1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HỘ GIA ĐÌNH .Người thực hiện: TS Nguyễn Thị Hà Thành

30 46 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Những hiện tượng này đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân địa phương.. Mục tiêu nghiên cứu Chuyên đề này được thực hiện nhằm liệt kê các hiện tượn

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 7

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG

CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HỘ GIA ĐÌNH

XÃ YÊN HỒ, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

Người thực hiện: TS Nguyễn Thị Hà Thành

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão, xâm nhập mặn, sạt lở đất,…đang

ngày một gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam Những hiện tượng này đã, đang và

sẽ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người, đặc biệt gây thiệt hại lớn

về kinh tế, con người tại những vùng chịu ảnh hưởng

Việt Nam cũng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra và những

thiệt hại phải gánh chịu từ thiên tai như sau:

Bảng 1 Thiệt hại do thiên tai xảy ra ở Việt Nam

Số người chết và mất tích 15,835 người 10,071 người

Diện tích lúa mất trắng 2.7 triệu ha 0.9 triệu ha

Thiệt hại về lương thực 8 triệu tấn 3 triệu tấn

Số nhà bị phá hủy và hư hại 13.4 triệu 8.6 triệu

(Nguồn: Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, 2003)

Đặc biệt với sản xuất nông nghiệp thì các hiện tượng thiên tai có ảnh hưởng vô

cùng lớn Bởi vì tất cả những hoạt động nông nghiệp liên quan tới cây trồng, chăn nuôi,

thủy sản,…đều phụ thuộc hoàn toàn vào sự thay đổi của thời tiết Trồng lúa, trồng cây ăn

trái, trồng hoa màu, nuôi con gà, con vịt, con lợn hay con cá thì chúng ắt đều cần tới nguồn nước, rồi sự tăng trưởng đó liên quan tới vấn đề khí hậu, độ ẩm, bốc hơi, gió,…

Tất cả những cái đó liên quan tới thời tiết

Ngoài ra, hiện tượng nước biển dâng, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền, làm cho đất canh tác thu hẹp lại rồi đất trở nên xấu hơn, thì năng suất và sản lượng

lương thực chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng

Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp và nông thôn với 6 lĩnh vực chính: nông nghiệp,

lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và nông thôn có dân số khoảng 69,4% dân số

Trang 3

của cả nước (năm 2011), trong đó tập trung phần lớn là người nghèo - là đối tượng chịu

ảnh hưởng của BĐKH nhiều nhất (Tổng cục dân số -kế hoạch hóa gia đình 2011)

Yên Hồ - Đức Thọ- Hà Tĩnh là một xã thuần nông, với vị trí địa lý là vùng đồng

bằng ven sông (sông Lam), cách biển không xa lắm Bên cạnh đó lại chịu ảnh hưởng chung của hiện tượng gió phơn của miền Trung Bởi vậy, địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như: ngập lụt, nhiễm mặn, bão, nắng, nóng, khô hạn Đôi khi

còn có cả lốc xoáy, sương muối, sương giá Những hiện tượng này đã ảnh hưởng rất lớn

tới đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề này được thực hiện nhằm liệt kê các hiện tượng thiên tai thường xuyên xảy ra tại địa bàn thôn 5, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cùng những tác động của chúng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Chuyên đề cũng đánh giá khả năng thích ứng của người dân địa phương đối với các hiện tượng thiên tai này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát các hiện tượng thiên tai, đặc biệt là các thiên tai xảy ra ở ven biển Việt Nam

- Khái quát các hiện tượng thiên tai thường xuyên xảy ra ở khu vực ven biển tỉnh

Hà Tĩnh

- Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

- Thống kê, tổng hợp từ kết quả điều tra kinh tế-xã hội hộ gia đình ở thôn 5, xã

Yên Hồ để tìm hiểu nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu về tác động của các hiện tượng thiên tai thường xuyên xảy ra trong khu vực đối với sản xuất và sinh hoạt của

hộ gia đình, cũng như các biện pháp thích ứng của họ đối với các hiện tượng thiên tai này

