1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BAI THU HOACH BOI DUONG VIET NAM-SINGAPORE

8 7,7K 41
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 110 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG KHOÁ BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG THEO CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAP0RE  BÀI THU HOẠCH Họ và tên: Ma Văn Mậu Lớp:Tiểu học A2 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hồng Quang ĐỀ BÀI: Hãy nêu những nhận thức sâu sắc nhất của đồng chí về khoá bồi dưỡng? Liên hệ thực tế lãnh đạo quản lý của bản thân và đề xuất chương trình đổi mới lãnh đạo quản lý tại đơn vị anh chị đang công tác? BÀI LÀM: Đây là lớp học rất có ý nghĩa, rất quan trọng trong tình hình giáo dục hiện nay, trong điều kiện có nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động, đổi mới về cách thức tổ chức, quản lý, đặc biệt là vấn đề quản lý nhà trường, nhằm phát huy những giá trị nhà trường và của bản thân mỗi chúng tôi cho sự phát triển chung, cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Qua lớp bồi dưỡng, tôi được được tiếp cận 07 cụm vấn đề: 1. Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông. 2. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông. 3. Văn hoá nhà trường. 4. Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông. 5. Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông. 6. Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông. 7. Lãnh đạo và phát triển giáo dục toàn diện trường phổ thông. PHẦN I NHỮNG NHẬN THỨC SÂU SẮC VỀ KHÓA BỒI DƯỠNG Tham gia đợt học tập bồi dưỡng Hiệu trưởng theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore về mặt lí luận và nhận thức rất bổ ích trong điều kiện hiện nay. Từ lí luận này giúp cho các nhà trường, hiệu trưởng có tầm nhìn của trường mình trong kế hoạch đề ra 5 năm sắp tới. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các yêu cầu đề ra trong 7 chuyên đề rất cấp thiết và quan trọng đối với hiệu trưởng. Kết thúc khóa bồi dưỡng tôi đã có những nhận thức sâu sắc về công tác lãnh đạo và quản lí. Sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Do vậy đổi mới quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020. Đảng và nhà nước đã quyết tâm đổi mới giáo dục không những ở các quan điểm chỉ đạo mà còn thể hiện rõ các mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục. Người hiệu trưởng phải có tầm nhìn tổng thể để phát triển nhà trường. Người hiệu trưởng vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý. Phải khẳng định rằng người hiệu trưởng trường phổ thông có vai trò kép trong đó: Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi phát triển và bền vững. Quản lý để hoạt đông có sự ổn định nhằm đạt được mục tiêu. Phải thấy được vai trò của người hiệu trưởng: Nhìn nhận từ quan điểm mới về lãnh đạo và quản lý nhà trường. Từ căn cứ pháp lý và cuộc sống phát triển kinh tế xã hội và giáo dục. Nhìn nhận từ trách nhiệm và lương tâm. Trong xã hội không ngừng thay đổi, thấy được “ không có gì tồn tại ngoài sự thay đổi”. Để có sự thay đổi thì phải làm được 07 việc đó là: Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức, tập thể quàn chúng, biết cổ vũ, động viên, biết xây dựng chiến lược, ra quyết định, tạo ra những sự thay đổi, tạo môi trường làm việc lành mạnh. Một nhà lãnh đạo cần có tố chất: Nhạy cảm, chính trực, nghị lực, tự tin, có động lực, quyết đoán, có kiến thức chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp. Từ đó tạo ra được môi trường làm việc thân thiện cởi mở, như vậy cần có hoạch định, xác định được mục tiêu hoạt động của nhà trường, xác định phân loại các hoạt động để đạt được mục tiêu, có kiểm tra đánh giá. Kế hoạch chiến lược là những định hướng lớn mang tích chất lâu dài và bền bỉ phải vạch ra được sứ mạng là khẳng định mục đích, lý do tồn tại của nhà trường. Giá trị là những điều mà nhà trường cam kết thực hiện. Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai của nhà trường để đạt được điều mong muốn, tầm nhìn chỉ rõ kết quả của tương lai. Mục tiêu là kết quả cần đạt của kế hoạch. Giải pháp chiến lược là những động thái hành động chính phải đạt để tiến hành được mục tiêu. Cách thực hiện một kế hoạch chiến lược: Tên kế hoạch, giới thiệu nhà trường, phân tích môi trường, xác định sứ mệnh – tầm nhìn- giá trị, xác định được mục tiêu chiến lược các ưu tiên, xác định được các giải pháp chiến lược, đề xuất tổ chức thực hiện. Người hiệu trưởng phải có được yêu cầu sau: Phải có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, phải có năng lực chuyên môn- lãnh đạo - quản lý, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả ( kể cả những rủi ro) . Nguồn lực của nhà trường là tập hợp các yếu tố bao gồm: Nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực, nguồn tiềm lực, nguồn tin lực. Nguồn nhân lực: tài năng trí tuệ của con người là vô tận, con người sáng tạo ra những kỹ thuật công nghệ. Nghệ thuật dùng người là chìa khóa của thành công. Trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhát l;à tạo nên sức mạnh văn hóa tinh thần và tiềm năng để nhân viên làm việc sáng tạo. Nguồn lực chiếm 60%, tài lực 35%, Cơ sở vật chất 3%, tin lực 2%. Lập kế hoạch huy động các nguồn lực. Lãnh đạo huy động các nguồn lực định ra chủ trương đường lối, mục đích tính chất, nguyên tắc. Kiểm tra đánh giá các nguồn lực. Trong mọi lĩnh vực thì người quản lý trong nhà trường phải luôn quan tâm đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo dục trường phổ thông giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người biết thchs ứng với môi trường sông, biết tự lập và tự chủ đẻ các em có thể học tiếp hay lao động. Nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách. Đổi mới mạnh mẽ giáo dục nhà nước đối với giáo dục đào tạo. Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng và đáp ứng về chất lượng. Tăng nguồn lực cho giáo dục. Đảm bảo công bằng xã hội. Tăng cường sự hợp tác và phát triển. Tìm ra được các giải pháp chủ yếu. Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học hướng tới học sinh: Tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động dạy học. Đổi mới phương pháp. Biện pháp quản lý: Xác lập – phân tích – giải quyết – kiểm tra – thể chế hóa. Dạy cho các em biết các kỹ năng sống, biết tránh xa các tệ nạn xã hội, biết giao tiếp – hội nhập, biết làm chủ và định hướng cho bản thân. Một vấn đề mà tôi rất tâm đắc, đó là việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường. theo tôi người hiệu trưởng cần xây dựng nét đặc trưng văn hoá cho nhà trường mình quản lý. Vì văn hóa nhà trường ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của nhà trường: đến giáo viên - CNV, đến học sinh, đến uy tín, chất lượng giáo dục, liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường, nó biểu hiện tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin, quy tắc ứng xử…, tạo cho giáo viên cảm giác thoải mái, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, trao đổi phương pháp, kỹ năng giảng dạy, quan tâm đến nhau và cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để hoàn thành kế hoạch đề ra; làm cho học sinh cảm thấy vui vẻ, ham học, được tôn trọng, được thừa nhận, thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực học tập tốt hơn. - Chính văn hoá nhà trường tạo nên nét đẹp riêng của nhà trường, làm cho phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo, các cơ quan hữu quan và nhân dân tin tưởng, yên tâm gửi con đến môi trường có những giá trị đạo đức chuẩn mực và chất lượng học tập tốt như vậy. - Văn hoá nhà trường cũng một phần tạo nên chất lượng hai mặt giáo dục: đạo đức và học tập cho học sinh. - Qua tìm hiểu một số trường chất lượng cao trong tỉnh như: trường THPT Sông Lô, tỉnh Tuyên Quang, tôi nhận thấy văn hóa nhà trường còn tạo nên một sức mạnh nội lực mà khó có thể tìm thấy được sức mạnh nào lớn hơn: ví dụ: trường THPT Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tạo cho học sinh một nét đẹp văn hoá về gữi vệ sinh trường lớp và tinh thần tự quản rất cao. - Văn hoá nhà trường còn góp phần giúp phụ huynh học sinh giải toả được một phần bức xúc hiện nay là một bộ phận học sinh – sinh viên sa sút về đạo đức, thể hiện ở cách ăn mặc, để tóc, giao tiếp, ứng xử, ý thức học tập và thái độ làm việc… - Văn hoá nhà trường cũng góp một phần làm cho đội ngũ giáo viên hạn chế vi phạm về đạo đức nhà giáo, thể hiện ở sự thân thiện trong mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công bằng với học sinh, tôn trọng học sinh, xử lý các tình huống sư phạm đạt hiệu quả cao hơn. Tóm lại muốn đổi mới lãnh đạo quản lí giáo dục phải đột phá từ thay đổi từ thay đổi tư duy lãnh đạo và quản lí của người hiệu trưởng trường phổ thông. Suy nghĩ và hành động của hiệu trưởng sẽ chi phối các hoạt động của nhà trường. Người đứng đầu nhà trường năng động sáng tạo thì nhà trường sẽ có cơ hội phát triển. Hiệu trưởng mà năng động sáng tạo, cởi mở sẽ làm cầu nối tốt giữa nhà trường, xã hội và cộng đồng, với những đổi mới, năng động bên ngoài và đưa ý tưởng sáng tạo từ đời sống xã hội vào trong nhà trường. Hiệu trưởng phải đổi mới cách suy nghĩ và hành động để trở thành người hiệu trưởng biết phát huy năng lực của mình và nhà trường cho sự phát triển. Đây là bài học có ý nghĩa rất lớn được đúc rút từ khóa bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức niên kết Việt Nam – Singapore mà tôi được biết. PHẦN II LIÊN HỆ THỰC TẾ QUẢN LÝ CỦA BẢN THÂN I. Sơ lược về nhà trường 1.Đặc điểm tình hình. Trường Tiểu học Hồng Quang – Chiêm Hoá – Tuyên Quang, được xây dựng tại thôn Nà Nghè trên địa bàn xã Hồng Quang. Hồng Quang là một xã vùngúâu vùng xa của Huyện Chiêm Hoá – Tuyên Quang. - Phía Tây và phía Bắc giáp với huyện Bắc Quang – Hà Giang. - Phía Nam giáp xã Trung Hà – Chiêm Hoá. - Phía Đông giáp xã Bình An – Chiêm Hoá. Dân số toàn xã: Trên 6.500 người. Dân cư phân bố rải rác khắp trên diện tích tự nhiên. Cả xã có 8 thôn được phân bổ theo địa bàn dân cư. * Về đời sống kinh tế: Xã vùng sâu vùng xa, thuộc diện khó khăn đặc biệt, là một xã nghèo thuộc huyện Chieem Hoá. Người dân ở đây chủ yếu sản xuất độc canh, không có nghề phụ, chủ yếu trồng trọt các loại hoa màu. Ruộng bậc thang, đất đai bạc màu, năng suất thấp. Những năm gần đây, có sự đầu tư của Nhà nước (dự án 135) trồng rừng và phát triển kinh tế vườn, trồng cây lâm nghiệp (cây keo), nên đời sống nhân dân được cải thiện. * Văn hoá giáo dục chậm phát triển, những năm trước đây tuy cơ cấu giáo dục có đủ 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học và THCS, song số lượng học sinh ít, quy mô trường lớp cũng không đồng bộ, nhất là bậc học mầm non. Từ năm 2005 mới có quyết định công nhận trường Mầm non và năm 2001 có quyết định tách trường PTCS thành 2 trường: TH và THCS. Từ đó đến nay, sự nghiệp giáo dục của xã Hồng Quang có những bước phát triển đáng kể về số lượng học sinh và về xây dựng cơ sở vật chất. Đặc biệt là nhận thức và tinh thần hiếu học của nhân dân, học sinh được phát huy hơn. Trải qua hơn 9 năm hình thành và phát triển, nhà trường ngày một lớn mạnh và ổn định cả về chất và lượng. Năm học 2009 – 2010 nhà trường có 283 học sinh được biên chế vào 21 lớp : Tổng số cán bộ giáo viên là 31 đ/c. Trong đó có 03 cán bộ quản lí, 01 nhân viên và 27 giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tổng diện tích khuôn viên là: 16.687 m 2 , có 21 phòng học, 1 phòng thư viện, 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng hiệu phó, 1 sân tập thể thao với diện tích 30m x 80 m, cơ sở vật chất, Thiết bị tương đối đảm bảo để phục vụ công tác dạy và học. 2. Về thuận lợi: - Nội bộ nhà trường luôn luôn đoàn kết, nhất trí cao trong mọi hoạt động. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên nhiệt tình với công tác, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng lên. Tỉ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn là 87,1% trên chuẩn là 12,9%. - Được lãnh đạo địa phương, nhân dân và hội cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ. - Đội ngũ giáo viên trẻ, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn trên chuẩn cao. - Cán bộ quản lí dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. - Học sinh chăm ngoan, lễ phép, siêng năng học tập. 3. Khó khăn: - Học sinh chủ yếu là con, em nông dân, sống bằng nghề trồng trọt, kinh tế còn nhiều khó khăn ít nhiều có ảnh hưởng đến việc học tập của các em. - Xã có diện tích rộng địa bàn lại có sự phân bố thưa thớt nên rất khó cho công tác làm giáo dục nhất là công tác tìm hiểu địa bàn, tình hình gia đình học sinh. - Trường ở vùng sâu, xa trung tâm huyện, thị nên sự tiếp nhận với cái mới còn châm. - Các phòng học, phòng làm viêc tuy đủ nhưng 100% là phòng học là nhà gỗ tạp, mái tôn đã sử dụng lâu năm, hiện đã xuống cấp. II.Các biện pháp đã thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ tình hình trường lớp, địa phương và cơ sở đội ngũ hiện có và trong tương lai của nhà trường, đồng thời áp dụng những kiến thức đã được tập huấn qua lớp “Bồi dưỡng hiệu trưởng theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapor năm 2010” . Bản thân tôi đã tiến hành xây dựng trước mắt một số kế hoạch để đổi mới lãnh đạo và quản lí nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Hồng Quang nơi tôi đang công tác cụ thể như sau: 1- Về phát triển đội ngũ: - Xây dựng bầu không khí trong nhà trường thân thiện, tôn trọng. Tạo điều kiện và môi trường tương đối đầy đủ về điều kiện để giáo viên công nhân viên phát huy được các năng lực của bản thân. Phát huy những phát kiến mang tính chất sáng tạo đột phá của các cá nhân và của các tổ nhóm đặc biệt là các phát kiến nhằm phục vụ cho công tác dạy học và có thể áp dụng rộng rãi trong hội đồng giáo dục. - Cán bộ quản lí nhà trường không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đổi mới quản lí để kết quả cao nhất. Khuyến khích các loại hình học tập như học thông qua đào tạo tập trung, học thông qua đài báo - mạng Internet, Hội nghị trực tuyến với Phòng Giáo dục – Đào tạo Chiêm Hoá, học thông qua đồng nghiệp…Nối mạng Internet để tạo điều kiện được học hỏi nhiều hơn. Đúc rút kinh nghiệm thông qua các công tác của từng công việc cụ thể và thông qua cuối năm học để xây dựng kế hoạch khả thi cho năm học sau. - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức (bồi dưỡng theo định kì, bồi dưỡng theo tổ, nhóm bằng các hình thức sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt khuyến khích các cá nhân tự bồi dưỡng). - Tập trung bồi dưỡng trình độ tin học cho CBCGV đặc biệt là giáo viên thông qua tập huấn tại trường, thông qua học hỏi lẫn nhau, thông qua khai thác mạng. Tập trung khai thác các ứng dụng thông tin trong giáo dục đặc biệt là các phần mềm ứng dụng trong dạy học. 2- Chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường nhằm giáo dục toàn diện học sinh: - Duy trì tốt mọi nề nếp dạy học trong nhà trường. Củng cố các nền nếp có kết quả tốt và xây dựng các nền nếp chưa tốt. Nâng cao vai trò của các bộ phận như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên - Phụ trách đội, các tổ khối chuyên môn…Tăng cường các trách nhiệm cũng như phát huy vai trò làm chủ của các tổ chức cá nhân, tăng cường công tác tự chủ - tự chịu trách nhiệm. - Tổ chức tốt các hoạt động NGLL một cách đổi mới về nội dung hình thức nhằm phát huy trí lực của học sinh, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động và trong môi trường lành mạnh. Thông qua đó giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử trước các tình huống. Giáo dục toàn diện cho học sinh. - Đẩy mạnh các môn năng khiếu thu hút học sinh hoạt động tích cực của học sinh vào các hoạt động học tập nghiên cứu. 3- Xây dựng văn hoá nhà trường: - Duy trì thực hiện tốt quy chế tập trung dân chủ trong nhà trường. - Xây dựng quy chế về thực hiện xây dựng cơ quan văn hoá, nhà giáo văn hoá. Xây dựng mối quan hệ công sở giữa cán bộ công nhân viên với lãnh đạo, giữa công nhân viên với nhau, giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau; giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, với địa phương và lãnh đạo cấp trên…Trong đó trưởng ban là hiệu trưởng, phó ban là Chủ tịch công đoàn, uỷ viên là các ban ngành, tổ…. - Đầu tư cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị phục vụ cho CBCNV trong các hoạt động nghe nhìn. - Tạo điều kiện cho CBCNV đi tham quan học tập mô hình tiên tiến để gắn kết các thành viên trong nhà trường với nhau. Đồng thời cũng là dịp để mọi người gần gũi tâm sự trao đổi tâm tư nguyện vọng với nhau. 4 - Quản lý hoạt động nhà trường, quản lý tài chính, lập kế hoạch chiến lược - Trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có