Giá trị thặng dư do lao động không công của người công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giầu của các giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……….2
I Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư……… 3
II Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản khả biến Bản chất của tư
bản………5
1 Tư bản bất biến và tư bản khả biến
2 Bản chất tư bản
III Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư……… 7
1 Tỷ suất giá trị thặng dư
2 Khối lượng giá trị thặng dư
IV Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu
ngạch……….……… 9
1 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
A Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
B Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
2 Giá trị thặng dư siêu ngạch.
V Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản……… 10 KẾT LUẬN………11 NGUỒN……….12
Trang 2Phần mở đầu
Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và người lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả quan hệ của xã hội đó Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo
ra ngoài sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không do bóc lột sức lao động Giá trị thặng dư do lao động không công của người công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giầu của các giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản tạo ra một giá trị sử dụng nào đó vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến, đó là tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng
và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư Vì vậy C Mác viết “Với tư cách là
sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá
Trang 3I SỰ THỐNG NHẤT GIỮA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1 Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản:
Mục đích sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư Muốn vậy phải tổ chức sản xuất ra hàng hoá có giá trị sử dụng Do vậy, quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và quá trình sản xuất giá trị thặng dư
2 Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
Muốn sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản buộc người công nhân phải sản xuất giá trị sử dụng của hàng hóa nhất định nào đó Việc sản xuất ra những giá trị sử dụng nằm dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, vì vậy quá trình sản xuất ở đây là quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhà tư bản là chủ thể của quá trình sản xuất, sau quá trình sản xuất sẽ tạo ra hàng hóa mới có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và sức lao động
mà nhà tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất
Quá trình này với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra hàng hóa với quá trình làm tăng giá trị được phân tích qua một ví dụ sau:
§ Ví dụ về quá trình sản xuất sợi của nhà tư bản.
Để tiến hành sản xuất nhà tư bản mua các yếu tố sản xuất và giả sử mua đúng giá trị
10kg bông giá 10 USD
Khấu hao máy móc thiết bị 2 USD
Mua sức lao động 3 USD/12giờ
Trong 1 giờ người công nhân tạo ra 0,5 USD giá trị mới
Giả sử trong 6h lao động đầu người công nhân đã thực hiện kéo hết
10 kg bông thành sợi, giá trị của sợi là 15USD Nếu quá trình sản xuất chỉ dừng ở đây thì sẽ không tạo ra giá trị thặng dư Tuy nhiên vì nhà tư bản mua sức lao động trong 12h Tức là trong 6h sau họ vẫn phải lao động tạo
Trang 4ra hàng hoá sợi có giá trị 15 USD Tuy nhiên trong quá trình này chi phí nhà tư bản bỏ ra chỉ có 12 USD ( Không tính thêm chi phí mua sức lao động công nhân)
Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30USD
Tổng chi phí sản xuất 15+12= 27USD
Giá trị thặng dư: m = 3 USD
Trang 5Từ sự phân tích trên cho phép rút ra kết luận sau: Ngày lao động của công nhân chia làm hai phần, phần thời gian lao động (6h đầu) là thời gian lao động cần thiết (xã hội) (t), Phần còn lại của lao động (6h sau) là thời gian lao động thặng dư (t’)
Giá trị sản phẩm được sản xuất ra bao gồm:
- Giá trị tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và
di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (c)
- Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới, phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động (v) cộng với giá trị thặng dư (m)
Kết luận:
- Như vậy, giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài gía trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt, là lao động không công của công nhân
Trang 6II SỰ PHÂN CHIA TƯ BẢN THÀNH TƯ BẢN BẤT BIẾN, TƯ BẢN KHẢ BIẾN BẢN CHẤT CỦA TƯ BẢN:
1.Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, các bộ phận khác nhau của tư bản có vai trò và tác dụng khác nhau
A.Tư bản bất biến: bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất
bao gồm nhà xưởng, máy móc các thiết bị công cụ sản xuất, nguyên liệu, nhiêu liệu, vật liệu,… Giá trị của nó không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất gọi là tư bản bất biến [ kí hiệu là c – Constant(không thay đổi)]
B Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự
biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất Bộ phận tư bản này được gọi là
tư bản khả biến [kí hiệu là v – Variable(biến đổi)]
- Tham gia tạo ra giá trị thặng dư bao gồm 2 yếu tố, trong đó tư bản khả biến dùng để mua sức lao động có vai trò trực tiếp sáng tạo ra giá trị thặng
dư Còn tư bản bất biến đóng vai trò gián tiếp, nó chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất, tự bản thân nó không sáng tạo ra giá trị thặng dư
- Nếu kí hiệu giá trị thặng dư là m thì giá trị mới sẽ là (v + m)
=> Giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng (c + v + m)
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động trong sản xuất hàng hóa đã giúp C.Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến C.Mác là người đầu tiên chia tư bản ra thành tư bản
Sự phân chia này đã vạch rõ thực chất của bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân mới trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư
2 Bản chất của tư bản :
Kinh tế học tư sản cho rằng mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản, người ta coi
tư bản như một điều kiện vật chất tồn tại vĩnh viễn, không thay đổi trong các xã hội Điều này đã che giấu thực chất việc nhà tư bản bóc lột công
Trang 7nhân làm thuê Thực ra, bản chất các tư liệu sản xuất không phải là tư bản,
nó là điều kiện vật chất cần thiết của sản xuất trong bất cứ xã hội nào Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê Khi chế độ tư bản không còn nữa, thì tư liệu sản xuất không còn nữa
Như vậy, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê, tư bản thể hiện quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản và vô sản, tư bản là phạm trù lịch sử
Trang 8III TỶ SUẤT VÀ KHỐI LƯỢNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:
1.Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và
tư bản khả biến, tức là tỉ lệ theo đó tư bản khả biến tăng thêm giá trị
C,Mác dùng chữ m’ để chỉ tỉ suất giá trị thặng dư
m’= (m/v) x 100%
Tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân, nó chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao dộng tạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu, tuy nhiên chưa nói được vi mô của bóc lột tư bản
m’ = (t’/t) x 100%
t’: Thời gian lao động thặng dư
t: Thời gian lao động tất yếu
Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao dộng, phần thời gian lao đọng thặng dư (t’), mà công nhân làm cho nhà tư bản, chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu (t)
2 Khối lượng giá trị thặng dư:
khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỉ suất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến (V) được sử dụng
Nếu gọi M là khối lượng giá trị thặng dư, ta có công thức
M = m’ x V
V = v x Số lượng công nhân
V: tư bản khả biến đại diện cho tổng giá trị sức lao động
v : tư bản khả biến đại diện cho giá trị một sức lao động
M: Phản ánh quy mô sự bóc lột
Trang 9Khối lượng giá trị thặng dư tùy thuộc vào 2 nhân tố: m’ và V Điều đó có nghĩa là khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào thời gian lao động thặng
dư, cường độ lao động của công nhân và số lượng công nhân mà nhà tư bản sử dụng
Ví dụ: Công nhân ngày làm việc 8h thì tỷ suất giá trị thặng dư là 300% Sau
đó nhà tư bản kéo dài ngày làm việc đến 10h thì tỷ suất giá trị thặng dư thay dổi như thế nào nếu giá trị sức lao động không đổi (V không đổi) Chú thích: - t : thời gian lao động cần thiết
t’: thời gian lao động thặng dư
· Trường hợp 1:
Ta có công thức :
m’ = (t’/t) x100%
ó 300% = (t’/t ) x 100%
t’+ t = 8
t’ / t =3
t’=6 ,t=2
· Trường hợp 2 :
Vì giá trị sức lao động không đổi => v không đổi
Ta có:
t + t’ = 10
t=2
t’= 8
tỷ suất giá trị thặng dư:
m’= (t’/t )x 100% = (8/2) x 100% = 400%
Tỷ suất giá trị thặng dư tăng thêm = m’ (sau) – m’(đầu)
Trang 10 = 400% - 300% =100%
Trang 11IV HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGHẠCH:
1 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
A.Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng các kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động trong khi thời gian lao động tất yếu, giá trị sức lao động và năng suất lao động không thay đổi
Giới hạn về thể chất, tinh thần: giới hạn này đòi hỏi trong 24h của một ngày đêm người công nhân cần phải ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí phục hồi sức lao động Với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngày lao động có xu hướng ngày càng ngắn hơn trước
Giới hạn về kinh tế - xã hội: về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động Về mặt xã hội, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản mới ra đời, nhà nước ban bố nhiều đạo luật có lợi cho giai cấp tư sản
B.Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, bằng cách tăng năng suất lao động xã hội, qua đó hạ thấp giá trị sức lao động và làm tăng tương ứng thời gian lao động thặng
dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động không đổi.
