếtsức cần thiết trong học tập và trong công việc, với đời sống cá nhân cũng nhưvới tồn tại cộng đồng Nó giúp ta tránh được tình trạng đồng thuận dễ dãi, hờihợt, xuôi chiều trong khoa học, đời sống, ngăn chặn tình trạng học vẹt, đọcvẹt, nói vẹt trong học đường
Từ sự phân tích trên đây, chúng tôi quan niệm: “NLPB trong thực hành
xêmina của chủ thể là tổng hoà những khả năng lập luận, phân tích và đánh
giá thông tin được đưa ra trong các buổi xêmina theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn
đề được nêu ra” Có thể nói:
Tính khoa học của NLPB trong thực hành xêmina: được thể hiện ở chiều sâu tri thức khoa học và phương pháp lôgíc chặt chẽ Chủ nghĩa Mác -
Lênin, là học thuyết mang bản chất khoa học và cách mạng là cơ sở lý luậnthể hiện tri thức khoa học trong tư duy phản biện Thế giới quan, phươngpháp luận mác xít là cơ sở để người học nhìn nhận vấn đề khách quan, bảođảm tính lịch sử, cụ thể với quan điểm biện chứng; vận dụng đúng đắn vàsáng tạo các lý luận mác xít vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thựctiễn; bảo đảm tính khoa học cho năng lực phản biện của học viên phải hiểu vàhành động theo lý luận Mác- Lênin; biết huy động những kiến thức các khoahọc khác (tâm lý, sư phạm ) vào quá trình phản biện
Tính khoa học của NLPB thể hiện trong sử dụng hệ thống kiến thức đãđược kiểm chứng (chân lý), bằng cả lý luận và thực tiễn; tạo sự tin cậy vềkhoa học và làm tăng tính thuyết phục trong việc bảo vệ các luận điểm củamình Điều đó có nghĩa là trong quá trình phản biện phải sử dụng những kiếnthức khoa học, quan điểm chính thống để lý giải hoặc phân tích các vấn đềđược nêu ra trong quá trình xêmina
Năng lực phản biện trong thực hành xêmina mang tính nghệ thuật sâu
sắc Điều đó thể hiện trong quá trình người học sử dụng ngôn ngữ, hình thức,
phương pháp phản biện trong quá trình phản biện ngoài yêu cầu tính khoahọc người học còn phải có nghệ thuật phản biện để tăng tính thuyết phục choluận điểm của mình Tính nghệ thuật sẽ gây được thiện cảm, đồng tình, ủng
Trang 12hộ với tập thể, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả phản biện trongthực hành xêmina
Tính nghệ thuật của NLPB thể hiện rõ trong việc sử dụng ngôn ngữ phântích và lập luận Sử dụng ngôn ngữ trong NLPB vô cùng quan trọng, làphương tiện chuyển tải những hiểu biết, nội dung, ý định của chủ thể đến đốitượng tiếp nhận Sức thuyết phục trong quá trình phản biện được thể hiện ởcách cách sử dụng ngôn ngữ trong sáng, có tính khái quát và giàu hình tượng;câu văn ngắn gọn, chặt chẽ, súc tích; diễn đạt mạch lạc, sâu sắc và gợi cảm.việc sử dụng ngôn từ phù hợp không chỉ tăng tính thuyết phục mà còn chuyểntải đầy đủ nội dung Vì vậy, chủ thể nâng cao NLPB cần hết sức chú ý họctập, rèn luyện nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ, khắc phục lối sử dụngngôn ngữ tuỳ tiện, diễn đạt dài dòng, không chặt chẽ, thiếu sự khái quát
1.1.1.2 Năng lực phản biện trong thực hành xêmina của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan chính trị
Ở Trường SQCT, xêmina là một hoạt động rất cần thiết, ngoài nhữnggiờ học trên lớp các buổi xêmina giúp cho học viên ôn và nắm lại kiến thứcmột cách toàn diện và sâu sắc hơn các nội dung đã học Trong các buổixêmina học viên được thảo luận và đi sâu vào các vấn đề học mà ở trên lớp dothời gian hạn chế nên chưa cho phép đi sâu tìm hiểu Đồng thời giúp chogiảng viên nắm bắt được lượng kiến thức mà học viên đã tiếp thu được saucác bài giảng trên lớp để điều chỉnh nội dung dạy và hướng dẫn TrườngSQCT là nơi đào tạo giảng viên KHXH&NV cấp phân đội duy nhất trongtoàn quân do đó việc học viên được tham gia các buổi xêmina là rất hữu ích
để bổ sung thêm kiến thức cần thiết Tuy nhiên một buổi xêmina thành côngkhông thể đến từ một phía từ các giảng viên mà phải cần thêm năng lực củamỗi học viên
Năng lực phản biện trong thực hành xêmina của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường SQCT hiện nay là tổng thể những khả năng lập luận, phân tích và đánh giá thông tin được đưa ra trong các buổi xêmina theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ
và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề được nêu Như vậy, NLPB trong
thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn
ở trường SQCT là một tổng thể bao gồm các khả năng gắn với từng học viên
cụ thể gồm:
Thứ nhất, tri thức khoa học.
