Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi TV lớp 5

10 2.8K 21
Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi TV lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Cho một số từ sau: Ăn uống, xe lửa, sạch sẽ, tươi cười, cửa sổ, thơm tho, non nước, mặt hồ, đậm đà, tươi tốt, mùa xuân, bồn chồn, mặt trời, khe khẽ. Hãy xếp chúng vào ba nhóm: a) Từ ghép hân loại. b) Từ ghép tổng hợp. c) Từ láy. Câu 2: Gạch dưới bộ phận song song có trong hai câu sau và nói rõ chúng giữ nhiệm vụ gì trong câu: a) Những cây gỗ tếch xòe tán rộng, soi bóng xuống mặt nước. b) Học sinh lớp bốn, lớp năm đồng diễn thể dục rất đẹp. Câu 3: Cho đoạn thơ: Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi Mà lá tươi xanh mãi đến giờ? Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua? Lê Anh Xuân Em hãy tìm câu ghép trong đoạn thơ trên? Câu 4: Tìm trạng ngữ, bổ ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a/ Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận. b/ Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng. c/ Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Câu 5: Trong bài “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu có viết: “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa.” Đoạn thơ có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất đối với em, vì sao? Câu 6: Hàng ngày, ngoài giờ học ở trường, em còn tự học ở nhà nơi góc học tập quen thuộc của mình. Hãy thuật lại một buổi tự học mà em cho là đạt kết quả tốt nhất (bài viết khoảng 25 dòng). ----------------------------------------- Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 1 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Cho một số từ sau: Lơ lững, mượt mà, cần mẫn, thông minh, san sát, khôn khéo, ngan ngát, thon thả, trong trắng, mẫu mực, mồm mép, lừng lẫy. Xếp các từ trên thành hai nhóm từ láy và từ ghép. Câu 2: Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình trong khổ thơ sau: “ Mỗi lần nắng mới hắt bên sông Xao xác gà trưa gáy não nùng. Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng Chập chờn sống lại những ngày không” Lưu Trọng Lư - Giải nghĩa những từ vừa tìm được. Câu 3: Cho đoạn thơ: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa. Có hồ nước lặn sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa” Tố Hữu Câu 4: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của hai câu sau: a/ Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười, rộn ràng vui vẻ. b/ Mùa đông giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. Câu 5: Trong bài “Tiếng hát mùa gặt” nhà thơ Nguyễn Duy có viết: Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn lúa qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. Qua đoạn thơ trên em hãy cho biết tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật để tả cánh đồng lúa chín có màu sắc, âm thanh, hình ảnh gì đẹp? Tác giả tả lưỡi hái đẹp và sắc bằng những từ gì? Câu 6: Em có cảm nghĩ gì nếu em đạt giải trong kì thi học sinh giỏi vòng tỉnh lần này? (Bài viết khoảng 25 dòng). ----------------------------------- Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 2 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tìm từ láy có trong khổ thơ sau: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh…” “ Tố Hữu” Xếp các từ láy trên thành ba kiểu: láy âm, láy vần và láy tiếng. Câu 2: Giải nghĩa các từ sau: thánh thót, ngời ngời, láng giềng. Em hãy ghi lại một câu ca dao (hay tục ngữ) trong đó sử dụng một trong ba từ trên. Câu 3: Cho 3 câu sau: - “Mặt trời gác núi, chiêng đà thu không” . (Nguyễn Du) - “Ngó anh như ngó mặt trời”. (Ca dao) - “Hiệu đồng hồ mặt trời”. Em hãy cho biết từ “mặt trời” giữ chức vụ gì trong mỗi câu? Câu 4: Trong bài thơ “Dừa ơi” của Lê Anh Xuân (Tiếng việt 5, tập 1) có đoạn: Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi, Mà lá tươi xanh mãi đến giờ? Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi, Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua. Em hãy tìm câu ghép trong đoạn thơ trên? Câu 5: Trong bài “Non nước ngàn dặm” Tố Hữu viết: Chập chùng thác Lửa, thác Chông Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà Thác, bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời. Từ “thác” trong đoạn thơ trên có gì đặc biệt? Hãy nêu cảm nhận của em về nội dung đoạn thơ đó. Câu 6: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 đến 25 dòng) thuật lại một việc tốt đã làm hay được chứng kiến. ---------------------------------- Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 3 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Nghĩa của các từ láy dưới đây có điểm nào giống nhau: Khấp khểnh, mấp mô, lấp ló, lập lòe. Tìm thêm 5 từ láy tương tự. Câu 2: Tìm các động từ, tính từ có trong đoạn thơ: “Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa… Bút nghiêng, lất phất hạt mưa Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn”. (Trích nghệ nhân Bát Tràng – Hồ Minh Hà) Câu 3: Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình có trong hai dòng thơ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. Giải thích nghĩa các từ đó? Câu 4: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a) Đâu đó, từ khúc quanh vắng lặng của dòng sông, chiếc thuyền chài trôi lặng lẽ. b) Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Câu 5: Đọc đoạn thơ sau, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào? Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. (Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân) Câu 6: Sau thời gian xa cách, nay em gặp lại một người bạn học cũ. Hãy tả lại hình dáng của người bạn và đưa ra nhận xét trước, sau ngày xa cách, đồng thời nói lên cảm nghĩ của em. (Bài viết khoảng 25 dòng). ----------------------------------------- Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 4 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: “Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè”. (Đỗ Trung Quân) a/ Trong đoạn thơ trên, những hình ảnh nào tượng trưng cho quê hương yêu dấu? b/ Tìm những từ gần nghĩa và trái nghĩa với từ “tỏ” trong dòng thơ thứ ba. Câu 2: Tìm định ngữ, bổ ngữ trong những câu sau: a/ Trong hồ, những chú thiên nga trắng muốt đang bơi lội tung tăng. b/ Tất cả học sinh lớp 5 đang học toán. Câu 3: Tìm từ tượng hình trong câu thơ sau và giải thích từ đó: “Núi xa lúp xúp chân mây Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần” (Trần Đăng Khoa) Câu 4: Tìm các bộ phận chính chủ ngữ, vị ngữ và bộ phận phụ trạng ngữ của câu sau: Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. Câu 5: Trong bài “Tiếng ru” (tiếng việt 2 - tập 1) nhà thơ Tố Hữu có viết như sau: “Một ngôi sao chẳng sáng đêm. Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng. Một con người đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi”. Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đoạn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn nói với ta điều gì? Câu 6: Một buổi sáng tới trường, em bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó trong một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng). ------------------------------ Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 5 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Trong câu “Tiên học lễ - Hậu học văn”. Em hiểu “lễ” là gì? “văn” là gì? Câu này khuyên ta điều gì? Câu 2: Hãy chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của các câu sau: Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Câu 3: Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình có trong hai dòng thơ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. Giải thích nghĩa các từ đó. Câu 4: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng. Câu 5: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. (Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Em hãy cho biết đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó. Câu 6: Em đã đọc truyện “Rùa và Thỏ” (tiếng việt 4, tập 1). Em hãy đặt mình trong vai Thỏ để kể lại cuộc chạy thi giữa Thỏ (em) và Rùa, đồng thời ghi lại cảm nghĩ khi bị thua Rùa (bài viết khoảng 25 dòng). ------------------------------------------ Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 6 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) a)Em hiểu như thế nào về nghĩa 2 từ sau: Bảo tàng, di tích lịch sử. b) Đặt câu với mỗi từ trên. Câu 2: (2 điểm) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ sau: “Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh, nối liền mùa hoa Nối rừng hoang với biển xa đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”. (Nguyễn Đức Mậu) Câu 3: (2 điểm) Tìm từ cặp từ trái nghĩa trong các dòng thơ dưới đây. Em hiểu cái hay trong việc sử dụng cặp từ trái nghĩa của tác giả như thế nào? “Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam”. (Dương Hương Li) Câu 4: (1,5 điểm) Gạch dưới chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây. Chủ ngữ do danh từ hay cụm danh từ tạo thành? Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi trầm mặc. Câu 5: (3 điểm) Trong bài “Tiếng ru”, nhà thơ Tố Hữu có viết: Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời. Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Em hiểu nội dung những lời ru trên như thế nào ? Qua lời ru đó tác giả muốn nói điều gì ? Câu 6: (7 điểm) Hãy viết về người thân yêu nhất của em (Bài viết khoảng 25 dòng). ----------------------------------------- Trình bày, chữ viết toàn bài : 2 điểm 7 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: a/ Em hãy phân biệt nghĩa của hai từ: gan dạ, gan góc. b/ Đặt câu với mỗi từ trên? Câu 2: Gạch dưới vị ngữ của từng câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây. Vị ngữ do tính từ hay cụm tính từ (động từ hay cụm động từ) tạo thành? Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước lóa sáng, Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. ( Theo Trần Hoài Dương) Câu 3: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên ta điều gì? Câu 4: Em hãy xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ) của đại từ “tôi” trong từng câu dưới đây: a/ Đơn vị đi qua tối ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi. ( Giang Nam) b/ Đây là quyển sách của tôi. c/ Người về đích sớm nhất trong cuộc thi chạy việt dã hôm ấy là tôi. Câu 5: Kết thúc bài “Hành trình của bầy ong”, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. Qua hai dòng thơ trên, em hiểu được công việc của bầy ong có ý nghĩa gì? Câu 6: Một buổi đến trường, em bổng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó trong một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng). ------------------------------------------------------ Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 8 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu rõ tác dụng gợi tả của mỗi từ láy đó. Quýt nhà ai chín đỏ cây Hởi em đi học hây hây má tròn Trường em mấy tổ trong thôn Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa. Tố Hữu Câu 2: Tìm Trạng ngữ trong các câu sau và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì? (Thời gian, nơi chốn,…) a/ Sáng nay, tại sân trường, chúng em làm lễ chào cờ. b/ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. Câu 3: Trong bài: Ngày em vào Đội – Xuân Quỳnh viết: “ Chị đã qua tuổi Đoàn Em hôm nay vào Đội Màu khăn đỏ dắt em Bước qua thời thơ dại” Tác giả muốn nói gì khi viết: “ Màu khăn đỏ dắt em Bước qua thời thơ dại”? Câu 4: Trường (lớp) em có nhiều hoạt động sôi nổi trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Em hãy thuật lại một việc làm mà em cho là có ý nghĩa nhất. (Bài viết khoảng 25 dòng). ------------------------------------------- Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 9 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Cho một số từ sau: lác đác, thì thào, đủng đỉnh, thướt tha, lộp độp, róc rách, lách cách, khúc khích, lững thững. Xếp các từ trên theo hai kiểu: a) Láy âm. b) Láy vần. Câu 2 : (4 điểm) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau đây: a) Vừa học giỏi, vừa có đạo đức tốt, Minh xứng đáng là học sinh giỏi. b) Nhân dân ta, từ xưa đến nay rất anh hùng. Câu 3 : (4 điểm) Trong bài “Dòng sông mặc áo” của Nguyễn Trọng Tạo (Tiếng Việt 4, tập 2). Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trời thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng… Hãy cho biết vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”? Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Cách nói “Dòng sông mặc áo” có gì hay? Câu 4 : (8 điểm) Hãy tả một cây ăn quả mà em thích. (Bài viết khoảng 25 dòng) Trình bày, chữ viết toàn bài : (2 điểm) 10 . ngắn (khoảng 25 dòng). ------------------------------ Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm 5 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian:. viết toàn bài: 2 điểm 6 ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 ,5 điểm) a)Em hiểu như

Ngày đăng: 15/10/2013, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan