+ Công ty Than lllawarra giảm sử dụng nước lớn nhất Sydney
Công ty Than lllawarra của BHP Billiton khai thác hầm lò tại 3 mỏ ở vùng lllawarra và Wollondilly, cách Sydney gần 80 km về phía Nam. Sydney thiếu nước và người dân ở đây phải tuân theo những qui định tiết kiệm sử dụng nước. Mỏ Appin sử dụng một lượng nước đáng kể, khoảng 1.600 m3 mỗi ngày. Công ty phải tìm cách giảm thiểu sử dụng nước. Nằm trong chiến lược giảm tiêu thụ nước, một nhà máy lọc thấm ngược trị giá 6 triệu AUD được xây dựng để xử lý và tái sử dụng 2.300 m3 nước mỗi ngày.
Trong tháng 11 - 2007, Công ty Cấp nước Sydney công nhận thành quả này đã giảm được 660 m3 nước sạch mỗi ngày và cấp cho Công ty lllawarra giải thưởng giảm sử dụng khối lượng nước lớn nhất.
Công ty lllawarra có ba mỏ là Appin, Appin/ West, West Cliff và Dendrobium – và hai mỏ chuẩn bị đi vào khai thác – West Cliff và Port Kembla. Công ty sử dụng 1.300 lao động trực tiếp để khai thác than mỡ chất lượng cao.
Mở mỏ trong năm 1962, mỏ Appin Colliery là một trong những mỏ đầu tiên ở Úc áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương ở độ sâu 550 m, khai thác than mỡ cứng, chất lượng cao từ mạch than Bullin. Dập bụi và làm mát là những khâu sử dụng nhiều nước nhất.
Bằng cách chuyển hoá nước ngầm nhiễm muối nhẹ để sử dụng lại tại chỗ và cấp cho các mỏ gần kề, nhà máy có thể giảm lượng nước ngọt lấy từ Công ty cấp nước Sydney tới 2.300 m3 nước mỗi ngày. Hiện nay nhà máy vận hành với công suất 1.450 – 1.800 m3/ ngày.
Nhà máy nâng cao chất lượng và giảm độ mặn của nước trong mỏ và cho chảy vào sông Nepean. Nước muối hiện tại được chuyển đến một điểm xả, tuy nhiên nhà máy có kế hoạch làm muối là sản phẩm phụ của mình để bán.
Nhà máy lọc nước hiện đại của Công ty là nhà máy đầu tiên lọai này ở lllawarra, áp dụng công nghệ và chu trình hiện đại đem lại lợi ích lâu dài cho khai thác mỏ của công ty, cho cộng đồng và môi trường xung quanh.
Công ty sẽ tiếp tục tăng lượng nước tái chế và thu hồi lại, cũng sẽ tìm kiếm những công nghệ để tiết kiệm nước ở mỏ than này.
+ Alcoa tiếp tục giữ vai trò đi đầu về phục hồi đất ở Úc
Alcoa được coi là công ty đi đầu trong phục hồi vùng mỏ tại bang Tây Úc và bang Victoria. Tại Tây Úc, Alcoa đã phục hồi 430,2 ha đất sau khi khai thác trong năm 2005. Mục tiêu chủ yếu của chương trình phục hồi là gây dựng lại hệ sinh thái rừng bạch đàn vốn có ở đây trước khi khai thác mỏ. Một cấu thành cơ bản của mục tiêu này là phục hồi 100% độ phong phú thực vật của rừng bạch đàn.
Khu vực phục hồi lại được kiểm tra sau 15 tháng để so sánh độ phong phú thực vật với các khu vực không có khai thác gần đó. Độ phong phú này thay đổi từng năm bởi điều kiện của các mùa trong năm làm ảnh hưởng đến mức độ gieo hạt trong lớp đất bề mặt và tỷ lệ mọc mầm. Kiểm tra cho thấy đạt được 96% độ phong phú thực vật trong khu vực khôi phục.