Tri thức là sự hiểu biết thấu đáo, kiến thức về đối tượng, lĩnh vực, vấn
đề cần phản biện khi thực hành xêmina Những tri thức này được hình thànhtrong quá trình giáo viên truyền dạy trên lớp và tham gia hoạt động thực tiễn
Trang 13của học viên Tri thức khoa học là một trong những căn cứ rất quan trọng đểngười học viên bồi dưỡng NLPB Để phản biện được, người học viên cần cókiến thức, hiểu biết về vấn đề đang được thảo luận Biết sử dụng luận điểm,luận cứ đã tiếp thu để phản biện Không có tri thức khoa học thì sẽ hiểu saivấn đề hoặc không biết vấn đề đang thảo luận Nên nếu có phản biện thì cũng
là phản biện “cho có” mà không quan tâm đến kết quả
Thứ hai, niềm tin
Ở đây là niềm tin của người phản biện là tin vào tính đúng đắn, sứcthuyết phục, tính đúng đắn trong lập luận của chính mình, tin vào động cơ tốtđẹp của hành vi phản biện, và vào những gì mình muốn phản biện Khi cóniềm tin vào nội dung và động cơ phản biện người học viên sẽ năng nổ thamgia xêmina Nhưng khi không có niềm tin thì học viên rất sợ những kiến thức
mà mình có được không chuẩn xác với vấn đề trao đổi, do đó không dámphản biện
Thứ ba, dũng khí
Có tri thức, niềm tin mà thiếu dũng khí thì vẫn sợ đụng chạm, mất lòng,ngại tranh luận, né tránh đối thoại, hoặc tham gia phản biện nửa vời, thiếutính chiến đấu Dũng khí trong xêmina rất qua trọng Nó giúp học viên sẵnsàng đứng lên phản biện, đấu tranh bảo vệ quan điểm, ý kiến cá nhân Cónhiều học viên có kiến thức và biết về về nội dung nhưng lại rụt rè, khôngdám đứng lên trình bày ý kiến của mình hoặc phản biện lại các ý kiến chưađúng Tuy nhiên, có dũng khí mà thiếu niềm tin, tri thức thì sự phản biện cónguy cơ biến thành hành động liều lĩnh, hời hợt, bốc đồng
Thứ tư, hứng thú
Hứng thú phản biện là nguồn động lực to lớn của mỗi học viên khitiếp xúc, duy trì hoạt động bồi dưỡng NLPB “Nếu có hứng thú với phản biệnhọc viên sẽ tự giác tìm hiểu, rèn luyện, tự bồi dưỡng một cách nghiêm túc,miệt mài; thường xuyên vận dụng vào hoạt động thực tiễn Từ đó, mỗi họcviên tự bồi dưỡng, tự điều chỉnh tư duy của bản thân ngày càng lôgíc, chặtchẽ, khoa học hơn Ngược lại, học viên không có hứng thú với NLPB thì quátrình thực hành xêmina sẽ gặp nhiều khó khăn
Thứ năm, kĩ năng, kỹ xảo.
Quá trình thực hành xêmina người học viên phải biết vận dụng các kỹxảo, kỹ năng để tăng độ thuyết phục cho các luận chứng phản biện trên cơ sở
kế thừa những yếu tố tích cực, loại bỏ các yếu tố tiêu cực, máy móc, cứngnhắc của tư duy cũ, từ đó hình thành lối tư duy khoa học, lôgíc, phát triển kỹnăng phản biện của mình
Trang 141.1.2 Nâng cao năng lực phản biện trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
1.1.2.1 Quan niệm nâng cao năng lực phản biên trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường
Sĩ quan Chính trị hiện nay
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nâng cao là làm cho cao hơn trước, đưa lênmức cao hơn” [19, tr 197] Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại đều do các bộ phận,yếu tố cấu thành, tương tác với nhau theo những nguyên tắc, cơ chế nhất định
Sự tác động đến các yếu tố, bộ phận phù hợp với quy luật sẽ làm cho sự vật,hiện tượng vận động, phát triển tiến lên không ngừng, đạt đến trình độ mớivới chất lượng mới tốt hơn, hoàn thiện hơn
Như đã nói, NLPB trong thực hành xêmina gắn liền với khả năng củatừng chủ thể, được thể hiện thông qua thực tiễn Nó là kết quả của một quátrình học tập, rèn luyện, tích luỹ của bản thân học viên cùng với đó là sự tácđộng của các chủ thể khác bên ngoài, trong đó chủ yếu là các lực lượng sưphạm trong Nhà trường Sự phân tích trên đây cho phép chúng tôi quan niệm:
Nâng cao năng lực NLPB trong thực hành xêmina của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT hiện nay là quá trình tác động tự giác hợp quy luật của các chủ thể làm cho các yếu tố cấu thành NLPB trong thực hành xêmina của học viên biến đổi nâng lên về chất, nhằm giúp cho học viên nâng cao hơn nữa khả năng lập luận, phân tích và đánh giá thông tin được đưa ra trong các buổi xêmina theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề được nêu.
