Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ bầu cử- Tổ trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của tổ bầu cử, trực tiếp chỉ đạo việc tiếp nhận giải
Trang 3TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH
I CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY BẦU
CỬ, CÓ 7 CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
II TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ MỘT NGÀY
(ngày 21 -5 - 2011) CÓ 6 CÔNG VIỆC CẦN LÀM
III NGÀY BẦU CỬ 22-5-2011, CÓ 7 NỘI DUNG TIẾN
HÀNH
IV KIỂM PHIẾU VÀ LẬP BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
CỦA TỔ BẦU CỬ, CÓ 3 NỘI DUNG TIẾN HÀNH
V TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẦU CỬ, CÓ 2 NỘI DUNG
TIẾN HÀNH
Trang 41 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ bầu cử
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của tổ bầu cử, trực tiếp chỉ đạo việc tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử do mình phụ trách;
- Tổ phó chịu trách nhiệm về trang trí Phòng bỏ phiếu và bảo đảm về các điều kiện vật chất cho ngày bầu cử; kiểm tra theo dỏi các hoạt động của tổ bầu cử,
- Thư ký chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý tài liệu, con dấu, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu, thẻ cử tri;
- Một số thành viên chịu trách nhiệm thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn mười ngày trước ngày bỏ phiếu;
- Một số thành viên bảo đảm công tác an ninh trật tự tại địa điểm
bỏ phiếu.
I CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ
Trang 5I CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ
2 H oạt động của Tổ bầu cử:
Cho đến trước thời điểm diễn ra bầu cử 10 ngày, Tổ bầu cử họp ít nhất một tuần một lần; trước 10 ngày diễn ra cuộc bầu cử, Tổ bầu cử họp ít nhất một ngày 1 lần để đánh giá rút kinh nghiệm về những công việc đã thực hiện của các thành viên Tổ bầu cử; chỉ đạo, đôn đốc thực hiện những công việc còn tồn động và phân công các công việc tiếp theo.
Trang 6I CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ
Trang 73.1.Cổng ra vào
- Ở cổng ra vào cắm cờ Tổ quốc
- Trang trí ở bên ngoài cổng ra vào, từ cổng
ra vào đến phòng bỏ phiếu bằng các khẩu hiệu, pa nô, băng zôn và các khẩu hiệu đã được in ấn cấp phát.
- Cần bố trí trong hay ngoài cổng ra vào có nơi đỗ xe, gửi xe để cử tri yên tâm khi đến
bỏ phiếu.
Trang 93.2 Khu vực bên ngoài trước phòng bỏ phiếu
- Khu vực bên ngoài trước phòng bỏ phiếu là nơi tiếp đón
cử tri đến bỏ phiếu Cần bố trí có bàn, ghế để cử tri có thể ngồi chờ đợi trong trường hợp cùng một lúc cử tri đến quá đông hoặc chưa muốn vào phòng bỏ phiếu ngay.
- Tại đây có niêm yết: danh sách cử tri, danh sách và tiểu
sử những người ứng cử; nội quy phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu… để cử tri tìm hiểu, tham khảo trước khi vào phòng bỏ phiếu
- Khu vực này nếu diện tích rộng thì có thể tổ chức lễ khai
mạc tại đây.
Có sơ đồ
Trang 103.3 Bên trong phòng bỏ phiếu
- Phông chính (mặt chính của phòng):
+ Phía trên cùng là khẩu hiệu: “NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM!” (có thể dùng panô hoặc căng phông vải mềm)
+ Phía bên phải phông chính có cờ Tổ quốc, ảnh hoặc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Bên phải phông chính có hàng chữ:
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC
CẤP NHIỆM KỲ 2011-2016 Ngày 22 tháng 5 năm 2011
Tổ bầu cử số:
Xã (phường, thị trấn) , huyện (quận, thị xã, TP) , tỉnh(th phố)
Trang 113.3 Bên trong phòng bỏ phiếu
- Ở phía dưới, chính giữa phía trước mặt phông chính đặt hòm phiếu ở trên bàn Hòm phiếu trang trí trang trọng, quay mặt
chính có dán hình Quốc huy ở trên chữ “HÒM PHIẾU”
hướng ra ngoài
- Tùy hiện trạng cụ thể của phòng bỏ phiếu để bố trí lối vào, lối ra, các bàn cho phù hợp, thuận tiện Mô hình bên trong của phòng bỏ phiếu đầy đủ bao gồm: có lối đi vào, lối đi ra một chiều và theo một trật tự nhất định: bắt đầu lối vào là bàn hướng dẫn, bàn để cử tri xuất trình thẻ cử tri và nhận phiếu bầu cử; tiếp đến là một số bàn để cử tri viết phiếu, nơi
để hòm phiếu; bàn để đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri (xác định cử tri đã tham gia bỏ phiếu) và lối ra
Trang 123.3 Bên trong phòng bỏ phiếu
- Tổ bầu cử phải bố trí người thường trực đứng bên hòm phiếu làm nhiệm vụ hướng dẫn cử tri bỏ phiếu
Trang 134 Chuẩn bị hòm phiếu
Việc chuẩn bị hòm phiếu chính
và hòm phiếu phụ, số lượng,
kích cỡ hòm phiếu tuỳ theo
hướng dẫn của từng địa
phương Có thể sử dụng những
hòm phiếu cũ trước đây Hòm
phiếu phải bảo đảm chắc chắn,
trang trí sạch đẹp, dán giấy đỏ,
phía mặt trước của hòm phiếu
có dán hình Quốc huy, phía
Trang 145 Nhận và phát thẻ cử tri
Tổ bầu cử tiến
hành nhận thẻ
cử tri tại Uỷ
ban nhân dân xã
Trang 156 Chuẩn bị phiếu bầu, các loại con dấu, biên bản của
Tổ và các loại tài liệu, văn phòng phẩm khác
Tổ bầu cử nhận các loại tài liệu sau:
- Phiếu bầu: Tổ bầu cử nhận đầy đủ phiếu bầu theo số lượng đã được cấp có thẩm quyền ấn định trên cơ sở
số lượng danh sách cử tri và số lượng phiếu bầu dự phòng Khi nhận phiếu bầu phải có biên bản bàn giao, quản lý tốt các loại phiếu bầu.
Trang 166 Chuẩn bị phiếu bầu, các loại con dấu, biên bản của
Tổ và các loại tài liệu, văn phòng phẩm khác
- Con dấu của Tổ bầu cử, dấu “đã bỏ phiếu”.
- Các loại biên bản của Tổ bầu cử
- Danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu
- Danh sách và tiểu sử tóm tắt những người ứng cử
- Nội quy phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử
- Phù hiệu của các thành viên Tổ bầu cử
- Văn phòng phẩm (bút, giấy, kéo, thước kẻ, keo dán…)
- Các tài liệu khác liên quan đến bầu cử theo hướng dẫn của địa phương.
Trang 177 Thường xuyên thông báo cho
cử tri biết ngày bầu cử
Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử,
Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng các hình thức
niêm yết, phát thanh và thông báo trên
các phương tiện thông tin khác của địa
phương.
Trang 18II TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ MỘT
NGÀY (ngày 21 - 5 - 2011)
Trang 191 Họp Tổ bầu cử phân công nhiệm vụ
Để chủ động triển khai các công việc trong ngày 22/5/2011, Tổ bầu cử nên phân công các thành viên để thực hiện các công việc sau:
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
trong thời gian tổ chức bỏ phiếu
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
khi tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản
kiểm phiếu
Trang 202 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong thời gian tổ chức bỏ phiếu
- Tổ trưởng phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo hoạt động trong phòng bỏ phiếu và kiểm phiếu;
- Tổ phó chịu trách nhiệm về trang trí Phòng bỏ phiếu, trực tiếp chỉ đạo hoạt động ngoài phòng bỏ phiếu và bảo đảm về các điều kiện vật chất cho ngày bầu cử;
- Thư ký chịu trách nhiệm quản lý tài liệu, con dấu, làm biên bản kiểm phiếu;
- Một số thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra thẻ cử tri, đối chiếu danh sách cử tri, đánh dấu theo dõi số cử tri đi bầu vào danh sách cử tri, phát phiếu bầu cử;
- Một số thành viên chịu trách nhiệm hướng dẫn cử tri
cách ghi ( gạch phiếu bầu) và bỏ phiếu;
Trang 212 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong thời gian tổ chức bỏ phiếu
- Một số thành viên bảo đảm công tác an ninh trật tự tại địa điểm bỏ phiếu;
- Một số thành viên đôn đốc, thông báo để các cử tri đi bỏ phiếu;
- Tổ bầu cử phải phân công luân phiên nhau trực bảo vệ phòng bỏ phiếu cả ngày, đêm trước ngày bầu cử Trong ngày bầu cử tất cả các thành viên Tổ bầu cử phải có mặt đúng giờ và thực hiện nhiệm vụ như đã được phân công
Nếu có trường hợp phải sử dụng hòm phiếu phụ (lưu động) thì phải do thành viên trong Tổ bầu cử trực tiếp đưa đi đến nơi bỏ phiếu, bảo quản và đưa về đến nơi kiểm phiếu theo quy định
Trang 223 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên khi
tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu
- Tổ bầu cử phân ra ít nhất là 4 nhóm để kiểm phiếu (nhóm kiểm phiếu đại biểu Quốc hội; nhóm kiểm phiếu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nhóm kiểm phiếu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; nhóm kiểm phiếu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã);
- Mỗi nhóm ít nhất 3 người ( chia ra: 1 người đọc -
1 người ghi kết quả- 1 người theo dõi kiểm tra
hoặc 1 người đọc- 2 người ghi kết quả );
- Thư ký Tổ bầu cử sẽ tiến hành lập các biên bản kiểm phiếu.
Trang 233 Kiểm tra lại toàn bộ các loại phương
tiện, vật chất phục vụ bầu c ử
- Kiểm tra phòng bỏ phiếu
- Kiểm tra nội dung, nơi niêm yết danh sách cử tri, danh sách ứng cử viên
- Kiểm tra phiếu bầu (xem phiếu bầu có đúng đơn vị
bầu cử của mình hay không)
- Kiểm tra các con dấu
- Kiểm tra các hòm phiếu
- Kiểm tra các biên bản, biểu mẫu của Tổ bầu cử
- Kiểm tra các văn phòng phẩm (giấy, bút, kéo, giấy niêm phong ), diễn văn khai mạc…
Trang 244 Tiến hành đóng dấu Tổ bầu cử
vào các phiếu bầu
- Tiến hành đóng dấu Tổ bầu cử vào phiếu bầu (đóng
dấu Tổ bầu cử vào phía trên, góc trái phiếu bầu).
- Tổ trưởng, Tổ phó và Thư ký Tổ bầu cử tiến hành
niêm phong phiếu bầu và phải quản lý thật chặt chẽ Trường hợp đã niêm phong, nhưng phát hiện có
bị mất phiếu bầu, Tổ bầu cử phải báo cáo ngay Ban bầu cử để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra lại con dấu Tổ bầu cử, con dấu “ Đã bỏ phiếu ”, băng cờ, khẩu hiệu tuyên truyền cổ động v.v
Trang 255 Rà soát lại danh sách cử tri
của khu vực bỏ phiếu
- Rà soát danh sách cử tri bỏ phiếu tại phòng bỏ phiếu (cử tri bầu cả 4 cấp, bầu 3 cấp, bầu 2 cấp,
cử tri vãng lai nơi khác đến).
- Xác định số cử tri già yếu, bệnh tật không đến được phòng bỏ phiếu để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ đến cho những cử tri này bỏ phiếu
Trang 266 Canh gác, bảo vệ
phòng bỏ phiếu
Thành viên Tổ bầu cử phân
công luân phiên canh gác
24/24 trong đêm thứ bảy
21/5/2011 và có mặt 100%
từ lúc khai mạc đến khi kết
thúc cuộc bỏ phiếu và hoàn
tất các biểu mẫu, biên
bản báo cáo cấp có thẩm
quyền theo đúng quy định.
Trang 27III NGÀY BẦU CỬ 22-5-2011
Trang 281 Giờ bỏ phiếu
Các thành viên Tổ bầu cử phải đến trước để kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị, bảo đảm khai mạc ngày bầu cử đúng giờ quy định (việc
bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng, kết thúc vào 7
giờ tối cùng ngày Căn cứ vào tình hình thực tế
ở địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 10 giờ đêm.
Trang 292 Tổ chức lễ khai mạc
Lễ khai mạc phải tổ chức trang trọng, thời gian khoảng 15 đến 20 phút, do Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì theo nội dung và trình tự như sau:
Trang 302 Tổ chức lễ khai mạc
- Đại diện 2 cử tri cao tuổi, những người có công với Cách mạng, chức sắc tôn giáo trong khu vực;
- Những cử tri đến dự khai mạc.
Lưu ý: Để cho lễ khai mạc được tổ chức đông đủ và
long trọng, Tổ bầu cử nên chủ động mời trước những cử tri nói trên (có thể mời bằng giấy mời hoặc mời trực tiếp) và động viên những cử tri khác
có điều kiện đến sớm để bỏ phiếu bầu cử đầu tiên.
Trang 31Trình tự buổi lễ khai mạc
- Chào cờ
- Giới thiệu các đại biểu (giới thiệu các đại biểu là các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể các cấp và những cử tri là người có công với Cách mạng, người cao tuổi, các chức sắc tôn giáo trong khu vực cùng toàn thể cử tri có mặt lúc khai mạc)
(Phần lễ chào cờ và giới thiệu đại biểu có thể do Tổ phó Tổ bầu cử thực hiện, sau đó giới thiệu Tổ trưởng lên đọc diễn văn khai mạc)
- Đọc diễn văn khai mạc: do Tổ trưởng Tổ bầu cử thực hiện Nội dung diễn văn khai mạc theo mẫu của cơ quan có thẩm quyền soạn
Trang 32Trình tự buổi lễ khai mạc
- Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu (hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ) trước sự chứng kiến của cử tri; mời 2 cử tri không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ứng
cử tại khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu, sau đó niêm phong hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ theo quy định.