của nhà trường, sự quyết tâm của toàn thể địa phương tạo điều kiện, sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh. Trường Tiểu học Hồng Quang xây dựng kế hoạch chiến lược là xây dựng trường chuẩn giai đoạn I trong giai đoạn từ nay được công nhận khoảng năm học 2019 – 2020. - Nhà trường tham mưu với địa phương xây dựng phác thảo về quy hoạch tổng thể của nhà trường trong giai đoạn tới. - Trên cơ sở huy động nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, của ngân sách tỉnh huyện của địa phương và sự hỗ trợ của các cá nhân tập thể để xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan nhà trường trong thời gian tới. - Thực hiện đúng các quy chế và quy định về chuyên môn của các cấp. Tìm hiểu rõ năng lực của các cá nhân để sắp xếp công việc một cách hợp lý. - Tăng cường các công tác kiểm tra, thi đua, khen thưởng. Áp dụng về chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên để thúc đẩy và hoàn thiện đối với giáo viên và cán bộ quản lý. Đề xuất: Sở giáo dục đào tạo cho đi học tập đổi mới hiệu trưởng phổ thông quả là một dịp bổ ích, vừa học hỏi kinh nghiệm trong sách vở, lại vừa được được học hỏi kiến thức từ thực tế. Nhưng một thời gian ngắn 10 ngày mà tiếp thu hết 07 chuyên đề thì thật nhiều kiến thức như kế hoạch chiến lược trong một ngày thì quả không lĩnh giáo hết, thực hành chưa đủ. Sở giáo dục nên thường xuyên mở lớp tập huấn giúp cho các hiệu trưởng nâng cao dần công tác đổi mới, cho đi thực tế ở một tỉnh nào đó để học hỏi thêm kinh nghiệm từ họ. Ủy ban nhân dân huyện – xã nên quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để xây dựng cho nhà trường các phòng học theo chương trình kiên cố hoá. Đổi mới mà không có cơ sở vật chất thì quả là “ lực bất tòng tâm”. Chỉ ngồi nói thôi không thực hiện được gì cả. Hay dạy bằng phương pháp “ Dạy ít học nhiều” nhưng phương tiện hỗ trợ cho tiết dạy không phù hợp thì thật ra là lý thuyết suông. - Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch chiến lược nhà trường, thời gian qua nhà trường tạo nền móng cho sự xuất phát rất mạnh mẽ: Mua máy tính (03 máy), máy chiếu Projeter (01 máy), xây dựng hàng rào khuôn viên, nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên hiện nay trường còn thiếu phòng học kiên cố: 21 lớp nhưng chỉ được 11 phòng học xây cấp 4. Trong đó phải dành một phòng làm phòng thư viện. Chưa có phòng bộ môn, phòng thiết bị, phòng Đội…không có điều kiện để phụ đạo, bồi nâng cao chất lượng. Một nan giải nhất là xã vùng sâu, vùng xa nhưng không có nguồn nước nên khâu vệ sinh còn bất cập, vất vả cho HS phải đi lấy nước khá xa, chưa đảm bảo tiêu chí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đặc biệt để đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp thì việc chăm sóc cây xanh, vườn hoa cây cảnh rất khó khăn. Qua đây nhà trường xin đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư xây dựng cho trường thêm 10 phòng học theo nguồn dự án kiên cố hóa trường học để đảm bảo cơ sở vật chất cho dạy và học. - Khuyến khích cán bộ, GV đổi mới phương pháp làm việc, sáng tạo, hiệu quả. - Thúc đẩy các hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Đánh giá giáo viên, nhân viên khách quan, công bằng. Ngoài ra bản thân Hiệu trưởng phải phát huy những thành tựu mà nhà trường đã đạt được; tăng cường công tác ngoại giao để có các nguồn đầu tư cho đơn vị quản lý. Trên đây là bản thu hoạch của bản thân tôi sau khóa bồi dưỡng này, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo để tôi có thêm vốn kinh nghiệm hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng- Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó./. Tuyên Quang, ngày 15 tháng 10 năm 2010 NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Ma Văn Mậu . trí tuệ của con người là vô tận, con người sáng tạo ra những kỹ thu t công nghệ. Nghệ thu t dùng người là chìa khóa của thành công. Trách nhiệm của người. dân cư. * Về đời sống kinh tế: Xã vùng sâu vùng xa, thu c diện khó khăn đặc biệt, là một xã nghèo thu c huyện Chieem Hoá. Người dân ở đây chủ yếu sản xuất

Ngày đăng: 16/10/2013, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w