Quan niệm này chỉ rõ:
Thứ nhất, chủ thể nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên
đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT là toàn thể các lực lượng sưphạm, trong đó đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận Mác-Lênin làlực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo
Thứ hai, mục đích nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học
viên đào tạo giáo viên KHXH&NV là nâng cao kiến thức, trình độ lý luận vàkhả năng ghi nhớ, lĩnh hội của học viên, góp phần hoàn thành nhiệm vụ họctập của bản thân cũng như mục tiêu yêu cầu GD - ĐT của Nhà trường
Thứ ba, nội dung nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên
đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan chính trị hiệnnay:
Một là, nâng cao trình độ nhận thức.
Trang 15Làm cho học viên có nhận thức đúng đắn và trách nhiệm cao trong việcnâng cao NLPB của cá nhân trong học tập Nâng cao nhận thức cho học viên
về vị trí vai trò của phản biện không chỉ chú ý ở đam mê hứng thú mà còn chú
ý cả thái độ và trách nhiệm của học viên ngay trong những giờ học chínhkhóa trên lớp và hoạt động ngoại khóa Nếu người học có thái độ trách nhiệmtốt thì họ sẽ muốn tìm tòi và nâng cao khả năng, trình độ của bản thân Vàngược lại nếu không có thái độ trách nhiệm tốt trong giờ học thì học chỉ họcqua loa, học cho xong nên không nhận thức được tầm quan trọng của việcnâng cao tư duy phản biện Như vậy, có thể khẳng định đây là một cơ sở có ýnghĩa quan trọng giúp cho các chủ thể đưa ra chủ trương, biện pháp thích hợp
để nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT
Hai là, nâng cao niềm tin cho người học.
Trong quá trình tác động nâng cao các chủ thể đặc biệt là đội ngũ giảngviên cung cấp cho học viên những kiến thức chính xã khoa học và rõ ràng đểtạo cho học viên niềm tin vào kiến thức mà mình tiếp thu đề tích cực hơntrong quá trình phản biện và nâng cao NLPB Nhưng bên cạnh đó không chỉphụ thuộc quá vào chủ thể mà không chú tâm xây dựng cho học viên động cơ
và mục đích học tập đúng đắn Bởi vì nếu có mục đích đúng cho mình đặcbiệt là học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV thì mục đích cần phải cao hơncác đối tượng khác thì họ sẽ tự nhận thấy được cần phải có những biện pháp
để học hiệu quả mà đặc biệt là nâng cao khả năng tư duy phản biện trong thựchành xêmina Chính vì vậy nâng cao niềm tin cho học viên là yếu tố quantrọng mà các chủ thể cần chú trọng tới để thực hiện có hiệu quả
Ba là, nâng cao dũng khí cho người học.
Sự can đảm trong việc thể hiện bản thân, không ngại va chạm mất lòng
là yếu tố để học viên dám nói ra ý kiến cá nhân và phản bác lại các ý kiến chứchính xác Mỗi người đều có dung khí tiềm ẩn chưa được bộc lộ hoặc mớiđược bộc lộ chút ít Do đó các chủ thể cần chú ý làm bộc lộ và nâng cao sựdung cảm của học viên Có rất nhiều học viên có thể biết vấn đề nào đó nhưngtâm lý ngại phát biểu trước đám đông hoặc phủ nhận ý kiến của đồng chí nào
đó Đây là yếu tố làm cho học viên không muốn phản biện Vậy nên các chủthể cần quan tâm nâng cao dung khí cho người học để nâng cao NLPB
Bốn là, nâng cao hứng thú cho học viên
Đây cũng là nội dung quan trọng đến nâng cao hứng thú về tư duy phảnbiện cho học viên Bởi hứng của người học bao giờ cũng biểu hiện ra trướchết là ở thái độ, hành vi Người có hứng thú với việc tìm tòi phương phápnâng cao tư duy phản biện thì thái độ, hành vi tốt và ngược lại, người không
Trang 16có hứng thú thì thái độ, hành vi biểu hiện ra cũng không tốt và thường hay cóbiểu hiện xem thường và không quan tâm tới trình bày ý kiến và phản biện lại
ý kiến trong xêmina Do vậy, muốn nâng cao hứng thú cho học viên cần phảigiúp cho họ có thái độ, hành vi học tập đúng đắn về môn học
Năm là, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và khả năng vận dụng vào thực hành xêmina cho học viên.
Nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có vàophản biện sẽ giúp học viên nâng cao được khả năng của mình và khi được kếtquả tốt thì học viên sẽ thấy thích thú hơn khi phản biện Kỹ năng, kỹ xảo làmột yếu tố cấu thành năng lực của người học Do đó quá trình tác động nângcao các chủ thể phải nâng cao kỹ nằng, kỹ xảo cho học viên, nhất là các kỹnăng mềm
thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
Một là, nhận thức, ý thức, trách nhiệm, phẩm chất năng lực của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV tại Nhà trường.
Đây là cơ sở để xác định chính xác kế hoạch, nội dung, hình thức,phương pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp; phát huy có hiệu quả những tácđộng tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực để công tácbồi dưỡng, nâng cao NLPB đạt kết quả cao nhất Vì nhận thức về NLPB trongthực hành xêmina và vai trò của nó đối với bản thân có ý nghĩa quyết định,tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao NLPB Nhận thức đúng đắn vấn đềnày giúp cho người học viên có được thái độ tích cực, sự chủ động trong quátrình học tập, rèn luyện đây là cơ sở để củng cố và hoàn thiện những kỹ năngphản biện Ngược lại, nếu bản thân nhận thức không đầy đủ hay không nhậnthức được về ý nghĩa, vai trò của phản biện sẽ dẫn đến sự kém hiệu quả củacông tác tổ chức bồi dưỡng; bồi dưỡng qua loa, chiếu lệ; bản thân không nắmvững được các công cụ tư duy, kỹ năng phản biện; bị hạn chế trong việc xử lýcác tình huống và thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình học tập, rèn luyện.Học viên có tính tích cực, chủ động, sáng tạo, có niềm đam mê, hứng thú sẽkích thích người học viên liên tục chiếm lĩnh tri thức, nâng cao hơn nữa nănglực tổng hợp trong đó có NLPB trong thực hành xêmina Đồng thời, ý chí củahọc viên giúp họ thi đua với chính bản thân mình, vượt mọi khó khăn, trởngại, thách thức để đạt được mục đích đề ra Lênin chỉ rõ: “Không có sự say
mê thì xưa nay không có sự tìm tòi chân lý” [20, tr 131]
Hai là, năng lực, trách nhiệm của giảng viên các khoa KHXH&NV.
Trang 17Trong quá trình đào tạo tại trường thì vai trò của người giáo viên là vô
cùng quan trọng Những thứ mà học viên tiếp nhận được ở người giáo viên từtri thức đến năng lực và phương pháp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng GD
- ĐT Một người giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực, tri thức rộng,phương pháp truyền thụ hấp dẫn được học viên thì sẽ đưa học viên đi đúnghướng để chiếm lĩnh tri thức và góp phần định hướng nhận thức đúng đắn chohọc viên về vị trí, vai trò của NLPB trong thực hành xêmina
Ba là, mục tiêu, yêu cầu GD - ĐT của Nhà trường.
Xuất phát từ nội dung GD - ĐT của Nhà trường, đặc biệt là nhiệm vụđào tạo người giáo viên KHXH&NV, thực hiện nghiên cứu khoa học và xâydựng NTQĐ sẽ có những bước tiến mới, tác động trực tiếp và đặt ra yêu cầucao hơn cho hoạt động xây dựng kỹ năng sư phạm, năng lực tư duy cho họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV Nội dung, chương trình đào tạo ngàycàng được xây dựng và củng cố theo hướng tăng nhanh về hàm lượng tri thức;rút ngắn thời gian đào tạo trên giảng đường, tăng thời lượng tự học của cả quátrình Đồng thời, bản thân người học viên phải tích cực tham gia nhiều hoạtđộng đan xen Xác định rõ ràng chính xác mục tiêu, yêu cầu đào tạo, đồngthời đổi mới quá trình dạy và học của người học viên, trách nhiệm của cán bộchỉ huy, giảng viên tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập rèn luyện gópphần nâng cao, trang bị đầy đủ NLPB cho học viên phù hợp với nội dung giáodục đào tạo của Trường SQCT hiện nay
1.2 Thực trạng năng lực phản biện trong thực hành xêmina của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan
Trang 18biện trong thực hành xêmina Kết quả thu được cho thấy, đa số viên đào tạogiáo viên KHXH&NV đã nhận thức một cách đúng đắn về mức độ cần thiết
của NLPB Có tới 23% học viên cho rằng NLPB là “rất cần thiết”; 35% là
“cần thiết”; 25% cho rằng cần thiết ở mức bình thường và 17% cho rằng không cần thiết (Bảng 5- Phụ lục 1), Với những kết quả thu được về nhận
thức như trên sẽ là cơ sở cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV nângcao NLPB trong thực hành xêmina
Bên cạnh đó, qua trò chuyện, phỏng vấn sâu đối với các đồng chí cán
bộ quản lý ở đơn vị, với câu hỏi: “qua tiếp xúc nhiều với học viên trong đơn
vị, đồng chí có thể cho biết nhận thức của học viên về vai trò, tầm quan trọng của NLPB trong thực hành xêmina như thế nào?”, chúng tôi nhận được nhiều
câu trả lời nhưng phổ biến nhất đó là: đội ngũ học viên đào tạo giáo viên
KHXH&NV đã nhận thức được NLPB trong thực hành xêmina có ý nghĩa
thiết thực không chỉ đối với kết quả học tập hiện tại mà còn đối với cương vịcông tác sau này
RẤT CẦN THIẾT 23%
CẦN THIẾT 35%
BÌNH THƯỜNG
25%
KHÔNG CẦN THIẾT 17%
BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CẦN THIẾT
CỦA NLPB
Tiếp theo quá trình nghiên cứu, chúng tôi điều tra thực trạng nhận thứccủa học viên về vai trò của NLPB đối với bản thân người học Kết quả thuđược ở quá trình điều tra (Bảng 6 - Phụ lục 1) cho những con số cụ thể như
sau: Vai trò được học viên lựa chọn nhiều nhất là “nâng cao NLPB trong thực hành xêmina góp phần giúp học viên huy động toàn bộ kiến thức, trí tuệ của bản thân để có cái nhìn tổng hợp và chính xác về những vấn đề quan tâm” với 87% Sở dĩ như vậy vì NLPB trong thực hành xêmina giúp học viên
Trang 19nắm được những tri thức khoa học, phương pháp luận biện chứng và tái hiệnlại toàn bộ tri thức đã có để xem xét, đánh giá vấn đề nào đó Vai trò đứng vị
trí thứ 2 là “góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho học viên trong quá trình đào tạo” với 72% Kết quả này có được bởi lẽ những tri thức khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin rèn luyện cho chúng ta khả năng tư duy, sáng tạo nhìnnhận sự vật hiện tượng trong các mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn
nhau Tiếp đó, vai trò “góp phần quan trọng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức chân lý của học viên trong quá trình đào tạo” xếp
vị trí thứ 3, chiếm 68% Trên thực tế NLPB trong thực hành xêmina giúp cho
học viên tích cực khám phá tìm tòi tri thức mới, đồng thời thúc đẩy tư duytích cực đi tìm chân lý, khắc phục tình trạng rụt rè, e ngại cho người học
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GD - ĐT
BI U Đ KH O SÁT VAI TRÒ C A NLPB TRONG ỂU ĐỒ KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA NLPB TRONG Ồ KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA NLPB TRONG ẢO SÁT VAI TRÒ CỦA NLPB TRONG ỦA NLPB TRONG
Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu thực trạng nhận thức của họcviên về sức hấp dẫn của các buổi xêmina có phản biện sôi nổi Kết quả thu
Trang 20được thể hiện thông qua điều tra xã hội học (Bảng 7 - Phụ lục 1) cho thấy:
phương án được lựa chọn nhiều nhất là “hấp dẫn nhưng không phải mọi giờ xêmina đều vậy”, chiếm 68% Bên cạnh đó, có 12% học viên chọn phương án
“rất hấp dẫn” Điều này có nghĩa là có một số học viên nhận thấy việc phản
biện trong giờ xêmina lôi cuốn họ Đây là điều kiện cần thiết để kích thích họhăng say và tích cực tham gia trao đổi, thảo luận cùng giảng viên và các đồngchí khác trong các buổi xêmina
Hai là, đa số học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có niềm tin vào NLPB trong thực hành xêmina sẽ đem lại hiệu quả tốt cho bản thân
Với những tri thức khoa học được trang bị kỹ càng cùng với việc đãxác định cho mình mục đích, động cơ đúng đắn về học tập, học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV đã xây dựng được cho mình niềm tin vào mục đíchđúng đắn của việc nâng cao NLPB Theo số liệu khảo sát được với câu hỏi
“bạn có tin vào tri thức khoa học đã được trang bị từ các lực lượng sư phạm
để sử dụng phản biện” thì 76% học viên trả lời có tin.
TIN TƯỞNG 79%
Ba là, phần lớn học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT có dũng khí dám đứng lên trình bày ý kiến của mình.
Trang 21Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV được trang bị hệ thống tri thứckhoa học và được đội ngũ giáo viên giảng dạy trực tiếp truyền thụ phươngpháp nên đa số học viên có khả năng diễn giải trình bày vấn đề tốt Đây là cơ
sở quan trọng để học viên dám đứng lên trình bày ý kiến theo số liệu mà
nhóm đề tài khảo sát được với câu hỏi: “bạn có dám trình bày quan điểm của mình trước đám đông” Với câu hỏi này chúng tôi đưa ra ba sự lựa chọn là có, trung bình hoặc không Trong đó đa số học viên chọn phương án “có” với tỷ
lệ chiếm 72%; Như vậy đa số học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đã hìnhthành được cho mình dũng khí trước đám đông và không ngại va chạm vớiđồng chí đồng đội (Bảng 9- phụ lục 1)
Đồng thời cũng có rất nhiều học viên biết về vấn đề đang trao đổi nhưng lại không dám bày tỏ quan điểm Chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi để khảo sát nội dung này thì thu được kết quả: 58% trả lời nếu biết sẽ dám phản biện, trong khi đó 12% trả lời biết nhưng không dám phản biện, 30% còn lại phân vân giữa hai phương án trên (bảng 10 - phụ lục 1).
Bốn là, phần lớn học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT có hứng thú nâng cao NLPB trong thực hành xêmina
Sự hứng thú đó được thể hiện ở thái độ của học viên trong phản biện ởcác buổi xêmina Mặt thái độ trong hứng thú nâng cao năng lực xêmina củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV được xác định bởi các thông số: thái
độ của học viên trước giờ xêmina; thái độ của học viên trong giờ xêmina Cụthể như sau:
Thái độ của học viên về NLPB trước giờ xêmina Trước các giờ xêmina
học viên thường bày tỏ thái độ của mình như thích thú, chờ đợi hay khôngthích thú Thái độ đó được biểu hiện qua hành vi của học viên Những học
Trang 22viên thích thú chờ đợi thì luôn nghiên cứu, tìm tòi và chuẩn bị nội dung chuđáo và ngược lại những người không hứng thú với NLPB trong xêmina thìthường chuẩn bị nội dung qua loa và làm đối phó không nghiên cứu, tìm tòinội dung để tham gia thảo luận và phản biện ý kiến trong xêmina Nhóm đềtài tham gia khảo sát học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV thu được kết qủa
như sau: đa số học viên có thái độ “rất hứng thú” và “hứng thú” trước giờ xêmina (chiếm tới 65%) Tiếp đến là thái độ “bình thường” trước giờ xêmina chiếm 19% Và thái độ “không hứng thú” chiếm 16% (Bảng 11- Phụ lục 1)
Như vậy, có thể thấy, đại đa số học viên đào tạo giáo viên KHXH&NVthể hiện sự thích thú chờ đợi đến giờ xêmina Sự thích thú này là cơ sở để họcviên muốn nâng cao NLPB của mình
Thái độ của học viên đối với NLPB trong thực hành xêmina Theo số
liệu mà nhóm đề tài tham gia khảo sát thu được: trong giờ xêmina thì đa số
học viên “hứng thú” và “rất hứng thú” với NLPB (chiếm 62%) Như vậy,
qua điều tra chúng ta có thể thấy phần lớn học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV đã hứng thú với NLPB (bảng 12 – phụ lục 1)
Năm là, phần lớn học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT đã rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo phản biện trong thực hành xêmina.
Việc học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV phải hình thành cho mình
kỹ năng, kỹ xảo để sau khi ra trường đảm nhiệm được nhiệm vụ giảng dạy làđiều tất yếu Giảng viên đã chú trọng hình thành cho họ nhiều kỹ năng, kỹ
xảo trong đó có kỹ năng, kỹ xảo phản biện lại các vấn đề Thông qua điều tra
thu được 66% học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đã hình thành được
Trang 23cho mình những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để có thể phản biện lại một vấn đề
có sức thuyết phục cao Trong khi đó 12% số học viên được hỏi trả lời đã có
kỹ năng kỹ xảo nhưng chưa đầy đủ và chưa cao Như vậy đa số học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV đã có những điều cần thiết để có thể hoàn thànhnhiệm vụ sau khi ra trường như kỹ năng Phát hiện và luận giải các vấn đề xãhội áp dụng vào thực tiễn hoạt động học tập của bản thân (bảng 13 - phụ lục1)
mức độ bình thường, thậm chí vẫn còn 17% cho rằng không cần thiết (Bảng 5
- Phụ lục 1) Chính vì chưa thấy việc nâng cao NLPB trong thực hành xêmina
sẽ trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, hoàn thiện và khẳng định bảnthân; chưa thấy được tầm quan trọng đặc biệt của NLPB đối với một ngườigiáo viên KHXH&NV trong tương lai Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc các chủ thể nâng cao NLPB cho học viên
Bên cạnh đó, số liệu từ Bảng 7 Phụ lục 1, cho thấy: vẫn có 18% số
lượng học viên cho rằng độ hấp dẫn ở mức bình thường, thậm chí còn có 2% học viên cho là không hấp dẫn Như vậy, vẫn có một số bộ phận học viên
chưa nhận thấy được sự hấp dẫn của các buổi xêmina có phản biện sôi nổi.Nguyên nhân của nó nảy sinh từ cả hai phía, cả ở người dạy và người học.Tuy nhiên, dù là khách quan từ phía người dạy, hay chủ quan từ phía ngườihọc thì thực rạng trên cũng đã chỉ ra, vẫn còn một bộ phận không nhỏ họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV ít chú ý đến nội dung giảng bài của giáoviên Điều này sẽ dẫn đến việc học viên không cảm thấy hào hứng trong giờhọc các môn khoa học Mác - Lênin, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả họctập của họ
Hai là, một bộ phận học viên vẫn chưa có niềm tin vào việc nâng cao NLPB trong thực hành xêmina sẽ đem lại hiệu quả cao cho bản thân.
Thông qua khảo sát điều tra ta có thể thấy được bên cạnh đa số họcviên tin tưởng vào NLPB sẽ đem lại cho họ một kết qủa học tập tích cực hơn
và tích lũy được các kỹ năng, phương pháp cần thiết để hoàn thành tốt buổixêmina Theo bảng 8 phụ lục 1 thì vẫn còn tới 16% phân vân và 5% số học
Trang 24viên được hỏi bày tỏ quan điểm không tin tưởng vào việc năng lực tư duyphản biện sẽ đem lại hiệu quả tốt cho họ trong thực hành xêmina.
Ba là, một bộ phận học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT còn chưa có dũng khí để tham gia phản biện.
Số liệu ở bảng 10 - phụ lục 1 đã cho thấy vấn còn tới 16% số học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV còn ngại trình bày ý kiến trước đám đông vàngại va chạm Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đứng lớp của các giáoviên KHXH&NV trong tương lai Vì họ phải đứng trước cả một tập thể họcviên trong lớp để truyền đạt kiến thức nhưng tấm lý e ngại rụt rè sẽ làm họmất tự tin và không truyền tải được nội dung đến người học Đồng thời còncho thấy có 12% số học viên được hỏi trả lời biết nội dung nhưng không dámđứng lên phản biện Đây là yếu tố mà các chủ thể nâng cao cần phải cực kỳchú ý để nâng cao được NLPB cho học viên
Bốn là, một bộ phận học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT không có hứng thú với NLPB trong thực hành xêmina.