- Sau khi đã làm xong thủ tục niêm phong hòm phiếu,
Tổ Trưởng Tổ bầu cử tuyên bố: “cuộc bỏ phiếu bầu
cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 bắt đầu”.
Trang 333 Tiến hành bỏ phiếu
Mở đầu cuộc bỏ phiếu nên mời những cử tri (có tên trong danh sách cử tri thuộc Tổ bầu cử) là lãnh đạo Đảng, chính quyền, người có công với Cách mạng, chức sắc tôn giáo và người cao tuổi nhất có mặt lúc khai mạc để bỏ phiếu trước.
Việc bỏ phiếu được tiến hành liên tục Tổ bầu cử phải thường thông báo, hướng dẫn cử tri thực hiện đúng các quy định về bầu cử như: Thể lệ bầu cử và Nội quy bầu cử; hướng dẫn cho cử tri biết cách
thức bỏ phiếu.
Trang 344 Các nội dung chính của thể thức bỏ phiếu:
- Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri xuất trình Thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu cử Cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay Mỗi cử tri chỉ được bỏ 1 phiếu để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ở mỗi cấp (theo danh sách cử tri tại mẫu số 4/BCĐBQH và BCĐBHĐND)
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành
viên Tổ bầu cử Nếu cử tri gạch hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì
nhờ người khác viết hộ (gạch hộ), nhưng phải tự mình bỏ
phiếu Người viết hộ phải đọc hết họ và tên các ứng cử viên trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định Người viết hộ phải ghi trung thực ý muốn của cử tri và bảo đảm bí mật phiếu bầu Khi viết hộ xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri để cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu Người tàn tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu
Trang 354 Các nội dung chính của thể thức bỏ phiếu:
- Đối với cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu
- Mọi người phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu Thành viên Tổ bầu cử và mọi người không được tuyên truyền, vận động cho các ứng cử viên dưới bất cứ hình thức nào tại khu vực bỏ phiếu
- Trong khi tiến hành bỏ phiếu, nếu có tình huống bất thường
xảy ra làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu thì Tổ trưởng và Tổ phó phải nhanh chóng hội ý để kịp thời xử lý Nếu phải tạm dừng cuộc bỏ phiếu thì phải tiến hành niêm phong và quản
lý chặt chẽ hòm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu khác, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để cuộc bỏ phiếu được tiếp tục
Trang 365 Một số lưu ý khi bầu cử:
- Trong quá trình diễn ra bầu cử, các thành viên Tổ bầu cử phải ân cần, lịch sự, hướng dẫn tận tình cho cử tri (hướng dẫn cụ thể)
- Tổ bầu cử cần hướng dẫn cho cử tri cách bỏ phiếu cho đúng, theo đó khi cử tri không tín nhiệm ứng cử viên
- - Khi Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ để các cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật bỏ phiếu do không đến phòng bỏ
phiếu được thì Tổ trưởng Tổ bầu cử chịu trách nhiệm
kiểm tra số lượng phiếu bầu khi phát ra cho thành
viên Tổ bầu cử để mang theo hòm phiếu phụ.
- Nếu cử tri yêu cầu đổi phiếu bầu khác do gạch hỏng, Tổ bầu cử phải thu hồi phiếu bị hỏng của cư tri mới phát
phiếu khác
Trang 375 Một số lưu ý khi bầu cử:
- Nếu cử tri yêu cầu đổi phiếu bầu khác do gạch hỏng, Tổ bầu cử
phải thu hồi phiếu bị hỏng của cư tri mới phát phiếu khác
- Khi những người từ nơi khác đến (cử tri vãng lai) có mang theo Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận đi bỏ phiếu nơi khác do UBND cấp xã nơi cư trú hoặc do chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cấp để
đề nghị được ghi tên bổ sung vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi đó thì Tổ bầu cử phải hướng dẫn người đó đến trụ sở UBND cấp xã để bổ sung vào danh sách cử tri Danh sách cử tri
bổ sung phải xác định rõ những người này được bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ở cấp nào Sau khi có danh sách cử tri bổ sung của UBND cấp xã xác nhận, Tổ bầu cử mới cho những người này tham gia bỏ phiếu Tổ bầu cử phải ghi danh sách theo dõi riêng cử tri vãng lai để tổng hợp số liệu sau này.
- Tổ bầu cử không cho những người không có nhiệm vụ vào phòng
bỏ phiếu Không ai được mang vũ khí, chất nổ, vật dễ cháy vào khu vực bỏ phiếu và phòng bỏ phiếu