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng quan tài liệu: phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn đầu giúp làm rõ cơ sở lý luận, xác định đề tài, hướng tiếp cận đề tài hợp lý

Trang 4

Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp này được thực hiện trong giai đoạn khảo sát ngoài thực tế, đối tượng chính là các hộ gia đình thôn 5 xã Yên Hồ- Đức Thọ - Hà

Tĩnh Tổng số phiếu khảo sát thu thập được của cả nhóm là 188 phiếu

- Phương pháp thống kê, phân tích: được thực hiện trong giai đoạn tổng hợp, thống

kê số liệu thu thập bằng exel, phần mềm epid và spss, thông qua số liệu thống kê để có cơ

sở phân tích, đánh giá các tiêu chí cần thiết trong quá trình báo cáo

Trang 5

CHƯƠNG 1: CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI Ở MIỀN VEN BIỂN VIỆT NAM

1.1 Định nghĩa thiên tai

Thiên tai là sự đe dọa hoặc xác suất xảy ra của một hiện tượng có khả năng gây

thiệt hại trong một khoảng thời gian nhất định và khu vực (Nguồn : EM-DAT)

Thiên tai có thể xảy ra ở một vùng, một khu vực nhất định nào đó (hạn hán, lũ lụt,…) hoặc có thể trên toàn thế giới (hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiện tượng En Nino,

La Nina,…)

Thiên tai tự nhiên có thể xảy ra nhanh hoặc chậm bởi các điều kiện như địa vật lý

(động đất, lở đất, sóng thần và hoạt động núi lửa), thủy văn (tuyết lở, lũ lụt), khí hậu (nhiệt độ khắc nghiệt, hạn hán, cháy rừng), khí tượng (lốc xoáy, bão, sóng thần ) hoặc

sinh học (dịch bệnh, côn trùng, )

Thiên tai xảy ra do công nghệ hay các mối nguy hiểm nhân tạo (phế thải từ các hoạt động sản xuất quá lớn, đói kém, di dân, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…)

1.2 Các hiện tượng thiên tai ở miền ven biển Việt Nam

Việt Nam được xem là nước thường xuyên xảy ra thiên tai Theo nghiên cứu của

đơn vị quản lý thiên tai (Disaster Management Unit – DMU), có thể phân ra theo mức độ liên qua đế tần suất xuất hiện thiên tai ở Vệt Nam như sau:

Bảng 2 Mối tương quan về tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam

có nhiều biểu hiện thiên tai và thời tiết cực đoan, không bình thường theo những qui luật

chung lâu nay vẫn có:

Trang 6

- Ngập lụt: Trong những năm gần đây, mưa lớn đã gây ngập dài ngày ở thành phố

lớn TP Hà Nội, mưa lớn và triều ngập lụt thường xuyên ở thành phố như TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ làm ách tắc giao thông trầm trọng, ảnh hướng lớn đến sinh hoạt của người dân Mưa lũ và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại lớn về người và của cải

- Hạn hán: tình hình hạn hán trở nên nghiêm trọng hơn và tần suất xuất hiện dày

hơn Ví dụ năm 2010 khô hạn xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh ở miền núi phía Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ Khi đó tỉnh Sơn La là tỉnh có diện tích ngô lớn nhất, năng suất giảm đến 40%; cũng năm đó vụ hè thu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ lẽ ra phải cấy trong tháng 6 nhưng hết tháng 7 vẫn chưa thể cấy vì đồng khô hạn, ngay ở các hồ chứa cũng không có nước Năm nay 2013, nóng hạn xảy ra rất nghiêm trọng ở duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Lẽ ra 16 nghìn héc ta lúa hè thu phải gieo cấy, nhưng không có đủ nước nên

có khuyến cáo nông dân không sản xuất Đợt hạn vừa rồi làm hàng nghìn héc ta cà phê ở Tây Nguyên bị chết