2 Giá trị thặng dư siêu ngạch:
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội
Những doanh nghiệp nào đi đầu trong đổi mới công nghệ sẽ thu được giá trị thặng dư Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là giá tri thặng dư tương đối
do tăng năng suất lao động mà có nhưng khác ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do tăng năng xuất lao động xã hội, do đó tất cả các nhà tư bản đều được hưởng Còn gía trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất lao
Trang 12động cá biệt nên chỉ có những nahf tư bản nào có năng suất lao động cá biệt hơn năng suất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch
V SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1 Quy luật kinh tế tuyệt đối:
Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại một quy luật phản ánh bản chất của phương thức sản xuất, quy định sự vận động phát triển của phương thức sản xuất và đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các quy luật kinh tế gọi là quy luật kinh tế tuyệt đối
3 Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản:
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy luật kinh tế tuyệt đối được C Mác xác định là quy luật sản xuất giá trị thặng dư Mục đích của sản xuất
tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, do đó là bảo toàn giá trị cũ
và tạo ra giá trị thặng dư Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích trực tiếp duy nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Vì mục đích này, các nhà tư bản sản xuất bất kỳ hàng hóa gì, kể cả phương tiện giết người hàng loạt, miễn là tối đa hóa giá trị thặng dư
Theo đuổi giá trị thặng dư bằng bất cứ thủ đoạn nào là mục đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản cũng như của toàn bộ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Giá trị thặng dư xét về bản chất là phạm trù kinh tế riêng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong mọi xã hội, các sản phẩm thặng dư đều
có giá trị nhưng chỉ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư Phần giá trị thặng dư do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mối quan hệ cơ bản và sâu sắc nhất của xã hội
Trang 13tư bản, xuyên suốt tất cả quan hệ sản xuất của xã hội đó Do vậy, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
4 Vai trò quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản:
Quy luật giá trị thặng dư tác động quyết định đến mọi mặt của xã hội tư bản, nó quyết định sự phát sinh, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản,
nó là quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Quy luật giá trị thặng dư, một mặt thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, phân công lao động xã hội phát triển, làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng Mặt khác, làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, trước hết là mâu thuẫn cơ bản của nó, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt Mâu thuẫn này diễn biến ngày càng phức tạp, quy định
xu hướng lịch sử tất yếu của chủ nghĩa tư bản là sẽ nhường chỗ cho một
xã hội mới văn minh hơn Do vậy, đối với giai cấp tư sản hiện đại, việc tìm mọi cách để điều chỉnh, để thích nghi, để tồn tại là vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản
KẾT LUẬN:
Kinh tế thị trường luôn gắn liền với các quy luật kinh tế của nó, trong đó có quy luật sản xuất “giá trị thặng dư”, vì vậy, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì sự tồn tại của quy luật sản xuất “giá trị thặng dư” là một tất yếu khách quan Do đó, việc nghiên cứu
về “giá trị thặng dư” là một điều cần thiết
Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào thì việc thu được nhiều lợi nhuận vẫn
là mục tiêu chính và hàng đầu khi áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào quá trình sản xuất Trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài cái quy luật ấy, nhưng nền sản xuất xã hội chủ nghĩa khác biệt với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở chỗ: khi áp dụng khoa học công nghệ cao vào quá trình sản xuất các doanh nghiệp không thu được giá trị thặng dư như các nhà tư bản trước chủ nghĩa tư bản mà họ chỉ thu được sản phẩm thặng dư mà thôi Vì vậy việc áp dụng các biện
Trang 14pháp để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản và điều kiện Việt Nam chỉ có thể xét dưới góc độ làm thế nào để sản xuất ra nhiều sản phẩm thặng dư chứ không phải giá trị thặng dư như chủ nghĩa tư bản
Trang 15-Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin
-Một số nguồn tham khảo khác