1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản việt nam (bauxite - than).doc

32 1,6K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 598,5 KB

Nội dung

Hiện trạng phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản việt nam (bauxite - than)

Trang 1

Mục lục

Trang 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG3

II.Nguồn tài nguyên thiên nhiên và vai trò của

2. Tài nguyên và sự phát triển kinh tế 7

PHẦN II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN V

I Tổng quan hiện trạng khai thác khoáng sản 8

1 Trữ lượng và thực trạng khai thác 92 Dự án khai thác Bô – xit ở Tây Nguyên 10

1 Trữ lượng và tình hình khai thác than 15

3 Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 19từ khi thành lập Tổng Công than Việt Nam đến nay

BỀN VỮNG NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM.

I.Giải pháp phát triển bền vững ngành khai khoáng22II.Các ví dụ về thực tiễn khai thác bền vững ở các nước27

Trang 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGI KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1 Khái niệm

"Sustainable development is development that meets the needs of

the present without compromising the ability of future generations to meettheir own needs " (WCED).

“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu

cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhucầu của các thế hệ tương lai "

Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trênthế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý,văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinhtế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ởnhững lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên Phát triển mà làm hủy hoại môitrường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào nhữngloại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt)là một phát triển không bền vững

2 Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản :

* Môi Trường Bền Vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa

bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiênphục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác nhữngnguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗtrợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất Pháttriển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếpđời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trongnông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực Đồng thời,

Trang 4

phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũngnhư mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh Tức là sửdụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng hiệuquả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất Trong hoạt động côngnghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, táisử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suygiảm tầng ozon bảo vệ trái đất.

* Xã Hội Bền Vững: cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng

và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con ngườivà cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và cóđiều kiện sống chấp nhận được Đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nângcao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dânsẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững Muốnvậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như cácthầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi

* Kinh tế Bền Vững : đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển

bền vững Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội đểtiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyềnsử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tếđược chia sẻ một cách bình đẳng Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triểncủa bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên nhữngnguyên tắc đạo lý cơ bản Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnhvượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuậncho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như khôngxâm phạm những quyền cơ bản của con người Phát triển kinh tế bền vữngbao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em,chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng

Trang 5

ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viêntrong cộng đồng xã hội.

1 Đặc điểm nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực tự nhiên bao gồm đất đai,không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòngđất…mà con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích do tài nguyênthiên nhiên ban tặng để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình Cácnguồn tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trêntrái đất Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế caohiện nay đều được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.Để tạo ra các bể dầu và khí đốt cần có chuỗi thời gian liên tục kéo dài từ 10triệu đến 100 triệu năm Các qúa trình hình thành các khoáng sản khác cũngphải trải qua hàng thế kỷ Do đó, đặc tính cơ bản của nguồn tài nguyên là

Trang 6

tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụngphải luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm, hiệu quả.

Tài nguyên năng lượng, điển hình là dầu mỏ, than đá Toàn bộ nguồnnăng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông, sản xuất điện năng,phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Có thể nói nănglượng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước Nănglượng là cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ViệtNam hiện nay Để phản ánh quy mô của nguồn năng lượng và khả năngđóng góp của nguồn năng lượng vào hoạt động kinh tế, người ta thườngdùng các chỉ tiêu như: trữ lượng tài nguyên năng lượng (than, dầu, khí…),bao gồm trữ lượng thăm dò và trữ lượng có khả năng khai thác, khả năngkhai thác/năm Khả năng khai thác/năm là chỉ tiêu phản ánh sự đóng góptrực tiếp của nguồn năng lượng vào kết quả hoạt động của nền kinh tế Dầuhỏa là nguồn năng lượng có giá trị kinh tế lớn nhất hiện nay, vì những ưuđiểm như sử dụng thuận lợi, dễ vận chuyển, ít gây ô nhiễm Than đá đangđược ưa chuộng sử dụng trở lại nhờ giá rẻ, ổ định, trữ lượng dồi dào và ítgây ô nhiễm hơn nhờ những kỹ thuật sử dụng hàn toàn mới Do những ưuthế đó, than đá có khả năng trở thành nguồn năng lượng chính của thế kỷ21 Việt Nam có trữ lượng than đá lớn, chủ yếu nằm ở khu vực Quảng Ninhchạy từ đảo cái bầu trên Vịnh Hạ Long cho tới Phả Lại với chiều dài150km Trữ lượng thăm dò khoảng 3,5 tỷ tấn.

Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khaithac và công nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyện kim,công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ… Việt Namđược đánh giá là có nguồn khoáng sản đa dạng như bauxite, thiếc, đồng,quặng sắt, đá vôi Trong đó triển vọng nhất là Bauxite, phân bố chủ yếu ởvùng biên giới phía Bắc và Tây Nguyên.

Sở hữu tài nguyên thiên nhiên Để khai thác quản lý và sử dụng có hiệuquả nguồn tài nguyên thiên nhiên, một trong những biện pháp quan trọngmà hầu hết các nước đều quan tâm là xác định quyền sở hữu đối với tàinguyên thiên nhiên Sở hữu tài nguyên thiên nhiên thường chỉ áp dụng đốivới các loại có liên quan đến bề mặt trái đất hoặc trong lòng đất Ở ViệtNam, quyển sở hữu mặt đát và tài nguyên trong lòng đất thống nhất vớinhau và thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện Pháp luật chophép các tổ chức và tư nhân có quyền khai thác và sử dụng lâu dài đất đai,được cụ thể thông qua các quyền thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi, thếchấp và cho thuê Điều này cho phép sử dụng hiệu quả theo mục đích thống

Trang 7

nhất các nguồn tài nguyên cũng như tạo điều kiện giảm bớt bất bình đẳngtrong phân phối thu nhập.

2 Tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế

 Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố đầu vào của quá trìnhsản xuất nhưng với tăng trưởng và phát triển thế giới,tài nguyên thiênnhiên là điều kiện cần chứ chưa đủ Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thànhsức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệuquả Có thể nói tài nguyên thiên nhiên là yếu tố góp phần thúc đẩy kinhtế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn đầu phát triển,các nước phát triển thường quan tâm nhiều đến việc xuất khẩu sản phẩmthô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp tư nguồn tài nguyênthiên nhiên của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế Nguồntài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở sản xuất các ngành sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệpvật liệu.

 Taì nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn địnhĐối với các nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi quá trình lâu dài, giankhổ, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầutư từ nước ngoài Tuy nhiên có nhiều quốc gia nhờ những ưu đãi củatự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút ngắn quátrình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặcđể đa dạng hóa nền kinh tế, tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sựnghiệp công nghiệp hóa đất nước Nguồn tài nguyên thiên nhiênthường là nguồn cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khaithác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngànhkinh tế khác.

 Căn bệnh Hà Lan - một bài học trong khai thác tài nguyên.

Những năm 60 thế kỉ 20, thường có quan điểm cho rằng tài nguyênthiên nhiên là yếu tố cơ bản để đạt được tăng trưởng kinh tế cao.Thực tế cho thấy nguồn thu từ tài nguyên đã làm tăng thu nhập bìnhquân đầu người, tạo thêm cơ hội việc làm và tăng các phương án lựachọn chính sách Nhưng nó cũng làm thay đổi động lực kinh tế, bópméo là làm mất sản lượng đầu ra của các ngành khác, thường làngành nông nghiệp.

 Những hạn chế của khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Trang 8

“Tăng trưởng” và “phát triển” được coi là vấn đề mấu chốt của nềnkinh tế Đi đôi với xu hướng này là sự nhấn mạnh lợi ích kinh tế màbỏ qua lợi ích của tự nhiên Do đó việc khai thác nguồn tài nguyênthiên nhiên để phục vụ lợi ích con người đã dẫn đến tình trạng báođộng về môi trường sống trên toàn thế giới Thiếu sự kiểm soát môitrường dẫn đến hậu quả là hàm lượng các chất gây ô nhiễm thải ra từcác hoạt động kinh tế ngày ngày càng tăng.

PHẦN II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

I TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ỞVIỆT NAM

Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất vàtìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnhthổ Việt Nam Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chấtkhoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triểnvọng lớn Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất chothấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng Nhiềukhoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủngloại khoáng sản đa dạng.

Trước đây nhiều loại mỏ khoáng sản không có giá trị kinh tế vì trữlượng ít hoặc điều kiện khai thác khó khăn, thì ngày nay nhờ khoa học kỹthuật và công nghệ tiên tiến có thể làm giàu quặng đạt hàm lượng quặngkhai thác, trở thành hiệu quả kinh tế trong khai thác Ví dụ một số mỏ vàngvới hàm lượng vàng quá thấp không khai thác có lại được với công nghệtrước đây, ngày nay nhờ công nghệ sinh học có thể tập trung các sinh khốichứa vàng và do đó có thể khai thác có hiệu quả.

Trang 9

Nhìn lại thực trạng phát triển bền vững của ngành khai thác tài nguyênkhoáng sản ở nước ta hiện nay, tuy đạt được những thành tựu nhất địnhnhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít vấn đề nan giải và cần phải có hướnggiải quyết nhanh chóng kịp thời.

Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khaithác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khaithác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa.

Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khaithác và đóng cửa mỏ Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác độngđến tài nguyên và môi trường đất.

Trong quá trình khai thác bằng cơ giới hoặc thủ công đòi hỏi các thiếtbị cho hầm lò, cho sàng tuyển, xăng dầu cho các đầu máy điêden, toagoòng, các loại xe vận tải, các loại máy gạt hay hoá chất, đều có tác độngđến môi trường đất

Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏkim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du.Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừngxung quanh vùng mỏ.

Ở đây xin chỉ phân tích hiện trạng khai thác hai loại khoáng sản là xit và than.

bô-II.KHAI THÁC BÔ – XÍT

1 Trữ lượng và thực trạng khai thác Bô - xít

Cách đây gần 100 năm, những mỏ bôxit đầu tiên trên thế giới đã đượckhai thác để tinh luyện thành alumin và nhôm kim loại, phục vụ nhu cầuquốc kế dân sinh của các quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này Có

Trang 10

trữ lượng lớn thứ ba thế giới, nhưng bôxit của Việt Nam vẫn im lìm nằmtrong lòng đất Cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, việc khai thácbôxit, chế biến alumin và tinh luyện nhôm kim loại mới được chúng ta đềcập đến

Hiện nay tại khu vực bôxít Tây Nguyên có 6 dự án khai thác và chếbiến quặng bôxít xin cấp phép với công suất alumin hàng năm cho mỗi dựán từ 300 nghìn tấn (nhỏ nhất) đến 1,9 triệu tấn (lớn nhất) Diện tích chiếmđất của các dự án chiếm từ 900 ha (nhỏ nhất ) đến gần 2000 ha (lớn nhất)

Với trữ lượng 5,4 tỷ tấn nằm tập trung ở Tây Nguyên, các mỏ bô-xítđược xem là cơ hội, sẽ mở ra một ngành công nghiệp khai thác và chế biếntinh quặng nhôm (alumina) và nhôm kim loại phục vụ nhu cầu trong nướcvà xuất khẩu Kỳ vọng ấy là thực tế bởi nhôm là kim loại được sử dụng phổbiến trong các ngành công nghiệp Nhu cầu nhôm đang ngày càng gia tăng.Hiện nay, mỗi năm, thế giới tiêu thụ trên dưới 40 triệu tấn nhôm Nếu khaithác và chế biến với công suất dự kiến là 8 triệu tấn tinh quặng nhôm vànhôm kim loại mỗi năm, trữ lượng bô-xít ở Tây Nguyên cho phép khai tháctrong vòng 300 năm và nước ta có cơ hội trở thành quốc gia sản xuất nhômcó vị trí quan trọng trên thế giới

2 Dự án khai thác Bô – xit ở Tây Nguyên và những rủi ro

Khai thác Bô - xit ở Tây Nguyên là một dự án đang được chú ý vàbàn cãi nhiều nhất hiện nay Một mặt nó đem lợi nguồn lợi kinh tế cho đấtnước, mặt khác nó tồn tại nhiều rủi ro, nguy cơ liên quan đến kinh tế, xãhội, môi sinh, ô nhiễm mô trường…

a Vấn đề kinh tế:

Trước hết là rủi ro về thị trường Nguyên liệu alumina của chúng tachủ yếu để xuất khẩu ra thị trường thế giới Thị trường trong nước nhu cầuvề nhôm không lớn, cũng không đủ điện để luyện alumina thành nhôm Thịtrường nước ngoài, mặc dù nhu cầu nguyên liệu alumina để luyện nhôm rất

Trang 11

lớn, nhưng vì chi phí vận tải cao, Việt Nam chỉ có thể bán rẻ nguyên liệualumina cho các nhà máy luyện nhôm trong khu vực

Thứ hai là rủi ro về tài chính Nhu cầu vốn để phát triển rất nóngngành bô - xít như của VN sẽ rất lớn Phương thức huy động vốn chủ yếu làđi vay nước ngoài Trong khi đó, chỉ tiêu hoàn vốn nội tại (IRR) của dự ánNhân Cơ chỉ có 14,98% (được tính từ trước thời kỳ khủng hoảng tài chínhvà trước khi giá năng lượng tăng) Khâu luyện nhôm có giá trị gia tăng vàhiệu quả kinh tế nhất thì không nằm ở Tây Nguyên Toàn bộ lãi suất vay vàchi phí môi trường đắt đỏ đều nhằm vào quặng alumina xuất khẩu.

