1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

100 74 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN QUỐC HOÀNG

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIAXÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ CỔ LŨNG,

HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

i

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI THỊ MINH HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu đã nêu trong Luận văn là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Cáckết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày … tháng năm2020

Tác giả

Trần Quốc Hoàng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúpđỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâusắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong họctập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đạihọc Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình họctập và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫnTS Bùi Thị Minh Hằng.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhàkhoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinhdoanh - Đại học Thái Nguyên.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác củacác đồng chí tại UBND xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, ngày … tháng… năm 2020

Tác giả

Trần Quốc Hoàng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC BẢNG BIỂUDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Đóng góp của luận văn 3

1.1.1 Những vấn đề cơ bản xây dựng nông thôn mới 5

1.1.2 Khái niệm, vai trò, nguyên tắc quản lý chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới 10

1.1.3 Quy trình quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới cấp xã 13

1.1.4 Nội dung quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới 14

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới 20

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới 23

1.2.1 Quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại xã Đắc Sơn thị xã Phổ Yên 23

Trang 6

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp thu thập thông tin 27

2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 27

2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 28

2.3 Xử lý và tổng hợp thông tin 28

2.4 Phương pháp phân tích thông tin 29

2.5 Chỉ tiêu nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊUQUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ 32

CỔ LŨNG HUYỆN PHÚ LƯƠNG 32

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương 34

3.2 Thực trạng quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương 36

3.2.1 Nội dung quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương 36

3.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng nôngthôn mới 59

3.3 Đánh giá về quản lý CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã Cổ Lũng,huyện Phú Lương 65

3.3.1 Kết quả đạt được qua một số chỉ tiêu 65

3.3.2 Những kết quả đạt được 66

3.3.3 Những nhược điểm 67

Trang 7

3.3.4 Nguyên nhân của nhược điểm 67

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝCHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔNMỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CỔ LŨNG, HUYỆN PHÚ LƯƠNG 69

4.1 Quan điểm, mục tiêu tăng cường quản lý chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới 69

714.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, tăng cường tuyên truyền và vận độngngười dân tích cực tham gia xây dựng NTM 75

4.2.4 Thống nhất chỉ đạo giữa các cấp quản lý 76

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 83

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Xã Cổ Lũng 34

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu xã hội 35

Bảng 3.3: So sánh kế hoạch và thực hiện một số mục tiêu XDNTM 38

Bảng 3.4: Tỷ lệ thực hiện tiêu chí Quy hoạch về xã NTM 39

Bảng 3.5: Tỷ lệ thực hiện theo tiêu chí đường giao thông theo chuẩn xãNTM 40

Bảng 3.6: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi theo chuẩn xã NTM 41

Bảng 3.7: Tình hình thực hiện tiêu chí điện theo chuẩn xã NTM 42

Bảng 3.8: Đầu tư nâng cao các trường học 43

Bảng 3.9: Tình hình thông tin và truyền thông 45

Bảng 3.10: Tình hình thu nhập người lao động trên địa bàn xã Cổ Lũng 47

Bảng 3.11: Tình hình việc làm người lao động tại địa bàn xã Cổ Lũng 49

Bảng 3.12: Thu nhập người lao động tại một số loại hình kinh doanh 50

Bảng 3.13: Đánh giá về giáo dục và đào tạo 51

Bảng 3.14: Đánh giá về y tế tại xã Cổ Lũng 52

Bảng 3.15: Tình hình văn hóa tại xã Cổ Lũng 53

Bảng 3.16: Đánh giá về môi trường và an toàn thực phẩm 54

Bảng 3.17: Đánh giá về tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vữngmạnh 54

Bảng 3.18: Đánh giá về tiêu chí Quốc phòng và an ninh 55

Bảng 3.19: Thực trạng thanh quyết toán chương trình xây dựng NTM 56

Bảng 3.20: Một số sai phạm khi thanh toán nghiệm thu 57

Bảng 3.21: Tình hình thanh tra, kiểm tra 58

Bảng 3.22: Các hình thức xử lý vi phạm 58

Bảng 3.23: Đánh giá về chính sách của Đảng và Nhà nước 60

Bảng 3.24: Đánh giá trình độ dân trí, đời sống và thu nhập người dân 61

Bảng 3.25: Đánh giá về năng lực và trình độ của cán bộ quản lý 62

Bảng 3.26: Đánh giá về sự phối hợp của cơ quan chức năng 63

Bảng 3.27: Đánh giá về thu hút vốn xây dựng NTM 64

Bảng 3.28: Đánh giá kết quả thông qua một số chỉ tiêu 65

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý CTMTQG xây dựng NTM cấp xã 13

Biểu đồ 3.1: Kế hoạch huy động vốn thực hiện chương trình 37

Biểu đồ 3.2: Đầu tư CSVC văn hóa trên địa bàn xã Cổ Lũng 44

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn 46

Biểu đồ 3.4: số hộ nghèo và cận nghèo xã Cổ Lũng 48

Trang 11

Trong những năm qua, xã Cổ Lũng đã thực hiện Thực hiện CTMTQG vềxây dựng NTM nhằm tạo được bộ mặt làng quê đẹp đẽ; người dân phải cóviệc làm, mức thu nhập được nâng cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo; nâng cao tỷ lệ hộkhá, giàu; nhà cửa khang trang; con em được đến trường; các thiết chế văn hóaphục vụ nhu cầu vui chơi….

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện CTMTQGxây dựng NTM cũng gặp nhiều vấn đề cần phải giải quyết ngay Tính đến cuốinăm 2018, tỷ lệ hoàn thành các mục tiêu mới đạt 91,2% so với kế hoạch đến2020, tỷ lệ hộ thoát nghèo năm 2018 mới đạt 12,3%, số vốn huy động để thựchiện chương trình mới đáp ứng được 67,7% trong năm 2018, thu nhập bìnhquân trên đầu người đạt 3,9 triệu đồng/ tháng

Để đạt được kết quả trên, BQL nông thôn đã có nhiều cố gắng như: xâydựng kế hoạch bám sát với thực tế, xác định rõ lộ trình thực hiện các tiêu chíNTM, phối hợp các tổ chức xã hội như Hội nông dân, hội Cực chiến binh, hộiphụ nữ kết hợp, chung tay trong quá trình xây dựng NTM

Bên cạnh đó, quá trình quản lý cũng xảy ra nhiều bất cập cần phải tiếnhành khắc phục ngay, theo báo cáo năm 2018 của BQL NTM của xã thì cóđến

25% mục tiêu phải thay đổi kế hoạch, số lượng vốn giải ngân theo mục tiêuđến

2020 mới chỉ đạt 75%, một số chỉ tiêu như giao thông, thủy lợi mới dừng ở

Trang 12

mức đạt theo yêu cầu Thêm vào đó, một số công trình thi công như thủy lợi,xây nhà văn hóa, bê tông hóa đường đều kéo dài thời so với dự kiến banđầu Ngoài ra, các chỉ tiêu về môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thốngchính trị và tiếp cận pháp luật mới dừng ở mức đạt, để được mức xã NTMkiểu mẫu thì cần phải phấn đấu hơn nữa Vì vậy tôi chọn đề tài: “ Quản lýCTMTQG xây dựng NTM tại xã Cổ Lũng huyện Phú Lương, tỉnh TháiNguyên ” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ, nhằm tìm ra các giải phápkhắc phục tình trạng trên.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá thực trạng quản lý CTMTQGxây dựng NTM tại xã Cổ Lũng huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Trêncơ sở đó,đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quản lýCTMTQG xây dựng NTM tại xã Cổ Lũng huyện Phú Lương, tỉnh TháiNguyên trong giai đoạn tới.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựng NTMtại xã Cổ Lũng huyện Phú Lương.

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý CTMTQGxây dựng NTM tại xã Cổ Lũng huyện Phú Lương.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý CTMTQG xây dựng NTM.

Trang 13

+ Đề tài thực hiện thu thập số liệu thứ cấp 2016, 2017, 2018.

+ Đề tài thực hiện thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2019

* Phạm vi nội dung

Đề tại nghiên cứu hoạt động quản lý CTMTQG xây dựng NTM trên địabàn xã Cổ Lũng huyện Phú Lương theo một số văn bản đó là: Hệ thống tiêuchí quốc giavề NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTgngày16/4/2009, Quyết định số 342/QĐ-TTG ngày 20/02/2013 sửa đổi mộtsố tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và Thông tư số 41/2013/TT-BNN & PTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônhướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Quyết định Số:1980/QĐ- TTg quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã NTMgiai đoạn

b, Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở căn cứ quan trọng cho việc đề xuấtgiải pháp tăng cường hoạt động quản lý CTMTQG xây dựng NTM trên địabàn

Trang 14

xã Cổ Lũng huyện Phú Lương Đề tài là tài liệu tham khảo cho việc quản lýCTMTQG trên địa bàn huyện Phú Lương cũng như đề tài tham khảo cho cácsinh viên nghiên cứu về đề tài này.

Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các bạn học viên, sinh viên khinghiên cứu về vấn đề nông thôn nói chung và nông thôn mới nói riêng để cónhững hướng nghiên cứu mới, bổ sung cho những hạn chế trong nghiên cứunày.

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý CTMTQG xây dựng

nông thôn mới

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã

Cổ Lũng, huyện Phú Lương

Chương 4: Một số giải pháp tăng cương quản lý CTMTQG NTM trên địa

bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương.

Trang 15

1.1.1 Những vấn đề cơ bản xây dựng nông thôn mới

1.1.1.1 Khái niệm về nông thôn

Theo Nguyễn Đức Thành (2008) đã khả định rõ vai trò của nông nghiệp,nông thôn như sau: “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớntrong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựngchủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ phát triển kinh tế nước ta hiện nay, quá trìnhxây dựng NTM thì vấn đề tam nông luôn chiếm vị trí quan trọng, quyết địnhcho những chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông thôn trong thời kỳ Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa” (Nguyễn Đức Thành, 2008)

Trên thế giới có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn, trongđó có quan điểm cho rằng dựa vào các tiêu chí về CSHT thì vùng nông thônkhông có CSHT phát triển bằng vùng đô thị Đối với quan điểm tiếp cận thịtrường thì: vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếpcận thị trường không được tốt bằng vùng thành thị Đối với quan điểm vềmật độ dân số thì: mật độ dân số vùng nông thôn không cao bằng mật độ dânsố vùng thành thị.

Theo Đặng Kim Sơn (2008) khái niệm nông thôn được đưa ra như sau:“Nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu lànông dân Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp Haynói cách khác, nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị cáccấp tỉnh thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBNDxã” (Đặng Kim Sơn, 2008)

Trang 16

Theo Nguyễn Mậu Thái (2015) thì: “Vùng nông thôn vùng sinh sống củatập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân với sản xuất nông nghiệp chiếm tỷtrọng lớn Sự khác biệt về công tác quản lý giữa nông thôn và thành thị trênthực tế, nông thôn với cấp quản lý xã, thôn, bản; còn thành thị với cấp quản lýphường, thị trấn”.(Nguyễn Thái Mậu, 2015)

Theo thông tư số 54 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn thì: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thànhphố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”.(UBND xã Cổ Lũng)

Theo Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng nông thôn như sau: “Phát triểnnông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xãhội của một nhóm người cụ thể, những người nghèo ở vùng nông thôn Nógiúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nôngthôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.

1.1.1.2 Khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới* Khái niệm nông thôn mới

Theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP đưa ra khái niệm về NTM như sau:“NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiệnđại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệpvới phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thịtheo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môitrường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chấtvà tinh thần của người dân được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.(Thủ tướng Chính phủ, 2009)

Theo Nguyễn Quế Hương (2013) đưa ra khái niệm như sau: “NTM làtổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theotiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay làkiểu nông thôn được xây dựng tiên tiến về mọi mặt so với mô hình nông thôncũ”.(Nguyễn Quế Hương, 2013)

Trang 17

Theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ đưa rakhái niệm như sau: “ Xã NTM là xã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên các lĩnhvực là quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa– xã hội – môi trường, hệ thống chính trị được quy định tại các văn bản pháplý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”.

* Khái niệm xây dựng NTM

Xây dựng NTM là quá trình chuyển hóa từ nông nghiệp nông thôn cũsang nông nghiệp NTM với CSHT hiện đại, phương thức sản xuất có tỷ trọngkhoa học kỹ thuật cao… Điều này đã giúp người nông dân nâng cao thu nhập,góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương Đã có nhiều khái niệmđưa ra về xây dựng NTM Sau đây là một số khái niệm đã được đưa ra:

Theo Hoàng Vũ Quang (2014) đã đưa ra khái niệm NTM như sau: “Xâydựng NTM là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môitrường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn,phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Quátrình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tíchcực của Nhà nước và tổ chức xã hội khác”

Theo Đặng Kim Sơn (2008) đã đưa ra khái niệm như sau: “Xây dựngNTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nôngthôn nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giảiquyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chínhsách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể,khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí”.(Đặng Kim Sơn, 2008)

1.1.1.3 Đặc trưng của xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM dựa trên sự kế thừa và lồng ghế các CTMTQG: trong quá

trình xây dựng NTM, vùng nông thôn cũng triển khai nhiều chương trình quốcgia Các chương trình này có khả năng bổ sung cho nhau vào những lĩnh vựccần thiết Bên cạnh đó, nó tạo điều kiện cho sự phát triển của các thành phầnkinh tế trong nước đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân.

Trang 18

Xây dựng NTM gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địaphương: đó là sự lồng ghép trong quá trình xây dựng nhằm phát triển địa

phương một cách toàn diện, đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra và pháttriển một cách toàn diện.

Xây dựng NTM dựa trên các tiêu chí đã được quy định do Chính phủ banhành Các địa phương dựa trên các tiêu chí để xây dựng các phương án, cách

thức cũng như kế hoạch thực hiện các tiêu chí dựa trên các nguồn lực của địaphương.

Xây dựng NTM được dựa vào cộng đồng dân cư tại địa phương: Các địa

phương xây dựng NTM được dựa vào nguồn lực sẵn có tại địa phương: như sựkết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm Trong đó là nước đống vai trò làđịnh hướng, xây dựng các quy chuẩn cũng như hướng dẫn quá trình xây dựngNTM tại địa phương.

Xây dựng NTM cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị xã hội Quá

trình xây dựng NTM là quá trình toàn diện nhằm phát triển địa phương cả vềkinh tế chính trị xã hội Do đó, nó cần vào cuộc của cả bộ máy chính trị địaphương, có sự đồng thuận cũng như triển khai một cách đồng bộ giữa các tổchức chính trị địa phương.

1.1.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Các nội dung của xây dựng NTM phải gắn liền với việc thực hiện 19 tiêuchí đã được ban hành.

Phát huy vai trò của người dân, dân cư địa phương là chính, trong đó nhànước có vai trò là định hướng, ban hành các chính sách và hướng dẫn thựchiện Quá trình hoạt động cụ thể được người dân trên địa bàn quyết định và tổchức thực hiện.

Kế thừa và lồng ghép các CTMTQG với các chương trình hỗ trợ có mụctiêu: các chương trình, các dự án đang được triển khai trên địa bàn vùngnông thôn.

Trang 19

Thực hiện chương trình xây dựng NTM phải gắn liền với các mục tiêuphát triển của địa phương, việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM phải đượccác cấp có thẩm quyền duyệt.

Cần công khai minh bạch trong quá trình sử dụng các nguồn lực: tổ chứcthực hiện các công trình các dự án của chương trình xây dựng NTM, tăngcường vai trò của người dân trong việc giám sát, khuyến khích thực hiện dânchủ cơ sở trong quá trình thực hiện.

Xây dựng NTM là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội.Thực hiện chương trình NTM cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chínhtrị xã hội, mọi tầng lớp nhân dân phát huy được vai trò chủ thể của mình.

1.1.1.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới(Tiêu chí đạt xã NTM tại phụ lục số 02)

Quy hoạch và xây dựng NTM: quy hoạch về đất đai và CSHT cần thiếtcho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội môitrường vùng nông thôn, phát triển các khu dân cư mới, sửa chữa cải tạo vànâng cấp các khu dân cư hiện có trên địa bàn.

Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội: hoàn thiện hệ thống đường giao thôngtrên địa bàn, hệ thống cung cấp điện cho các hộ dân, cho sản xuất Ngoài ra,xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao, hệthống các công trình phục vụ về y tế, giáo dục.

Phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập: đẩymạnh sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất, tăng cường phát triển các ngành nghề theo thế mạnh củađịa phương, tích cực đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtích cực.

Giảm nghèo và an sinh xã hội: thực hiện tốt và hiệu quả chương trìnhgiảm nghèo theo các tiêu chí của chương trình NTM, tiếp tục triển khai vàthực hiện các chương trình về an sinh xã hội.

Trang 20

Đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, phát triển các doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại vùng nông thôn Ngoài ra thúc đẩy liên kết sản xuất hàng hóa giữa cácloại hình kinh tế tại vùng nông thôn.

Phát triển giáo dục và đào tạo tại vùng nông thôn: phát triển giáo dục đápứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo xây dựng NTM.

Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe người dân Tiếp tục thực hiện CTMTQG

về chăm sóc sức khỏe người dân, đáp ứng các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe.Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông: xây dựng và thựchiện truyền thông, thông tin nhằm đáp ứng bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường: đảm bảo người dân được sửdụng nước sạch Cải tạo hệ thống cung cấp nước, xây dựng các công trình bảovệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải…

Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xãhội: tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ đạt chuẩn Ban hành các chính sáchkhuyến khích các cán bộ tham gia các lớp học để nâng cao trình độ Chuẩnhóa đội ngũ cán bộ tại vùng nông thôn đặc biệt là các vùng khó khăn.

Giữ vững an ninh, trật tự, xã hội: ban hành các quy ước của làng xóm vềtrật tự an ninh, chống các tệ nạn xã hội, khuyến khích các xóm làng đảm bảoan ninh trật tự đạt yêu cầu về xây dựng NTM.

1.1.2 Khái niệm, vai trò, nguyên tắc quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

1.1.2.1 Khái niệm quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới

a, Khái niệm chương trình mục tiêu quốc gia

Để phát triển nền kinh tế xã hội, bên cạnh những thuận lơi thì những khókhăn và thách thức để phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến khoảng cách thu nhậpgiữa các vùng miền, điều kiện tự nhiên các vùng cũng khác nhau dẫn đến khả

Trang 21

năng phát triển là khác nhau Bởi vậy, để phát triển một cách toàn diện cầnphải khắc phục được những khó khăn tồn tại đó, việc thực hiện cần có sựđồng bộ và hiệu quả.

Theo Nguyễn Tuấn Trung (2015) đưa ra khái niệm CTMTQG đó là“CTMTQG là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế,xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật, tổchức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu ưu tiên đã được xác định trongchiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội của đất nướctrong một thời gian nhất định Một chương trình mục tiêu cụ thể của chươngtrình Đối tượng quản lý và kế hoạch hóa thực hiện theo chương trình, việcđầu tư được thực hiện theo dự án”.

Theo luật đầu tư công 2014 “CTMTQG là chương trình đầu tư côngnhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trongphạm vi cả nước”.

b, Khái niệm quản lý CTMTQG xây dựng NTM

Quản lý giúp đạt được mục tiêu tốt hơn, sử dụng nguồn lực có hiệu quảtrong khi nguồn lực có giới hạn Thêm vào đó, cần phải kiểm tra giảm sát cáchoạt động nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng Tránh gây thất thoát lãngphí, tránh sử dụng sai mục đích…

Quản lý CTMTQG xây dựng NTM đó là: xây dựng một kế hoạch phùhợp với địa phương nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra Sự dụng các nguồnlực để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trong sự giám sát của các cơ quanchức năng đảm bảo đúng với các quy định, chính sách pháp luật của nhà nước.

1.1.2.2 Vai trò quản lý CTMTQG xây dựng NTM

Đảm bảo đúng thời gian, đúng tiến độ: trong quá trình thực hiện, nguồn

lực thì có hạn: tài chính công sức, phương tiện… đây là điều rất dễ gây ra tìnhtrạng kéo dài thời gian thực hiện Thông qua việc quản lý sẽ đảm bảo về tiếnđộ, thời gian cũng như sớm đưa ra phương án để giải quyết vấn đề như: liênkết

Trang 22

với các cơ quan chức năng, điều chỉnh kế hoạch…

Tránh thất thoát lãng phí: quản lý giúp đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc

thực hiện các tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia Thông qua đây cóthể kiểm tra xem xét việc thực hiện có đúng với các quy định nhà nướckhông, qua đó cũng có thể phát hiện những trường hợp có thể gây thất thoátlãng phí ngân sách nhà nước, nguồn lực của nhân dân cho quá trình xây dựngNTM.

Gắn kết giữa các cơ quan chức năng: thực hiện CTMTQG NTM cần có

sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, nhiều tổ chức và của cả nhân dânđịa phương Chính vì vậy cần có sự liên kết trong việc giải quyết các vấn đềliên quan với nhau giữa các cơ quan chức năng Sớm tháo gỡ các vướng mắc,tạo cơ chế để các bên thực hiện tốt chức năng của mình.

Tạo động lực để toàn dân thực hiện: nhà nước có vai trò chỉ đạo và

hướng dẫn Nhiều tiêu chí cần có sự góp sức của toàn thể cộng đồng: thôngqua tuyên truyền giúp người dân hiểu được vai trò và ý nghĩa của quá trìnhxây dựng NTM Đây là cơ hội tạo sự đoàn kết của toàn thể nhân dân cũngchung tay góp sức thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra.

1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý CTMTQG xây dựng NTM

Phù hợp với các quy định pháp luật về đầu tư công: quá trình xây dựng

NTM được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình, hạng mụccông trình tại các địa phương Thêm vào đó, quá trình xây dựng công trìnhcông cộng cũng huy động nhiều nguồn lực từ người dân Vậy, quá trình huyđộng nguồn lực của nhân dân và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nướctrước hết phải phù hợp với các quy định pháp luật.

Phát huy vai trò tham gia và đóng góp của cộng đồng dân cư: nhiều chỉ

tiêu trong xây dựng NTM cần có sự tham gia của người dân, người dân sẽđóng góp một phần công sức của mình phát triển địa phương Sự đóng gópcủa người dân được bắt đầu từ quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cácmục tiêu đã

Trang 23

đề ra.

Công khai minh bạch: xây dựng NTM là sự kết hợp giữa nguồn lực của

nhà nước và nguồn lực của nhân dân Chính vì vậy công khai minh bạch giúpngười dân thấy được vai trò cũng như tác dụng của các chỉ tiêu xây dựng.Chính quyền địa phương xây dựng được lòng tin với nhân dân trong quá trìnhsử dụng các nguồn lực của nhà nước và nhân dân đóng góp là đúng mục tiêu,đúng mục

Đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương: quá trình

quản lý cần có sự tham gia của cơ quan chức năng, sự phối hợp chặt chẽ đểgiảm được các thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện cũng như sớm cónhững hướng dẫn cụ thể của cấp trên trong những trường hợp phát sinh Việcphối hợp này cũng giúp hiệu quả việc thực hiện các chỉ tiêu được nâng lên,tiết kiệm thời gian và công sức.

1.1.3 Quy trình quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp xã

Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của nguồn vốn của nhà nước và củanhân dân đóng góp, việc quản lý CTMTQG xây dựng NTM cấp xã được thựchiện theo quy định của nhà nước, đảm bảo tính chặt chẽ, đúng quy trình.

BQL xâydựng NTM

cấp xã xâydựng kế hoạch

xây dựngNTM tại xã

Gửi bản kếhoạch choban chỉ đạo

NTM cấphuyện

Căn cứ vào kếhoạch được phê

duyệt BQLNTM cấp xãchỉ đạo, giám

sát thực hiệnchương trình

BQL thực hiệnđầu tư, nghiệmthu và bàn giaovà đưa vào khaithác sử dụng

Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý CTMTQG xây dựng NTM cấp xã

Nguồn: tác giả xây dựng dựa trên QĐ 1003/QĐ-BNN

Theo QĐ 1003/QĐ-BNN “BQL xã là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây

Trang 24

dựng NTM trên địa bàn xã UBND tỉnh và UBND huyện có trách nhiệmhướng dẫn và tăng cường cán bộ chuyên môn giúp các BQL xã thực hiệnnhiệm vụ được giao.

- Thành lập tổ khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn xã(trong trường hợp không thành lập Ban chỉ đạo xã):

- Tổ chức đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng của xã so vớiyêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia trên địa bàn

- Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầutư hàng năm xây dựng NTM của xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cư trongtoàn xã và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, cắm mốc chỉ giới sau khi quyhoạch được duyệt.

- Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sátcác hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã.

- Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm việc thựchiện các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao vàđưa dự án vào khai thác, sử dụng.

- Ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp nhân, cộngđồng hoặc cá nhân cung cấp các hàng hóa, xây lắp và dịch vụ để thực hiện cáccông trình, dự án đầu tư.

- Quy định cơ chế quản lý vốn đối với các đối tượng mà ngân sách nhànước hỗ trợ vốn chiếm dưới 50% vốn trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ.”

1.1.4 Nội dung quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới

1.1.4.1 Kế hoạch CTMTQG xây dựng NTM

Hằng năm BQL xây dựng NTM sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch thựchiện hằng năm Căn cứ vào kế hoạch, BQL tiến hành thực hiện cũng như xâydựng kế hoạch phối hợp với các bộ phận chức năng như: ban xây dựng, cáchội như:

Trang 25

hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… để quản lý và thực hiện tốtchương trình NTM.

Một kế hoạch được xây dựng tốt sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các mụctiêu đã đề ra trong khi thời gian và nguồn lực còn nhiều hạn chế Do vậy cầnphải xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể để từng bước thực hiện Thông quakế hoạch sẽ xây dựng được chương trình liên kết giữa các cơ quan liên quannhằm giảm thời gian và các thủ tục hành chính cũng như phối hợp trong việcgiải quyết các trường hợp phát sinh Bên cạnh đó xây dựng kế hoạch sẽ giúpxác định được những mục tiêu quan trọng, mục tiêu trọng điểm để có thể tậptrung các nguồn lực cần thiết xây dựng kế hoạch huy động từ bên ngoài Thêmvào đó, xây dựng kế hoạch cũng giúp xác định những rủi ro có thể xảy ra, từđó đưa ra được cách thức nhận biết rủi ro, đánh giá rủi ro và các biện phápphòng ngừa và khắc phục rủi ro có thể gặp.

Căn cứ vào kế hoạch để xem xét tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra đểsớm giám sát, nhắc nhở cũng như tăng cường nguồn lực để thực hiện mụctiêu Đây cũng là mục tiêu để các đơn vị sắp xếp để thực hiện cũng như đây làcăn cứ để kiểm tra giám sát và báo cáo tiến độ với cấp trên Báo cáo kịp thờiđể cấp trên sớm có những chỉ đạo khắc phục cũng như chỉ đạo các đơn vịchức năng cũng tham gia thực hiện mục tiêu.

1.1.4.2 Chỉ đạo, giám sát, thực hiện kế hoạch xây dựng CTMTQG xây dựngnông thôn mới

a, Chỉ đạo, giám sát, thực hiện quy hoạch về CTMTQG xây dựng NTM

Ban chỉ đạo nông thôn mới sẽ là đầu mối trong việc xây dựng CTMTQG:giao chỉ tiêu, giám sát và chỉ đạo thực hiện Để phát triển kinh tế, nâng cao đờisống người dân và trên hết là thực tốt các chỉ tiêu NTM Các địa phương cầnxây dựng quy hoạch đảm bảo: phát huy hiệu quả các nguồn lực của nhà nướccũng như nguồn lực của nhân dân trong quá trình xây dựng NTM Quy hoạchcần phải phù hợp với tình hình phát triển của địa phương như: phát triển dân

Trang 26

số, phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, y tế… Bên cạnh đó việc tiến hànhquy hoạch cũng cần phải phù hợp với chương trình xây dựng NTM Quá trìnhxây dựng kế hoạch cần được công khai minh bạch để người dân có thể đónggóp ý kiến của mình, sớm có những sửa đổi bổ sung nhầm đạt được mục tiêuđã đề ra Sau khi có những chỉnh sửa cần được phê duyệt bởi các cơ quanchức năng và công khai kế hoạch để người dân giám sát trong quá trình thựchiện.

b, Chỉ đạo, Giám sát, thực hiện về xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội NTM

Ban chỉ đạo nông thôn mới kết hợp với các bộ phận chức năng trong việcthực hiện các mục tiêu về cơ sở hạ tầng Đối với các cơ sở hạ tầng thuộcchương trình NTM, ban chỉ đạo sẽ tiến hành giám sát, kiểm tra.

