Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May giai đoạn 2001 - 2010.
Trang 1Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 3
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính 5
2.1.3 Phân tích chỉ tiêu sinh lợi 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 11
CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỎ MAY 18
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
3.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất 20
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 20
3.4.1 Thuận lợi 20
3.4.2 Khó khăn 21
3.4.3 Phương hướng phát triển 21
3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2005 - 2007 22
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỎ MAY 24
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 24
4.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần 24
4.1.2 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 26
Trang 24.2.1 Giá vốn hàng bán 29
4.2.2 Chi phí bán hàng 30
4.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 32
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 34
4.3.1 Phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp 34
4.3.2 Phân tích lợi nhuận theo kỳ kế hoạch 37
4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 39
4.4.1 Hệ số lãi gộp 39
4.4.2 Hệ số lãi ròng 39
4.4.3 Suất sinh lời của tài sản (lợi nhuận trên tài sản ROA) 39
4.4.4 Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS) 40
4.4.5 Phương trình DuPont 40
4.4.6 Các chỉ số khác 43
4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 45
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 51
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 51
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 51
5.2.1 Tăng lợi nhuận 51
5.2.2 Cải thiện tình hình tài chính 55
Trang 3CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nói đến doanh nghiệp, người ta thường nghĩ doanh nghiệp đó có thích nghi, có đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường không? Doanh nghiệp đó đã đạt được gì, đóng góp được những gì? Hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, có hiệu quả hay không? Do đó, để thực hiện điều này ngoài đặc điểm của ngành và uy tín của doanh nghiệp thì một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn
Do đó vấn đề phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay cùng với chính sách mở cửa chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta thời gian qua
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May” làm đề tài tốt nghiệp
Trang 41.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2005-2007, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm củng cố hoạt động hiện tại và mở rộng thêm cho tương lai của doanh nghiệp
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2005 đến năm 2007
1.3.2 Phạm vi không gian
Luận văn được thực hiện tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất rộng nhưng do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ thực hiện nghiên cứu:
- Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích thực trạng của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trang 52.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh
Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp
Trang 6Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không
2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh - Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ
- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn
- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh
Trang 7đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính 2.1.2.1 Khái niệm doanh thu
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
2.1.2.2 Khái niệm chi phí
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao Đây là nhựng khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể
2.1.2.3 Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận
Trang 8Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn + Lợi nhuận về cho thuê tài sản
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng + Lợi nhuận cho vay vốn
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ + Thu các khoản nợ không xác định được chủ
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Trang 9Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường
2.1.2.4 Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp
- Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm) Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước Người ta ví bản cân đối tài sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó ( thời điểm cuối năm chẳng hạn)
- Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty
2.1.3 Phân tích chỉ tiêu sinh lợi
2.1.3.1 Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận
=
Tài sản
Trang 10Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn
2.1.3.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
2.1.3.3 Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
2.1.3.4 Phương trình DuPont
Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được Công ty DuPont áp dụng nên được gọi là phương trình DuPont Cụ thể:
ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính
Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Vốn chủ sở hữu
Như vây, phương trình DuPont sẽ được viết lại như sau:
Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Trang 11* Tác dụng của phương trình:
- Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả
sử dụng tài sản (vốn) Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức
độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời - Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch)
ROE
Tài sản lưu động Tổng tài sản Hệ số vốn tự có
ROA
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Vòng quay tài sản
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lãi vay Giá vốn hàng bán Chi phí hoạt động
Tài sản lưu động khác Hàng tồn kho Khoản phải thu Tiền & đầu tư ngắn hạn Tài sản khác
Tài sản cố định Tổng chi phí
Hình 1 Sơ đồ Dupont của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May
Trang 122.1.3.5 Hệ số lãi gộp
Lãi gộp là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán và giá vốn Không tính đến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là chi phí bất biến để đạt lợi nhuận
Lãi gộp Hệ số lãi gộp = ⎯⎯⎯⎯⎯ Doanh thu
Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp
2.1.3.6 Hệ số lãi ròng
Lãi ròng Hệ số lãi ròng = ⎯⎯⎯⎯⎯ Doanh thu
Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế Hệ số lãi ròng hay còn lại là suất sinh lời doanh thu, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng
Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận – là tỉ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.3.7 Phân tích tình hình thanh toán
a Hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số lưu động)
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, hoặc có thể là do hàng tồn kho ứ đọng…
b Hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh toán nhanh)
Hệ số thanh toán nhanh
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - HTK
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng
Trang 13của doanh nghiệp ra sao? Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức
thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán
2.1.3.8 Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho
2.1.3.9 Kỳ thu tiền bình quân (DSO)
Kỳ thu tiền bình quân đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải thu
Số nợ cần phải thu
Doanh thu bình quân mỗi ngày
Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kì cụ thể
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu và tài liệu được sử dụng thực hiện đề tài này được thu nhập từ các
nguồn: tài liệu, số liệu trực tiếp tại doanh nghiệp, từ sách báo, tạp chí trên cơ sở đó tổng hợp và chọn lọc lại cho phù hợp phục vụ cho việc nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài đã sử dụng 2 phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn
Trang 14- Nguyên tắc so sánh
+ Tiêu chuẩn so sánh:
Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành Chỉ tiêu bình quân của nội ngành
Các thông số thị trường
Các chỉ tiêu có thể so sánh khác + Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh
b Phương pháp so sánh - Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước
- Phương pháp số tương đối
Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện
mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Trang 152.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế
- Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích Thể hiện bằng phương trình: Q = a b c
Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 b1 c1Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 b0 c0
Ö Q1 – Q0 = UQ: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích
UQ = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0
Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
Ua + Ub + Uc = (a1b0c0 – a0bc0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c0 – a1b1c0) = a1b1c1 – a0b0c0 = UQ: đối tượng phân tích
Trang 16Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau
- Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng phương trình: Q=
x c
Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1=
x c1 Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0=
x c0
Ö UQ = Q1 – Q0: đối tượng phân tích UQ =
x c1 -
x c0 = Ua+Ub+Uc: tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c
- Thay thế nhân tố “a”: Ta có: Ua =
x c0 -
x c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” - Thay thế nhân tố “b”:
Ta có: Ub =
x c0 -
x c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” - Thay thế nhân tố “c”:
Ta có: Uc =
x c1 -
x c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c”
Tổng hợp các nhân tố:
UQ = Ua+Ub+Uc =
x c1 -
ba
Trang 17độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận
Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau :
L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i
gi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i
zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i
ZBH: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i
ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i
Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích số:
+ Nhóm qiZi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố Zi là nhân tố chất lượng + Nhóm qigi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố gi là nhân tố chất lượng + Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố qiZi, qigi, ZBH, ZQL
Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm qiZi, qigi, ZBH, ZQL là giữa các nhân tố Zi, gi, ZBH, ZQL nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi
Với lý luận trên, quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau:
• Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0
L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích) L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc) 1: kỳ phân tích
Trang 180: kỳ gốc
• Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận Lq = (T – 1) L0gộp
Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc
01∑∑=== n
L0 gộp là lãi gộp kỳ gốc L0 gộp = ∑ ( q
−= n
(3) Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán
011
Trang 19−= n
g qggL
cho doanh nghiệp
Trang 20Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May được thành lập theo giấy phép năm 1992 Ngành nghề kinh doanh: chế biến kinh doanh lương thực và thức ăn chăn nuôi Một vị trí thuận lợi về đường bộ và đường sông (phía trước là quốc lộ nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và An Giang, phía sau là sông Sađéc – Châu Thành) cho ngành nghề kinh doanh lương thực Hơn nữa lại nằm trong vựa lúa lớn nhất miền nam Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May còn một chi nhánh sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi tại khu công nghiệp Sađéc
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP 3.2.1 Chức năng
- Là một doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được sử dụng con dấu riêng, được vay vốn và mở tài khoản ở các ngân hàng
- Tổ chức thu mua lúa, gạo của nông dân và các thành phần kinh tế khác để gia công, chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Ngoài ra nhà máy còn thu mua gạo thành phẩm từ các thương lái để bán lại cho đơn vị khác
- Chế biến theo đơn đặt hàng, theo yêu cầu của khách hàng - Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo và chế biến thức ăn chăn nuôi
3.2.2 Nhiệm vụ
- Thực hiện phân phối lao động xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và toàn doanh nghiệp
Trang 21- Tuân thủ pháp luật, hạch tóan và báo cáo kế hoạch trung thực theo qui định của nhà nước
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự bù đắp chi phí Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
- Quản lý khai thác nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh Sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn sản xuất kinh doanh
- Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, trong và ngoài tỉnh thuộc các thành phần kinh tế
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 3.3.1 Cơ cấu tổ chức
Chủ doanh nghiệp
Thủ kho
kinh doanh
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May
- Giám đốc: là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ kiểm soát quá trình thực hiện các chế độ thu chi về tài chính Thực hiện việc ghi chép, theo dõi và phản ánh toàn bộ các mặt họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sử dụng đúng đắn các khoản vật tư, lao động chi phí, tiền vốn, hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế trong từng thời kì nhất định để xác định lãi lỗ Tuân thủ chấp hành các chế độ chính sách về kế toán thống kê
- Thủ quỹ: đảm bảo thu, chi tiền mặt hợp lý
Trang 22- Thủ kho: xây dựng lực lượng bốc xếp cho từng kho theo khối lượng công việc Quản lý giám sát mọi diễn biến họat động của từng kho trong công tác nhập xuất hàng hóa để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo và đánh giá
- Bộ phận sản xuất kinh doanh: sắp xếp bố trí lao động trong từng ca sản xuất Nghiên cứu dây chuyền công nghệ xay xát, đánh bóng, xác định thông số kĩ thuật, xây dựng định mức kinh tế kĩ thuật cho các loại vật tư chủ yếu Liên hệ với khách hàng
3.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Nhà máy sử dụng máy móc thiết bị theo công nghệ của công ty trách nhiệm hữu hạn công – nông nghiệp Bùi Văn Ngọ
Nguyên liệu được mua về từ các thương lái hoặc nông dân bao gồm lúa và gạo nguyên liệu
- Lúa: được đưa vào máy xay lúa để tách vỏ sau đó đưa qua máy xát trắng tùy theo yêu cầu của khách hàng rồi đưa vào máy xát trắng để cho ra thành phẩm và phụ phẩm
Thành phẩm phụ phẩm
- Gạo nguyên liệu: tương tự dây chuyền trên nhưng không qua máy xay lúa
Hình 3: Quy trình công nghệ sản xuất của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.4.1 Thuận lợi
- Là một trong ba khu chợ gạo lớn nhất miền tây nam bộ nên đảm bảo
Trang 23- Vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy và đường bộ
- Cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo cần thiết cho yêu cầu công tác cung cấp lương thực với số lượng lớn và đảm bảo chất lượng gạo đạt phẩm cấp cao