Mặc dù khi được hỏi, đa số học viên khẳng định vị trí, vai trò quan
trọng của tư duy phản biện đối với bản thân họ khi học tập và sau khi ratrường Nhưng quá trình chuyển biến từ nhận thức, suy nghĩ đến biểu hiệnthái độ hứng thú đối với nâng cao NLPB của học viên là còn chậm và chưacao Qua quá trình tiếp xúc với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV các
giảng viên đã đưa ra nhận xét “đa số học viên có nhận thức về vai trò của NLPB tốt nhưng lại không say mê, thích thú tham gia phản biện trong các giờ xêmina” Hiện nay học viên nâng cao NLPB cho bản thân mình không phải
xuất phát từ sự đam mê hay hứng thú với nó mà vì ép buộc do điểm số vàthành tích học tập
Số liệu từ Bảng 12 - Phụ lục 1 cũng cho thấy: vẫn còn 16 % học viên
có thái độ ‘không hứng thú” trước các giờ xêmina Điều này có nghĩa là học
viên chuẩn bị nội dung xêmina là qua loa chỉ làm đối phó cho có khi đượckiểm tra chứ không phải vì mục đích đề có nội dung sâu sắc phản biện trongxêmina Như vậy, số học viên cảm thấy thích thú về NLPB vẫn còn nhưng chỉ
là số ít và vẫn có những học sinh không quan tâm, thậm chí cảm thấy chán khiphản biện trong xêmina Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả họctập của họ Do đó đội ngũ giảng viên cần có biện pháp tác động để nâng cao
hứng thú của những học viên tạo cho họ cảm giác “háo hức chờ đợi”, “mong đợi” tới giờ xêmina chứ không phải là thái độ thờ ơ, chán ghét.
Năm là, một bộ phận học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV chưa có
kỹ năng, kỹ xảo tốt để nâng cao NLPB trong thực hành xêmina.
Trang 25Quá trình học tập trên lớp đồng thời với tiếp thu tri thức là quá trìnhhọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV tiếp thu các phương pháp, cách thứcdẫn giải, trình bày của giáo viên để hình thành cho bản thân kỹ năng kỹ xảo.Nhưng bên cạnh đa số học viên nhận thức được vấn đề này và tỏ ra rất chămchú tiếp thu thì vẫn còn số ít tỏ ra thờ ơ, mệt mỏi trong giờ học nên còn hạnchế về kỹ năng, kỹ xảo phản biện Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượngphản biện của học viên Theo số liệu điều tra thì vẫn còn khá nhiều học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV còn chưa có kỹ năng, kỹ xảo phản biện Con
số đó chiếm tới 22% Đây là thực trạng đáng báo động vì nếu không hìnhthành được kỹ năng kỹ xảo thì những người giáo viên tương lai không thểđứng lớp giảng dạy
1.2.2 Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế
1.2.2.1 Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, mục tiêu, yêu cầu GD -ĐT của Nhà trường được nâng cao tác động đến nhận thức của học viên
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới, yêu cầuxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhà trường đã chủđộng đổi mới chương trình, nội dung GD - ĐT Với mục tiêu đào tạo đội ngũcán bộ chính trị và giáo viên KHXH&NV cho toàn quân, Nhà trường đã nângcao mục tiêu, yêu cầu đối với học viên, đặc biệt là học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV Chính nhờ nâng cao mục tiêu, yêu cầu GD - ĐT đã làm cho họcviên phải nâng cao trình độ, năng lực của bản thân trong đó có NLPB trongthực hành xêmina để không bị loại khỏi vòng quay học tập của Nhà trường
Hai là, chất lượng các lực lượng sư phạm của Nhà trường không ngừng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi đề học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV nâng cao NLPB.
Trong những năm qua, Nhà trường thường xuyên qua tâm xây dựng độingũ giảng viên theo "chuẩn" để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quân độitrong xu thế hội nhập quốc tế và những tác động mạnh mẽ của cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 Đến nay, đội ngũ giảng viên cơ bản có trình độ chuyênmôn cao, được đào tạo cơ bản, có hệ thống, đúng chuyên ngành, có tâmhuyết, nhiệt tình, trách nhiệm chính trị cao, lập trường vững vàng kiên định.Với lòng nhiệt huyết của mình đội ngũ giảng viên luôn tích cực và mongmuốn nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV Góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT Nhà trường
Ba là, sự nỗ lực của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV vươn lên chiếm lĩnh tri thức.
Trang 26Một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định đến NLPB đó làyếu tố chủ quan của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Ngay từ khichuyển sang đào tạo giáo viên KHXH&NV đa số học viên đã nhận thức đúngđắn, đầy đủ mục tiêu yêu cầu GD - ĐT của Nhà trường Từ đó tích cực phấnđấu và rèn luyện về mọi mặt Học viên luôn chuyên tâm tu dưỡng, rèn luyệnkhắc phục mọi khó khăn trong học tập và công tác dành nhiều thời gian để tựhọc, tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu Đồng thời, tích cực xây dựng kế hoạch vàphấn đấu rèn luyện nâng cao NLPB để học tập, thực hành tại Nhà trường vàcông tác khi ra đơn vị.
độ, trách nhiệm của họ còn có nhược điểm Do đó trong tiềm thức họ chưamuốn nâng cao NLPB trong thực hành xêmina
Hai là, trách nhiệm, kiến thức và kỹ năng, phương pháp của một số lực lượng sư phạm còn hạn chế.
Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, trách nhiệm, kiến thức và kỹ năngcủa lực lượng sư phạm còn hạn chế Cụ thể là nội dung kiến thức truyền tảiđến người học cũng như nội dung giảng dạy chưa thực sự phù hợp, ngườigiáo viên truyền thụ kiến thức còn chưa nêu cao trách nhiệm để làm nảy sinhcác cảm xúc tích cực của học viên một cách ổn định, bền vững Nguyên nhânnày lm cho người học không có hứng thú và thái độ tích cực trong nâng caoNLPB trong thực hành xêmina
Ba là, NLPB trong thực hành xêmina chưa được xem là nội dung quan trọng trong mục tiêu, yêu cầu GD - ĐT của Nhà trường.
Nhu cầu là cái để thôi thúc người học hành động Nó là sự kết hợp giữanhu cầu bên trong và mục đích hành động bên ngoài Để có nhu cầu nhậnthức về NLPB đòi hỏi người học viên phải có tình cảm, ý thức tốt và tráchnhiệm cao Ở đây, nguyên nhân chủ yếu là do NLPB trong thực hành xêminachưa được xem là nội dung quan trọng trong mục tiêu, yêu cầu GD - ĐT củaNhà trường do đó một số học viên vì chưa xác định đúng đắn động cơ học tập
Trang 27chiếm lĩnh tri thức để nâng cao NLPB, người giáo viên chưa chú trọng vấn đềnày nên dẫn tới người học viên nên chưa xác lập được sự hài hòa giữa nhucầu của bản thân với mục đích, yêu cầu của xã hội.
*
* *
Nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV ở trường SQCT hiện nay là tổng thể những tác động củacác lực lượng sư phạm vào các yếu tố cấu thành NLPB trong thực hànhxêmina nhằm giúp cho học viên nâng cao hơn nữa khả năng lập luận, phântích và đánh giá thông tin được đưa ra trong các buổi xêmina theo các cáchnhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chínhxác của vấn đề được nêu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo củaNhà trường
Thời gian qua, hoạt động nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho
học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT đã được cấp ủy, tổ
chức đảng các cấp, đội ngũ cán bộ đơn vị đặc biệt quan tâm, chú trọng Nhờ
đó, đã phần nào tác động đến tâm tư, tình cảm, nhận thức, trách nhiệm, hìnhthành các kỹ xảo, kỹ năng của người học viên, góp phần tạo nên những nhân
tố tích cực để phục vụ cho quá trình học tập, rèn luyện của bản thân từng họcviên nói chung, nâng cao chất lượng các buổi xêmina nói riêng Tuy nhiên, do
cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, hoạt động hoạt động nângcao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập Vì vậy, việc nghiên cứucác giải pháp để nâng cao NLPB trong thực hành xêmina cho học viên đào
tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay là vấn đề hết sức quan
trọng
Trang 28Chương 2
YÊU CẦU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC PHẢN BIỆN TRONG THỰC HÀNH XÊMINA CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG
SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
2.1 Yêu cầu nâng cao năng lực phản biện trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị thời gian tới
2.1.1 Nâng cao năng lực phản biện trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay phải gắn với nâng cao nhận thức, hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất, nhân cách của học viên
Hoạt động nâng cao NLPB trong thực hành xêmina chịu sự tác động từmặt tâm lý của học viên đó là các hiện tượng tâm lý như trách nhiệm, thái độ,động cơ học tập, phương pháp học tập, kinh nghiệm… Do đó, quá trình nângcao NLPB trong thực hành xêmina cho đối tượng này phải gắn chặt với việcnâng cao trình độ nhận thức cho người học, trang bị cho họ thế giới quan mácxít, phương pháp luận khoa học, làm phong phú thêm nền tảng tri thức, mởrộng trình độ hiểu biết về thực tiễn cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm, vốn sống
để phục vụ tốt cho việc học tập tại Nhà trường và đáp ứng yêu cầu công việcsau khi ra trường
Chú trọng giáo dục nâng cao ý thức, thái độ và trách nhiệm đúng đắncho học viên trong quá trình nâng cao NLPB Đồng thời kiên quyết đấu tranhvới những học viên có nhận thức, thái độ, trách nhiệm chưa đúng và có cácbiểu hiện tiêu cực trong quá trình nâng cao NLPB trong thực hành xêmina
Chú trọng giáo dục nâng cao ý thức, thái độ và trách nhiệm đúng đắncho học viên trong quá trình học tập các môn khoa học Mác - Lênin, kịp thờiphát hiện, chấn chỉnh khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong quá trình họctập
2.1.2 Nâng cao năng lực phản biện trong thực hành xêmina cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường
Để bảo đảm chất lượng cho đầu ra của Nhà trường Đảng ủy ban giámhiệu Nhà trường đã xác định phải trang bị đầy đủ toàn diện những tri thức, kỹnăng, phương pháp cần thiết trong đó có NLPB cho học viên đào tạo giáo