CSHT là tiền đề để phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sốngngười dân trong khu vực Để làm được điều này trước hết phát phải phát triểnvề đường giao thông: đường giao thông liên xã, được trục thôn, đường ngõ,đường trục chính Khi giao thông phát triển, điều này tạo điều kiện đi lại vàphát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa người dân Người dân ở vùng nông thônvẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bởi vậy việc cần thiết để có nông nghiệphiện đại cần xây dựng hệ thống thủy lợi hiện đại: hệ thống tưới tiêu hiện đại,đảm bảo điều kiện cho dân sinh, có khả năng phòng chống thiên tai cho ngườidân.

Đời sống người dân ngày càng phát triển, người dân sử dụng nhiều thiếtbị hiện đại Bởi vậy cần cung cấp hệ thống điện phải đạt các tiêu chuẩn đã đềra, người dân được sử dụng điện thường xuyên và an toàn Đây là cơ hội đểngười dân áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất Bên cạnh đó, vùng nôngthôn cần phải phát triển về trường học: trường mầm non, trường mẫu giáo,trường tiểu học, trung học cơ sở phải đạt chuẩn quốc gia Tạo điều kiện pháttriển trình độ người dân, nâng cao tri thức Ngoài ra, các trung tâm văn hóanhư nhà văn hóa, điểm vui chơi, nơi sinh hoạt văn hóa…cũng cần phải phùhợp với điều kiện thực tế của từng địa phương Đối với chỉ tiêu như nhà ở dâncư, thông tin và truyền thông hay CSHT thương mại cần đáp ứng theo quyđịnh mà

Trang 27

d, Chỉ đạo, giám sát, thực hiện chỉ tiêu văn hóa – xã hội – môi trườngtrong xây dựng NTM

Ban chỉ đạo nông thôn mới sẽ tiến hành kết hợp với các tổ chức chính trị,bộ phận văn hóa môi trường trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựngNTM Để có thể đạt được mục tiêu đó, ban chỉ đạo NTM cần giám sát chặtchẽ việc thực hiện, đảm bảo việc thực hiện đúng mục tiêu, đúng thời gian….

Văn hóa y tế là một trong những lĩnh vực quan trong để nâng cao đời sống

người dân Đối với vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế khó khăn thì cần có

Trang 28

nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước để có thể khuyến khích con em địaphương vùng này có khả năng đến trường Để đánh giá quá trình phát triển vềvăn hóa của một địa phương thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ phổ cập giáo dụctiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ lao động qua đào tạo… Đâychính là cơ sở để có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hơn Thêm vào đó, ngoài việc nâng cao trìnhđộ cần phải nâng cao về mặt thể lực của người dân được đánh giá qua các tiêuchí như: tỷ lệ hộ dân tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng….

Bên cạnh giáo dục và y tế thì đó là quản lý thực hiện các chỉ tiêu về vănhóa và môi trường an toàn thực phẩm đảm bảo cho người dân được sinh sốngtrong môi trường văn hóa, đảm bảo các điều kiện có thể phát triển cả về vậtchất và tinh thần của người dân nơi mà còn nhiều hạn chế về kinh tế xã hội.

e, Chỉ đạo, giám sát, thực hiện chỉ tiêu hệ thống chính trị trong xây dựngnông thôn mới

Ban chỉ đạo NTM là bộ phận chịu trách nhiệm kết hợp với các tổ chứcchính trị quyết tâm thực hiện các mục tiêu về nông thôn mới Ban chỉ đạoNTM có trách nhiệm giám sát, phối hợp thực hiện mục tiêu đó.

Để đạt được mục tiêu NTM, trước hết cần có sự vào cuộc cả hệ thốngchính trị của địa phương và người dân Đạt được mục tiêu này, trình độ cán bộxã phải đạt tiêu chuẩn, hệ thống chính trị phải đầy đủ và đảng bộ chính quyềnđạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh Bên cạnh đó, địa phương đảm bảo bìnhđẳng và phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ những người dễ bị tổnthương.

Tại địa phương cũng cần xây dựng lực lượng dân quân hoàn thành cácchỉ tiêu quốc phòng, xã đạt chuẩn an toàn về an ninh quốc phòng, không xảyra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội Bởi vậy, địa phương đảm bảo an ninh,đảm bảo đời sống người dân được an ninh.

1.1.3.3 Thanh toán, quyết toán chương trình xây dựng NTM

Trang 29

Trong quá trình xây dựng NTM, nhiều công trình dự án sử dụng vốnngân sách nhà nước và nguồn vốn do nhân dân đóng góp Quá trình thanhtoán, quyết toán giúp các cơ quan chức rà soát, kiểm tra việc thực hiện cáccông trình, dự án xây dựng NTM Đánh giá được hiệu quả thực hiện, cũngnhư đánh giá được chất lượng công trình trước khi bàn giao đi vào khai thác.Đối với các công trình, dự án không đạt yêu cầu có thể bị dừng thanh toánhoặc không đủ giấy tờ….

Bên cạnh đó, thanh toán, quyết toán cũng phát hiện các sai phạm trongquá trình thực hiện các công trình dự án này Từ đó có thể ngăn chặn các hànhvi gây thiệt hại cho nhà nước, đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước được sửdụng đúng mục đích, đúng theo quy định Cũng thông qua đó, giám sát tiếnđộ thực hiện của các công trình, dự án đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

1.1.4.4 Thanh tra kiểm tra thực hiện CTMTQG xây dựng NTM

Thanh tra kiểm tra là một trong những hoạt động quan trọng của quátrình quản lý CTMTQG xây dựng NTM Thông qua thanh tra kiểm tra giúpngăn ngừa, cũng như giảm thiểu các sai phạm trong quá trình thực hiệnchương trình Quá trình thanh tra sẽ giúp các đơn vị thấy được những mặt đãđạt được cũng như những mặt chưa làm được cần phải khắc phục ngay Cánbộ thanh tra kiểm tra cũng sẽ phân loại những sai phạm: đối với những saiphạm mang tính chất khách quan có thể hướng dẫn cũng như tham mưu chocác cơ quan thực hiện những giải pháp tích cực, đây cũng có thể là cầu nốigiữa các cơ quan để thực hiện mục tiêu đã đề ra Bên cạnh đó, cán bộ thanhtra, kiểm tra sẽ giải đáp các thắc mắc mà các đơn vị vướng mắc trong quátrình thực hiện.