Rét đậm, rét hại: Có nhiều biểu hiện thất thường Rõ nhất là rét dài hơn, những

ngày rét đậm- rét hại nhiều Rét xâm nhập sâu hơn vào các tỉnh bắc Trung bộ và nam Trung bộ Ví dụ vào năm 2008, 2010 đợt rét làm hằng nghìn héc ta lúa của Bình Định, Phú Yên cũng bị ảnh hưởng bị lép vì khi trổ gặp điều kiện nhiệt độ thấp Ở các tỉnh miền Bắc thì số ngày rét liên tục tăng lên từ 38 đến 40 ngày, rồi những ngày rét đậm- rét hại tăng lên Tình hình đó gây khó khăn cho sản xuất vụ đông xuân ở các tỉnh phía bắc, rồi vụ đông xuân ở các tỉnh miền Trung và thậm chí ảnh hưởng lên cả Tây Nguyên

Bão: Rất bất thường; ví dụ như hai gần năm gần đây những cơn bão hay áp thấp

nhiệt đới đầu tiên trong năm lại xuất hiện ở vùng biển phía nam ảnh hưởng đến các tỉnh duyên hải nam Trung bộ trước, bình thuờng lẽ ra bão thường đi từ Trung Quốc sang Việt Nam vào các tỉnh phía bắc, sau đó mới đi dần vào các tỉnh bắc trung độ đến duyên hải Nam Trung Bộ … Ví dụ như cơn bão Sơn Tinh- bão số 8 vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2012 rất lớn đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình Lẽ ra thời điểm đó bão

đổ bộ vào duyên hải nam Trung bộ, khi đó gặt xong rồi, thu hoạch xong rồi không ảnh hưởng lớn; nhưng bão lại đổ bộ vào phía bắc đang trong trọng tâm vụ đông khiến đồng bằng sông Hồng mất hàng chục nghìn héc ta cây vụ đông

Hiện tượng xâm nhâp mặn: Theo WB, Việt Nam có bờ biển dài 3260km, chỉ cần

mực nước biển dâng cao 1m sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới 12% diện tích và khoảng trên

Trang 7

khá lớn, khoảng 500.000ha đối với đồng bằng sông Hồng và từ 1.500.000ha đến 2.000.000ha đối với đồng bằng sông Cửu Long Biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển Các đầm hồ trong đất liền bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nhiều loài có giá trị kinh tế hoặc ý nghĩa khoa học sẽ bị chết hoặc di

cư Nguồn nước ngọt giảm sinh ra thiếu nước sinh hoạt và sản xuất

Mưa trái mùa, mưa đá, lốc xoáy: Năm 2013 có tình trạng mưa đá, lốc xoáy trái

mùa tức vào cuối mùa khô đầu mùa mưa, tần suất nhiều gây ảnh hưởng rất lớn Tại các tỉnh miền núi phía bắc như : Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang …lốc xoáy kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn về người và của

Trong tháng 10 năm 2013 vừa qua cơn bão số 11 cùng với lốc, lũ kế tiếp hoành

hành khiến nhiều địa phương các tỉnh từ Nghệ An tới Quảng Bình chìm trong biển nước

Trang 8

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

XÃ YÊN HỒ, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH 2.1 Vị trí địa lý

Xã Yên Hồ nằm ở phía bắc của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng diện tích đất tự nhiên là 746,25 ha Ranh giới hành chính của xã như sau:

- Phía bắc giáp: Xã Đức Quang và xã Đức Vĩnh

- Phía nam giáp: Xã Đức Thịnh

- Phía đông giáp: Thị xã Hồng Lĩnh

- Phía tây giáp: Xã Đức Nhân và xã Đức La

2.2 Điều kiện tự nhiên

- Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm khoảng 85% Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào các tháng cuối mùa đông khoảng 90%

- Nắng: Bình quân có 230 ngày nắng trong năm

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.300mm Số ngày mưa trong năm giao động từ 170 – 180 ngày Lượng mưa phân bố trong năm không đều

Do có dãy Hồng Lĩnh chắn gió phía đông nên Yên Hồ chịu ảnh hưởng của bão không lớn lắm