- Đội ngũ công nhân viên được đào tạo qua trường lớp và tích lũy kinh nghiệm - Doanh nghiệp có sự đòan kết nhất trí giữa Giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên
- Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế đang phát triển, là thị trường tiềm năng của đất nước cũng như cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
3.4.2 Khó khăn
- Sản phẩm chủ lực là gạo nhưng do trình độ canh tác và công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu nên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều trong việc mua nguyên liệu một cách chọn lọc, nhất là vụ mùa hè thu
- Một số qui định mang tính pháp lý chưa được sòng phẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân (như lãi suất cho vay, đơn vị bảo lãnh …) làm yếu đi tính cạnh tranh của thành phần kinh tế dân doanh
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm nên doanh nghiệp sẽ gặp những cạnh tranh gay gắt
- Sự tăng giá của các loại vật liệu bao bì, nhiên liệu làm chi phí doanh nghiệp tăng
- Đôi khi chất lượng gạo nguyên liệu chưa cao để đem đi tiêu thụ dẫn đến phải tái chế biến và chế biến gạo có phẩm cấp cao bị hạn chế tăng chi phí chế biến
3.4.3 Phương hướng phát triển
- Phấn đấu tập trung kinh doanh mặt hàng chủ lực gạo nhằm tăng doanh thu, ổn định giá trên địa bàn
- Phải chiếm lĩnh được thương trường cũng như khách hàng và đồng thời phải nêu cao bản chất, tác dụng của mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh với việc mở rộng thị phần cũng như khách mới
- Thường xuyên huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên cấp quản lý cũng như bán hàng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong quá trình kinh doanh
- Khai thác tốt nguồn lực nội tại của doanh nghiệp đảm bảo việc làm và ổn định đời sống công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo trí thức
Trang 24của người lao động tạo nên sức mạnh thống nhất từ Giám đốc đến người lao động cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên
3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2005 - 2007
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trang 23), ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng từ 27.871.570 ngàn đồng năm 2005 lên 38.472.175 ngàn đồng năm 2006, tức tăng 10.600.605 ngàn đồng tương đương 38,03% Sang năm 2007 tổng doanh thu tăng lên 44.376.665 ngàn đồng vượt hơn năm 2006 15,35% Từ năm 2005 – 2007 tổng doanh thu đều tăng là do các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp được tiêu thụ mạnh
Tuy doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của doanh nghiệp cũng có chiều hướng tăng cao theo Năm 2006 giá vốn hàng bán của doanh nghiệp là 36.736.015 ngàn đồng tăng 38,12% về tỷ lệ là 10.136.720 ngàn đồng về giá trị so với năm 2005 Đó là do giá nguyên liệu tăng nên giá vốn hàng bán năm 2007 cũng tăng 14,51% tương đương với 5.329.150 ngàn đồng so với năm 2006 Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao Năm 2006 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 37.074 ngàn đồng tương đương 12.66% và năm 2007 chi phí này tiếp tục tăng 140.922 ngàn đồng tương đương 47,73% Tuy nhiên sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hóa của doanh nghiệp được tiêu thụ mạnh nên đẩy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao
Tốc độ tăng của chi phí cao nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cao Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 362.679 ngàn đồng tương đương với 46,44% và năm 2007 lợi nhuận tiếp tục tăng 377.618 ngàn đồng với tỷ lệ là 33,02% Tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận chung của doanh nghiệp tăng qua các năm Năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2005 với mức tuyệt đối 453.978 ngàn đồng tương đương 52,83% và năm 2007 lợi nhuận tăng 258.029 ngàn đồng với tỷ lệ là 19,65% Lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu là từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao
Trang 26+ Doanh thu khác tăng 91.299 ngàn đồng so với năm 2005, với tỷ lệ là 116,48% Khoản thu chủ yếu là từ việc thanh lý tài sản của công ty
Vậy do doanh thu từ hoạt động bán hàng và doanh thu từ hoạt động khác tăng mạnh nên đã làm cho tổng doanh thu tăng mạnh, đặc biệt là sự tăng nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Do doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều thị trường tiêu thụ hơn so với năm 2005, đồng thời nhu cầu gạo vào năm 2006của các thị trường tăng rất cao nên đã làm cho thị trường gạo vào năm 2006 rất sôi động, chính vì vậy mà doanh nghiệp đã đẩy mạnh được sản lượng gạo bán ra so với năm 2005
- Đến năm 2007, tổng doanh thu của doanh nghiệp lại tiếp tục tăng với mức tuyệt đối là 5.784.901 ngàn đồng, với tỷ lệ là 14,97%
+ Doanh thu từ hoạt động khác giảm 70,48% với mức tuyệt đối là 119.589 ngàn đồng so với năm 2006
+ Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng cao với mức tuyệt đối là 233.341 ngàn đồng, tương ứng với 15,35%
Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần chủ yếu làm cho tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 Nhờ doanh nghiệp tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn mặt khác cũng do nhu cầu trong nước lẫn nước
Trang 28Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm
4.1.2 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trãi các chi phí Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp
- Gạo
Chủ yếu là gạo 15% tấm Đây là loại gạo tấm cấp trung bình đóng góp lớn trong tổng doanh thu của công ty, được nhiều thị trường tiêu dùng đặc biệt là thị trường châu Á Trong những năm qua do ảnh hưởng của thời tiết lũ lụt, nhu cầu nhập khẩu của nhiều nước châu Á tăng lên Đặc biệt là Philippine, trong năm 2005 bị ảnh hưởng của hiện tượng Elnino nên sản lượng nhập khẩu tăng rất cao Doanh nghiệp chỉ gia công rồi bán cho doanh nghiệp khác cần để xuất khẩu chứ
Trang 29doanh thu từ mặt hàng này là 25.240.420 ngàn đồng tăng 5.167.640 ngàn đồng so với năm 2005 Năm 2007 doanh thu tăng 10,07% tương ứng với 2.542.370 ngàn đồng so với năm 2006
- Gạo tấm
Đây là loại gạo có giá trị gia tăng thấp nên đươc tiêu thụ ở nội điạ nhiều hơn so với mặt hàng gạo 15% tấm Mặt khác do đặc điểm ẩm thực của nước nhà nên mặt hàng gạo tấm được tiêu thụ mạnh trong nước Năm 2006 doanh thu từ mặt hàng này là 5.685.775 ngàn đồng và đến năm 2007 là 7.057.096 ngàn đồng
- Cám
Là phụ phẩm của quá trình gia công gạo nhưng cũng đem lại doanh thu khá lớn cho doanh nghiệp Năm 2005 doanh thu của mặt hàng này là 3.506.290 ngàn đồng, sang năm 2006 doanh thu này giảm còn 3.490.175 ngàn đống Đến năm 2007 doanh thu từ mặt hàng này tăng lên 3.974.134 ngàn đồng
- Khác
Chủ yếu là gạp thơm, nếp … Tuy chỉ là sản xuất nhỏ nhưng cũng góp phần không nhỏ trong doanh thu Năm 2005 chiếm tỷ trọng là 8,6% tương ứng với 2.396.970 ngàn đồng, sang 2006 doanh thu tăng lên 4.055.805 ngàn đồng vời tỷ trọng là 10.54% Đến năm 2007 doanh thu tăng thêm 1.506.840 ngàn đồng chiếm 12,54% trong tổng doanh thu
Trang 314.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
4.2.1 Giá vốn hàng bán
Tại công ty, đối với những lô hàng nhỏ, doanh nghiệp tiến hành thu gom hàng từ các nhà máy chế biến gạo của công ty Hai đơn vị này tổ chức thu mua từ các tư thương ở các huyện Tháp Mười, Hồng Ngự …Ngoài ra còn được thu gom từ nông dân, sau đó về chế biến Nhưng với số lượng xuất khẩu ngày càng lớn doanh nghiệp còn thu gom từ các đơn vị cung ứng khác: các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp TNHH chuyên về mặt hàng gạo ở Cần Thơ, An Giang…Vì vậy giá vốn hàng bán của doanh nghiệp bao gồm giá thành sản xuất của các đơn vị trực thuộc và giá thu mua từ các đơn vị cung ứng
Qua bảng 1(trang 23), ta nhận thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của doanh nghiệp Năm 2006, giá vốn hàng bán của Doanh nghiệp là 36.736.015 ngàn đồng tăng hơn năm 2005 một khoản 10.136.720 ngàn đồng tương đương 38,11% và năm 2007, doanh nghiệp có giá vốn hàng bán là 42.065.165 ngàn đồng so với năm 2006, giá vốn tăng 5.904.490 ngàn đồng tức là tăng 15,35% Nguyên nhân giá vốn giảm hay tăng là tuỳ thuộc vào sản lượng tiêu thụ Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà doanh nghiệp khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà doanh nghiệp mua được, nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, gạo lại là sản phẩm có tính mùa vụ Do đó, Doanh nghiệp cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 324.2.2 Chi phí bán hàng
Qua bảng 4 (xem trang 31), ta thấy chi phí bán hàng tăng qua các năm Năm 2006 so với 2005, chi phí bán hàng tăng 64.132 ngàn đồng, tương đương 32,29% và năm 2007 chi phí bán hàng tăng 21,62% với mức tuyệt đối là 56.800 ngàn đồng
Trong đó, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho, chi phí điện thoại, chi phí điện, năm 2006, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 40.672 ngàn đồng với tỉ lệ 33,78% so với 2005 và năm 2007 chi phí này tăng 61.656 ngàn đồng với tỉ lệ 38,28% Sở dĩ chi phí này tăng cao là do giá nguyên liệu tăng cao do đó đã làm giảm lợi nhuận đáng kể Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng khá cao là do sản lượng tăng cao nên làm cho chi phí này tăng một lượng đột biến
Ngoài chi phí dịch vụ mua ngoài chúng ta còn phải xét đến chi phí vật liệu, nó chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí bán hàng Năm 2006, chi phí vật liệu tăng 5.847 ngàn đồng với tỉ lệ 11,24% so với năm 2005, năm 2007, chi phí này tăng 5.990 ngàn đồng với tỉ lệ 10,35% Chi phí vật liệu tăng là do khối lượng vật liệu bao bì tăng lên do xuất khẩu nhiều đồng thời giá thu mua bao bì biến động theo chiều hướng tăng lên nên đã làm cho chi phí vật liệu tăng
Chi phí nhân viên năm 2006 so với năm 2005 tăng 7.460 ngàn đồng tương đương 52,39% và năm 2007, chi phí nhân viên giảm 586 với tỉ lệ 3,94% chi phí này tăng giảm qua các năm là do doanh thu bán hàng tăng qua các năm, khối lượng gạo xuất khẩu tiêu thụ nhiều, doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên bán hàng khuyến khích họ làm việc Đồng thời năm 2005, lương cơ bản tăng nên chi phí trả lương cho nhân viên tăng