Đối với những sai phạm chủ quan thì cán bộ sẽ phân tích nguyên nhân saiphạm, phân tích mức độ sai phạm để đưa ra những kết nhằm đảm bảo tiến độthực hiện các mục tiêu nhưng vẫn có sức răn đe các trường hợp khác tái phạmđó là: với mức độ sai phạm ít nghiệm trọng cần phải kiểm điểm cá nhân, cơ

Trang 30

quan sai phạm, giám sát việc khắc phục những sai phạm Đối với những saiphạm nghiêm trọng cần báo cáo cấp trên cũng như phối hợp với các cơ quanchức năng như Công an để kiên quyết khởi tố những sai phạm này, để khắcphục một phần hậu quả gây ra.

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới

a, Các quy định pháp luật về xây dựng NTM

Để thực hiện tốt việc quản lý xây dựng NTM trước hết cần căn cứ vàocác quy định pháp luật Các quy định này chỉ rõ trách nhiệm của các đối tượngtham gia, quy trình thực hiện… Ngoài ra, việc thực hiện xây dựng NTM cũngcần căn cứ vào các quy định khác như: luật xây dựng, luật kinh doanh…Trong quá trình thực hiện, cần có văn bản cần có sự thống nhất, các văn bảncần có hướng dẫn cụ thể Ngoài ra cũng tạo ra những cơ chế đặc biệt cho quátrình xây dựng NTM như chính sách hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp cóthể tích cực trong quá trình xây dựng NTM, khuyến khích các doanh nghiệpđầu tư Chính sách về đất đai, chính sách khuyến nông… từ đó tạo điều kiệnnâng cao đời sống người dân Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện có nhiềuvấn đề phát sinh như cơ chế xã hội hóa, cơ chế ưu đãi cho những cá nhândoanh nghiệp tự nguyện đóng góp… được ban hành kịp thời, có hướng dẫn cụthể giúp địa phương dễ dàng thực hiện và khuyến khích toàn thể người dântham gia xây dựng NTM.

b, Trình độ dân trí, đời sống và thu nhập của người dân

Yếu tố người dân là một trong những yếu tố quan trọng để quá trình quảnlý được tốt hơn Bởi vì: muốn thực hiện tốt quá trình xây dựng cần có sự đồnglòng và ủng hộ tích cực của người dân Người dân hiểu được sẽ tự nguyệncũng như tuân thủ những chỉ đạo của chính quyền địa phương Thêm vào đó,xây dựng NTM không chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước mà cần dựa vàonguồn tại chính khác như doanh nghiệp, người dân địa phương cũng như lònghảo tâm của các nhà tài trợ Để làm điều này trước hết đời sống người dân có

Trang 31

được thu nhập cao, sự đồng lòng và quyết tâm xây dựng NTM thì quá trìnhthực hiện sẽ được đẩy nhanh và người lại Thêm vào đó, quá trình xây dựngNTM cũng cần có sự công khai minh bạch, người dân là người sử dụng cácCSHT dịch vụ của quá trình xây dựng NTM Bởi vậy, người dân kết hợp vớicác cơ quan chức năng trong việc giám sát thực hiện của các cơ quan chứcnăng cũng như chính quyền địa phương.

c, Năng lực và trình độ của cán bộ quản lý

Để quản lý tốt CTMTQG xây dựng NTM cần có một đội ngũ cán bộ cónăng lực và trình độ vì: để làm tốt cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thốngchính trị, người dân trên địa bàn Bởi vậy, công tác tuyên truyền được thựchiện đầu tiên giúp người dân hiểu được vai trò và ý nghĩa của quá trình xâydựng NTM, người dân thấy được chính lợi ích của bản thân trong quá trìnhđó Từ đây người dân sẽ sẵn sàng đóng góp tiền bạc và công sức để xây dựng.Để làm được điều này trước hết đó là cán bộ tuyên truyền, cán bộ tại các thônxóm có trình độ và năng lực tốt Thêm vào đó, với những cán bộ có năng lựctốt sẽ giúp quá trình xây dựng được tốt hơn như có thể tập trung các nguồnlực vào thực hiện các mục tiêu trọng điểm, tập trung thực hiện các tiêu chítrọng tâm Điều này giúp tiết kiệm các nguồn lực, tiết kiệm được thời giancũng như xây dựng được cách thức và mục tiêu thực hiện một cách hợp lý.

d, Sự phối hợp của các cơ quan chức năng

Để thực hiện tốt được các tiêu chí về NTM cần có sự tham gia nhiều cơquan chức năng kết hợp Ban xây dựng NTM tiến hành thực hiện VD: để quảnlý tốt các công trình xây dựng như công trình giao thông, công trình thủylợi… đối với cấp xã BQL cần phối hợp với bộ phận công thương, bộ phận xâydựng

– địa chính… để tiến hành giám sát về thời gian và chất lượng các công trình.Ngoài ra cũng cần phối hợp bộ phận tài chính để cấp vốn và nghiệm thu đúngtheo tiến độ đề ra Các lĩnh vực khác như văn hóa BQL NTM cấp xã cần phốihợp với hội phụ nữ, bộ phận văn hóa để tuyên truyền và quản lý việc thực

Trang 32

Như vậy, Nếu sự phối hợp tốt sẽ giúp đạt được hiệu quả trong công việcnhư: giảm được nguồn vốn, tránh thất thoát lãng phí, rút ngắn thời gian thứchiện… Ngoài ra, xây dựng NTM là thực hiện một bộ chỉ tiêu mà trong đó cácchỉ tiêu này thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội chính trị của địa phương.Bởi vậy cần có sự kết hợp tất cả các cơ quan chức năng, cần có sự thống nhấttrong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và thời gian.

Thêm vào đó, để thực hiện tốt cần có sự vận động tuyên truyền để ngườidân hiểu và làm theo Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần phối hợp trongcông tác tuyên truyền, để người dân hiểu đúng và đủ mục tiêu của việc xâydựng NTM.

e, Khả năng thu hút vốn đầu tư xây dựng NTM

Quá trình xây dựng NTM không chỉ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhànước mà nó có sự tham gia của nhiều nguồn vốn khác nhau như từ doanhnghiệp, hộ kinh doanh… Bởi vậy, mỗi một nguồn vốn khác nhau có nhữngcách thức và phương pháp quản lý khác nhau.

Hiện nay, quá trình xây dựng NTM xây dựng nhiều công trình công cộngnhư đường bê tông, các công trình thủy lợi, xây dựng nhà văn hóa thôn và nhàvăn hóa xã… Các công trình này không chỉ sử dụng nguồn ngân sách nhànước cấp mà còn có sự đóng góp của nhà dân Do vậy, dưới sự quản lý củachính quyền địa phương và BQL xây dựng NTM đã tiến hành vận động ngườidân chung tay góp sức cùng nhà nước xây dựng các công trình đó, góp phầnthay đổi CSHT nông thôn.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều rủi ro vì phụ thuộcnhiều vào tự nhiên Do vậy, ít doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào nôngnghiệp Quá trình xây dựng NTM đã cải thiện CSHT đây là cơ hội để thu hútcác nguồn vốn khác đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn Hiệnnay để thu hút vốn đầu tư xây dựng NTM cần có sự tập trung nhiều nguồnvốn khác

Trang 33

như từ doanh nghiệp, tư nhân… để tăng cường nguồn vốn thêm vào nguồnvốn ngân sách nhà nước Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển được thựchiện các mục tiêu khác như đào tạo lao động nông thôn, các chương trình cảithiện CSHT….

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới

1.2.1 Quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại xã Đắc Sơn thị xã Phổ Yên

Trong những năm qua, BQL xây dựng NTM của xã Đắc Sơn đã cónhững chỉ đạo, giám sát và thực hiện CTMTQG rất sát sao: BQL đã chỉ đạosự vào cuộc cả hệ thống chính trị với sự quyết tâm cao trong việc xây dựngNTM nên đã đạt được một số kết quả nhất định như: đời sống người dân cónhiều thay đổi, CSHT đã được nâng lên, đường giao thông kiểu mẫu…

Ban chỉ đạo cũng đề ra phương hướng và cách thức huy động vốn từnhân dân, bổ sung cho nguồn vốn nhà nước để tham gia vào xây dựng NTMđó là xã hội hóa: kêu gọi sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp nhữnggia đình có nền kinh tế phát triển cũng như những người con thành đạt xa quêcó thể quyên góp ủng hộ Chình vì điều này mà xã đã xây dựng được hơn10km đường giao thông trong đó 80% đường giao thông đã được nhựa hóa,các trục đường thôn xóm cũng đã được bê tông hóa không còn tình trạngđường đất cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhà dân.

Xã cũng đã phối hợp với trạm khuyến nông triển khai nhiều loại giốnglúa mới cho 44 hộ dân trên địa bàn xã đã đạt năng suất 7,7 tấn/ha, mô hìnhngô lai PAC cũng đạt năng suất 5 tấn/ ha… Điều này đã góp phần tăng thunhập của người dân trên địa bàn: Tính đến năm 2018, bình quân thu nhập đạttrên 42 triệu đồng/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,2%.

Để có được kết quả trên, BQL xây dựng NTM của xã thường xuyênkiểm tra giám sát việc thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch hằng năm đã xâydựng Bên cạnh đó, BQL cũng đã phối hợp với chính quyền xã, phối hợp với

Trang 34

các tổ chức chính trị trong việc chỉ đọa thực hiện, sớm có đưa ra các phươngán giải quyết kịp thời với những vướng mắc trong quá trình thực hiện xâydựng NTM.

1.2.2 Quản lý CTMTQG xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phượnghuyện

Định Hóa

Là xã vùng cao, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc nhưng Kim Phươngtrong những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định trong quá trìnhxây dựng NTM Để làm được điều này xã đã làm tốt công tác tuyên truyềnngười dân giúp người dân hiểu được vai trò của việc xây dựng NTM.

BQL xây dựng NTM xã đã xây dựng kế hoạch quản lý rất chi tiết và cụthể Xây dựng các phương án thực hiện phù hợp với tình hình địa phương.Thêm vào đó, ban cũng luôn giám sát, đôn đốc các bộ phận chức năng trongquá trình thực hiện các chỉ tiêu NTM Ban đã chỉ đạo Mặt trận tổ quốc, kếthợp với các hội phụ nữ, đoàn thanh niên tổ chức nhiều buổi tập huấn, phátđộng thi đua chung tay xây dựng NTM, nâng cao nhận thức của người dân.Tính đến năm 2018 xã đã hoàn thành 19/19 chỉ tiêu xây dựng NTM Đã gópphần thay đổi đời sống và tinh thần người dân trên địa bàn: 100% đường giaothông trên địa bàn xã đã được kiên cố hóa, để làm được điều này xã đã có sựvào cuộc cả hệ thống chính trị Nhiều hộ dân đã đóng góp tiền để kết hợp vớingân sách nhà nước thực hiện bê tông hóa, những hộ không có điều kiện kinhtế có thể đóng góp công sức để xây dựng Xã cũng đã tuyên dương và ghinhận nhiều gia đình hiến đất để xây dựng đường giao thông Trên địa bàn đãcó 12/12 nhà văn hóa thôn đạt tiêu chuẩn: trong quá trình xây dựng cán bộthôn xóm đã vận động người dân cùng chung tay xây dựng đó là góp côngsức, góp tiền bạc, vận động anh em họ hàng những người con thành đạt xaquê có thể đóng góp xây dựng thôn xóm 100% trẻ em được đến trường đúngtuổi, 97% hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo giảmcòn 5,03% năm 2018…Đây là những thành quả tích cực của xã trong quátrình xây dựng NTM.

Trang 35

Để có được thành quả trên BQL xây dựng NTM của xã đã phối hợp tốtvới các tổ chức chính trị như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…làm tốt công tác vận động người dân cùng nhau tham gia xây dựng NTM.Thêm vào đó, BQL cũng đã vận động người dân chung tay góp vốn xây dựngcác công trình như đường bê tông thôn xóm, các công trình thủy lợi… Thêmvào đó, BQL kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấpxóm, giám sát và có những chỉ đạo kịp thời trong việc thực hiện các tiêu chívề NTM xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh, tiêu chí về văn hóa,môi trường và an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, BQL phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng của xãnhư bộ phận công thương, bộ phận nông nghiệp… giám sát và có những chỉđạo kịp thời các công trình công cộng nhằm đảm bảo các dự án thực hiện đúngmới quy hoạch ban đầu.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới tại cho xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

BQL NTM cần xây dựng kế hoạch phù hợp với địa phương: Xây dựng kế

hoach là rất quan trọng đối với quá trình quản lý, kế hoạch cần bám sát vớitình hình thực tế để khả năng thực hiện cao, phát huy tốt các nguồn lực địaphương cũng như quản lý được quá trình thực hiện, đánh giá được hiệu quảcủa việc thực hiện như thế nào.

BQL cần chỉ đạo các bộ phận chức năng tăng cường chỉ Huy động hiệuquả nguồn vốn doanh nghiệp và dân cư: quá trình xây dựng NTM đòi hỏi một

lượng vốn lớn để thực hiện Bên cạnh nguồn vốn nhà nước thì nguồn vốn từdân cư và doanh nghiệp là rất quan trọng, nguồn vốn này sẽ bổ sung chonguồn vốn nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, nângcao đời sống người dân, sử dụng hiệu quả nguồn lực…

BQL Tăng cường kiểm tra giám sát: Việc kiểm tra giảm sát nhằm phòng

ngừa các sai phạm có thể gặp, ngăn chặn kịp thời những hành động gây tổnthất

Trang 36

cho nhà nước và nhân dân Bên cạnh đó, nó sẽ giám sát tiến độ thực hiện,hướng dẫn các đơn vị chức năng giải đáp các thắc mắc cũng như hướng dẫnthực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

BQL quản lý chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chí: với 19 tiêu chí thực

hiện NTM và rất nhiều chỉ tiêu cần phải thực hiện Chính vì vậy, việc thựchiện cần phải kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng thực hiện các tiêu chí, giám sáthiệu quả cũng như đảm bảo về thời gian, nguồn lực cũng như khả năng thựchiện các tiêu chí này.

Trang 37

Thứ tư: Những giải pháp tăng cường quản lý CTMTQG xây dựng NTMcho xã Cổ Lũng huyện Phú Lương?

2.2 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Để có đầy đủ tài liệu trong quá trình xem xét đánh giá quản lýCTMTQG xây dựng NTM tại địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương đượcthu thập đó là:

Tài liệu được thu thập tại các đơn vị cần thiết như tại một số ban tạixã Cổ Lũng huyện Phú Lương như: văn phòng Thống kê, ban Tài Chính –kế toán, ban Địa chính – xây dựng môi trường, ban Nông nghiệp – xây dựngNTM…

Nghiên cứu thu thập số liệu về xây dựng NTM tại các bộ phận củaUBND xã Cổ Lũng huyện Phú Lương.

Báo cáo tình hình xây dựng NTM trên địa bàn xã năm 2016, 2017, 2018.- Báo cáo tình hình xây dựng NTM tại xã Hợp Tiến thị xã Phổ Yên, Báocáo tình hình xây dựng NTM tại xã Lam Vĩ huyện Định Hóa để so sánh vàlàm bài học thực tiễn cho huyện Cổ Lũng.

Trang 38

2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTMTQG xây dựngNTM trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương Tác giả tiến hành phỏngvấn các cán bộ xã Do số lượng cán bộ xã hiện nay là 36 cán bộ nên tác giảtiến hành phỏng vấn tổng thể cán bộ xã, đó là: lãnh đạo xã 03 phiếu, bộphận văn phòng 03 phiếu, bộ phận địa chính 02 phiếu, bộ phận văn hóa 05phiếu, bộ phận kế toán 02 phiếu, bộ phận nông nghiệp 05 phiếu, bộ phậncông thương 04 phiếu, bộ phận tư pháp 02 phiếu, bộ phận quân sự 02 phiếu,bộ phận công an 02 phiếu, bộ phận mặt trận tổ quốc 03 phiếu, bộ phận thanhniên 03 phiếu.

+ Nội dung phỏng vấn được tác giả chuẩn bị bảng hỏi với những câu hỏiđóng hoặc câu hỏi mở nhằm thuận lợi cho người trả lời Thông qua bảng hỏi,tác giả tìm hiểu các câu trả lời, những đánh giá và nhận xét của các đối tượngđược hỏi về quá trình quản lý chương trình mục tiêu nông thôn mới trên địabàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương Trong quá trình phỏng vấn, tác giả sửdụng các câu hỏi linh hoạt nhằm tìm ra câu trả lời chính xác, cũng như có thểxác định câu trả lời với những câu hỏi mà người được phỏng vấn đang phânvân (Nội dung bảng hỏi tại phụ lục 01).

2.3 Xử lý và tổng hợp thông tin

+Để xác định ý kiến đánh giá các cán bộ thuộc xã Cổ Lũng và các hộdân trên địa bàn xã để xem xét đánh giá về quản lý CTMTQG về xây dựngNTM trên địa bàn xã Nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi vớithước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5:Tốt) Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy rađiểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5;b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1) /5 = 0.8 Kếtquả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Trang 39

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

2.4 Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích tài chính: trong nghiên cứu sử dụng phương pháp

này dùng để phân tích hiệu quả về mặt tài chính trong quá trình quản lýCTMTQG xây dựng NTM Thông qua phương pháp này nghiên cứu xem xétđược những kết quả đạt được và những chi phí đã bỏ ra để xây dựng NTMtrên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương Từ đó thấy được hiểu quả củacác nguồn lực bỏ ra.

Phương pháp phân tích thống kê: trong nghiên cứu dùng phương pháp

này để mô tả kết quả của hoạt động quản lý CTMTQG xây dựng NTM tại xãCổ Lũng, huyện Phú Lương Từ đó đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng quản lý và từ đó có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm tăngcường quản lý CTMTQG xây dựng NTM.

Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh biến

động trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựng nông thôn, thông quaphương pháp này để xem xét được thay đổi các chỉ tiêu nghiên cứu qua cácnăm, từ đó thấy được những quy luật của số liệu.

Trang 40

2.5 Chỉ tiêu nghiên cứu

* Tỷ lệ thay đổi kế hoạch

Tỷ lệ thay đổi kế hoạch = Số kế hoạch thay đổiTổng số kế hoạch

Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, trong quá trình quản lý CTMTQG xây dựngNTM Các chỉ tiêu chụi nhiều ảnh hưởng của các yếu tố Điều này dẫn đếnmục tiêu có thể nhanh hoặc chậm hơn so với dự kiến Chính vì vậy, tỷ lệ thayđổi kế hoạch thể hiện vai trò giám sát và thực hiện các mục tiêu đó.

* Tỷ lệ vụ việc trình cấp trên giải quyết

Tỷ lệ sai phạm = Số vụ việc trình cấp trênTổng số vụ việc

Quá trình quản lý cần phải vận dụng linh hoạt các chỉ thị văn bản, bêncạnh đó có nhiều sự việc pháp sinh cũng như sự phối hợp không ăn khớp giữacác bên cần phải có sự chỉ đạo của cấp trên điều này cũng là một phần củacông tác quản lý yếu kém.

Ngày đăng: 07/08/2020, 01:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X (2009), Nghị quyết số 26- NQ/TW,“về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X
Năm: 2009
14.Nguyễn Quế Hương (2013), Một số giải pháp tăng cường thu hút sự tham gia, đóng góp của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ĐanPhượng - Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp tăng cường thu hút sự thamgia, đóng góp của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện ĐanPhượng - Thành phố Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Quế Hương
Năm: 2013
16.Nguyễn Đức Thành (2008), Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vựcnông nghiệp: tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản
Tác giả: Nguyễn Đức Thành
Năm: 2008
20.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng11năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04tháng
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2009
2. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên (2017), Báo cáo tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên các năm 2015-2017 Khác
3. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Thị xã Phổ Yên (2017), Báo cáo tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên các năm 2015-2017 Khác
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TTBNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 2543/BNNKTHT ngày 21/8/2009 của hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030 Khác
6. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TTBNNPTNT ngày 04/10/2013 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Khác
8. Đỗ Kim Chung (2009), Giáo trình Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
9. Đặng Kim Sơn (2008), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10.Hoàng Vũ Quang (2014), Nghiên cứu đóng góp của hộ nông thôn vào các hoạtđộng kinh tế xã hội địa phương, Đề tài nghiên cứu khoa học.11.Luật đầu tư công 2014 Khác
12.Mai Thanh Cúc (2015), Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, NXN Học viện Nông nghiệp - Hà Nội Khác
13.Nguyễn Hoàng Hà (2013), Nghiên cứu, đề xuất một số giải phát huy động vốnđầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn Khác
15.Nguyễn Mậu Thái (2015), Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội; Luận án tiến sĩ, Học viện nông nghiệp Khác
17.Nguyễn Tuấn Trung (2015), Hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia do kiểm toán nhà nước thực hiện, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính Khác
18.Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
19.Tô Xuân Dần, GS.TSKH Lê Văn Viện và TS. Đỗ Trọng Hùng (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, NXB nông nghiệp, Hà Nội Khác
21.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 135/2009/QĐ-TTG, Ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Khác
22.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w