Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Trang 1SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Câu 6: Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản?
Trả lời:
Công thức chung của tư bản
- Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng
thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản
- Tiền có 2 phương thức vận động:
+ Tiền được coi là tiền thông thường thì vận động theo công thức:
H – T – H
+ Tiền được coi là tư bản thì vận động theo công thức : T – H – T’
- So sánh hai công thức này, chúng ta thấy chúng có những điểm
+ Giống nhau: Cả hai sự vận động do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, gồm hai nhân tố là tiền
và hàng, gồm người mua và người bán, đều diễn ra trên thị trường
+ Khác nhau:
ở công thức tiền được coi là tiền thông thường thì bắt đầu bằng việc bán( H- T ) và kết thúc bằng việc mua ( T –H ) Điểm xuất phát và kết
Trang 2thúc của quá trình này đều là hàng hóa và tiền chỉ đóng vai trò là trung gian
ở công thức tiền được coi là tư bản thì bắt đầu bằng việc mua ( T – H ) và kết thúc bằng việc bán ( T – H ) Tiền vừa là điểm cuất phát, vừa
là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian
- Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm Vì vậy nếu số tiền thu về bằng với số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa Dó đó số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T’
trong đó T = T’ + T
số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra ( T), C.Mác gọi là giá trị thặng dư
C Mác gọi công thức T – H – T’ là công thức chung của tư bản
Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
- Công thức chung của tư bản tạo cảm giác cứ có tiền bỏ
vào lưu thông thì làm tăng giá trị, thu giá trị thặng dư
- Lưu thông có tạo ra thặng dư hay không, có hai khả năng:
• Trao đổi ngang giá thì không tăng thêm
• Trao đổi không ngang giá
+ Mọi người tham gia trao đổi bán cao hơn giá trị thì lợi khi bán, thiệt khi mua vì không ai bán mà không mua
Trang 3+ Mọi người đều mua thấp hơn giát trị: lợi khi mua bao nhiêu thì thiệt khi bán bấy nhiêu
+ Mua rẻ bán đắt thì phân phối lại giá trị xã hội chứ không tăng giá trị tạo ra giá trị thặng dư
+ tiền nằm ngoài lưu thông, tức là tiền để trong két sắt, không đưa vào lưu thông thì cũng không sinh ra được giá trị thặng dư
=> Giá trị thặng dư không được tạo ra trong lưu thông và ngoài lưu thông
Mâu thuân trong công thức chung của tư bản:
- Giá trị thặng dư không được tạo ra trong lưu thông nhưng cũng không tạo ra ngoài lưu thông
- Để giải quyết mâu thuân nói trên nhà tư bản phải tìm một hàng hóa đặc biệt nào đó để khi sử dung nó trong sản xuất tạo ra lượng giá trị lớn hơn bản thân nó
Câu 7: Tại sao nói hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt?
Trả lời:
Nói hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt vì:
- Cũng như mọi thứ hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng Nhưng sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt ở cả hai thuộc tính của nó
- Trong thuộc tính “giá trị”: là loại hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao gồm cả yếu tố tinh thần và lịch sử Điều đó có nghĩa là
Trang 4ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa… Những nhu cầu đó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc vào cả điều kiện địa lý, khi hậu của nước đó
- Trong thuộc tính “giá trị sử dụng” : cũng giống như hàng hóa thông thường khác giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động , tức là quá trình lao động của người công nhân Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ: hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị, lẫn giá trị sử dụng của
nó đều tiêu biến mất theo thời gian
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá trình lao động
để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện tính đặc biệt ở chỗ, trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, phần giá trị dôi ra ngoài giá trị của sức lao động gọi là giá trị thặng dư Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyêt mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
=> Chính vì vậy mà hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt khác hẳn với những hàng hóa thông thường khác
Trang 5Câu 8: Căn cứ và ý nghĩa của sự phân chia tư bản thành: Tư bản bất biến và tư bản khả biến; tư bản cố định và tư bản lưu động?
Trả lời:
1 Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Căn cứ
- Để sản xuất giá trị thặng dư, Nhà tư bản phải ứng trước
tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động
- Bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về giá trị trong quá trình sản xuất, được C.Mác gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là c
- Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, có sựu biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất được gọi là tư bản khả biến, ký hiệu là v
=> Như vậy, tư liệu sản xuất dù có hiện đại như thế nào, cũng chỉ là lao động chết Nó phải được lao động sống “cải tử, hoàn sinh” để biến thành nhân tố của quá trình lao động và chuyển giá trị của nó vào sản phẩm Tư bản bất biến chỉ là điều kiện, còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư
Ý nghĩa của sự phân chia
- C.Mác là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến Sự phân chia này dựa trên cơ sở : Quá trình lao động của công nhân gồm hai mặt: Một là, bảo
Trang 6tồn và di chuyển giá trị cũ vào sản phẩm; hai là, tạo thêm giá trị mới vào sản phẩm
- Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giúp C.Mác phân biệt sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ vai trò của từng bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị mới
2 Tư bản cố định và tư bản lưu động:
Căn cứ
- Căn cứ vào tính chất chu chuyển khác nhau, người ta chia tư
bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động
+ Tư bản cố định: là một bộ phận của tư bản sản xuất (máy
móc, thiết bị, nhà xưởng) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần mà chuyển dịch từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất
+ Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, tiền lương của công nhân) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của
nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất
Ý nghĩa:
- Việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng:
Trang 7+ Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước
+ Mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư trong năm tăng lên
- Việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động là dựa vào phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, hay dựa vào tính chất chu chuyển giá trị của từng bộ phận tư bản sản xuất
- Có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế Là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định, vốn lưu động một cách có hiệu quả
Câu 9: Tại sao nói: “ Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản”
Sản xuất giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng có một hệ thống các quy luật kinh tế, trong đó có một quy luật kinh tế phản ánh bản chất cơ bản nhất của phương thức sản xuất đó, đóng vai trò quyết định trong hệ thống các quy luật kinh tế của phương thức sản xuất đó gọi là quy luật kinh tế cơ bản
- Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất
ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản Sản xuất giá trị thặng dư phản ánh đầy đủ nhất bản chất bóc lột của chủ
Trang 8nghĩa tư bản Quy luật giá trị thặng dư đã vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương tiện để đạt mục đích đó
+ Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải vì giá trị sử dụng, không phải vì sự tiêu dùng của con người mà vì giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt + Phương tiện và thủ đoạn để có nhiều giá trị thặng
dư là: tăng cường bóc lột công nhân làm thuê trên cơ
sở mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật( thể hiện rõ nét qua các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối)
- Sự khác biệt của bóc lột giá trị thặng dư so với bóc lột của các xã hội chủ nghĩa tư bản
+ Vì theo đuổi giá trị thặng dư nên khát vọng bóc lột không có giới hạn
+ phương thức bóc lột giá trị thặng dư rất tinh vi và hiện đại Các phương thức bóc lột trong xã hội trước chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở cưỡng bức siêu kinh
tế là chủ yếu, còn trong chế độ tư bản chủ nghĩa thì dựa trên cơ sở phụ thuộc vào kinh tế Sự bóc lột tư bản che lấp bởi một hình thức mua bán song phẳng bề ngoài giữa nhà tư bản và công nhân
- Vai trò của quy luật giá trị thặng dư
+ Quy luật giá trị thặng dư đống vai trò quyết định quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa
tư bản, thể hiện ở tác động hai mặt của quy luật kinh
tế này trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Trang 9+ Một mặt, do theo đuổi giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý sản xuất làm cho lực lượng sản xuất, năng xuất lao động
có sự phát triển vượt bậc và nền sản xuất ngày càng
xã hội hóa cao
+ Mặt khác, cũng do theo đuổi giát trị thặng dư, làm cho mâu tuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt Dó là, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Mâu thuẫn này thể hiện ở tình trạng lạm phát, thất nghiệp, bần cùng hóa người lao động, các tệ nạn xã hội… đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc, tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản, lật đổ chủ nghĩa tư bản, thiết lập xã hội mới tốt đẹp hơn – xã hội Cộng sản chủ nghĩa
Câu 10: Thực chất của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản? ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
Trả lời:
Thực chất của tích lũy tư bản
- Thực chất của tích lũy tư bản là tích lũy giá trị thặng dư để biến giá trị thặng dư sang công cụ bóc lột nhiều hơn nữa Để hiểu rõ thực chất của tích lũy tư bản phải phân tích quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, Tái sản xuất có hai hình thức:
Trang 10+ Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất lặp lại với quy mô cũ
+ tái sản xuất mở rộng: là quá trình sản xuát lặp lại với quy mô lơn hơn trước
- Nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư, là kết quả lao động không được trả công của giai cấp công nhân
Các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản
Nếu tỷ lệ phân chia phần tích lũy và tiêu dùng không phát triển thì quy mô tích lũy phụ thuộc:
+ Trình độ bóc lột giá trị thặng dư: Nhân tố này được biểu hiện ở chỗ cắt xén tiền công để biến một phần tiền công của công nhân thành quỹ tích lũy cho nhà tư bản Nhà tư bản còn tăng cường đọ lao động đối với công nhân làm thuê, đồng thời kéo dài thời gian lao động Nhờ vậy tăng thêm giá trị thặng dư tuyệt đối, tăng tích lũy
+ Năng xuất lao động xã hội: Khi nhân sự lao động tăng thì hàng hóa rẻ đi Nhà tư bản có thể giảm tiền lương củ công nhân cũng như giảm tiêu dùng của mình để tăng tích lũy Sự phát triển của khao học kỹ thuật dẫn đến nhiều yếu tố tác động đến quá trình tích lũy
+ Sự chênh lệch giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến do
sự phát triển của khoa học và công nghệ nên máy móc sử dụng lâu hơn, phần giá trị của máy móc khấu hoa vào từng sản phẩm ngày càng tụt xuống, khi đó hiệu số giữa giá trị
Trang 11của tư liệu sản xuất với phần giá trị khấu hao và mỗi đơn vị sản xuất tăng lên, phần chênh lệch này sẽ được tích lúy với quy mô ngày càng lớn
+ Quy mô tư bản ứng trước: Quy mô tư bản ứng trước ngày càng lớn thì nhà tư bản sẽ có khối lượng trang thiết bị hiện đại, có nhiều lao động hơn với tay nghề cao hơn, nên bóc lột được nhiều giá trị thặng dư hơn dẫn đến tích lũy được khấu hoa vào từng sản phẩm ngày càng tụt xuống, khi đó hiệu số giữa giá trị của tỷ lệ sản xuất với phần giá trị khấu hao và mỗi đơn vị tăng lên, phần chênh lệch này sẽ được tích lũy với quy mô ngày càng lớn