b Về kỹ thuật và công nghệ:

Công nghệ tuyển bô - xít thành alumina của VN dựa trên qui trìnhBayer, bản chất của qui trình này là chuyển hoá ô xít nhôm ngậm nướctrong quặng bô - xít bằng dung dịch kiềm nồng độ cao và ở nhiệt độ cao đểthành aluminat natri Thành phần khoáng vật của quặng nhôm trong trongquặng bô - xít có nhiều dạng khác nhau và có phản ứng rất khác nhau vớidung dịch NaOH Ngoài thành phần khoáng vật, các chất khác lẫn trongquặng bô - xít cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiềm hoá Quặng bô- xít của VN, trong các báo cáo địa chất chưa được nghiên cứu kỹ về mặtkhoáng vật, chưa có thử nghiệm công nghiệp các phản ứng cơ bản Quitrình Bayer phổ biến khắp thế giới Nhưng thiết bị kỹ thuật để thực hiện quitrình này (cũng giống như nhà máy điện nguyên tử) đối với VN cũng là consố 0 Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài Nhà máy alumina lànhà máy hóa chất, sử dụng NaOH nồng độ cao, ở nhiệt độ lớn Ngoài ra còncó sự mất cân đối giữa các khâu đầu nguồn và cuối nguồn các dự án tuyểnluyện để bán quặng có công suất lên tới hơn 18 triệu tấn/năm Nhưng cácdự án chế tạo (điện phân) nhôm kim loại có công suất chỉ 0,2-0,4 triệutấn/năm.

Khai thác bauxite cần những điều kiện nhất định về điện nước, cơ sở hạtầng (đường sắt, cảng biển, điện) đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng.

Trang 12

Trong khi đó Tây Nguyên lại không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu này Tồntại sự mất cân đối về cung cấp điện trên địa bàn có hệ thống nguồn và lướiđiện hiện còn đang kém phát triển Các dự án luyện cán nhôm cần rất nhiềuđiện Việt Nam còn đang thiếu điện, và sẽ không có nguồn thuỷ điện rẻ tiềnđể đảm bảo cho các dự án nhôm Các dự án hạ tầng triển khai sau các dự ánkhai thác bô - xít và sản xuất alumina cũng cần được tính tới.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế của các nước có ngành công nghiệpbôxít trên thế giới, có thể thấy vấn đề tác động đến môi trường của quátrình khai thác và chế biến quặng bôxít là có và đương nhiên

Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bauxite.Trên thế giới, chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) có thểxử lý được vấn đề bùn đỏ một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xãhội (chỉ đáp ứng được khả năng của nhà đầu tư) Australia là nước có lợithế về địa hình (bằng phằng, có lớp đá gốc), khí hậu (rất ít mưa) và dân cư(rất thưa) thuận lợi cho việc chế biến bauxite tại chỗ và chôn cất bùn đỏ Ở Việt Nam, nếu chế biến bauxite thành alumina trên Tây Nguyên sẽbắt buộc phải tạo ra các hồ chứa bùn đỏ thường xuyên đe dọa tình hình anninh trên địa bàn (các hồ “red mud” có thể bị biến thành bom bẩn “mudbomb”) Lượng bom bẩn tạo ra trên Tây Nguyên sẽ lớn gấp 3 lần lượngalumina thu được từ Tây Nguyên để xuất khẩu Ngoài ra, còn phải thường

Trang 13

xuyên tồn chứa một lượng lớn hoá chất độc hại (để chế biến bauxite) trongcác kho trên Tây Nguyên.

d Vấn đề làm mất nguồn nước không có gì thay thế : Ảnh hưởng tiêu

cực đến nguồn nước của vùng Tây Nguyên, không đủ nước để phát triểnđược cây công nghiệp cao su, chè và cà phê.