2.2.3 Thủy văn

Sông Minh nhà Lê đấu nối trực tiếp với sông La nên toàn bộ xã Yên Hồ chịu ảnh hưởng trực tiếp đến thủy triều sông La

Trang 9

Đỉnh triều cao nhất trong kênh nhà Lê: + 6.50 m, so với cốt trung bình của đồng ruộng hai bên kênh là: + 8.50 m

Mạng lưới thủy lợi đang được xây dựng để dẫn nước tưới và tiêu cho đồng ruộng

2.2.4 Thổ nhưỡng

Do nằm ở trong đê La Giang nên đất đai không được bồi đắp hằng năm Tuy nhiên,

do vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ nên khi có lũ lịch sử vùng vẫn được phù sa bồi đắp Trung bình mười năm có lại có một trận lũ lớn

Diện tích đất màu rất ít, chủ yếu là đất phù sa với thành phần đất thịt nhẹ Chủ yếu đất canh tác lúa nước, đất trồng màu rất ít Đất đang bị thoái hóa dần do quá trình sản xuất nông nghiệp và thường xuyên bị xâm nhập mặn

2.3 Điều kiện kinh tế xã hội

2.3.1 Dân cư và lao động

Bảng 3 Thống kê số nhân khẩu, số lao động và kinh tế hộ tại xã Yên Hồ năm 2011

Trang 10

Nguồn: UBND xã Yên Hồ, năm 2012

b Lao động

Lực lượng lao động chính toàn xã có 1720 người, chiếm 37,92% dân số Trong đó chủ yếu tập trung cho sản xuất nông nghiệp với 1585 người (chiếm 92%) lực lượng lao động chính, dịch vụ thương mại với 85 người (chiếm 5%) lực lượng lao động chính, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác là 50 người (chiếm 3%) lực lượng lao động chính,

lao động đã qua đào tạo có chính chỉ và bằng cấp với 240 người (chiếm 14%) lực lượng lao động chính

2.3.2 Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế: Chủ yếu đang duy trì thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nông thôn truyền thống, chưa định hướng chuyển dịch cơ cấu sang phát triển nền kinh tế đa thành

phần mang tính công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn

Giá trị sản xuất nông nghiệp 2010 chiếm 50% trong đó trồng trọt 15,4 tỷ đồng (chiếm 47,8 %), chăn nuôi 13,2 tỷ đồng (chiếm 41%), thủy sản 3,6 tỷ (chiếm 11,2%)

Bảng 4 Thống kê tỷ trọng các thành phần kinh tế đến năm 2010

1.3 Nuôi trồng thủy sản 3,6 11,2 Giá trị nông nghiệp

Nguồn: UBND xã Yên Hồ, năm 2012

Thu nhập bình quân đầu người bình quân khu vực nông thôn Hà Tĩnh: 14,2 triệu

Trang 11

618,57ha, chiếm 89% tổng diện tích đất canh tác của toàn xã; còn diện tích trồng màu chỉ chiếm 76ha, với 11% tổng diện tích đất canh tác toàn xã

Bảng 5 Thống kê chỉ tiêu các loại cây trồng hàng năm

(ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Ghi chú

1 Lúa nước vụ Đông – Xuân 321,9 6,2

trồng màu/năm

Theo số liệu thống kê của xã Yên Hồ năm 2010, toàn xã có 850 con bò, 390 con

trâu Chủ yếu các hộ đang dừng lại ở việc chăn nuôi nái và làm sức kéo kết hợp lấy phân phục vụ sản xuất là chính

Ðàn lợn có 356 con, chăn nuôi theo hình thức hộ 250 con, trang trại 50 con Sản

cả thức ăn cao, thị trường tiêu thụ còn thiếu, sản phẩm chăn nuôi thường phụ thuộc vào tiểu thương và giá cả thất thường

- Thuỷ sản

Ngành nuôi trồng thủy sản địa phương trong những năm có những thuận lợi như: Về giống được lai hoá, chăn nuôi gắn với sản phẩm nông nghiệp làm ra, công tác thú y thường