Khôi phục hệ động vật là một yếu tố quan trọng khác trong phục hồi hệ sinh thái. Kiểm tra hệ động vật tại khu vực phục hồi cho thấy 100% loài có vú, 90% loài chim và 78% loài bò sát đã đến định cư tại khu vực này. Alcoa cũng làm gia tăng tính đa dạng động vật bằng cách hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu trong khu vực này.
Một yếu tố quan trọng khác đã thành công trong chương trình phục hồi vùng đất mỏ là liên kết với kế hoạch khai thác. Công việc khôi phục được giám đốc sản xuất điều hành, và mục tiêu là độ phong phú các hệ động thực vật được đưa vào mục tiêu sản xuất.
Từ khi bắt đầu khai thác năm 1963, Alcoa đã khôi phục được 12.594 ha ở Tây Úc và thu dọn 15.222 ha khác. Trong năm 2005, Alcoa khôi phục được 5,6 ha tại Anglesea. Kiểm tra sau 18 tháng khôi phục thấy độ phong phú thực vật cao hơn so với khu vực hoang không khai thác gần đấy.
Chương trình khôi phục Anglesea trong năm 2006 tập trung vào khu vực đã được khôi phục lần đầu hơn 20 năm trước, lần này trồng loại cây vốn không có ở đây. Khu vực này đã được thu dọn sạch và được khôi phục bằng cách sử dụng những kỹ thuật khôi phục mới, bao gồm chuyển đổi trực tiếp lớp đất bề mặt để kích thích sự nẩy mầm trở lại của thực vật bản địa.
Trong năm 2005, Chính quyền bang Victoria công nhận thành công của chương trình khôi phục mỏ Anglesea, trao phần thưởng Strzelecki cho thành công phát triển bền vững này. Chương trình Tây Úc được Chương
trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội quốc tế về khôi phục sinh thái công nhận là một trong những chương trình khôi phục sinh thái tốt nhất trên thế giới.
Như vậy trong mô hình khai thác bền vững của nước ngoài, yếu tố công nghệ đóng vai trò rất lớn cùng với đó là ý thức về việc khai thác bền vững của các công ty khai khác.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.
Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hôi bước vào thế kỉ 21. Vấn để ô nhiễm môi trường từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt.
Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.
Ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập kỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá
trình phát triển KT-XH của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo cơ chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó việc phát triển bền vững nền công nghiệp khai thác rất quan trọng. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong năm 2010. Việc ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, rác y tế cần được đặt lên hàng đầu cho các mục
tiêu phát triển KT – XH khác.
Tài liệu tham khảo:
.5 Tài liệu tham khảo.
1. NHÓM PV TUỔI TRẺ, Thứ Bảy, 27/02/2010, 07:30 (GMT+7), Khai thác bôxit ởĐắk Nông: Thí điểm ra sao?, Báo Tuổi Trẻ.
2. Hoàng Văn Khanh, Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam, Theo Báo Công Nghiệp.
3. Võ Kim Chi (giảng viên trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM), Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản.
4. Vacne, Khai thác khoáng sản và tài nguyên đất.
5. Lao Động số 94 Ngày 29/04/2009 Cập nhật: 8:02 AM, 29/04/2009,
Khai thác bauxite phải bảo đảm lợi ích bền vững cho Tây Nguyên.
6. Mạnh Quân // SGTT Online, Điểm báo, Lộn xộn khai thác khoáng sản.
7. ThS. Nguyễn Thị Phương Loan, Tổng quan về các bộ chỉ thị phát triển bền vững và các hệ thống nguyên tắc phát triển bền vững.
8. TS Nguyễn Anh, CƠ SỞ LÍ LUẬN-CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ phát triển bền vững.
9. Trần Nam Bình, Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu thốn tương đối
trong phát triển bền vững tại Việt Nam.
10. http://www.dgmv.gov.vn/baotang/KSVN(ct1).htm 11. http://tnmttuyenquang.gov.vn
12. http://vocw.ctu.edu.vn/content/m11302/latest/