Cả hai khâu tuyển bauxite và tuyển alumina trên Tây Nguyên đềuđòi hỏi rất nhiều nước Dự án Nhân Cơ có tổng mức tiêu dùng nước 14,832triệu m3/năm, trong đó để tuyển quặng cần 12 triệu m3/năm, để sản xuấtalumina cần 2,4 triệu m3/năm, trong khi cấp cho sinh hoạt chỉ là 0,432 triệum3/năm

Dự án Tân Rai có dự kiến xây đập chắn nước để đáp ứng nhu cầucủa dự án khoảng 18 triệu m3/năm Nước thải ra sau tuần hoàn là 4,625triệu m3/năm Như vậy, nguồn nước cho cà phê, cao su và các nhu cầu khácbị mất đi 13,375 triệu m3/năm.

e Vấn đề thay đổi môi trường và sinh thái

Vấn đề môi trường chủ yếu liên quan đến các chất thải Các chất thảikhông thể tránh được trong các dự án bô-xit gồm: (i) trong khai thácbauxite, khối lượng chất thải rắn rất lớn, bình quân lượng đất đá phủ phảibốc lên và đổ thải 1m3/tấn bô-xit; (ii) trong khâu tuyển quặng bôxit, lượngchất thải bình quân 1tấn/tấn quặng nguyên khai; (iii) trong khâu tuyểnalumina lượng chất thải (gồm bùn đỏ, bùn oxalate, và nước thải) bình quântrên 2m3/tấn; và cuối cùng, (iv) trong khâu luyện nhôm, lượng chất thải độchại (gồm chất thải cathode, phát thải fluoride) bình quân 1kg/tấn

Trang 14

Về vấn đề sinh thái, ngoài các nguy cơ phá hủy môi trường tại chỗ,các dự án bauxite alumina còn có những ảnh hưởng tiêu cực không thểtránh được đến hệ sinh thái trên qui mô rộng lớn.

Trong khâu khai thác bauxite, nguy cơ hiện hữu là thảm thực vật vàđộng vật của Tây nguyên (Flora & Fauna) sẽ bị thay đổi Trong khâu tuyểnalumina nguy cơ hiện hữu là tiêu dùng nhiều nước, phải xây đập chắn, sẽảnh hưởng đến chế độ thủy văn của các dòng chảy Các biến đổi dị thườngvề thời tiết và khí hậu khu vực miền trung có nguy cơ sẽ xẩy ra gay gắt hơn(thiệt hại do các biến đổi dị thường về thời tiết hiện nay đã tới 4000 - 5000tỷ đồng/năm)

Nhìn chung, quy hoạch bô - xít-nhôm của VN có quá nhiều thamvọng không có cơ sở, quá nhiều dự án không cần thiết, quá nhiều rủi rokhông quản lý được, và quá nhiều bất cập chưa được tính đến.Đối với nềnkinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhôm không phải lànguyên liệu chiến lược Nhu cầu về nhôm của VN không lớn Thị trườngnhôm trên thế giới cũng như ở VN chưa khi nào có khủng hoảng hoặc khanhiếm.Toàn bộ vùng Tây Nguyên của VN sẽ biến thành “sân sau”, là nguồncung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện nhôm của các đại gia ở nướcngoài.Việc phát triển bô - xít trên Tây Nguyên có quá nhiều rủi ro khôngquản lý được.

Trang 15

Ảnh 1 của GEHO: Một bãi bùn đỏ ở sau khi khai thác bauxite, ẤnĐộ

Trang 16

Ảnh 2 của GEHO: Bãi bùn đỏ Nalco Damanjodi, Ấn Độ, (không cỏ mọc, không một loại vi sinh, không sự sống).

II KHAI THÁC THAN

1 Trữ lượng và tình hình khai thác than

Ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn 120 năm Tổng cộng đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch Trong thời Pháp thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác trên 50 triệu tấn than sạch, đào hàng trăm km đường lò, bóc và đổ thải hàng chục triệu m3 đất đá Từ năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch, đào 1041km đường lò; bóc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi thải hàng trăm ha; sử dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn nhiên liệu các loại; trong đó, riêng từ năm 1995 đến 2001 (khi Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập) đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản lượng toàn ngành khai thác từ trước tới nay), đào 504,5km đường lò; bóc và đổ thải 237,2 triệu m3 đất đá (đạt 48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng đất đá của toàn ngành từ năm 1995 đến 2001) Hiện nay, hàng năm ngành than khai thác mỗi năm trên13-14 triệu tấn than sạch, đào bình quân trên 100km đường lò, bóc và đổ thải trên 50 triệu m3 đất đá, sử dụng trên 160 ngàn m3 gỗ, khoảng 15 ngàn tấn thuốc nổ và hàng chục ngàn tấn nhiên liệu các loại TKV hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏcó công suất từ 1 triệu tấn đến trên 3 triệu tấn/năm Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suât từ 1 triệu tấn trở lên là: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy.

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w