Trang 12

xuyên được tăng cường, tư tưởng của nhân dân phần nào đã thấy rõ ưu thế của việc đầu tư cho chăn nuôi Diện tích nuôi nước ngọt 45 ha (trong đó ao hồ 24,9 ha) cá lúa kết hợp 24,1

ha sản lượng đạt 90 tấn, hình thức nuôi theo thời vụ và ươm giống cá các loại cung cấp cho trong và ngoài địa phương, loài nuôi chủ yếu cá Trắm, Trôi, Mè, Chép… Ngoài ra một số hộ đã mạnh dạn đầu tư thử nghiệm nuôi ếch, ba ba và một số loại thuỷ sản khác [1]

b Sản xuất phi nông nghiệp

- Tiểu thủ công nghiệp

Toàn xã có 5 hộ sản xuất vật liệu xây dựng (ép gạch tạp lô), 2 hộ đốt vôi phục vụ sản xuất nông nghiệp, 5 hộ làm cơ khí, 4 hộ làm đồ mộc dân dụng, 6 lò rèn, 8 hộ xay xát,

4 hộ sửa chữa xe máy và 3 hộ làm nghề giết mổ gia súc

Trước đây đã có một số làng nghề truyền thống như là: trồng dâu nuôi tằm, dệt vải

ở thôn1, thôn 2, thôn 5 Tuy nhiên hiện nay đã không còn hoạt động nữa cần du nhập một

số ngành nghề mới phù hợp trong điều kiện hiện nay

Làng nghề rèn truyền thống phát triển mạnh vào thập niên 50 của thế kỷ 19 nay đã

bị mai một, hiện nay chỉ còn một số hộ nhỏ lẻ đang duy trì

Trang 13

CHƯƠNG 3 CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN NGƯỜI DÂN XÃ YÊN HỒ, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn thôn 5 – Yên Hồ - Đức Thọ

với số phiếu điều tra là 188 phiếu, nhóm nghiên cứu đã thống kê được thông tin về các hộ

gia đình Thông qua đó, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích, đánh các yếu tố liên quan

đến các hiện tượng thời tiết bất thường ảnh hưởng tới địa phương và cách thích ứng của

người dân đối với các hiện tượng đó

3.1 Các hiện tượng thiên tai xảy ra tại địa bàn

Trên địa bàn xảy ra các hiện tượng thiên tai xảy ra trên địa bàn xã Yên Hồ từ năm

2008 đến nay:

Xâm nhập mặn : Xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, ảnh hưởng của xâm nhập

mặn tới nông nghiệp không lớn lắm, do cường độ yếu Khi có hiện tượng xâm nhập mặn

thì địa phương kịp thời khóa cửa cống không cho nước vào đồng ruộng Tuy nhiên, nếu

xâm nhập mặn kéo dài thì cây trồng sẽ thiếu nước tưới

Rét đậm, rét hại: Rét đậm xuất hiện khi nhiệt độ trung bình trong ngày dưới

15oC.Rét hại xuất hiện khi nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 13oC Làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp trong vụ Đông – Xuân, mạ và rau màu bị chết rét, trâu bò thiếu

thức ăn và rét, gia cầm bị rù…

Khô hạn và nắng nóng kéo dài: Theo quy luật chung của miền Trung bộ, Yên Hồ

có mùa gió Lào thường xảy ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài

trong nhiều ngày Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và

nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43,5 oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang,

gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị

ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn

Bão: Bão với cường độ mạnh cộng với địa hình dãy Trường Sơn song song với bờ

biển chắn gió, thời gian xảy ra bão thường vào cuối mùa bão (tháng 8, 9, 10, 11) nên những cơn bão đổ bộ vào Trung Bộ kết hợp với không khí lạnh làm tăng cường quá trình

hình thành mưa lớn gây lũ lụt

Tuy nhiên, phía Đông Yên Hồ là dãy núi Hồng Lĩnh chắn gió, nên ảnh hưởng trực

tiếp của bão không lớn lắm Chủ yếu ngập lụt là do mưa và nước từ thượng nguồn đổ về

Trang 14

Lũ lụt: Lũ trên sông Lam kéo dài từ tháng VI – XII Địa phương chịu ngập lụt

trong tháng 8, tháng 9 (âm lịch) Trận lũ lịch sử năm 2010 mực nước dâng cao từ 0,8m đến 1m, cả xã bị chìm ngập trong lũ

Hình 1 Cột mốc lũ Hình 2 Ngày hửng nắng sau lũ

(Ảnh: Lê Đình Mạnh –8/ 2013) (Ảnh sưu tầm)

Mưa lớn: Chủ yếu do ảnh hưởng của bão gây mưa lớn

Lốc xoáy: ngày 1/7/ 2013, một cơn lốc xoáy bất ngờ quét qua địa bàn huyện Đức

Thọ, ảnh hưởng mạnh nhất là tại xã Đức Lạng, khiến hàng trăm gốc chanh và cây trồng bị bật gốc, hàng chục ngôi nhà tốc mái và đổ

Sương muối, sương giá: thường xảy ra vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1 (dương

lịch), nhưng chủ yếu xảy ra ở miền núi, khu vực xã Yên Hồ ít bị ảnh hưởng

3.2 Nhận thức của người dân địa phương về thiên tai

Theo đánh giá của người dân địa phương, tần suất xảy ra các hiện tượng thiên tai

và thời tiết bất thường trong giai đoạn 2008-2013 có xu hướng tăng lên Đa phần người dân đều cho rằng các hiện tượng như xâm nhập mặn, rét đậm rét hại, khô hạn, nắng nóng kéo dài, ngập lụt và mưa lớn đều có dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn so với trước Các hiện tượng như lũ quét, lốc xoáy, sương giá, sương muối không phải là những hiện tượng phổ biến xảy ra ở khu vực nghiên cứu, nên người dân hầu như không thể nhận thức được sự thay đổi tần suất trong giai đoạn này (trên 90% tổng số người được hỏi) Đối với hiện tượng nước biển dâng, thực tế số lượng người không đánh giá được về mức độ dâng của mực nước biển trong những năm gần đây cũng khá lớn, tới 69,1%

Trang 15

Bảng 6 Đánh giá của người dân về mức độ xảy ra các hiện tượng thiên tai

và thời tiết bất thường giai đoạn 2008-2013

Đơn vị: %

Hiện tượng Ít hơn Vẫn như

Nhiều hơn

Hiện tượng khác ( lốc xoáy,

sương muối, sương giá)

Nguồn: phỏng vấn tại thôn 5 – Yên Hồ , 8/2013

Theo đánh giá của người dân, các hiện tượng thiên tai và thời tiết bất thường ở địa phương từ năm 2008 đến nay, ngày càng trầm trọng hơn, có yếu tố bất ngờ, nằm ngoài quy luật nên rất khó lường

Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng nhận thức được thời điểm chủ yếu diễn

ra các loại thiên tai phổ biến trong năm

Bảng 7 Đánh giá của người dân thôn 5, xã Yên Hồ về thời gian xảy ra thiên tai

Đơn vị: hộ gia đình

Tháng (dương

lich) Hiện tượng

Ngày đăng: 12/08/2020, 21:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] UBND xã Yên Hồ, “Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2011 – 2012 và kế hoạch thực hiện năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2011 – 2012 và kế hoạch thực hiện năm 2013
[3] UBND xã Yên Hồ, “Báo cáo Đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được trong năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được trong năm 2012
[5] UBND xã Yên Hồ, “Kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước 6 tháng đầu năm, phương hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH-ANQP 6 tháng cuối năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước 6 tháng đầu năm, phương hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH-ANQP 6 tháng cuối năm 2013
[7] UBND xã Yên Hồ, “ Tổng hợp đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã tính đền ngày 30/3/2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã tính đền ngày 30/3/2013
[1] Sở xây dựng Hà Tĩnh, Viện quy hoạch, Kiến trúc xây dựng (2011), "Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w